Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức thông qua môn Giáo dục công dân đối với học sinh Khối Lớp 7
Theo tiến trình phát triển của loài người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp đòi hỏi mỗi cá nhân sống trong cộng đồng phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong giao tiếp ứng xử sao cho phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc của xã hội không vi phạm đến nhu cầu, lợi ích của người khác. Trong trường hợp đó cá nhân được tập thể, cộng đồng coi là người có đạo đức. Như vậy đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc biệt phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người của xã hội loài người. Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi cử chỉ cá nhân. Dường như nó gợi ý chỉ bảo con người việc gì nên làm, việc gì nên tránh, trước một hiện thực của cá nhân hay xã hội nên tỏ thái độ này hay thái độ khác.
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức, chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói.
I- lý do chọn đề tài: Theo tiến trình phát triển của loài người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp đòi hỏi mỗi cá nhân sống trong cộng đồng phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong giao tiếp ứng xử sao cho phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc của xã hội không vi phạm đến nhu cầu, lợi ích của người khác. Trong trường hợp đó cá nhân được tập thể, cộng đồng coi là người có đạo đức. Như vậy đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc biệt phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người của xã hội loài người. Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội. Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi cử chỉ cá nhân. Dường như nó gợi ý chỉ bảo con người việc gì nên làm, việc gì nên tránh, trước một hiện thực của cá nhân hay xã hội nên tỏ thái độ này hay thái độ khác. Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức, chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói... Trong giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta phải làm cho hành vi đạo đức của thế hệ trẻ phù hợp với đạo đức của xã hội chủ nghĩa và kế thừa những nét tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc ngày càng thoạt khỏi những tàn dư đạo đức của chế độ xã hội cũ lỗi thời. Giáo dục đạo đức thực chất là hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Như Bác Hồ đã nói “Đạo đức là cái gốc của con người cách mạng”. Đạo đức cũng là cái gốc để con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo. Do đó công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường. Công tác giáo dục đạo đức ở trường PTDT Nội Trú cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh phải quán triệt mục đích giáo dục, phải có chương trình hoá, có nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức. Công tác giáo dục đạo dức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng phải công phu có kế hoach giáo dục đạo đức tỉ mỷ, nhất là đối với những họ sinh chậm tiến. Mặt khác lực lượng và môi trường giáo dục đạo đức học sinh rất rộng rãi so với các hoạt động giáo dục khác. Trên cơ sở đó bản thân tôi đã chọn đề tài này vì đây là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục nói chung. Đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh PTDT Nội Trú nói riêng. Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường PTDT Nội Trú Mai Sơn trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tiêu cực của xã hội, tệ nạn xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng, len lỏi xâm nhập vào các trường học, một số ít phụ huynh học sinh còn chưa nhận thức đúng vai trò của công tác giáo dục đào tạo do đó,chưa thật sự quan tâm dến con em mình, còn giao khoán cho nhà trường nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. Hơn nữa là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân với mục tiêu vô cùng quan trọng là giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua môn học, thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng cần thiết và quan trọng, đó chính là những lý do để tôi nghiên cứu đề tài này. Đối với nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thì hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa rất đúng như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng...” Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay xã hội có nhiều tác động đến việc giáo dục đạo đức học sinh nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hoà cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm. Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trên, là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân từ nhiều năm nay tôi luôn trăn trở và chọn đề tài này với mong muốn để tìm ra những biện pháp sao có hiệu quả nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh. ii- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: phần 1- Cơ sở lý luận của vấn đề: 1.1 Khái niệm về đạo đức Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà dựa vào nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc, và tiến bộ chung của toàn xã hội, trong mối quan hệ con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người; con người với cộng đồng xã hội: với tự nhiên và với bản thân mình. 1.2 Khái niệm về công tác giáo dục đạo đức Công tác giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc thực hiện những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội. 1.3 Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loại người. Giáo dục đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ (cụ thể về mặt đạo đức) tạo cở sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của các nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy giáo, người lớn tuổi và ít tuổi) với xã hội làm cho họ nắm được (thể hiện trong nhận thức và hành động) các mối quan hệ đạo đức mới là các mối quan hệ thể hiện sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của xã hội. Giáo dục đạo đức sẽ giúp học sinh có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và bền vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mỗi quan hệ đạo đức. Giáo dục đạo đức là cơ sở hình thành con người luôn luôn tôn trọng người khác, luôn lụôn phấn đấu, bảo vệ, xây dựng một nền văn hoá giàu tính con người, một xã hội và một đất nước dân chủ giàu mạnh hạnh phúc và và bình đẳng. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của nhà giáo dục đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới quan khoa học nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, hành vi và thói quen đạo đức, những nét tính cách của con người mới phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đạo đức là cái gốc của con người mới, là mặt giáo dục rất quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện, là cơ sở để nâng cao các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức giữ vai trò là yếu tố hàng đầu trong toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. 1.4 Nội dung của giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kỳ quan trọng của quá trình sư phạm. Đặc biệt ở trường PTDT Nội trú, giáo dục đạo đức tiếp tục hình thành các chuẩn mực hành vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, giúp học sinh có ý thức về chuẩn mực hànhvi về công việc mình làm, có thái độ đứng đắn và có hành vi thói quen đạo đức tương ứng. Muốn vậy giáo dục đạo đức ở trường PTDT Nội trú phải đảm bảo các nội dung sau : 4.1 Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những chi thức đạo đức cơ bản về các chuấn mực hành vi trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức Các chuẩn mực hành vi này được xác định từ các phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là : Quan hệ cá nhân với xã hội tôn kính quốc kỳ, quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước và con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sỹ, các chiến sỹ quân đội, công an, yêu quê hương làng xóm, phố phường của mình, yêu mến và tự hào về trường lớp, giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá do ông cha để lại. Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Trước hết là chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, học tập có phương pháp tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (Lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động lợi ích xã hội...) Quan hệ cá nhân với những người xung quanh : Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo tôn trọng, giúp đỡ đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật... theo khả nang của mình. Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác, tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, đồ thí nghiệm...) của nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hoá...) các di tích lịch sử, văn hoá, những nơi công cộng, của người khác (thư từ, đồ đạc...) Quan hệ cá nhân với thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh ở nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại ( chuột, ruồi, muỗi...) làm công tác vệ sinh. Quan hệ cá nhân với bản thân : Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn. Đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức cần giúp học sinh hiểu yêu cầu của chuẩn mực (Chuẩn mực yêu cầu học sinh phải thực hiện điều gì, làm gì ?) ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức (việc thực hiện chuẩn mực mang lại lợi ích, tác dụng gì? nêu không thực hiện mà làm trái thì có tác hại gì ?) Cách thực hiện chuẩn mực đó (Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì, thực hiện như thế nào ?) Những tri thức đạo đức này giúp các em phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác... Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác. ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tính cảm hành vi đạo đức. 4.2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức Đời sống tinh thần của con người nói chung hay trẻ em nói riêng sẽ trở nên khô cứng, trống rỗng nếu không biết yêu, biết ghét không có cảm xúc mà ngược lại thờ ơ với những người xung quanh, với công việc, với thiên nhiên... trái lại ở những người có tình cảm đạo đức chân chính họ rất dễ hoà đồng với những người xung quanh, đời sống, tinh thần trở nên phong phú, cuộc sống vui tươi hơn, công việc có hiệu quả hơn....vì vậy , giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cũng như rất khó khăn tinh tế bởi vì phải tác động đến thế giưói nội tâm thế giới của những cảm xúc của trẻ em. Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh ( những người xung quanh, công việc, tập thể...) làm cho chúng biết yêu biết ghét rõ ràng, có thái độ đứng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể... thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Những thái độ tình cảm cần giáo dục cho học sinh PTDT Nội trú là : - Kính yêu biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng lễ phép biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè... - Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh, liệt sỹ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm... - Chăm học, chăm làm, yêu lao động. - Yêu thiên nhiên và có thái độ giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh - Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực - Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn much đạo đức, ngược lại có thái độ lên án phê phán những ai có hành động sai trái có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố khảng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn much thực hiện hành vi đạo đức. 4.3 Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ choc cho học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. Các hành vi thói quen đạo đức cần hình thành cho học sinh là : - Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Lễ phép với người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo...) - Có những việc làm giúp đỡ thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cụ già, em nhỏ, người tàn tật. - Có những việc làm nhân đạo đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ người gặp thiên tai, khó khăn. - Có những hành động, việc làm bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, đồ đạc của người khác. Cần giáo dục hành vi văn hoá cho học sinh tức là hành vi không những “ đúng” về mặt đạo đức mà còn đẹp về thẩm mỹ. Việc thực hiện hành vi Trường PTDT Nội trú một cách đúng đắn sẽ góp phần tích cực trong việc củng cố ý thức và tình cảm đạo đức. Ba nội dung giáo dục đạo đức trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được thể hiện đồng bộ. Cũng được thể hiện thông qua dạy học các môn học, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, điều lệ tấm gương của giáo viên, phối hợp các lực lượng giáo dục. phần ii- thực trạng của vấn đề: I- Khái quá về đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường 1.1 Địa phương Trường đóng trên địa bàn Tiểu khu 3 TT Hát lót Huyện Mai Sơn là một thị trấn nằm ở trung tâm Huyện gồm có 22 tiểu khu. Thị trấn tập chung nhiều cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đời sống của nhân dân trong thị trấn khá ổn định, trình độ dân trí tương đối đồng đều, thường xuyên quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục. 1.2 Nhà trường - Trường PTDT Nội trú Mai Sơn tiền thân là trường Thiếu nhi DT Nội trú Mai Sơn được thành lập năm 1983, đến năm 1998 được đổi tên là PTDT Nội trú Mai Sơn. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành nhà trường có bề dày truyền thống về phong trào dạy tốt, học tốt, chất lượng giáo dục hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Tỉnh. Năm học 2010 - 2011 trường đăng ký phấn đấu được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua dẫn đầu khối PTDT Nội trú và công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 - Dưới ánh sáng của đại hội Đảng các cấp, nhà trường đã thường xuyên nhận được sự quan tâm sâu sắc và sự chỉ đạo sát sao của Sở GD$ĐT Sơn La, Phòng giáo dục đào tạo Mai Sơn, của Huyện uỷ, UBND Huyện Mai Sơn và của Hội đồng giáo dục TT Hát Lót. Đặc biệt trong nhà trường có chi bộ Đảng là hạt nhân trong mọi hoạt động của nhà trường. - Sự chuyển biến của nhân dân về công tác giáo dục - Đào tạo thể hiện rõ nét hơn. Xã hội và nhân dân ngày càng quan tâm hơn đến các thầy cô giáo và con em mình. Tổ chức hội cha mẹ học sinh đã được kiện toàn và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phối kết hợp với Nhà trường để giáo dục con em mình. - Ban Giám Hiệu nhà trường làm việc có kế hoạch khoa học, quan tâm, chỉ đạo sát sao trong mọi hoạt