Một số biện pháp nhằm nâng cao giáo dục đạo đức học sinh THCS

Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” Bởi vậy, một trong những đổi mới của giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quá trình đất nước tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực đã tác động đến học sinh phổ thông nói chung, học sinh THCS nói riêng thì nó còn làm phát sinh những vấn đề mà mỗi một nhà trường cũng như mỗi một thầy cô giáo cần phải hết sức quan tâm đó là bản sắc văn hóa dân tộc, nhân cách phẩm chất đạo đức bị đe dọa. Khi đất nước tham gia Hội nhập kinh tế Quốc tế thì học sinh phổ thông chúng ta không sao tránh khỏi sự tiếp cận với những sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mặt khác, giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một nhà trường. Chất lượng giáo dục đạo đức được coi trọng, có chất lượng và có hiệu quả thì kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên vì chất lượng đạo đức của học sinh có mối quan hệ hết sức mật thiết và có tác dụng thúc đẩy tới tất cả các mặt giáo dục khác.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao giáo dục đạo đức học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ BIỆN PHÁPNHẰM NÂNG CAO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS
A/ Đặt vấn đề:
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” Bởi vậy, một trong những đổi mới của giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quá trình đất nước tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực đã tác động đến học sinh phổ thông nói chung, học sinh THCS nói riêng thì nó còn làm phát sinh những vấn đề mà mỗi một nhà trường cũng như mỗi một thầy cô giáo cần phải hết sức quan tâm đó là bản sắc văn hóa dân tộc, nhân cách phẩm chất đạo đức bị đe dọa. Khi đất nước tham gia Hội nhập kinh tế Quốc tế thì học sinh phổ thông chúng ta không sao tránh khỏi sự tiếp cận với những sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mặt khác, giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một nhà trường. Chất lượng giáo dục đạo đức được coi trọng, có chất lượng và có hiệu quả thì kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên vì chất lượng đạo đức của học sinh có mối quan hệ hết sức mật thiết và có tác dụng thúc đẩy tới tất cả các mặt giáo dục khác.
 Với cương vị là một cán bộ quản lý hiện đang làm nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của một trường THCS, trước tình hình đổi thay và Hội nhập kinh tế Quốc tế của đất nước, trước diễn biến thiếu tính ổn định, bền vững và thực trạng về chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường qua mấy năm gần đây. Sau nhiều năm trăn trở, suy tư, nghiên cứu tài liệu, cộng với sự giúp đỡ tận tình, đầy trách nhiệm của tập thể sư phạm nhà trường. Đồng thời, trải qua một thời gian khá dài bản thân đã không quản ngại khó khăn, vất vả để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ở các bậc đàn anh, ở đồng chí, đồng nghiệp. Tất cả đó, đã đúc rút cho bản thân một số biện pháp nhỏ sau đây để cùng với tập thể sư phạm nhà trường trong năm học vừa qua đã thực sự đẩy lùi, làm hạn chế và có những chuyển biến tích cực góp phần ổn định về chất lượng đạo đức cho học sinh, góp phần quan trọng để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
B/ Thực trạng
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường trong những năm trước đây.
 Qua tìm hiểu cũng như theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay, một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống. Tính kiên định, bản lĩnh cá nhân, tính tự chủ bản thân còn nhiều hạn chế, do đó rất dễ bị lôi kéo vào những việc làm xấu. Cũng từ đó, trong các nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường nói riêng hiện tượng học sinh vi phạm Điều lệ nhà trường phổ thông, nội quy trường lớp, vi phạm tư cách đạo đức có chiều hướng gia tăng. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh. BGH, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chỉ giải quyết, xử lý khi học sinh vi phạm. Giáo viên chủ nhiệm thiếu theo dõi uốn nắn, xử lý kịp thời và kiên quyết xử lý những vi phạm của học sinh. Giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy chỉ chú trọng dạy tri thức khoa học của nhân loại mà quên việc giáo dục nhân cách cho học sinh, xem nhẹ hoặc không đặt yêu cầu cao đối với môn giáo dục công dân, thiếu quan tâm đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Từ những hạn chế chung của lứa tuổi học đường kể trên đã tác động và phần nào trực tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đạo đức học sinh của nhà trường trong những năm học vừa qua. Sự phản ánh đó được thể hiện qua kết quả phân loại hạnh kiểm và số lượng học sinh cá biệt vi phạm nghiêm trọng nội quy, Điều lệ nhà trường phổ thông (L. Kém) qua các năm học như sau:
Năm học
T. số 
HS
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Loại Kém
SL
%
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
2005-2006
635
259
40.8
303
47.7
44
6.9
26
4.1
3
0.5
2006-2007
607
236
38.9
297
48.9
38
6.2
35
5.8
1
0.2
2007- 2008
596
239
40.1
288
48.3
44
7.4
23
3.9
2
0.3
 C/ Giải quyết vấn đề.
