Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém" hòa nhập với trường mầm non Thạch Đà B, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

 Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém" hòa nhập với trường mầm non Thạch Đà B, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài

 Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người.

 Trẻ đến trường không chỉ được chăm sóc mà còn được làm quen với nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động làm quen văn học, âm nhac, toán, tạo hình, phát triển thể chất. và con được làm quen với những hoạt động khác, thông qua việc học mà chơi, chơi mà học, trẻ sẽ được hình thành những kiến thức ban đầu, rất cơ bản để tạo nền tảng cho cuộc sống sau này của trẻ.

 Mặt khác, trẻ mầm non đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm, những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Ở lứa tuổi này sự nhạy cảm cao nên yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo .

 Nhưng có những em bé, những trẻ mầm non lại không có được may mắn có cuộc sống hạnh phúc và bình thường như bao trẻ khác, Co những trẻ sinh ra đã chậm , không biết ai là bố mẹ của mình, những trẻ đã lên mấy tuổi rồi mà vẫn chưa thể bập bẹ những từ ngữ đầu tiên trong cuộc đời, có những trẻ không thể tự bước trên đôi chân của mình mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà hoặc người thân.Nếu chúng ta có những đứa con như vậy, chúng ta sẽ suy nghĩ gì ? Đó trước hết là sự vất vả chăm sóc, là những suy nghĩ buồn chán vì cho rằng số phận hẩm hiu, nhưng sau đó là những tình yêu thương, là sự cố gắng đến tột cùng của những người mẹ, người cha để con mình có được cuộc sống bình thường như bao bạn khác. Có những trẻ nhờ sự cố gắng của cha mẹ và gia đình kết hợp với sự giúp sức của y học đã may mắn có được cuộc ống bình thường, vậy còn những trẻ không may mắn được như vậy thì sao?

 

doc27 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém" hòa nhập với trường mầm non Thạch Đà B, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém" hòa nhập với trường mầm non Thạch Đà B, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người. 
 Trẻ đến trường không chỉ được chăm sóc mà còn được làm quen với nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động làm quen văn học, âm nhac, toán, tạo hình, phát triển thể chất... và con được làm quen với những hoạt động khác, thông qua việc học mà chơi, chơi mà học, trẻ sẽ được hình thành những kiến thức ban đầu, rất cơ bản để tạo nền tảng cho cuộc sống sau này của trẻ.
 Mặt khác, trẻ mầm non đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm, những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Ở lứa tuổi này sự nhạy cảm cao nên yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo .
 Nhưng có những em bé, những trẻ mầm non lại không có được may mắn có cuộc sống hạnh phúc và bình thường như bao trẻ khác, Co những trẻ sinh ra đã chậm , không biết ai là bố mẹ của mình, những trẻ đã lên mấy tuổi rồi mà vẫn chưa thể bập bẹ những từ ngữ đầu tiên trong cuộc đời, có những trẻ không thể tự bước trên đôi chân của mình mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà hoặc người thân.....Nếu chúng ta có những đứa con như vậy, chúng ta sẽ suy nghĩ gì ? Đó trước hết là sự vất vả chăm sóc, là những suy nghĩ buồn chán vì cho rằng số phận hẩm hiu, nhưng sau đó là những tình yêu thương, là sự cố gắng đến tột cùng của những người mẹ, người cha để con mình có được cuộc sống bình thường như bao bạn khác. Có những trẻ nhờ sự cố gắng của cha mẹ và gia đình kết hợp với sự giúp sức của y học đã may mắn có được cuộc ống bình thường, vậy còn những trẻ không may mắn được như vậy thì sao?
 Với những điều trên thì bản thân tôi là giáo viên mầm non, là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Vì vậy tôi mạnh dạn tham gia nghiên cứu và viết đề tài lao động sáng tạo với tên gọi: “Giúp trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém" hòa nhập với trường mầm non” nhằm quan tâm giúp đỡ những trẻ khuyết tật không còn khoảng cách xa xôi đối với xã hội và giúp chính những trẻ đó trở thành người có ích cho xã hội sau này. 
