Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

 “Trẻ Em Hôm Nay – Thế Giới Ngay Mai” Trẻ em là niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi gia đình, và của cả đất nước. Chiến lược giáo dục con người mới trong giai đoạn hiện nay đồi hỏi nhà trường, các cấp cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo về mọi mặt thì mới đáp ứng được với sự phát triển của xã hội.

 Sự nghiệp giáo dục Mầm Non ở Việt Nam hiện đến nay đã thực sự hoà nhập vào trào lưu quốc tế. Có thể khảng định rằng: Trẻ em là một cơ thể đang từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện. Cho nên giáo dục trẻ em là một Mắt Xích Đầu Tiên của nền giáo dục toàn dân, là nền móng vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào cuộc sống. Do đó Trường Mầm Non là cơ sở giaó dục được coi là mảnh đất thuận lợi tạo điều kiện cho sự nảy nở và phát triển để trẻ được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trong đó một số biện pháp hình thành biệu tượng số lượng toán học sở đẳng cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ, nội dung vô cùng quan trọng là điều kiện bắt buộc của giáo dục trí tuệ trong quá trình dạy học.

 

doc57 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 7530 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :	4
2. Mục đích nghiên cứu :	5
3. Giả thuyết khoa học :	5
4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu :	6
5. Cơ sở lý luận của đề tài :	6
6. Các phương pháp nghiên cứu :	6
PHẦN NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu :	7
1.1.1. Khái niệm :	7
1.1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.	7
1.1.3. Đặc điểm phát triển biểu tượng só lượng của trẻ 5 – 6 tuổi :	12
1.2. Cơ sở thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng.13
1.2.1 Vài nét về khách thể điều tra :	13
1.2.2. Mục đích nghiên cứu :	14
1.2.3. Nội dung điều tra :	15
1.2.3.1. Điều tra nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ hình 
thành biểu tượng số lượng :	17
1.2.3.2. Xây dựng hệ thống bài kiểm tra để đánh giá mức độ hình
 thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi :	22
1.2.3.3. Kết quả các bài tập :	22
1.2.3.4. Kết luận sư phạm, nhận xét thực trạng :	23
Chương II : Xây dựng một số biện pháp hình thành biểu 
tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.1. Xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng 
cho trẻ 5 – 6 tuổi :	23
2.2. Các nguyên tắc xây dựng :	23
2.3. Xây dựng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi :	26
Chương III : Thực nghiệm sư phạm
3.1. Vài nét về khách thể thực nghiệm :	32
3.2. Mục đích thực nghiệm :	32
3.3. Nội dung thực nghiệm :	32
3.4. Cách tiến hành thực nghiệm nội dung các bài giáo án :	.34
3.5. Kết quả hai nhóm :	46
3.6. Các bài tập sau thực nghiệm :	47
3.7. Kết quả sau khi thực nghiệm : 2 nhóm : Thực nghiệm và 
đối chứng :	50
4.1. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm :	50
4.2. So sánh kết quả của hai nhóm trước và sau thực nghiệm :	50
4.3. So sánh kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm :	50
5. Kết luận chung :	51
6. Kết luận khoa học :	52
7. Kết luận sư phạm :	51
Tài liệu tham khảo :	53
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý Do Chọn Đề Tài
* Cơ Sở Lý Luận
 “Trẻ Em Hôm Nay – Thế Giới Ngay Mai” Trẻ em là niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi gia đình, và của cả đất nước. Chiến lược giáo dục con người mới trong giai đoạn hiện nay đồi hỏi nhà trường, các cấp cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo về mọi mặt thì mới đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. 
 Sự nghiệp giáo dục Mầm Non ở Việt Nam hiện đến nay đã thực sự hoà nhập vào trào lưu quốc tế. Có thể khảng định rằng: Trẻ em là một cơ thể đang từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện. Cho nên giáo dục trẻ em là một Mắt Xích Đầu Tiên của nền giáo dục toàn dân, là nền móng vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào cuộc sống. Do đó Trường Mầm Non là cơ sở giaó dục được coi là mảnh đất thuận lợi tạo điều kiện cho sự nảy nở và phát triển để trẻ được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trong đó một số biện pháp hình thành biệu tượng số lượng toán học sở đẳng cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ, nội dung vô cùng quan trọng là điều kiện bắt buộc của giáo dục trí tuệ trong quá trình dạy học.