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường nói chung và của mỗi thầy cô giáo nói riêng đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của học sinh được phát triển một cách đúng đắn. Giúp cho học sinh có những hành vi, ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: Mối quan hệ của cá nhân học sinh với xã hội, với những người sống xung quanh; Mối quan hệ của cá nhân học sinh với lao động; Mối quan hệ của cá nhân học sinh với chính bản thân mình. Để hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh trong năm học 2008 – 2009 nhà trường đã tập trung hướng tới những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
 + Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; Giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định.
 + Biến kiến thức đạo đức của học sinh thành niềm tin và nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
+ Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho các hành vi luôn theo đúng các yêu cầu về đạo đức.
+ Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
+ Giáo dục cho học sinh kỹ năng lối sống, văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng, sự quý mến lẫn nhau với mọi người xung quanh.
 Trên cơ sở những đặc điểm và thực trạng chất lượng đạo đức học sinh của nhà trường qua mấy năm học gần đây. Đồng thời, qua việc nghiên cứu và tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trong năm học 2008 – 2009 với một số biện pháp nhỏ sau đây:
I/. Xây dựng nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Xây dựng nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh là một giải pháp hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Cảnh quan môi trường sư phạm; trường ra trường; lớp ra lớp; thầy ra thầy có vai trò chủ đạo, tiên quyết và định hướng cho toàn bộ qúa trình hình thành nhân cách cho học sinh và cũng là cơ hội, điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Để thực hiện giải pháp này bản thân đã tập trung chỉ đạo và thực hiện những vấn đề cơ bản sau:
1.1 Xây dựng môi trường, cảnh quan nhà trường Xanh Sạch đẹp.
 Xây dựng môi trường, cảnh quan nhà trường Xanh Sạch đẹp là một trong năm tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xây dựng môi trường, cảnh quan nhà trường Xanh Sạch đẹp là tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm khuôn viên cảnh quan nhà trường để tất cả đều toát lên nội dung ý nghĩa để giáo dục đạo đức cho học sinh. Là tạo nên bầu không khí giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong mỗi lớp học: sôi nổi, hứng thú, say mê, tích cực, tự giáctạo nên một phong cách sinh hoạt vui nhộn, đoàn kết, gắn bó, thân thiện, nghiêm túc thông qua các biểu hiện cơ bản: Nề nếp tốt; trật tự tốt; ngăn nắp gọn gàng; nghiêm túc; có dư luận tập thể tốt; ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ; phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất và có quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trường. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa. Nhà trường, giáo viên phải thương yêu, tôn trọng học sinh. Học sinh phải hết mực kính trọng thầy cô giáo; với bạn bè thì luôn luôn đoàn kết, thân ái; giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
 Để có được những nội dung trên bản thân đã thường xuyên chỉ đạo tập thể cán bộ, giáo viên và HS trong toàn trường thực hiện những vấn đề sau đây:
 1.1.1 Xây dựng nề nếp thi đua trong giáo viên và trong học sinh.
 Cùng với BGH và tập thể giáo viên đã bàn bạc thảo luận xây dựng 10 nề nếp thi đua, trong đó các nề nếp có tác dụng thiết thực nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh như: Nề nếp đi học đầy đủ, đúng giờ; Nề nếp sinh hoạt đầu buổi học (15ph); nề nếp tư cách và sinh hoạt Đội; nề nếp thực hiện các điều cấm; nề nếp thực hiện an toàn giao thông, bảo vệ tài sản; Với các nề nếp thi đua này hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổ chức lớp đánh giá nhận xét ưu, khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân để trên cơ sở đó làm căn cứ xếp loại hạnh kiểm hàng tuần. Cũng từ các nề nếp thi đua đó hàng tuần BGH sử dụng tiết chào cờ đánh giá nhận xét phong trào thi đua của từng đơn vị lớp, biểu dương những học sinh học tập tốt rèn luyện tốt trong tuần và phê bình nhắc nhở những tập thể, học sinh còn vi phạm khuyết điểm, phong trào thi đua còn hạn chế.
 Với cán bộ, giáo viên tại hội nghị công nhân viên chức đầu năm học đã cùng nhau xây dựng và thống nhất biểu quyết thông qua thực hiện 22 nội dung lượng hóa chỉ thị 40 của Ban bí thư làm tiêu chí thi đua, làm căn cứ phân loại giáo viên hàng tháng, hàng kỳ và cả năm học.
1.1.2. Thường xuyên duy trì và thực hiện tốt nề nếp trực nhật vệ sinh, giữ gìn môi trường Xanh sạch đẹp.
 Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này trước hết bản thân đã cùng với các đồng chí trong nhóm hành chính xây dựng kế hoạch mua sắm các vật dụng, vật tư  cần thiết để trang bị cho các đơn vị lớp. Đồng thời cùng với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi đôn đốc các tập thể lớp hàng ngày thực hiện nhiệm vụ quét dọn, lau chùi, sắp xếp: phòng học, các phòng chức năng sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Đặc biệt bố trí mỗi ngày một đơn vị lớp làm nhiệm vụ trực ban quét dọn sân trường, đường đi lối lại, các dãy nhà vệ sinh Giao chỉ tiêu cụ thể cho các lớp thường xuyên có nhiệm vụ chăm sóc bồn hoa, thảm cỏ, trồng cây xanh
1.2 Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy tốt và học tốt.