 Đối tượng nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này cần phải nghiên cứu ở cả 3 khối, nhưng do điều kiện thực tế tôi chỉ đi sâu nghiên cứu ở lớp của mình, vì đó là lớp mà tôi dạy ở năm học 2018-2019 này.
	 Phạm vi và thời gian thực hiện: Tìm hiểu và rút ra một số kinh nghiệm về việc giúp trẻ khuyết tật: “Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” hòa nhập với lớp 5 Tuổi A3, trường Mầm non Thạch Đà B - Mê Linh- Hà Nội trong năm học 2018- 2019.
 Nhiệm vụ nghiên cứu: Giúp giáo viên có định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.
 Phương pháp nghiên cứu thực hiện sáng kiến: Nghiên cứu tài liệu, đọc qua sách báo, sách tham khảo; Phương pháp quan sát: Phương pháp điểu tra: Tìm hiểu thực trạng trẻ khuyết tật tại lớp; giải pháp đề xuất hợp lý cho đề tài; Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả các hoạt động của trẻ trên lớp và các hoạt động.
 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là 7 tháng, Bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 và kết thúc vào tháng 4 năm 2019.
 Trong khi nghiên cứu thực hiện còn có những hạn chế nhất định nên tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu, các tổ chức lãnh đạo cũng như bạn bè đồng nghiệp Trường mầm non Thạch Đà B cho đề tài lao động sáng tạo của tôi.
Đề tài lao động sáng tạo với tên gọi:
Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém" hòa nhập với trường mầm non Thạch Đà B, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
Gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Lí do chọn đề tài
 Phần thứ hai: Nội dung
 Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
 Phần thứ tư: Tài liệu tham khảo.
B. Nội dung
1. Cơ sở lý luận khoa học:
 Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật, vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục.
 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Một số khái niệm về trẻ chậm phát triển.: 
+ Chậm phát triển trí tuệ.
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình , khả nắng tư duy chậm. Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng tuổi.
Chậm phát triển kỹ năng thích ứng như: Giao tiếp. tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn m học tập, sở thích và làm việc.
 + Chậm phát triển ngôn ngữ:
Chậm phát triển ngông ngữ là tình trạng trẻ có mức độ giao tiếp dưới mức bình thường, khả năng ngôn ngữ kém. Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh, nói khó, nãi không rành âm.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khốc liệt, chịu biết bao nhiêu bom đạn của đế quốc Mĩ, Mĩ đã gieo rắc trên đất nước ta nhiều chất độc hại. Hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng củ chất độc màu da cam. Nhiều trẻ sinh ra đã không còn thấy ánh sáng, có những trẻ còn mang dị tật suốt đời. Đã có những trẻ khuyết tập ở Mê Linh nói chung và ở xã Thạch Đà nói riêng. Chỉ tính riêng địa bàn xã đã có 20 cháu khuyết tật, riêng ở trường MN Thạch Đà B đã có tới 6 trẻ khuyết tật.
 Với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, là giáo viên trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của bản thân để cùng đồng nghiệp tìm ra những biện pháp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN Ở TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐÀ B, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 Trường Mầm non Thạch Đà B với tổng số 17 nhóm lớp, trong đó học sinh 5 tuổi có 130 trẻ, được chia làm 4 lớp.Trong đó lớp 5ª1 là 33 trẻ, 5ª2 là 34 trẻ, 5ª3 là 30 trẻ. 5 tuổi A4 là 33 trẻ . Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Giáo viên trường Mầm non Thạch Đà B được phòng giáo dục Mê Linh tổ chức tập huấn về việc chăm sóc trẻ khuyết tật, nên việc chăm sóc trẻ khuyết tật cũng ít còn bỡ ngỡ.
 Lớp tôi đang dạy là lớp 5 tuổi A3, có cháu Phùng Viết Đông bị chậm phát triển trí tuệ và chậm phát triển ngôn ngữ,cháu sinh ngày 28 tháng 6 năm 2013, cháu đi được, nhưng không nói được từ nào, chỉ nhận ra mẹ và một số người thân quen thuộc, không tự ý thức được bản thân, không tự xúc ăn, không biết mặc quần áo, đi vệ sinh không có ý thức, chủ yếu là đi ra quần. Cháu không tham gia vào hoạt động của lớp...Vì vậy vấn đề đặt ra đối với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ ràng đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ học tập tốt hơn và hòa đồng với các bạn.
