Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có hiệu quả

Giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc được đặc biệt coi trọng. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức”. Việc dạy học và nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh là đòi hỏi phải thường xuyên và cấp bách của công tác giáo dục hiện nay.

Hiện nay đảng ta đã chủ trương bậc tiểu học là bậc phổ cập, bất kỳ người công dân nào, dù công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: những dấu ấn trường tiểu học có ấn tượng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh. chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở tiểu học đã được tất cả các nước trên thế giới coi trọng và tiến hành dạy ngay từ lớp 1.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10050 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có hiệu quả
Giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc được đặc biệt coi trọng. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức”. Việc dạy học và nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh là đòi hỏi phải thường xuyên và cấp bách của công tác giáo dục hiện nay.
Hiện nay đảng ta đã chủ trương bậc tiểu học là bậc phổ cập, bất kỳ người công dân nào, dù công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: những dấu ấn trường tiểu học có ấn tượng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh. chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở tiểu học đã được tất cả các nước trên thế giới coi trọng và tiến hành dạy ngay từ lớp 1.
Giáo dục đạo đức trong trường tiểu học rất quan trọng. Việc dạy đạo đức hiện nay còn thiên về dạy chữ. Vậy làm thế này để vừa kết hợp dạy chữ với dạy người. đó là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên tiểu học giúp học sinh phát triển thành những con người toàn diện.
Trong những năm qua, để làm tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh chúng tôi thử để nghị một số giải pháp sau:
Về phía giáo viên:
Học sinh tiểu học là những thực thể hồn nhiên, tâm hồn trong sáng, sẵn sàng tiếp thu sự giáo dục của nhà trường. đối với các em giáo viên là thần tượng, là lí tưởng của các em. điều thầy cô nói là chuẩn mực, còn hơn những điêu cha mẹ dặn dò.
Các em đến trường để học, học văn hóa, học cách sống, học cách học vì vậy người giáo viên phải luôn trau dồi đạo đức cho mình, phải luôn học hỏi để nâng cao kiến thức, mẫu mực về mọi mặt mới mong là tấm gương sáng cho các em noi theo.Tấm gương bao giờ cũng hơn lời giáo huấn. Muốn cho các em làm theo, noi theo, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng rèn luyện về mọi mặt.
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp:
ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm bắt được điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh qua kê khai lý lịch, qua bạn bè, qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước để có biện pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh của các em. Khi hiểu hoàn cảnh của các em rồi người giáo viên mới gần gũi, gắn bó với các em hơn, các em không mặc cảm, tự ti.
Có những em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà ở xa trường, thỉnh thoảng hay đi học muộn, nếu chúng ta không hỏi cặn kẽ lý do em đi muộn mà lại lấy cương vị giáo viên quát nạt, la rầy em thì thật là tội nghiệp.
Nếu chúng ta làm tốt công tác chủ nhiệm thì việc học tập và giáo dục đạo đức cho các em thì sẽ rất thuận lợi, học sinh vững niềm tin, yêu trường yêu lớp, coi lớp như tổ ấm gia đình, các em xem cô như người mẹ hiền, đón nhận các em bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương yêu tạo điều kiện để các em phát triển về năng lực, về nhân cách.
Xây dựng một tập thể lớp vững manh, đoàn kết giúp đỡ nhau:
xây dựng đội ngũ cán bộ lớp phải thật sự gương mẫu, có trách nhiệm, uy tín với lớp để các thành viên trong lớp học tập và noi theo. Một tập thể vững mạnh đoàn kết là một tập thể có đội ngũ ban cán sự lớp vững mạnh. Các em biết phát huy tinh thần tập thể, tự quản, có ý thức xây dựng trường lớp. Một tập thể lớp đoàn két vững mạnh là một tập thể biết yêu thương, giúp đỡ nhau, có lòng nhân ái, có trách nhiệm với trường.
ví dụ: trong giờ lao động, dù không có giáo viên, đội ngũ cán bộ lớp cũng đã hướng dẫn cho các em tự giác làm tốt công việc được giao.
