Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán ở bậc Tiểu học

Trong dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng bộ môn toán có một vị trí rất quan trọng. Học toán là một hoạt động trí tệ khó khăn, phức tạp. Để nâng cao chất lượng môn học ở học sinh yếu kém vươn lên khá, trung bình và cao hơn nữa, quả là một quá trình hết sức nan giải. Đặc biệt là ở học sinh tiểu học ý thức học tập chưa cao, các em chưa hiểu được học để làm gì? Học cho ai? vv

Học toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các dạng toán. Đồng thời qua việc học toán rèn luyện những đức tính, phong cách làm việc của người lao động. Song việc cải tiến thường chỉ tập trung vào phía “dạy của thầy, “ việc học của trò” ở lớp . Còn việc học ở nhà thế nào ? Giáo viên chưa có biện pháp kiểm soát cụ thể .Mới chỉ thông qua việc làm bài thôi thì chưa được vì các em không làm bài mà nhờ anh chị làm rồi chép lại để đối phó .Khi đến lớp phần lớn các em thường lúng túng, không làm bài được .

 Việc nắm kiến thức chỉ có thể hoàn thành khi học sinh tự tiêu hóa kiến thức rồi vận dụng chúng vào những tình huống mới từ đó các kĩ năng cơ bản được hình thành – Học sinh sẽ nhớ lâu kiến thức thì chất lượng dạy học được nâng cao. Muốn vậy học sinh phải có quá trình tự giác học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà sau khi nắm được kiến thức.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán ở bậc Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ MÔN TOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC
A. MỞ ĐẦU 
	Trong dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng bộ môn toán có một vị trí rất quan trọng. Học toán là một hoạt động trí tệ khó khăn, phức tạp. Để nâng cao chất lượng môn học ở học sinh yếu kém vươn lên khá, trung bình và cao hơn nữa, quả là một quá trình hết sức nan giải. Đặc biệt là ở học sinh tiểu học ý thức học tập chưa cao, các em chưa hiểu được học để làm gì? Học cho ai? vv
Học toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các dạng toán. Đồng thời qua việc học toán rèn luyện những đức tính, phong cách làm việc của người lao động. Song việc cải tiến thường chỉ tập trung vào phía “dạy của thầy’’, “ việc học của trò” ở lớp . Còn việc học ở nhà thế nào ? Giáo viên chưa có biện pháp kiểm soát cụ thể .Mới chỉ thông qua việc làm bài thôi thì chưa được vì các em không làm bài mà nhờ anh chị làm rồi chép lại để đối phó .Khi đến lớp phần lớn các em thường lúng túng, không làm bài được .
	Việc nắm kiến thức chỉ có thể hoàn thành khi học sinh ‘’tự tiêu hóa’’ kiến thức rồi vận dụng chúng vào những tình huống mới từ đó các kĩ năng cơ bản được hình thành – Học sinh sẽ nhớ lâu kiến thức thì chất lượng dạy học được nâng cao. Muốn vậy học sinh phải có quá trình tự giác học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà sau khi nắm được kiến thức.
	Học trên lớp , tự học ở nhà là hai nhân tố có tác động qua lại mạnh mẽ với nhau. Học sinh học tốt những giờ trên lớp thì phải có sự chuẩn bị kiến thức từ những năm học trước, các bài trước đó và ngược lại .
	Việc tự học của học sinh chiếm nhiều thời gian vì một ngày các em chỉ học 4 giờ ở trường còn ở nhà các em có cả một thời gian dài để học .