Mặc dù vậy, nhưng tình hình thực tiễn của việc tổ chức hoạt động cho trẻ khuyết tật trong trường mần non còn nhiều vướng mắc. Cụ thể như:
Cơ sở vật chất thiếu, phòng học chật hẹp, đồ dùng phục vụ tiết dạy còn rất hạn chế như: những đồ dùng riêng cho trẻ khuyết tật như: Ghề ngồi học cho trẻ kém vận động sự linh hoạt của tay, đồ dùng dạy trẻ còn thiếu.
Môi trường trẻ học cùng các bạn bình thường là chủ yếu, rất ít bạn có hoàn cảnh đặc biệt như mình nên việc dạy trẻ khuyết tật ở từng dạng là rất khó khăn.
Ảnh:
 :
 Bé Đông trong lớp cùng bạn.
 Ph­¬ng ph¸p mµ gi¸o viªn sö dông ®Ó tæ chøc cho trÎ khuyết tật chủ yếu là sự quan tâm, chú ý đặc biệt ở mỗi hoạt động và giúp đỡ trẻ.
Số lương trẻ khuyết tật trong lớp có rất ít nên cô còn phải chăm sóc cả những bạn khác trong lớp.
 Việc có thêm một trẻ khuyết tật trong lớp tạo cho lớp một sự chú ý đặc biệt có những trẻ bình thường không dám ngồi gần trẻ khuyết tật hoặc không nói chuyện...
 Mặt khác, việc phối kết hợp giữa gia đình và cô giáo chưa thật sự ăn ý. Phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ khuyết tật. Hơn nữa, gia đình khó khăn nên ít có thời gian tiếp xúc với cháu.
 Đó chính là những khó khăn mà tôi gặp phải khi lần đầu tiên có trẻ khuyết tật trong lớp. nó đặt ra cho tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những phương pháp nào để giúp trẻ khuyết tật có thể hòa nhập vơi các bạn trong lớp trẻ có hứng thú khi tham gia các tiết học vơi các bạn và cô giáo.
BẢNG : TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN BIẾT CỦA TRẺ
STT
MỤC TIÊU
Đầu năm
Mức độ
 Trẻ biết cô giáo và một số bạn trong lớp
Không
Trẻ biết gọi khi có nhu cầu
Không
3.1 Thuận lợi
	Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, kinh phí hoạt động kịp thời. Và thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục huyện Mê Linh, Ban giám hiệu Trường mầm non Thạch Đà B, và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
 Học sinh về khả năng kém, nhưng lại rất khỏe mạnh, không thường xuyên ốm. Đi học đều.
 Phụ huynh tuy còn nhiều mặc cảm về con, nhưng được sự động viên của cô giáo nên rất nhiệt tình phối kết hợp với cô khi cần thiết.
 Bản thân tôi khoẻ mạnh nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn ,biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều chỉnh bản thân mình. 
Luôn tìm tòi và tự nghiên cứu những tài liệu về trẻ khuyết tật ở dạng trẻ lớp mình để hiểu thêm về học sinh.
 3.2 Khó khăn
 Bản thân tôi còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn chưa sâu để khi đặt vấn đề nói trước mọi người còn chưa mạnh dạn.
 Do lần đầu dạy trẻ khuyết tật nên chưa có kinh nghiệm về cách dạy và dỗ trẻ, chưa biết về những đặc điểm khác biệt của trẻ với những trẻ bình thường.
Số lượng trẻ trong lớp đông nên mức độ quan tâm đến trẻ khuyết tật chưa được nhiều, thời gian dành cho trẻ khuyết tật ít.
Đồ dùng phục vụ trẻ còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát .
 Phụ huynh có những lúc chán nản, không muốn hợp tác vì mất niềm tin và hu vọng vào con.
