Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Liên đội trường Tiểu học

Từ tháng 11 năm 1956, năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành nhiệm vụ chính của đội ta cho đến nay. Ngày 30 tháng 01 năm 1970, Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam vinh dự mang tên Bác Hồ vĩ đại trở thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đây là vinh dự và là trách nhiệm vô cùng lớn của lớp lớp đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Hiện nay với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị ở địa phương công tác Đội trong trường học cũng có tầm quan trọng; đặc biệt là môi trường “Tập hợp giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ và trở thành người công dân có ích trong tương lai”. Tuy nhiên, do tình hình thời đại, phim ảnh nước ngoài tràn vào nước ta, len lỏi đến từng vùng miền, tràn ngập trên phương tiện thông tin đại chúng mang theo một nền văn hoá khác lạ tốt có, xấu có đặc biệt là thói hư tật xấu đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của đại bộ phận thanh thiếu niên, nhi đồng. Với góc độ nhỏ hơn đã làm cho không ít đội viên trở nên người lười nhác, ngổ nghịch, nhiễm những thói hư tật xấu, bạo lực dẫn đến trường hợp học sinh bỏ học, lưu ban, sa sút trong học tập, vi phạm về đạo đức học sinh, thờ ơ với nhiệm vụ chính của mình, để đạt được mục đích thậm chí đánh nhau bất chấp hậu quả về sau.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6046 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Liên đội trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CÙ LAO DUNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN THẠNH 2A
–ìb
 Đề tài:
Người thực hiện: Trịnh Trung Hiếu
 Giáo viên Tổng Phụ Trách Đội
 Năm học 2010 - 2011
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Thực tiễn Liên đội
4
3. Phương hướng giải quyết thực tiển
5
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5
5. Tài liệu nghiên cứu
5
6. Phương pháp nghiên cứu
5
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
A NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
5
1. Công tác tổ chức
5
1.1. Công tác phụ trách đội, sao, chỉ huy đội
5
1.2. Công tác hồ sơ sổ sách
6
1.3. Tập luyện nghi thức
7
2. Công tác phong trào
8
2.1. Phong trào học tập
8
2.2. Về đạo đức tác phong 
9
2.3. Phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT kết hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp & xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
9
B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM 30/01/2011
10
1. Tổ chức
10
2. Phong trào
11
PHẦN III: KẾT LUẬN
13
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC
----------***----------
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt                              
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm!    
Từ tháng 11 năm 1956, năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành nhiệm vụ chính của đội ta cho đến nay. Ngày 30 tháng 01 năm 1970, Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam vinh dự mang tên Bác Hồ vĩ đại trở thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đây là vinh dự và là trách nhiệm vô cùng lớn của lớp lớp đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Hiện nay với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị ở địa phương công tác Đội trong trường học cũng có tầm quan trọng; đặc biệt là môi trường “Tập hợp giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ và trở thành người công dân có ích trong tương lai”. Tuy nhiên, do tình hình thời đại, phim ảnh nước ngoài tràn vào nước ta, len lỏi đến từng vùng miền, tràn ngập trên phương tiện thông tin đại chúng mang theo một nền văn hoá khác lạ tốt có, xấu có đặc biệt là thói hư tật xấu đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của đại bộ phận thanh thiếu niên, nhi đồng. Với góc độ nhỏ hơn đã làm cho không ít đội viên trở nên người lười nhác, ngổ nghịch, nhiễm những thói hư tật xấu, bạo lực dẫn đến trường hợp học sinh bỏ học, lưu ban, sa sút trong học tập, vi phạm về đạo đức học sinh, thờ ơ với nhiệm vụ chính của mình, để đạt được mục đích thậm chí đánh nhau bất chấp hậu quả về sau.
Năm học 2010-2011 tôi nhận nhiệm vụ giáo viên Tổng phụ trách đội trường Tiểu học An Thạnh 2A, qua quan sát thực tế và tham khảo ý kiến lãnh đạo, các anh chị giáo viên và đàn anh đi trước, tôi rút ra kết luận cho tình hình trước mắt: một phần nguyên nhân không nhỏ là do môi trường hoạt động Đội và phong trào Thiếu nhi trong nhà trường chưa thực sự thu hút, chưa cân bằng việc học và chơi, chưa kích thích tính ham muốn hoạt động góp sức, ham muốn cống hiến, chưa xem việc đến trường là một niềm vui. Với những trăn trở đó, được sự động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp và với tin thần trách nhiệm của mình tôi quyết định lựa chọn phương án hoạt động trong năm học 2010-2011: “Đẩy mạnh hoạt động tập thể, nâng cao nhận biết công tác đội cho đội viên, nhi đồng” làm nhiệm vụ hoạt động chính trong công tác đội.