 Để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ ở trường mầm non, một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo lớn là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng số lượng toán học mà còn phụ thuộc và phương pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các tiết “Làm Quen Với Biểu Tượng Số Lượng Toán Học” cho trẻ ở trường mầm non. Hơn nữa một số biện pháp hình thành biệu tượng số lượng cho trẻ phải phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, diều kiện kinh tế,xã hội mà trẻ là thành viên.
 Như chúng ta đã biết mốt số biện pháp hình thành biệu tượng số lượng cho trẻ còn được coi là phương thức hoạt động cùng nhau giữa nhà giáo dục với trẻ và giữa trẻ với trẻ, nhằm hình thành những hứng thú nhận biết cho trẻ và thực hiện nội dung dạy học, đồng thời cùng góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ làm tiên đề chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một ở trường phổ thông.
*Cơ Sở Thực Tiễn
 Trong cuộc sống hàng ngày, thông qua các hoạt động thực tế, các biểu tượng số lượng về sự vật đựơc hình thành ở trẻ. Các biểu tượng này có thể hình thành một cách tự phát,ngẫu nhiên, có thể hình thành một cách tự giác thông qua các hoạt động có định hướng của nhà giáo dục nhưng thực tế giáo viên mầm non của chúng ta hiện nay cho thấy rằng việc tổ chức hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ở các trường mẫu giáo chưa đạt yêu cầu cao, giáo viên phần lớn chưa biết nâng cao dần nội dung yêu cầu dạy trẻ, trong quá trình dạy trẻ, giáo viên chỉ thường trú trọng tới việc trang bị kiến thức mà không trú trọng tới việc trang bị cho trẻ những biện pháp của hoạt động trí tuệ, việc dạy trẻ mới chỉ dừng lại ở việc bắt chứơc thụ động của trẻ trước những thao tác của giáo viên.
 Vì vậy thực tiễn giáo dục Mầm Non đã làm nảy sinh ra mâu thuẫn giữa yêu cầu cần nâng cao hiệu quả của việc học đếm cho trẻ và nâng cao khả năng của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động này. Chính vì những lý do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một Số Biện Pháp Hình Thành Biểu Tượng Số Lượng Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi” nhằm điều tra múc độ phát triển biểu tượng về phép đếm ở trẻ mẫu giáo lớn,từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển cho trẻ những biểu tượng về số lượng(phép đếm) đựơc tốt hơn.
 Tôi hy vọng qua đề tài nghiên cứu này sẽ góp được một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của việc hình thành biểu tượng số lượng sơ đẳng cho trẻ trong các trường Mầm Non hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài “Một Số Biện Pháp Hình Thành Biểu Tượng Số Lượng Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi” ở địa phương nhằm mục đích hướng một số những biện pháp hình thành các biểu tượng số lượng cho trẻ 5- 6 theo hướng phát huy tính tích cực hoạt độngcủa trẻ .góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc học Mầm Non hiện nay.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu ta xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo hướng đổi mới, tích hợp các trò chơi, các môn học một cách phù hợp với nội dung chương trình thì mức độ hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ sẽ được nâng cao hơn
4. Khách Thể Nghiên Cứu Và Đối Tượng Nghiên Cứu
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình hình thành “Một Số Biện Pháp Hình Thành Biểu Tượng Số Lượng Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi” thông qua hoạt động có chủ đích.
 - Đối tượng nghiên cứu : Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại lớp lá 1 Trường Mẫu Giáo Tâm Thắng – Huyện Cư Jút – Tỉnh Đăk Nông.
 Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo lớn
5. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động học của trẻ
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích ở địa phương nơi tôi công tác thuộc trường Mẫu giáo Tâm Thắng - huyện Cư Jút – Đăk Nông.