 Qua kết quả trên khiến bản thân tôi phải suy nghĩ làm thế nào để những trẻ khuyết tật đó có thể biết được những nhu cầu phục vụ bản thân, với những việc ít nhất có thể tự phuc vụ cho bản thân trẻ mà ít gây khó khăn với người bên cạnh trẻ. Nhận thức được vấn đề này với những kiến thức đã học cùng với kinh nghiệm và sự tìm hiểu của bản thân đã tích luỹ được, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật: “Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” hòa nhập với trường mầm non.
C. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1 Biện pháp 1: Tìm hiểu về trẻ khuyết tật để hiểu biết về trẻ khuyết tật.
Tài liệu chủ yếu là chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Theo tôi điều đầu tiên phải kể đến là lòng yêu thương trẻ, lòng quyết tâm rèn luyện cho trẻ.
 Có lẽ do ảnh hưởng bởi đứa trẻ con của bạn mình cũng bị khuyết tật, cảm động về lòng thương con của bạn mà tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm với những trẻ khuyết tật ấy, không chỉ trong lớp mình, mà còn là những trẻ khuyết tật ở bất kỳ đâu mà tôi gặp. Theo tôi, những trẻ khuyết tật đã phải chịu thiệt thòi hơn các bạn về nhiêu mặt, vậy chúng ta đừng để những trẻ đó vô tình chịu sự thiệt thòi không đáng có của chính con người chúng ta gây ra. Nghĩ vậy, tôi đã bắt đầu nghiên cứa tìm tòi ra nhưng phương pháp, hay chỉ là những cách để giúp trẻ khuyết tật giảm bớt những khoảng cách đối với trẻ bình thường, cứ thế, vì lòng thương trẻ và cũng vì lòng quyết tâm ấy mà tôi cố gắng tìm hiểu về mọi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp trẻ.
 . Đây là một việc làm bắt buộc trong giáo dục hòa nhập, tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ tôi mới có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Trong quá trình tìm hiểu, tôi đã tìm được tài liệu vô cùng quý báu cho công việc của mình, đó là tài liệu: “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.”
 Tôi đã tìm được tài liệu cho trẻ khuyết tật qua trang: WWW.vohoangyen.com, tôi có thể tìm được tài liệu cho các trẻ khuyết tật ở nhiều dạng khác nhau.
 Giới thiệu về tài liệu: Đây là bộ tài liệu dành cho những người khuyết tật ở các dạng: bại não, chậm đi, chậm nói, thất ngôn, nói ngọng, phục hồi sau bỏng.....Có 20 dạng cần phục hồi và đi kèm là những tài liệu chi tiết cụ thể, có hình ảnh hướng dẫn. Đây là tài liệu song hành chủ yếu của tôi trong quá trình phục hồi cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và những trẻ ở dạng khác cho tôi sau này.
Ảnh:
 Tài liệu giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ.
 Là giáo viên lần đầu tiên dạy trẻ khuyết tật trong lớp, tôi đã cô gắng học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy của chị em đồng nghiệp trong trường, trao đổi với các chị em về những biểu hiện của cháu để chị em cùng giải quyết. Giúp tôi có kinh nghiệm về cách thức dạy dỗ để có những biện pháp xử lý kịp thời.
 2Biện pháp 2: Tham khảo chương trình dạy trẻ theo chương trình dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ của khoa tâm bệnh- Bệnh viện Nhi Trung ương.
 Để tìm hiểu thêm về những phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ, tôi đã tìm đến khoa tâm bệnh- Bệnh viện Nhi Trung ương và gặp bác sĩ Quách Thúy Minh để nghe hướng dẫn và mua tài liệu hướng dẫn tập luyện cho trẻ, không chỉ tìm hiểu được bệnh ở dạng của cháu Huy, tôi còn tìm hiểu thêm được trẻ khuyết tật ở nhiều dạng khác nhau, rất có ích cho tôi trong quá trình dạy trẻ hiện tại, đồng thời tôi cũng có thể có thêm kinh nghiệm cho những lần sau có trẻ khuyết tật ở dạng khác. Tôi cũng có thể trao đổi thêm cho đồng nghiệp của mình những tài iệu quý giá ấy. Thêm nữa, đây cũng là tài liệu rất tốt cho phụ huynh của các cháu để họ tham khảo và phối kết hợp cùng cô giáo trong quá trình dạy trẻ khuyết tật.
