Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Noong Bua
Hiện nay Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu, xã hội Việt Nam đang phát triển trên tiến trình “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Trong công cuộc xây dựng “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước, giáo dục đào tạo được Đảng và nhà nước đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu với chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đát nước. Trong hệ thống giáo dục đó không thể không kể đến vị trí của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non chính là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nơi ấy là cái nôi để gieo trồng, phát hiện sớm và ươm những nhân tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế ngay từ trong chiếc nôi ấm cúng tình yêu thương ấy trẻ em phải được giáo dục toàn diện nhân cách của mình.
Giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cũng chính là một trong những nội dung của các mặt giáo dục trên. Vì: Giao tiếp là một đặc thù của xã hội loài người, bất kỳ một đứa trẻ nào khi sinh ra đều có nhu cầu được giao tiếp. Giao tiếp giữ vai trò như một điều kiện, phương tiện để con người thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Vì vậy, muốn có những lớp người có thói quen giao tiếp có văn hoá trong tương lai thì cần phải có sự giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non. Song hiện nay việc giáo dục đạo đức nói chung và việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá nói riêng còn gặp nhiều trở ngại đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non.
Phòng giáo dục - đào tạo TPĐBP Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường mầm non noong bua độc lập – tự do - hạnh phúc ----------o0o--------- ----------o0o---------- Sáng kiến kinh nghiệm Đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2008 - 2009 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trường mầm non noong bua Người nghiên cứu và thực hiện đề tài : Hoàng Thị Hồng Đơn vị công tác; trường mầm non Noong Bua - thành phố Điện Biên Phủ Phần I : Đặt vấn đề 1, Lý do chọn đề tài. Hiện nay Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu, xã hội Việt Nam đang phát triển trên tiến trình “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Trong công cuộc xây dựng “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước, giáo dục đào tạo được Đảng và nhà nước đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu với chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đát nước. Trong hệ thống giáo dục đó không thể không kể đến vị trí của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non chính là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nơi ấy là cái nôi để gieo trồng, phát hiện sớm và ươm những nhân tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế ngay từ trong chiếc nôi ấm cúng tình yêu thương ấy trẻ em phải được giáo dục toàn diện nhân cách của mình. Giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cũng chính là một trong những nội dung của các mặt giáo dục trên. Vì: Giao tiếp là một đặc thù của xã hội loài người, bất kỳ một đứa trẻ nào khi sinh ra đều có nhu cầu được giao tiếp. Giao tiếp giữ vai trò như một điều kiện, phương tiện để con người thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Vì vậy, muốn có những lớp người có thói quen giao tiếp có văn hoá trong tương lai thì cần phải có sự giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non. Song hiện nay việc giáo dục đạo đức nói chung và việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá nói riêng còn gặp nhiều trở ngại đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Có rất nhiều quan niệm khác nhau khi nói đến việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ, không ít người cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” vì vậy cứ để trẻ phát triển tự nhiên theo phong tục tạp quán của địa phương, một phần khác chỉ mải lo toan kinh tế gia đình mà quên đi nhiệm vụ giáo dục con cái, mọi sự giáo dục uỷ thác hoàn toàn cho nhà trường, cho xã hội, một bộ phận nhỏ khác lại cho rằng “ trẻ còn quá nhỏ để có thể tiếp thu việc giáo dục đạo đức, lễ giáo văn hoá, hãy để trẻ được tự do phát triển, lớn lên trẻ sẽ tự có ý thức về đạo đức của mình”. Có bậc phụ huynh còn thẳng thắn nói rằng “ Con tôi còn nhỏ biết gì mà học, đến lớp chỉ cần cô chăm cho ăn, ngủ điều độ để cháu khoẻ mạnh, không ốm đau là đủ. Còn các vấn đề khác, chưa cần thiết phải tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường”, nhưng giáo dục hiện dại cho rằng trẻ càng nhỏ bao nhiêu thì càng cần đảm bảo sự cân đối giữa nuôi và dạy bấy nhiêu. Bời vì nếu không có sự chăm sóc của người lớn đứa trẻ sẽ không thể lớn lên và không thể thành người. Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu thường nhắc nhở: “ dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Bác cho rằng: “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn Hoàn toàn do giáo dục mà nên”. Vì thế Bác đã kêu gọi: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Để hưởng ứng lời kêu gọi đó của Bác trong sự nghiệp trồng người và từ những thực tế tồn tại ở địa phương tôi nhận thấy “giao tiếp có văn hoá” giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước nhà. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đăng ký, nghiên cứu và thực hiện đề tài “ một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 4–5 tuổi”để áp dụng thực nghiệm giáo dục với trẻ của lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Noong Bua 2, Mục đích nghiên cứu. - Nhằm đánh giá thực trạng việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá của trẻ trong độ tuổi mầm non. - Tạo sự liên thông về giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ từ độ tuổi mầm non đến lứa tuổi học đường, nhằm nâng cao thái độ giao tiếp có văn hoă cho trẻ, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. - Lựa chọn một số biện pháp “giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá” cho trẻ phù hợp với lứa tuổi, với phong tục tập quán của địa phương. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh. 3, Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu quá trình “giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ từ 4 – 5 tuổi”. - Đối tượng nghiên cứu : nghiên cứu “một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” tại trường Mầm Non Noong Bua, Thành phố Điện Biên Phủ. 4, Giả thuyết khoa học. Hiện nay, khả năng giao tiếp có văn hoá của trẻ còn có nhiều hạn chế. đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc vì vậy: nếu chúng tôi sử dụng “một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” phù hợp với đặc trưng truyền thống văn hoá của địa phương thì mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hoá ở trẻ sẽ được nâng cao. 5, Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề xuất một số biện pháp - Thực nghiệm sư phạm - Đánh giá thực trạng kết quả của việc thực hiện đề tài nghiên cứu. 6, Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát + Phương pháp điều tra + Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp thống kê toán học 7, Phạm vi nghiên cứu - Số lượng đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu 24 trẻ ở lớp mẫu giáo nhỡ trung tâm trường mầm non Noong Bua – Thành phố Điện Biên Phủ. - Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu“ một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi”. Phần II: Nội dung nghiên cứu I . Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. cơ sở lý luận. a, Một số đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Độ tuổi mẫu giáo nhỡ là giai đoạn giữa của lứa tuổi “mầm non”. Giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người được hình thành trước đây vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Đặc biệt là ngôn ngữ phát triển đến tốc độ khá nhanh. Đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡ hầu hết các trẻ đều biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Đây chính là phương tiện thuận lợi nhất để trẻ thực hiện nhiệm vụ giao tiếp của mình với những người xung quanh. Đồng hành cùng sự phát triển của ngôn ngữ thì ý thức bản ngã ở độ tuổi này cũng được xác định rõ ràng, giúp trẻ tự điền khiển hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách dậm nét hơn trước. ý thức bản ngã được xác định còn cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó mà các quá trình tâm lý mang tính chủ động rõ rệt được thể hiện thông qua việc sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, ngôn ngữ phát triển cũng giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của mình vào những đối tượng nhất định. Bên cạnh chú ý thì ghi nhớ cũng ngày càng phát triển và có tính chủ định nhiều hơn. Tuy nhiên các quá trình tâm lý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Căn cứ vào những đặc điểm phát triển tâm lý của lứa tuổi là một trong các cơ sở để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình. b, Mục đích giáo dục. Nhằm góp phần hình thành và phát triển ở trẻ những phẩm chất nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa và đồng thời cũng góp phần thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo theo quyết định 55 của bộ Giáo Dục. Đó là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối. - Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi ( bố mẹ, cô giáo, bạn bè...) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên. - Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. - Thông minh ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng ( quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...) cần thiết cho trẻ để vào trường phổ thông, thích và mong muốn được đi học. c. Nội dung giáo dục Những nội dung “giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ” bao gồm: - Biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay. - Biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác. - Biết thể hiện sự biễt lỗi khi có lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình. - Biết cách ứng xử tốt đẹp với mọi người. - Biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại. - Biết thể hiện lòng tin đối với mọi người. - Biết tôn trọng những quy tắc sinh hoạt chung, biết tự kiềm chế hành vi của mình. d, Phương pháp giáo dục. Việc giáo dục “thói quen giao tiếp có văn hoá” được tiến hành qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non với nhiều hình thức phong phú đa dạng như: học tập, vui chơi, ăn, ngủ, vệ sinh... thông qua các nhóm phương pháp giáo dục: * Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm các phương pháp: trò chuyện, đàm thoại, giảng giải, nêu gương, thuyết phục, khen ngợi, chê trách, nhận xét và phê bình giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động cụ thể và quy tắc hành vi, nhận thức được ý nghĩa về sự cần thiết phải thực hiện chúng trong cuộc sống bình thường. * Nhóm phương pháp trực quan bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp trình bày trực quan. Đây là phương pháp huy động các giác quan của trẻ tham gia vào các quá trình hoạt động và giao tiếp, làm cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ tở nên dễ dàng hơn và sự ghi nhớ cũng sẽ bền vững và chính xác hơn. * Nhóm phương pháp rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, thói quen hành vi: là phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn gòm các hình thức luyện tập và thực hành trong cuộc sống giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được vào thực tiễn để trẻ củng cố các tri thức vừa học được thành một hệ thống các kỹ năng kỹ xảo để trẻ thực hành ứng xử thể hiện thói quen giao tiếp của mình trong cuộc sống thực tế. đ, Phương tiện giáo dục. Phương tiện giáo dục là vai trò tất yếu để thực hiện nhiệm vụ và nội dung giáo dục. Vì vậy phương tiện để giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ đó là: sự hoạt động và môi trường giao tiếp của trẻ trong đời sống xã hội . Bởi vì hoạt động giúp trẻ tích luỹ được những thói quen giao tiếp có văn hoá tuân theo những tiêu chuẩn sống chung sơ đẳng như: biết thể hiện cách ứng xử tốt đẹp, biết nhận lỗi, có lòng vị tha, chân thật, khiêm tốn... qua đó dần dần những thói quen giao tiếp có văn hoá của trẻ được hình thành với những người xung quanh như một loại hành động tự động hoá ổn định, hành động đó gọi là thói quen . Trường mẫu giáo là “ xã hội thu nhỏ” đầu tiên của trẻ. Tập thể trẻ em là môi trường để trẻ hoạt động và giao tiếp là phương tiện quan trọng của giáo dục. Trong tập thể trẻ bộc lộ những nét cá tính, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động, đồng thời trẻ cũng bộc lộ những thói quen hành vi của mình khi giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Bởi vậy cần tạo môi trường giao tiếp cho trẻ để trẻ có cơ hội được bộc lộ mình, là con đường tất yếu để : “giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ” góp phần hình thành các phẩm chất đạo đức và nhân cách xã hội cho trẻ. 2, Cơ sở thực tiễn. Để khẳng định sự lựa chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài là phù hợp ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát thực trạng “ thói quen giao tiếp có văn hoá” của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. a – Khảo sát học sinh. * Số lượng trẻ khảo sát : 24 cháu thuộc lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Noong Bua. * Nội dung khảo sát . - Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ, chia