2. Thực tiễn Liên đội.
* Số liệu tổ chức: thời điểm 15/9/2010
Tổng số học sinh toàn trường	: 249 em. 
Trong đó:	Đội viên	: 95 em.
	Nhi đồng	: 153 em.
	Tổng số Chi đội	: 05 chi đội.
	Tổng số Sao Nhi đồng	: 26 sao.
* Thuận lợi: 
- Sự quan tâm chỉ đạo của HĐĐ xã An Thạnh 2 và HĐĐ huyện Cù Lao Dung, cùng với sự lãnh chỉ đạo của BGH nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Chi bộ, Hội đồng sư phạm và Chi đoàn trường rất quan tâm đến công tác Đội, đưa công tác Đội vào Chương trình và Nghị quyết hành động của tổ chức, của đoàn thể trong năm học 2010-2011.
* Khó khăn:
- Trường có nhiều điểm dạy nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Đội.
- Đội ngũ cán bộ của Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội không được bồi dưỡng thường xuyên, hoạt động không đều tay. Phần lớn các em còn rụt rè, thiếu mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
* Những vấn đề khó khăn cấp thiết cần giải quyết trong năm học:
- Công tác tổ chức: Nhìn chung công tác tổ chức khá lủng củng. BCH Liên đội, Chi đội kế thừa chưa đáp ứng được nhiệm vụ thực tiễn. 
	+ Công tác phụ trách đội, sao, chỉ huy đội: Các Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ phụ trách đội, sao do chưa có cơ sở pháp lí và hướng dẫn cụ thể; Bên cạnh đó BCH Liên đội, Chi đội chưa đi vào hoạt động cụ thể do thay đổi cơ cấu và bở ngở với nhiệm vụ mới.
	+ Công tác hồ sơ sổ sách: Hồ sơ đa số thực hiện theo hướng đối phó, chưa đi sâu vào nội dung trọng tâm, còn làm thủ công, không thuận tiện khi thay đổi và chậm trễ do điều kiện khách quan.
	+ Tập luyện nghi thức: Đội nghi thức mất lực lượng chính, lực lượng kế thừa chưa đủ sức đáp ứng nhiệm vụ.
- Công tác phong trào: Đầu năm học, do thay đổi cơ cấu, tổ chức nên phong trào chìm lắng, chưa thể hiện hết vai trò của tổ chức như phong trào học tập, đạo đức tác phong, văn hoá-văn nghệ-thể dục thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	+ Phong trào học tập: Tình hình học tập đầu năm vẫn còn trường hợp các em lơ là trong học tập, đọc bài khó khăn.
	+ Về đạo đức tác phong: Chửi thề, quậy phá, đánh nhau 
+ Phong trào văn hoá, văn nghệ: Vẫn còn thiếu sân chơi cho các em hoạt động thừơng xuyên, đặc biệt là các em yêu thích nhưng năng khiếu còn hạn chế.
	+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hợp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Hoạt động chưa phong phú.
3. Phương hướng giải quyết thực tiển.
- Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản trực tiếp và đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thời gian còn lại trong năm học góp phần tạo nền tảng vững chắc các năm học kế tiếp.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 Phạm vi: Liên đội trường Tiểu học An Thạnh 2A năm học 2010-2011.
 Đối tượng: Ban phụ trách, Đội viên, nhi đồng.
5. Tài liệu nghiên cứu:
	- Kỹ năng công tác phụ trách, Trần Quang Đức, NXB Thanh Niên tháng 11/2008.
	- Kỹ năng công tác thiếu nhi, Khoa công tác thiếu nhi, Học viện Thiếu niên Việt Nam, năm 2002.
	- Tài liệu lớp tập huấn cán bộ phụ trách đội tỉnh Sóc Trăng năm 2008.
	- Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội đồng đội Trung ương, 8/2008.