 Sau đây tôi xin được trích một số nội dung dạy trẻ trong bộ đĩa tài liệu hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
 + Kỹ năng dạy trẻ phát triển vận đông tinh: Có thể cho trẻ chơi các đồ chơi: Lồng các khối vuông, chữ nhật, tam giác vào xe có hình tương ứng, chơi lắp ghép chú hề., chơi với đất nặn, chơi xâu hạt....
Ảnh:
 Bé Đông đang chơi xâu hạt theo màu sắc
 + Kỹ năng phát triển ngôn ngữ: Học bằng vật thật và lô tô. Có thể cho trẻ học 1 từ bằng 1 vật thật, cho trẻ chơi với vật thật đó sau đó phát âm cho trẻ nhìn, nghe, sau đó dạy trẻ phát âm lại từ đó.Sau khi trẻ phát âm từ đó, cho trẻ nhìn tranh, phát âm lại.
Ảnh:
 Lô tô tranh và vật thật giống nhau giúp bé dễ nhớ từ được học.
 + Kỹ năng học lần lượt: Cô cho trẻ 1 bảng có nhám dính: , dính các tranh lô tô theo thứ tự công việc, ví dụ: thổi bóng, đánh đàn, ăn bánh.
Cô cho trẻ xem tranh thổi bóng, cho trẻ thổi bóng thật, sau đó là đến đánh đàn, cô cho trẻ xem tranh xong, phát âm từ rồi cho trẻ chơi đánh đàn, cuối cùng là ăn bánh, cũng làm như vậy. Làm xong một việc là phát âm từ, và cất lô tô đi. Mức độ có thể là tăng dần, ban đầu có thể là 2 tranh, sau đó tăng lên tùy vào độ tập trung của trẻ. Làm như vậy trẻ có thể nhớ được trình tự công việc.
 Ngoài ra, khi tham khảo thêm băng đĩa hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ, cô còn có thể có thêm nhiều biện pháp giúp đỡ trẻ, đồng thời hướng dẫn mẹ bé Đông về làm thêm, phối hợp cùng cô giáo. Trên đây tôi chỉ xin nêu một vài ví dụ có thể thực hiện được với trẻ trong lớp, còn lại xin nhờ mẹ bé ở nhà có nhiều thời gian hơn bởi ở lớp tôi còn nhiều trẻ khác.
 Nhờ có tài liệu quý giá này, tôi có thể kết hợp để xây dựng chương trình giáo dục riêng cho trẻ.
3 Biện pháp 3: Xây dựng chương trình giáo dục riêng cho trẻ.
 Tôi đã xây dựng được chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân cho cháu Đông để đánh giá 5 mặt phát triển của trẻ: thể chất vận động- Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp- Khả năng nhận thức- Khả năng tự phục vụ. Để trẻ có thể hòa nhập với các bạn trong lớp và học tạp hứng thú hơn tôi đã lập “kế hoạch can thiệp sớm, theo dõi trẻ hàng ngày”và ghi vào sổ nhật ký
 Hàng tuần, tôi lập kế hoạch để dạy trẻ, hướng dẫn trẻ tự thực hiện. Tôi theo dõi quan sát từng biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ chưa thực hiện được trong ngày, trong tuần . Tôi đưa kê hoạch đó vào tuần sau để trẻ thực hiện được tốt hơn.
Ví dụ: Kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ trong 1 tuần như sau:
Yêu cầu
Biện pháp
Kết quả
-Cháu biết tên và đồ dùng cá nhân của cháu.
- Cháu thực hiện được một số yêu cầu đơn giản cô giao: Cất dép lên giá, cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ đọc thơ thuộc thơ những câu ngắn, ví dụ: “Yêu mẹ”
- Mỗi ngày cô gọi tên cháu nhiều lần và cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ dùng vệ sinh cá nhân của cháu, cô chỉ cháu cách nhận biết.
- Cô quan sát, nhắc nhở cháu thường xuyên và hướng dẫn cháu thực hiện. Cô làm mẫu cho trẻ xem.