tay. - Biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác. - Biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư sử đúng mức khi người khác có lỗi với mình. - Biết cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và thể hiện được lòng tin đối với mọi người. - Biết tôn trọng những qui tắc sinh hoạt chung và tự kiềm chế được hành vi của mình. * Cách tiến hành khảo sát: - Kiểm tra từng trẻ thông qua các biện pháp như: + Trò chuyện : cô trao đổi cùng trẻ bằng những lời lẽ quan tâm thân mật để qua câu trả lời của trẻ, trẻ bộc lộ khả năng giao tiếp của bản thân. + Phỏng vấn : Cô tiến hành phỏng vấn để kiểm tra nhận thức của trẻ về các nội dung của “ thói quen giao tiếp có văn hoá”ở trẻ. + Tạo tình huống : Cô cho trẻ thực hành xử lý tình huống thể hiện khả năng giao tiếp có văn hoá của mình với những người xung quanh. * Đánh giá thực trạng trẻ: Để việc khảo sát có kết quả tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá như sau: - Tính tự giác của thói quen : ( 1 điểm ) - Tính đúng đắn của thói quen: ( 1 điểm ) - Mức độ thành thạo của thói quen : ( 1 điểm ) - Động cơ thực hiện thói quen : ( 1 điểm ) Dựa vào các tiêu chí trên, kết quả thu được của đợt khảo sát giúp tôi nhận thấy thực trạng “thói quen giao tiếp có văn hoá” của trẻ mới chỉ đạt được ở mức trung bình. Thậm chí có cháu còn đạt ở mức độ yếu. b – Khảo sát các bậc phụ huynh: Để mọi vấn đề được sáng tỏ hơn, tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trên thông qua việc phát phiếu điều tra tới các bậc phụ huynh với các nội dung trả lời trắc nghiệm xoay quanh các vấn đề về việc giáo dục “ thói quen giao tiếp có văn hoá” cho trẻ trong gia đình ở độ tuổi mầm non. Kết quả thu được sau điều tra cho tôi thấy nổi cộm lên một số vấn đề sau : - khoảng 85% học sinh là con em các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, khả năng giao tiếp có văn hoá của các bậc phụ huynh còn có nhiều hạn chế cho nên bản thân cha mẹ không thể là những tấm gương giao tiếp có văn hoá cho trẻ noi theo khi trẻ ở trong gia đình. Nhiều phụ huynh còn cho rằng : “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” cứ để mặc cho trẻ lớn lên trẻ sẽ tự ý thức về cách cư sử của mình với mọi người xung quanh - Với quan niệm trẻ còn quá nhỏ để có thể tiếp nhận sự giáo dục về đạo đức lễ giáo,cho nên họ không hoàn toàn đồng tình ủng hộ việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ ở độ tuổi mầm non . Xuất phát từ các thực tế trên tôi nhận thấy : Ngay trong lòng của một thành phố miền núi vẫn còn có những bậc làm cha, làm mẹ không có trình độ văn hoá lại kém cả nhận thức về công tác giáo dục con trẻ, đây quả thực là một mối nguy hại cho tương lai của thế hệ mai sau. Chính vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mà ngành học mầm non đề ra, tôi nhận thấy việc đưa nội dung giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ vào làm một trong những nội dung giáo dục của trường mầm non, với mong muốn làm tốt công tác tuyên truyền và nhận được sự quan tâm ủng giáo dục của mọi thành phần trong xã hội. II. Một số biện pháp giải quyết vấn đề 1. Cơ sở xác định biện pháp. Xuất phát từ những tồn tại của thực trạng nêu trên, sau khi tham khảo ý kiến của ban giám hiệu, của cán bộ chỉ đạo chuyên môn phòng giáo dục và sự ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp và một số các bậc phụ huynh. Với mong muốn nội dung giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ thực sự phát huy được hiệu quả, tôi tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm một số biện pháp giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục dựa trên các cơ sở sau: - Dựa vào mục tiêu của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quyết định 55 của bộ giáo dục qui định. - Dựa vào quan điểm sư phạm tích hợp trong giáo dục mầm non. - Dựa vào quan điểm giáo dục trẻ bằng thực tế cuộc sống. - Dựa vào đặc điểm nhận thức và phong tục, tập quán của địa phương 2. Đề xuất biện pháp - Với phương châm nghiên cứu để trẻ được “ học đi đôi với hành”, qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu và áp dụng, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau đây: - Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương thể hiện sự văn hoá của mọi quá trình giao tiếp. - Biện pháp 2: Giáo dục trẻ thông qua các hình ảnh, việc làm đúng, sai của các nhân vật trong tranh, trong truyện, và những tấm gương trong cuộc sống. - Biện pháp 3: Lồng ghép các nội dung giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả mọi hoạt động của trẻ. Đưa nội dung giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho vào làm tiêu chuẩn bé ngoan cho trẻ phấn đấu và rèn luyện. - Biện pháp 4: Tạo môi trường, tạo tình huống cho trẻ được thực hành, trải nghiệm những kinh nhgiệm mà trẻ đã tích luỹ được. - Biện pháp 5: Động viên, khen ngợi, khích lệ kịp thời những biểu hiện tốt của trẻ khi trẻ thể hiện thói quen giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày. - Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sự phối kết hợp giáo dục của các bậc phụ huynh ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, bản thân cô khi thực hiện các biện pháp còn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: + Cô phải thực lòng yêu thưong trẻ, phải ân cần, mềm mỏng, phải công bằng, công minh khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. + Luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động trong ngày, các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ luôn thể hiện rõ nội dung lồng ghép giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá cho trẻ. + Cô luôn phải thường xuyên trau dồi, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để có những phương pháp truyền thụ kiến thức mới mẻ, hấp dẫn, sáng tạo giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. + Cô cần quan tâm, tìm hiểu đặc điểm tâm lý, cá tính, sở thích, nhận thức của từng trẻ để áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp với từng cá nhân trẻ. + Thường xuyên trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu thêm phong tục tập quán của địa phương, của tâm lý phụ huynh tranh thủ sự ủng hộ của gia đình và thống nhất phương pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. + Làm tốt công tác huy động số lượng trẻ ra lớp chuyên cần, tạo điều kiện để trẻ được hoạt động thoải mái, được bộc lộ triệt để khả năng của bản thân, tham gia các hoạt động một cách có nề nếp, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong cuộc sống và giao tiếp. 3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. Các biện pháp trên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, được sử dụng đan xen lồng ghép vào nhau để cùng nhau thực hiện thành công nhiệm vụ của quá trình giáo dục: Biện pháp 1, 2 và 3 là những khuôn mẫu đầu tiên nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng giao tiếp cho trẻ thì biện pháp 4 là môi trường thuận lợi cho trẻ được thực hành và trải nghiệm các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà trẻ đã tích luỹ được vào thực tế cuộc sống. Biện pháp 5 được coi như một chiếc gương phản chiếu trung thực, khách quan chính bản thân trẻ, giúp trẻ tự nhìn thấy mình và nhìn thấy bạn để từ đó trẻ cố gắng hơn. Ngoài 5 biện pháp trên áp dụng đối với trẻ thì biện pháp 6 có tác dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và mang tính tuyên truyền sâu rộng công tác giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá tới toàn dân, toàn thể mọi đối tượng, huy động mọi nguồn nhân lực trong xã hội cùng nhìn rõ tầm quan trọng của công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia góp phần chia sẻ trọng trách với các nhà giáo dục trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi. III. Thực nghiệm sư phạm 1. Mục đích thực nghiệm Việc tiến hành thực nghiệm “ một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá” đã nêu trên nhằm mục đích là: kiểm nghiệm hiệu quả của một số biện pháp giáo dục đã đề xuất có liên quan đến giả thuyết khoa học của đề tài. 2. Nội dung thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm 6 biện pháp giáo dục đã nêu trên và một số lưu ý khi thực hiện áp các biện pháp như đã trình bày ở mục II phần nội dung để áp dụng giáo dục trẻ trong tất cả các hoạt động hàng ngày. 3. Tiến hành thực nghiệm Tôi áp dụng thực hiện các biện pháp “giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá” cho 24 trẻ của lớp mẫu giáo nhỡ, trường mầm non Noong Bua do tôi làm chủ nhiệm. Các biện pháp đề ra được tôi sử dụng phối hợp nhịp nhàng, đan xen lồng ghép hỗ trợ cho nhau trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, nhằm mục đích vừa cung cấp kiến thức cho trẻ, vừa tạo môi trường, tạo tình huống cho trẻ thực hành trải nghiệm một cách hiệu quả nhất. Luôn tạo được hứng thú mới mẻ, hấp dẫn, kích thích trẻ hứng thú tham gia mọi hoạt động, giúp cho hiệu quả giáo dục được nâng lên.Việc thực nghiệm các biện pháp “giáo dục th
File đính kèm:
- SKKN giao duc thoi quen giao tiep co van hoa.doc