	Từ những điều trên , bản thân tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng đại trà môn toán, xây dựng nề nếp tự giác học tập của học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng .
B-/ THỰC TRẠNG :
	Trong năm học 2009 - 2010 tôi được phân công dạy lớp 3E. Phần lớn lực học của các em còn rất yếu, thông thường những học sinh yếu là những em nhà ở xa trường . Qua nhiều năm công tác ở trường, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục thua kém ở các vùng trung tâm là bởi vì các em chưa có nề nếp tự học ở nhà. Đa số các em đi học về bỏ sách vở đó sáng mai lại tới lớp, hoặc nhờ anh chị làm bài giúp rồi chép vào coi như đã làm xong bài tập. Phụ huynh thì đa số làm nông suốt ngày ngoài đồng cũng ít khi lo việc học của con, thường chỉ hỏi cho xong. Đến khi giáo viên liên hệ mới nhận thấy là chưa có thời gian lo cho con. 
Có rất nhiều lý do dẫn đến các em không học bài ở nhà :
Do hoàn cảnh sống : 
	Do hoàn cảnh gia đình khó khăn cha mẹ phải làm tối ngày ngoài đồng nên thường ít quan tâm tới việc học của con em mình ,do gia đình đông con , do kinh tế khó khăn, do nhiều phụ huynh còn chưa thành thạo đọc, viết còn sai chính tả dẫn đến không kèm được con em học.
	Học sinh lớp 3 lớn vì vậy phải giúp bố mẹ làm viêïc nhà có nhiều em sáng đi học chiều về phải đi chăn trâu hoặc trông em cho bố mẹ đi làm. Một phần các em dựa vào một số việc để viện lí do không làm bài, học bài có nhiều học sinh điều kiện học tập còn thiếu thốn. 
 	Do các em và cha mẹ chưa coi trọng việc học mới chỉ xem là học sao cho biết chữ .
Các em chưa mắc cỡ khi thấy mình thua kém bạn bè nên chưa có ý thức tự phấn đấu.
C- GIẢI PHÁP
	Trước những thực trạng trên, bản thân tôi luôn băn khoăn tìm tòi bằng cách nào để xây dựng được nề nếp học tập ở nhà cho học sinh giúp học sinh tham gia học một cách tự giác .
1- Về tâm lý :
	Luôn tạo cho học sinh niềm tin yêu, phấn đấu trong học tập để bằng bạn, khuyến khích động viên các em khi có tiến bộ dù rất ít.
	Dịu dàng nhưng nghiêm khắc, xử lý công bằng trên mọi phương diện để các em có lòng tin dẫn đến ham học, thích học.
	Hiểu hoàn cảnh của mỗi học sinh nhất là những khó khăn mà các em chưa thể vượt qua để có biêïn pháp riêng.
	Đề ra biện pháp thưởng phạt hợp lý để khuyến khích học sinh tự học ở nhà.
 Thường xuyên kiểm tra việc học tập của các em bằng nhiều hình thức như : Đến tận gia đình xem buổi chiều các em học như thế nào.
2- Về nề nếp :
	Xây dựng được ý thức tự giác trong học tập của các em.
	Phân được luồng học sinh giỏi – Khá - Trung bình – Yếu nhưng tuyệt đối không tỏ ra thiên vị, ghét bỏ học sinh .
 Đan xen học sinh khá giỏi với học sinh trung bình, yếu ngay trong mỗi bàn học.
D- VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1- Xây dựng đội ngũ tự quản :
	Ngay trong tuần đầu giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được đội ngũ tự quản có trách nhiệm, có năng lực để giúp giáo viên trong việc quản lý lớp.
	Xây dựng được nhóm học tập gồm những học sinh ở gần nhà nhau có học sinh kha, giỏi,trung bình, yếu , cử nhóm trưởng .
2- Thực hiện tốt 15 phút ôn bài đầu giờ : 
Các nhóm trưởng học tập kiểm tra phần tự học ở nhà của các bạn trong nhóm mình theo thời khóa biểu.
	Riêng môn toán kiểm tra việc làm bài ở nhà đúng hay sai. Nếu có bạn làm sai thì nhóm cử một bạn chỉ và giảng lại cho bạn hiểu.