	- Chương trình công tác đội và phong trào Thiếu nhi Năm học 2010-2011 của Hội đồng đội Huyện Cù Lao Dung.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng hiện tại của Liên đội trước khi thực hiện đề tài.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục thực trạng trên.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1. Công tác tổ chức:
1.1. Công tác phụ trách đội, sao, chỉ huy đội.
1.1.1. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chính là do quan điểm đi theo lối mòn trong công việc “Công tác đội là do Tổng phụ trách vì Tổng phụ trách là người được biên chế phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”. 
- Nguyên nhân thực tế là các năm trước người Tổng phụ trách đội lơ là nhiệm vụ của người phụ trách Đội-Sao, tự ôm trách nhiệm vào mình “Làm dùm anh em để anh em yên tâm dạy học trò” từ đó đã làm không ít giáo viên “Lơ là nhiệm vụ phụ trách đội của chính mình, đứng ngoài cuộc, xem như đó là việc của người khác”.
1.1.2. Hướng giải quyết:
- Chuẩn bị lí luận và tài liệu làm việc.
+ Xem lại tài liệu nghiệp vụ, những qui định về nhiệm vụ, chức năng và đặc trưng của người phụ trách, sau đó trích lược nội dung liên quan đến Đội và vai trò người phụ trách.
+ Lập hồ sơ tổ chức, viết kế hoạch làm việc, thiết kế tài liệu nghiệp vụ về vai trò người phụ trách, phương hướng hoạt động người phụ trách.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Tham mưu với lãnh đạo ban hành quyết định số 69/QĐ-THAT2A ngày 19 tháng 10 năm 2010 về việc thành lập Ban Phụ Trách Đội và Sao nhi đồng năm học 2010-2011 (Ban phụ trách) và quyết định số 70/QĐ-THAT2A ngày 19 tháng 10 năm 2010 về việc ban hành quy chế hoạt động Ban Phụ trách Đội và Sao nhi đồng năm học 2010-2011: Căn cứ vào qui định về phụ trách đội và vai trò, chức năng, đặc trưng của tổng phụ trách đội (trang 25-37 tài liệu tập huấn cán bộ đội tỉnh Sóc Trăng 2008).
+ Sau khi có quyết định tổ chức, ban phụ trách tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân: Giáo viên chủ nhiệm phụ trách đội và lớp nhi đồng của lớp mình. Các Giáo viên bộ môn và các cá nhân khác phụ trách các câu lạc bộ và nhiệm vụ phụ trách cụ thể theo quy chế hoạt động.
1.2. Công tác hồ sơ sổ sách.
1.2.1. Nguyên nhân:
- Do mang tính chất đối phó cho rồi việc và sơ sài trong công tác.
- Hồ sơ thường viết tay nhiều, viết theo mẫu potocoppy vừa xấu lại không đủ nội dung theo tình hình hoạt động của đơn vị.
- Công tác lưu trữ khó khăn, dễ thất lạc, nếu có trục trặc xảy ra thường là phải viết lại từ đầu rất mất thời gian và công sức, đôi lúc không biết bắt đầu từ đâu.
- Việc lập hồ sơ sổ sách còn rập khuôn, máy móc, lo âu, sợ sai, sợ bị kỉ luật nên chưa mạnh dạn đổi mới cách làm cho phù hợp tình hình hiện tại.
1.2.2. Hướng giải quyết:
- Thống nhất cách làm: Thường trực Ban phụ trách tiến hành triển khai việc thành lập hồ sơ sổ sách đội và lớp nhi đồng cho thành viên theo phương hướng tổng thể của nhà trường.
+ Sổ chi đội: tất cả chi đội tiến hành dùng một quyển ghi chép nội dung tổng thể, sơ lược từng hoạt động theo qui định. Định kì các phụ trách đội tiến hành nhập vào máy vi các nội dung đã làm, đã hoạt động theo mẫu thống nhất (nếu phát sinh xin ý kiến thường trực ban quyết định).
+ Sổ nhi đồng: phụ trách có sổ tay và sổ chủ nhiệm hỗ trợ, định kì nhập hồ sơ vào máy vi tính lưu trữ.
+ Sổ sách khác: do Tổng phụ trách phụ trách lập, quản lí, sử dụng. Sau khi hình thành khung cơ bản, nhập nội dung vào máy vi tính lưu trữ.
+ Các bước hoàn thiện hồ sơ sau khi nhập máy vi tính:
Bước 1: Các hồ sơ sau khi nhập dữ liệu vào máy vi tính được khoá mật mã thống nhất và lưu trữ bản gốc phục hồi vào thư mục lưu trữ trên máy chủ nhà trường đồng thời chia sẻ qua mạng LAN.