5.3. Đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích.
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp tác động.
6. Các Phương Pháp Nghiên Cứu
 6.1. Phương Pháp Nghiên Cứu Lý Luận: đọc tài liệu sách báo những vấn đề có liên quan để xây dựng cho đề tài.
 6.2. Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Tiễn:
 a/ Phương Pháp Điều Tra: điều tra 40 trẻ ở lớp lá 1và lá 2 trường Mẫu Giáo Tâm Thắng - Huyện Cư Jút – Đăk Nông.
 + 20 trẻ làm thực nghiệm.
 + 20 trẻ làm đối chứng.
 b/ Phương Pháp Quan Sát: dự giờ, xây dựng phiếu điều tra hỏi về các biện pháp sử dụng để dạy trẻ hoạt động hình thành biểu tượng số lượng.
 c/ Phương Pháp Trò Chuyện: giáo viên trò chuyện vơí trẻ, với giáo viên, với cán bộ quản lý nhà trường về các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ.
 d/ Phương Pháp Thực Nghiệm Sư Phạm: một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giao 5- 6 tuổi.
 e/ Phương Pháp Thống Kê: sử dụng toán thông kê để sử lý kết quả nghiên cứu đã thu được.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của một số phương pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.1.1. Khái niệm 
- Biểu tượng là gì ?: theo triết học Mác Lê Nin thì: biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong óc con người và do một tác đôïng nào đấy được tái hiện lại.
Cũng gần như vậy các nhà tâm lý học cho rằng: Biểu tượng được coi là sản phẩm của quá trình trí nhớ và tưởng tưởng. Biểu tượng là sự làm ra trong óc của Tác nhân một cách nguyên vẹn hoặc có sáng tạo những hình tượng mà ta tri giác trước kia mặc dầu không có những thuộc tính cụ thể của các sự vật hiện tượng đó tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác.
Xuất phát từ những quan niệm trên các nhà tâm lý học đã đưa ra và khái niệm chung về biểu tượng như sau: biểu tượng là nhưng hình ảnh của sự vật và hiện tượng ấy không còn đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta như trước.
Biểu tượng là kết quả của sự chế biến và tổng quát những hình tượng do tri giác đã tạo ra. Thiếu tri giác biểu tượng không thể hình thành được.
- Biện pháp là gì ? : Là việc làm, cách thực hiện một công việc cụ thể nào đó gọi là biện pháp 
- Biểu tượng số lượng là gì ?: Là biểu tượng về các nhóm vật được hình thành ở trẻ trên cơ sở đứa trẻ tri giác nhiều lần nhóm vật đó. Như vậy sự hình thành những biểu tượng về số lượng ở trẻ mầm non diễn ra trên cơ sở trẻ thực hành thao tác với các nhóm vật. 
1.1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
- Đó là các quá trình nhận thức như : cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tượng tượng ..
* Cảm giác : là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đang tác động trực tiếp vào giác quan của chúng ta.
Ví dụ : Khi trẻ bị một bạn khác lấy vật (que) đánh vào người lập tức trẻ cảm thấy đau.
- Đặc điểm của cảm giác : Là chỉ phản ánh riền lẻ từng thuộc tính cụ thể từng đối tượng qua hoạt động của từng giác quan do vậy cảm giác mới cho ta biết từng thuộc tính riêng lẻ của từng vật khích thích.
- Cảm giác chỉ xảy ra khi đối tượng trực tiếp tác động lên giác quan của ta, cảm giác con người mang bản chất xã hội.
+ Có 2 loại cảm giác : Cảm giác bên ngoài (nếm, ngửi vị, nghe (thính giác), nhìn.
- Cảm giác bên trong ứng với các giác quan (nguồn khích thích nằm bên trong cơ thể) do bản thân cơ thể tạo ra, cảm giác : thăng bằng, sợ đói, no, khát, buồn nôn, buồn tiểu, cảm giác vận động.