Học sinh thường hay đi học sớm, 12h30p đã có mặt ở trường, có những em bị trúng gió, các em đã biết lấy dầu xoa, biết xin thuốc cho bạn uống kê ghế cho bạn nằm. hoặc bào cáo phòng y tế nhà trường. 
Khi lớp có bạn gặp khó khăn là các em hết lòng giúp đỡ, phân công chép bài, giảng lại bài cho bạn nghe.
Khi các phong trào trong trường được phát động, các em tham gia một cách nhiệt tình với tinh thần rất cao, nhất là phong trào giúp đỡ bạn nghèo....
Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động nội khóa:
đây là một yêu cầu không thể thiếu đối với người giáo viên tiểu học, trong nội dung bài học bao giờ cũng có yêu cầu về giáo dục đạo đức, tình cảm, thông qua việc truyền thụ tri thức đầy đủ các môn học, giáo viên truyền thụ cho các em hành vi đạo đức, từ hành vi đạo đức, các em tiếp tục được giáo viên tập cho các em rèn luyện thực hành thói quen đạo đức đó là một cách thường xuyên liên tục.
Ví dụ:
Trong bài tập đọc: “bàn tay mẹ, ông tôi, quả ngọt cuối mùa.......” ngoài kiến thức bài học, học sinh cần nắm đó là sự lao động vất vả, là lòng thương yêu ông bà, cha mẹ đối với con cháu, còn cung cấp cho các em hành vi đạo đức và biết thương yêu ông bà cha mẹ bằng các việc làm cụ thể: giúp mẹ lau nhà, trông em, giúp ông bàb khi tuổi già.
Phân môn tự nhiên xã hội: cung cấp và rèn luyện hành vi, thói quen phải biết quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong gia đình, biết yêu quý bảo về cây... các em phải biến hành vi thành thói quen.
Phân môn sức khỏe: ngoài kiến thức các em còn phải rèn hành vi biết bảo vệ chăm sóc sức khỏe bản thân (tự mặc ấm khi trời lạnh, ăn chín uống sôi...) và có trách nhiệm với mọi người.
Phân môn kể chuyện: học sinh rất thích nghe chuyện giáo viên kể. đây là một loại hình phương tiện rất sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, dễ gây được cảm xúc đạo đức mạnh mẽ. Qua những câu chuyện giúp cho việc chuyển tải các hành vi vào ý thức học sinh dễ dàng hơn. thông qua các câu chuyện hình thành cho các em hành vi thói quen làm việc tốt, làm việc thiện.
ví dụ truyện “sự tích cây vú sữa”: giáo dục các em có tình cảm với mẹ, biết yêu thương mẹ.....
chúng ta cần tận dụng các tiết đạo đức trong chương trình. Mỗi bài đạo đức là một chuẩn mực về hành vi đạo đức. Giáo viên hình thành những biểu tượng về hành vi tốt, đúng chuẩn mực qua chuyện kể. Nhờ tình tiết câu chuyện mà gây được các em cảm xúc thẩm mỹ trước các hành vi tốt của nhân vật, từ đó các em bàn luận, ca ngợi và khắc sâu hình tượng đẹp về hành vi và nhân vật-chuyển cảm xúc thẩm mỹ thành cảm xúc đạo đức. Từ chuyện kể dẫn dắt các em vào bài học, từ nắm được nội dung bài học tức là nắm được hành vi đạo đức vừa học và sau mỗi bài học các em có tiết thực hành luyện tập hành vi đạo đức vừa học thành thói quen, các em phân biệt được đúng, sai, thiện-ác, tốt-xấu qua các hình thức bài tập tình huống để rèn luyện thói quen.