Bước 2: Thường trực ban đưa tài liệu lên trang google docs của Liên đội lưu trữ, các tài liệu này được đưa đường dẫn sang trang  hoặc truy cập trực tiếp https://docs.google.com/?authuser=0#folders/folder.0.0B-EIu-1g3f1DODA1OWQ2Y2EtNWQxZC00MDcyLWE1NzEtN2ZkZDY3MjZjZmRi cho các phụ trách truy cập, xử lí, sửa chữa, hoàn thiện hồ sơ từng thời điểm.
Các loại hồ sơ sổ sách thống nhất khi báo cáo: sử dụng bản đánh máy vi tính, không viết tay.
+ Về định hướng làm việc hàng tháng, chủ điểm, đột xuất và tài liệu tham khảo cho thành viên ban phụ trách: Ban phụ trách tiến hành lập kế hoạch và thiết kế “Thông tin người phụ trách” từ tháng 11 năm 2010 và lưu trữ trên google docs và violet.vn/th-anthanh2a-soctrang (theo kế hoạch số 10/KH-LĐTHAT2A ngày 25 tháng 10 năm 2010 về việc ban hành “Thông tin người phụ trách”).
1.3. Tập luyện nghi thức.
1.3.1. Nguyên nhân:
- Trong năm học 2009-2010, Ban chỉ huy Liên đội chú trọng xây dựng đội nghi thức chủ yếu là học sinh khối 5 và thành viên ban chỉ huy liên đội, vì thế khi đội viên lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học ra trường đội nghi thức mất lực lượng trầm trọng:
	+ Đội trống: mất thành viên đánh trống cái, các thành viên còn lại là Liên đội phó và các ủy viên nên gây khó khăn trong sinh hoạt và tổ chức lễ.
	+ Năng lực chỉ huy Ban chỉ huy Liên đội còn hạn chế, chưa mạnh dạn và sáng tạo làm chủ tình hình.
	+ Đội nghi thức: Thiếu lực lượng kế thừa và tập luyện không đều tay.
1.3.2. Hướng giải quyết:
- Trước tình hình khó khăn đó, sau khi làm việc với Chi bộ, Hội đồng sư phạm, Chi đoàn nhà trường tôi mạnh dạn đề ra hướng khắc phục từ phương hướng tổng hợp sức mạnh, nhiệt tình và trí tuệ tập thể vượt qua khó khăn trước mắt, củng cố tình hình và bước tiếp tương lai.
	+ Về đội trống: tạm thời chấp nhận đội với hình thức hiện tại, sau khi qua khai giảng tiến hành bước củng cố và cải tổ toàn diện.
Bước 1: Tập hợp các em lại, cho các em tập dợt các bài trống cơ bản, đồng thời Tổng phụ trách và các phụ trách theo dõi rút chốt vấn đề, chọn ra một em có khả năng chuyển lên đánh trống cái và bổ sung tiếp tục một em khác vào lực lượng đội trống.
Bước 2: Sau khi củng cố tình hình, trực tiếp giao nhiệm vụ cho đội trống chọn lựa đội viên khác bổ sung đội (cụ thể 01 thành viên chính thức trực tiếp huấn luyện 02 thành viên mới hàng ngày trong giờ ra chơi khoảng 15phút/buổi/01 tháng); sau khi huấn luyện cơ bản, ban phụ trách tiến hành sàn lọc đội và chọn ra 05 thành viên tốt nhất bổ sung và rút ban chỉ huy liên đội quay về nhiệm vụ chính của mình điều hành công tác Chi, Liên đội.
+ Về Ban chỉ huy Chi, Liên đội: Củng cố tình hình và đề ra kế hoạch đại hội chi, liên đội và thành lập sao nhi đồng theo kế hoạch.
Bước 1: Tiến hành đại hội chi đội bầu ra 03 thành viên ban chỉ huy chi đội.
Bước 2: Củng cố tổ chức, thành lập sao và phân công phụ trách sao cụ thể, rõ ràng.
Bước 3: Đại hội Liên đội bầu ra ban chỉ huy và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, chú trọng các nhiệm vụ: Chỉ huy Phong trào học tập, hoạt động tập thể, phụ trách sao, nghi thức đội.