- Với trẻ mẫu giáo lớn cảm giác xuất hiện rõ nét (đói, no, khát), là người lớn phải đáp ứng ngay đối với trẻ.
* Tri giác : Là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng cảu thế giới khách quan đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ : Cho trẻ tri giác một con mèo : lúc đầu cô đem tranhc on mèo thì cô phải hỏi : đây là con gì ? có những bộ phận gì ? màu lông như thế nào ? Thức ăn, vận động..( Trẻ 5 – 6 tuổi có thể TL được).
- Tri giác mang tính trọn vẹn
- Tri giác mang tính ý nghĩa, tính không đổi, tính lựa chọn, trong tri giác kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng nhất là ta hco trẻ tri giác tranh vẽ.
- Tri giác âm thanh gắn liền với những vận động của dây thanh đới. Trẻ hát lên những giai điệu hay nói lên các tiếng trong ngôn ngữ đặc biệt trong tiếng việt (cao, thấp theo các dấu) đều thể hiện qua độ rung của dây thanh đới. Khả năng nắm bắt được các thuộc tính của giai điệu hay giọng nói được hình thành trong suốt thời kỳ mẫu giáo. Trẻ nghe và phản ánh lại phù hợp với đặc điểm của âm thanh đã nghe được (như những bài hát có giai điệu đẹp).
Trong sự pháp triển tri giác nghe, các vận động của chân tay và toàn thân có ý nghĩa quan trọng (nhóm nhảy, uốn lượn theo bài hát, bài thơ các vận động đó giúp trẻ nhận ra nhịp điệu khác chính xác.
* Trí nhớ : Trí nhớ là qúa trình tâm lý nó phản ánh vốn kinh nhgiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
- Các quá trình của trí nhớ
+ Đối tượng để lại dấu ấn của chúng trên vỏ não trong khi ta tri giác đối tượng đó.
+ Ghi nhớ mang tính chọn lọc : (ý chính)
- Giữ gìn : Củng cố, khắc sâu, lưu trữ thông tin đã ghi nhớ bằng cách củng cố các dấu vết đã có trên vỏ não.
- Nhận lại : Nhớ lại đối tượng bằng cách tri giác đối tượng.
- Nhớ lại : Làm sống lịa hình ảnh đối tượng mà không cần tri giác.
- Nhận lại, nhớ lại chính là quá trình vận dụng kinh nghiệm.
- Ở mẫu giáo, năng lực ghi nhớ của trẻ phát triển rất mạnh. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động do người lớn đề ra, trẻ đã ghi nhận nhiều ấn tượng một cách tự nhiên không cố đặt cho mình nhiệm vụ là phải ghi nhớ một điều gì ? (Tức là tri nhớ không chủ định)
- Trẻ thường ghi nhớ điều gì làm nó thích thú và gây được ấn tượng mạnh mẽ rõ rệt. Như vật trẻ mẫu giáo trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế.
- Trí nhớ của trẻ phát triển gắng liền với sự phát triển các hứng thú của trẻ, tuỳ theo hứng thú đối với các hiện tượng thiên nhiên và xã hội được hình thành ở mức nào, vào lĩnh vực nào trẻ sẽ tập trung quan sát sự vật và hiện tượng ở lĩnh vực ấy hơn.
- Trẻ nhớ tốt những điều trong quá khứ nếu những sự vật và hiện tượng đó mang tính trực quan hình tượng rõ nét, những cái đó được trẻ nhớ lại một cách sinh động và sáng tỏ như được tri giác sự vật và hiện tượng đố một lần nữa.
+ Ở tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi) tài liệu trực quan được ghi nhớ tốt hơn nhiều so với tài liệu chỉ bằng ngôn ngữ giàu hình tượng, nhịp điệu, vần điệu rõ ràng khi được đọc bằng một giọng điệu truyền cảm, hấp dẫn thì trẻ vẫn có khả năng nhớ lâu (ví dụ như cô đọc những câu ca dao, đồng dao cho trẻ nghe).
- Trẻ nhớ tên đồ vật, hoa lá, cây cỏ, trẻ có thể khái quát, phân chúng vào các loại.