động. Luôn tạo mọi điều kiện, giúp đỡ cán bộ, giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Đội ngũ cán bộ giáo viên của Nhà trường có ý thức tốt, có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cao. - Nhà trường có bề dày truyền thống về phong trào dạy tốt, học tốt. - Chất lượng giáo dục hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao. - 100% học sinh đến từ vùng 3. - 99,3% là học sinh dân tộc thiểu số. - Đa số các em học sinh đều ngoan và hiếu học. - Cơ sở vật chất : Có đủ phòng học và phòng làm việc. - Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn nhiều, đời sống của cán bộ giáo viên và nhân dân còn nhiều khó khăn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. - Phụ huynh chưa nhận thức đúng vai trò của công tác giáo dục mà còn giao khoán con em cho nhà trường. - Cơ sở vật chất tuy đã khang trang nhưng còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. - Sân chơi bãi tập chưa đảm bảo theo yêu cầu phát triển của Nhà trường. II- Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trường ptdt nội trú mai sơn: - Từ nhiều năm nay nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Giáo dục công dân. - Các lớp luôn thực hiện tốt chương trình hoạt động giáo dục đạo đức học sinh theo quy định như: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội với nội dung phong phú có chất lượng, mở các lớp đối tượng đoàn để thu hút thanh niên ưu tú. - Học sinh đa số có ý thức kỷ luật trật tự, lễ phép, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi và biết kính trọng ông bà, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, biết bảo vệ của công, thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp như duy trì tốt các hoạt động 15’ đầu giờ, sinh hoạt đội vào sáng thứ năm hàng tuần, tập thể dục giữa giờ, thực hiện tốt phong trào chống ăn quà. - Đa số các em học sinh đều ngoan, hiếu học có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác của nhà trường. - Các em hiểu rất rõ tác hại của ma tuý và tránh xa nó. Kết quả không có em nào mắc vào tệ nạn ma tuý. - Có thức tu dưỡng và rèn luyện, có thái độ cư sử đúng much với bạn bè, tham gia đầu đủ các hoạt động của nhà trường, hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động khuyên góp của các cấp các ngành, các đơn vị kết nghĩa. - Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động giáo dục đạo đức vẫn còn thể hiện những mặt yếu kém đó là : + Vẫn còn một số ít học sinh thiếu ý thức kỷ luật chưa vâng lời cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi chưa có ý thức bảo vệ của công, vô lễ với thầy cô giáo, không thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp. Cụ thể còn bỏ giờ, bỏ tiết, trong lớp chưa chú ý nghe giảng chưa có tinh thần giúp đỡ đồng đội, còn gây gổ đánh nhau hoặc có quan hệ với một số thanh niên hư hỏng làm ảnh hưởng đến nhân cách của người học sinh, còn dung túng bao che khuyết điểm cho bạn. + Một số ít các em còn sa đà vào các quán điện tử chưa thực sự thành khẩn khi có lỗi, chưa hoà nhập vào tập thể, còn mặc cảm với hoàn cảnh riêng, chưa thực sự có ý thức tu dưỡng rèn luyện. Vì vậy chất lượng đạo đức của nhà trường trong năm qua vẫn còn có học sinh hạnh kiểm trung bình. Cụ thể, kết quả của khối lớp 6 - Năm học 2009 - 2010 Lớp Năm học 2009 - 2010 Sĩ số Tốt Khá T.Bình Yếu 6A 33 14 14 5 6b 35 25 8 2 6c 35 21 10 4 TS 103 60 32 11 III- Nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức tại trường ptdt nội trú mai sơn: - Hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn nhiều, một số ít phụ huynh còn chưa quan tâm thực sự đến con em mình mà còn giao khoán cho nhà trường nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đạo đức nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. - Các em còn chịu nhiều ảnh hưởng của những phong tục tập quán , nếp sống lạc hậu của gia đình, dòng họ, nơi cư trú... - Sự xuất hiện các quán chát, trò chơi điện tử đã lôi cuốn số học sinh lười học, thiếu sự quản lý của gia đình. - Tổ ấm gia đình tan vỡ thiếu sự giáo dục của người bố hoặc người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em, các em dễ chán nản, dễ bị lôi kéo vào các hiện tượng tiêu cực của xã hội. - Tập thể lớp chưa thật sự đoàn kết có biểu hiện chia rẽ bè phái cũng là một nguyên nhân dẫn đến còn có những cá nhân thiếu ý thức kỷ luật chưa tôn trọng bạn bè. - Việc giáo dục đạo đức còn mang tính đơn điệu, mới chỉ là thông qua các tiết học chính khoá mà thôi. - Giữa giáo viên và học sinh chưa có mối quan hệ gần gũi hoặc đối xử chưa thực sự bình đẳng dẫn đến mối quan hệ giữa các em chưa thật sự thân thiết. phần 3: một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối lớp 7 ở trường ptdt nội trú mai sơn Trên cơ sở nguyên nhân của những thực trạng ngoài các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường ptdt nội trú M
File đính kèm:
- SKKN MON GDCD.doc