Bước 4: Mở lớp huấn luyện nghiệp vụ hàng tuần cho Ban chỉ huy Chi, Liên đội, lực lượng phụ trách sao giúp các em củng cố kiến thức và từng bước đi vào hoạt động cụ thể có kết quả (Ban phụ trách nhận định kết quả huấn luyện không phải phát huy trong năm học này mà là các năm học tiếp theo sau khi kiến thức, kỹ năng được hình thành cơ bản có tính kế thừa ở những đội viên ưu tú).
+ Về Đội nghi thức: Kết hợp với việc huấn luyện là tập hợp đội nghi thức cơ bản, định hình cho các lớp tiếp theo. Sau khi hoàn thành, ban phụ trách chú trọng phát huy tự quản của đội, tiến hành xây dựng đội ngũ mới dựa vào lực lượng dự bị đội viên và đội viên mới (đặc biệt là đội viên khối 3). Cố gắng hết sức mình đến cuối tháng 05/2011 có thể tổ chức thử nghiệm hội thi nghi thức đội cấp trường.
2. Công tác phong trào: 
2.1. Phong trào học tập.
2.1.1. Nguyên nhân:
- Đầu năm học, các em vẫn còn “dư âm” của nghỉ hè, vẫn chưa có ham thích thật sự đến trường.
- Các em quên nhiệm vụ ôn luyện trong hè, không chú trọng đọc, tập viết trong kì nghỉ.
2.1.2. Hướng giải quyết:
- Tiến hành tham mưu, kết hợp với nhà trường vận động phụ trách đội, nhi đồng “Rèn giỏi, kèm yếu” đẩy nhanh quá trình tiếp thu và rút ngắn khoảng cách học tập của các em.
- Song song với việc làm của phụ trách đội, nhi đồng Ban chỉ huy chi đội đã chỉ huy các đội viên, nhi đồng chăm ngoan tiến hành kèm các học sinh yếu, kém về mọi mặt: tập viết, tập đọc, tập làm toán và nêu ra danh hiệu chiến sĩ hoa điểm mười và chiến sĩ vượt khó trong học tập thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn của các em.
- Cùng với các biện pháp trên, liên đội kết hợp với thư viện tiến hành cho các chi đội, lớp nhi đồng mượn sách, truyện về đọc tại lớp để nâng cao kỹ năng đọc, hiểu và rèn luyện kỹ năng kể chuyện theo sách trước tập thể.
2.2. Về đạo đức tác phong: 
2.2.1. Nguyên nhân:
- Do các em ảnh hưởng của phim ảnh, truyện nhảm nhí và lối sống xung quanh.
- Gia đình ít quan tâm, không hoà thuận.
- Một số em học trễ tuổi tâm sinh lí phát triển hơn các bạn cho nên các em muốn khẳng định mình là hơn, là cao, là trên hết.
2.2.2. Hướng giải quyết:
- Các phụ trách đội, sao tiến hành ngay từ đầu năm cho các em học và làm theo nội qui nhà trường.
- Lồng ghép các tiết sinh hoạt lớp giáo dục nhiệm vụ và đạo đức người học sinh và kỹ năng sống chuẩn mực.
- Các tiết sinh hoạt dưới cờ giáo dục các em thói quen ứng xử và khen ngợi những trường hợp chăm ngoan và có cố gắng trong tuần, tháng qua.
- Ban phụ trách và các đoàn thể trong nhà trường hạ quyết tâm: đầu năm học tất cả mọi việc cần phải nghiêm khắc và đặc yêu cầu cao đối với các em, giúp các em đi vào nề nếp, có thói quen hoạt động đúng mực sau đó tuỳ vào tình hình thực tế mà bàn phương án gia giảm.
- Đối với các em trễ tuổi: cần căn cứ vào tâm sinh lí hiện tại của các em mà có hành động giáo dục cụ thể, hợp lí, đúng vai trò trách nhiệm, giúp các em thoải mái trong học tập và vui chơi.
* Tất cả các biện pháp trên có điểm lưu ý quan trọng và cấp thiết: Khen ngợi, động viên, giúp đỡ phải hành động công khai, rộng rãi; phê bình, khiển trách: áp dụng hình thức nói chuyện riêng, giáo dục đúng nơi, đúng chổ, đúng việc, đúng người và phải suy nghĩ hình thức xử lí tế nhị, hợp lí tạo cho các em thoải mái, tâm phục, khẩu phục.
2.3. Phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT kết hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp & xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2.3.1. Nguyên nhân:
- Do hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt đội.
- Chưa đề ra hướng hành động “mở”, “sáng tạo”.