- Trẻ mẫu giáo lớn trả lời có vẻ khái quát hơn – ví dụ : “con chó giữ nhà thấy người lạ thì sủa, còn thấy người quen thì mừng, cái đuôi cư ngoáy tít lên”. Trẻ đã dựa vào biểu tượng đã hình thành về con chó nói chung.
- Như vậy là ở trẻ mẫu giáo, bên cạnh trí nhớ hình tượng bắt đầu hình thành trí nhớ khái quát, tuy nhiên sự khái quát này cũng chỉ mới dựa vào dấu hiệu bên ngoài của sự vật.
- Bắt đầu sang tuổi mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn thì trẻ đã hình thành trí nhớ có chủ định
Ví dụ : Hôm nay cô cho cháu học chữ : h, k. về nhà các cháu thấy ở đâu có chữ h, k thì đọc to cho bố mẹ nghe nhé (ví dụ : sách, báo, ti vi..)
- Để ghi nhớ có chủ định trước hết cần dạy trẻ nhận rõ nhiệm vụ đã đề ra là phải ghi nhơ một cái gì đó. Sự phát triển trí nhớ có chủ định đóng một via trò khá quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. trẻ sẽ không học tập tốt ở trường phổ thông nếu chỉ ghi nhớ những gì mà mình thích thú ghi nhớ một cách tuỳ tiện. Do đó cùng với sự phát triển trí nhớ chủ định. Cần phải giúp trẻ bước đầu phát triển trí nhớ có chủ định. Đặc biệt đối với những đứa trẻ đãng trí hay quên thì cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần hướng dẫn trẻ quan sát hành động suy nghĩ về đối tượng cần ghi nhớ.
- Sự phát triển trí nhớ có chủ định chủ yếu là trong quá trình học ở phổ thông nhờ việc học tập các môn khác một cách nghiêm túc.
* Tư duy: Là quá trình nhận thức phán ránh một cách khái quát và gián tiếp những đặc điểm bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.
- Đặc điểm của tư duy
+ Tư duy là phản ánh một cách gián tiếp. Dựa vào những tài liệu cảm tính được thu nhận trực tiếp bằng các giác quan, con người có thể phán đoán một điều gì đó mà không trực tiếp nhìn, nghe, nếm, ngửi.
+ Tư duy phán ánh một cách khái quát, tư duy có khả năng phản ánh những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng nghĩa là tư duy mang tính khái quát nó luôn gắng với ngôn ngữ. Ví dụ : ta nói đến vải : trẻ nghĩ ngay đến vải dùng để làm gì ?....
- Tính gián tiếp cảu tư duy
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Vào lứa tuổi mẫu giáo : Hoạt động tư duy của trẻ tồn tại 2 kiểu : Tư duy trực quan hành động và kiểu tư duy trực quan hình tượng (mới được nãy sinh). Xu hướng của nó là vươn lên chiếm vị trí chủ yếu. Tuy vậy, trong khá nhiều trường hợp khi phải giải quyết bài toán, kiểu tư duy trực quan hành động vẫn còn lấn áp kiểu tư duy trực quan hình tượng mới được hình thành. Vì vậy việc giáo dục phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểm này là giúp trẻ tích luỹ nhiều biểu tượng bằng cách cho trẻ quan sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật và hiện tượng muôn màu, muôn vẻ, đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năng thu nhận những ấn tượng bên ngoài làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày một phong phú.
- Tuổi mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) hoạt động tâm lý của trẻ đặc biệt nhạy cảm với những hình tượng cụ thể sinh động về các sự vật, hiện tượng của hiện thực và tiếp thu những tri thức được biểu hiện dưới dạng trực quan hình tượng là dễ dàng hơn hết. Do đó xuất hiện kiểu tư duy logic (tư duy : trực quan – sơ đồ), kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của trẻ.
Trên bậc thang phát triển tâm lý chung thì 

File đính kèm:

  • docBAI TAP TOT NGHIEP DINH.doc