Ví dụ- dạy bài: “chăm đọc sách và giữ gìn sách” giáo viên phải xác định chuẩn mực hành vi đạo đức ở bài này: chăm đọc sách mới hiểu nhiều, biết rộng học hành tấn tới và phải biết yêu quý giữ gìn sách. Chuẩn mực này có ý nghĩa gì? (giúp các em biết chăm đọc sách vì sách là kho tàng kiến thức). Các em thực hiện chuẩn mực hành vi này như thế nào? ( rèn thói quen chăm đọc sách).
Ví dụ bài dạy: “ Lễ phép chào hỏi người lớn” (sách đạo đức lớp 1)
Giáo viên phải dạy cho học sinh khi chào hỏi phải dứng thẳng, bỏ mũ, nón, mắt nhìn vào người mình chào. Chào đủ nghe , rõ ràng , rồi cho các em tập chào, uồn nắn từng em cho đúng tác phong.
Khi các em tới trường, giáo viên phải dạy cho các em, các thao tác hành vi cho đơn giản, cần thiết, cách chào hỏi, khi đưa vật gì cho người trên phải bằng hai tay, khi nói phải đầy đủ câu, không nói trống không, không nói leo, giáo viên phải uốn nắn các em những sai sót dù là nhỏ.
Ví dụ khi dạy bài “Chăm làm việc trường việc lớp” giáo viên cho các em thực hành rèn luyện thói quen căm việc trường việc lớp bằng cách tự giác làm có thể giải quyết các bài tập tình uống.
Tóm lại thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo viên kết hợp dạy chữ với dạy người để giáo dục các em, bởi vì ở lứa tuổi các em, các em đến trường vừa để học văn hóa, vừa để học cách sống, học cách học, học đạo làm người, học từ cái nhỏ nhất.
5) Giáo dục đại đức thông qua các hoạt động ngoại khóa(các hoạt động ngoài giờ lên lớp) :
Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: vui chơi, giải trí văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội, lao động giúp các em tự khẳng định bản thân. Tạo điều kiện cho các em trước bạn bè, tập thể, các em có ý thức tự giác, kỉ luật, có lòng nhân ái, sự đoàn kết gắn bó. Thông qua các hoạt động này là điều kiện để các em hoàn thiện kiến thức các hành vi đạo đức mà các em đã được học.
Giáo viên luôn sưu tầm truyện, tranh ảnh về những tấm gương người tốt, việc tốt, để kể lại cho các em nghe một cách diễn cảm, từng lời nói của thầy cô tác động thấm sâu vào lòng các em thì các em sẽ đáp lại bằng cả tấm lòng.
Ví dụ: Trong đợt lũ lụt ở những vùng sâu, vùng xa tôi hay kể cho các em nghe về sự khó khăn thiếu thốn của các bạn cùng tuổi, các em rất buồn và thương các bạn, từ đó các hoạt động từ thiên của lớp các em tham gia rất tốt.
Giáo viên chủ nhiêm kết hợp với nhà trường, đội chữ thập đỏ giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn giúp các em vượt khó trong học tập để các em thấy được lòng thương yêu chăm sóc, quan tâm của mọi người đối vơi em. Thông qua đó chúng ta cũng giáo dục các em về tấm lòng nhân ái, về trách nhiêm của mọi người đối với nhau.
Trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, giáo viên động viên , khuyến khích, tuyên dương những gương tốt để các em học tập, nhắc nhở, giúp đỡ những em chậm tiến. 
Tóm lại để giáo dục cho học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải có tâm huyết, phải thương yêu học sinh, coi các em như người thân yêu của mình, dìu dắt, uốn nắn các em từ việc nhỏ nhất để lại những ấn tượng tốt đẹp về thầy cô giáo, để thầy cô là tấm gương cho các em noi theo- xây dựng được lòng tin đối với các em, từ đó các em xác định được động cơ học tập, học tập có kiến thức, học để làm người, học để sống vì mọi người.
Hà Tĩnh tháng 5/ 2011
Trần Thi Bình Thu

File đính kèm:

  • docmot so bien phap giaoo duc dao duc.doc
Giáo Án Liên Quan