	Sau đó nhóm trưởng báo cao với lớp phó học tập, lớp phó học tập gọi những bạn đó làm lại trên bảng.
Dưới lớp các bạn kiểm tra bảng cửu chương theo cặp ( qua ,lại ).
3- Xây dựng cách kiểm tra bài và học bài cho phụ huynh và học sinh :
a- Đối với học sinh : 
	Ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng cách học bài và thời gian học ở nhà cho các em .
 Đi học về ăn cơm ,nghỉ ngơi xong :
- 7 giờ: 9 giờ : xem bài ngày hôm sau .
-Sáng hôm sau: 5 giờ 30 phút 6 giờ ôn lại bài cũ 
b- Đối với phụ huynh học sinh : 
Nếu phụ huynh có trình độ văn hóa thì kiểm tra bài tập học sinh vừa làm xem đúng hay sai để cho các em sửa lại nếu sai. Kiểm tra các kiến thức khác liên quan như bảng cửu chương, hoặc các vấn đề liên quan đến môn toán. 
	Ví dụ : Tiết toán nhân với số có một chữ số. Phụ huynh cho học sinh đọc thuộc lại toàn bộ bảng cưủ chương đã học.
 	Vở của các em và việc làm bài có đầy đủ không, các em có thuộc bài không ( có thể cho anh ,chị kiểm tra bài của em ).
 Đối với học sinh phải giúp bố mẹ vào buổi sáng, các em sẽ học bài vào sáng sớm và buổi tối .
4- Kiểm tra việc học ở nhà của học sinh :
	Ngay từ đầu năm học giáo viên đến thăm gia đình liên hệ rõ học lực của các em. Từø đó GV cùng gia đình thống nhất cách giáo dục, kèm cặp, kết hợp xây dựng, kiêm tra góc học tập của các em thường xuyên.
	Trao đổi với phụ huynh xây dựng góc học tập cho con em mình.
	Giáo dục thường xuyên trong các buổi học để xây dựng ý thức học tập cho các em.
 Tạo điều kiện để đến kiểm tra việc học của các em không báo trước để cho học sinh thêm tự giác học bài khi không có ai nhắc nhở, kèm cặp bên cạnh.
5- Xây dựng nề nếp tự học ở nhà thông qua các tiết học trên lớp : 
Ở trên lớp GV cũng luôn rèn cho học biết lập kế hoạch giải một bài toán theo trình tự đồng thời biết cách lập kế hoạch giải một bài toán theo các bước cụ thể. 
Ví dụ: Giải một bài toán chúng ta phải:
* Đọc đề: Hiểu yêu cầu, giả thuyết của đề bài.
* Lập kế hoạch giải: Theo lôgic.
* Giải: Theo trình tự nhất định.
E-/ KẾT QUẢ:
	Qua một thời gian thực hiện đã dần dần đưa các em vào nề nếp. Học sinh tự giác học bài hơn, đồng thời rất yêu thích môn toán. từ đó các em làm bài ở nhà đầy đủ hơn,tích cực hơn trong việc chuẩn bị bài trước. Không còn học sinh không học bài, làm bài ở nhà, đặc biệt là ở môn toán. từ đó chất lượng của lớp học ngày càng được nâng lên .
G- KẾT LUẬN :
Để thực hiện tốt chương trình thay sách nếu học sinh không có sự chuẩn bị trước bài ở nhà thì việc học bài trên lớp của các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn ,có thể không nắm được bài .Càng ngày càng không theo kịp chương trình cũng như các bạn cùng học .Vì vậy GV kiểm tra bài và việc học của các em một cách thường xuyên ngay từ đầu năm để xây dựng cho các em thói quen tự học và phải học bài ,xem trước bài trước khi đến lớp . Đưa học sinh vào nề nếp và luôn có hứng thú cùng nhau học tập .
	Trên đây chỉ là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn toán ở bậc tiểu học tôi thấy là tương đối hiệu quả với học sinh .
	Mong sự đóng góp ý kiến thêm của các đồng nghiệp để bài viết này hoàn thiện hơn.
Eakar, ngày 26 tháng 04 năm 2010
 Người viết
Trương Thị Cử 

File đính kèm:

  • docSKKN Nang cao CL hoc toan.doc
Giáo Án Liên Quan