- Dạy trẻ đọc thường xuyên. Lúc đón trẻ, trả trẻ
- Cháu biết quay đầu lại khi cô gọi tên, nhận biết được các đồ dùng cá nhân của trẻ. 
- Biết gọi cô, bạn bằng những từ ngắn, ngọng khi có nhu cầu.
- Cháu biết đọc vút đuôi ở cuối câu thơ.
.Khi dạy trẻ, để không làm ảnh hưởng đến các trẻ khác, tôi cho cháu ngồi gần cô để dễ quan sát
Ảnh:
 Bé Đông được ngồi gần cô
Trẻ chậm phát triển trí tuệ vì thế cháu rất hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy trẻ. Thường hay lơ đãng, không chú ý khi nghe cô dạy, tôi phải chú ý nhắc nhở trẻ nhiều lần. Đối với các bài thơ khi dậy trẻ tôi thường đọc rất chậm, từng câu từng câu ngắn gọn trong đề tài để trẻ hiểu. Nếu trong bài thơ có những từ khó hiểu với trẻ, tôi giảng giải chi tiết cho trẻ hiểu đọc lại nhều lần , nhấn mạnh để đọc theo cô. Mỗi ngày tôi dành 15 phút để dạy riêng cho trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng trẻ.
Đối với môn kể chuyện, ngoài việc kể cho trẻ nghe cùng các bạn trong lớp, giờ hoạt động chiều tôi lấy sách tranh truyện( có ảnh) ra để đọc cho trẻ nghe. Kể cho trẻ nghe nhiều lần, cho trẻ chỉ vào truyện để biết tên của các nhân vật trong truyện.
 Bé Đông nghe cô kể chuyện
+ Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Quả trứng vàng”, Tôi chỉ vào tranh và kể cho trẻ nghe, tôi gợi ý để trẻ nhớ nội dung câu chuyện, hỏi trẻ những chi tiết hành động trong tranh, trẻ không nhớ lâu được nên khi hỏi trẻ, có lúc trẻ không nhớ được chi tiết nào.
Với môn tạo hình: Tôi cho trẻ vẽ các nét xiên, tròn, nét ngang, hoặc tô màu xanh đỏ giống như cô, với mỗi yêu cầu cô đều làm mẫu cho trẻ để trẻ quan sát, sau đó yêu cầu trẻ làm, theo dõi và hướng dẫn trẻ. Khuyễn khích trẻ không vẽ bậy vào sách, mỗi khi thực hiện được yêu cầu của mình, tôi khen ngợi trẻ kịp thời .
Ảnh:
 Bé Đông đang hoạt động giờ tạo hình cúng các bạn.
Với môn khám phá khoa học: Do ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ khó nhận ra mới quan hệ giứa các sự vật hiện tượng xung quanh khi cho trẻ tìm hiểu về môn: “Khám phá khoa học” tôi cho trẻ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng đó.
+ Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về các loại quả, tôi cho trẻ xem quả dưa hấu, quả xoài, đu đủ. thật để trẻ quan sát, cho trẻ nếm mùi, vị của quả đó nhưng mỗi lần cho trẻ xem từ 1-2 quả khác nhau mà thôi, tôi nói kỹ đặc điểm, chỉ tay vào những gì mình nói và khuyến khích trẻ nói tên quả đó thì mới được ăn.
Ảnh:
 Bé Đông học khám phá hoa quả thật.
 Hoặc khi cho trẻ chơi hoạt động góc, tôi dắt trẻ đến góc nào đó bạn đang chơi, giải thích cho trẻ hiểu các bạn đang chơi gì? Làm gì. Bạn Quang đang trưng bày phương tiện giao thông, bạn Mít là người đi thăm quan.Qua đó kích thích ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú hơn.
 Sau đó, tôi tham gia chơi cung trẻ ở góc, hướng dẫn trẻ chơi ở góc đó. Ví dụ: Chơi ở góc xây dựng, có thể cho trẻ chơi xếp gạch để

File đính kèm:

  • docsang kien kinh n ghiem tre khuyet tat hoa nhap_12582982.doc