2.3.2. Hướng giải quyết:
- Ban phụ trách tham mưu với nhà trường thành lập các hình thức hoạt động tập thể có hiệu quả:
	+ Câu lạc bộ Văn nghệ “Chim Sơn Ca”: tập hợp các em có sở thích âm nhạc, ca múa, kể chuyện vào sinh hoạt định kì hàng tuần. Từng bước chủ nhiệm Câu lạc bộ nâng dần hình thức tổ chức, hình thức sinh hoạt với phương châm “Câu lạc bộ là sân chơi bổ ích giúp các em thoải mái sau những giờ học căn thẳng và mệt mỏi”. Từ hoạt động câu lạc bộ văn nghệ, Ban phụ trách tiến hành củng cố và mở rộng có tính kế thừa đội văn nghệ nhà trường vững chắc, nâng dần hiệu quả hoạt động. 
+ Từ đội văn nghệ và Ban chỉ huy chi đội, liên đội và phụ trách sao: Đội tuyên truyền măng non và phát thanh măng non từng bước hình thành và kiện toàn bộ máy hoạt động, đưa tiếng nói của liên đội đến tận đội viên học sinh với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn.
+ Câu lạc bộ viết chữ đẹp cũng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2010 sinh hoạt thường xuyên và huấn luyện đội tuyển viết chữ đẹp 13 thành viên dự thi Vở sạch chữ đẹp cấp huyện vào tháng 02/2011.
+ Ban văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường tiến hành thử nghiệm và đưa vào hoạt động các hình thức vui chơi thể thao kết hợp hoạt động trường học thân thiện, học sinh tích cực như:
Tiến hành cho các em vui chơi tập thể kéo co, nhảy bao, ...
Luyện tập các đội hoạt động theo sở thích: Bóng đá, cầu đá chuẩn bị giao lưu trường bạn vào cuối năm học thời điểm chào mừng 70 năm ngày thành lập đội 15/5/1941-15/5/2011.
Sinh hoạt dưới cờ các lớp luân phiên nhau trực tuần: nhận xét hoạt động, phát động thi đua, hát, múa, kể chuyện theo sách, kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ  tạo không khí vui tươi sinh động ngày đầu tuần đến lớp.
Ngoài các hoạt động trên, Ban phụ trách đề ra cách làm mới vừa kết hợp nhiều mảng, nhiều hình thức lại với nhau nhằm từng bước nâng dần nhận thức toàn diện cho các em như: phong trào kế hoạch nhỏ kết hợp với bảo vệ môi trường; phong trào Trần Quốc Toản với tết vì bạn nghèo, giúp đỡ bạn mồ côi vượt qua khó khăn học tập; phong trào giúp đỡ bạn khuyết tật học tốt, bạn chậm hiểu phấn đấu vươn lên trung bình.
B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM 30/01/2011.
	Với vị trí và tầm quan trọng của tổ chức, mọi hoạt động của đội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của trường, do đó, Thường trực Ban phụ trách đã chủ động thăm dò ý kiến của Đội viên, nhi đồng qua quá trình hoạt động từ đầu năm đến thời điểm 30/01/2011. Qua tổng hợp ý kiến thăm dò, Ban phụ trách rút ra kết quả hoạt động bước đầu cho thấy:
1. Tổ chức.
	- Các phụ trách đã chủ động nâng cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động đội, sao nhi đồng trong lĩnh vực mình phụ trách; đoàn kết hoạt động thành một thể thống nhất, chia sẻ công việc, sáng tạo trong chuyên môn góp phần nâng dần chất lượng hoạt động trong chi đội, lớp và cho toàn đơn vị.
	- Qua đánh giá thời gian và quá trình đầu tư, Ban thống nhất cùng một điều kiện làm việc thì sau khi áp dụng phương án mới thời gian dành cho việc hoàn tất hồ sơ sổ sách rút lại rất ngắn, thời gian còn lại có thể suy nghĩ, mở rộng hình thức hoạt động sinh động và phù hợp hơn, cụ thể là:
STT
Nội dung
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
1
Thời gian hoàn tất số liệu tổ chức:
04 ngày.
01 ngày
2
Thời gian trình bày sổ sách:
04 ngày
02 ngày
3
Lập kế hoạch năm:
03 ngày
01 ngày
4
Kế h

File đính kèm:

  • docSKKN Doi TNTP NH 20102011.doc