 Để thực hiện khả thi giải pháp này bản thân đã thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh để ngay từ đầu năm học cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng, tu sửa kịp thời, những trang thiết bị, tài liệu tham khảo được mua sắm bổ sung đầy đủ. Năm học 2008 - 2009 chính quyền địa phương, Hội phụ huynh đã chi gần 100 triệu đồng để xây dựng các công trình vệ sinh cho cán bộ giáo viên và học sinh; Nâng cấp nhà công vụ cho giáo viên ở xa đến công tác tại trường, tu sửa phòng học, phòng chức năng, mua bổ sung tài liệu tham khảo, hóa chất, đồ dùng thiết bị dạy học.Hoạt động xã hội hóa giáo dục được củng cố và nâng lên đã góp phần không nhỏ thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Song song với nhiệm vụ tham mưu để có được cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập bản thân đã hợp đồng giao trách nhiệm cho bảo vệ trường thường xuyên có mặt tại trường để trông giữ, bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường của giáo viên và của học sinh. Mặt khác, vào đầu năm học BGH, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ trường đến tận từng phòng học giao ký biên bản bàn giao cơ sở vật chất, các tài sản được trang bị trong phòng học để sử dụng và bảo quản, giữ gìn. Đồng thời cũng giao trách nhiệm cho cán bộ hành chính và đặt yêu cầu cụ thể với giáo viên bộ môn khi sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học phải tuân thủ tuyệt đối ý thức sử dụng có hiệu quả, giữ gìn, bảo quản tốt các thiết bị dạy học.
 1.3 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và lấy các tấm gương đạo đức tốt để giáo dục học sinh.
 Thông qua nội dung chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua các buổi ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm (15/10; 20/11; 3/2; 26/3; 30/4/; 19/5) để tuyên truyền giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng của các bậc vĩ nhân tiền bối; những phẩm chất đạo đức trong sáng mang đậm bản sắc đạo đức truyền thống dân tộc Việt nam đó là truyền thống đoàn kết chống thiên tai; chống thù trong giặc ngoài; là tinh thần yêu quê hương, đất nước, con người Việt nam; là đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo đó là truyền thống thiếu niên và nhi đồng Việt nam luôn luôn khắc sâu vào trái tim mình học tập và rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạyĐồng thời cũng thông qua chương trình ngoại khóa hoặc sử dụng một phần thời gian tiết chào cờ đầu tuần để biểu dương, khen ngợi những gương mặt học sinh của nhà trường có hành vi đạo đức chuẩn mực làm tấm gương sáng để học sinh trong toàn trường noi theo và học tập.
1.4 Phối hợp với gia đình, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Đây là một giải pháp nhằm giúp cho giáo viên nắm bắt thêm nguồn thông tin về sự rèn luyện đạo đức của người học sinh; Mặt khác, giải pháp này còn tăng thêm sức mạnh và có hỗ trợ tích cực để giáo viên cũng như nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Với ý nghĩa đó thời gian qua bản thân đã chủ động phối hợp với các tổ chức: Công đoàn; Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Thông qua các tổ chức này một mặt yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên thường xuyên rèn luyện, trau dồi năng lực chuyên môn, kỷ năng phương pháp giảng dạy, giáo dục rèn luyện học sinh để mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng chuẩn mực về đạo đức để học sinh noi theo. Mặt khác thông qua các tổ chức này giúp cho các giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có thêm những nguồn thông tin cần thiết về tinh thần ý thức học tập, rèn luyện, đặc điểm bản thân , hoàn cảnh gia đình; tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động khác,  để từ những nguồn thông tin cần thiết này giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm mới có được những giải pháp giáo dục phù hợp hoặc có những chia sẻ tình cảm chân thành, sâu lắng, gần gủitạo cơ hội và điều kiện thuận lợi giúp các em học sinh sớm có định hướng hoặc hoàn thành nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách tốt đẹp nhất. Đồng thời thông qua tổ chức Đội lập danh sách học sinh của nhà trường theo từng thôn xóm. Trên cơ sở học sinh các thôn xóm nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh, chi đoàn thanh niên, ban chỉ huy xóm để thường xuyên nắm bắt được những thông tin cần thiết của học sinh trong thời gian không đến trường để có những giải pháp giáo dục thích hợp và sát đúng. Mặt khác, cũng thông qua các tổ chức này cũng tạo thêm nguồn sức mạnh để giáo dục đạo đức cho các em. 
II. Đổi mới công tác chủ nhiệm. 
 Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sịnh. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là linh hồn, là máu thịt của lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh cũng như mọi hoạt động của lớp; là cầu nối hữu hiệu với BGH, với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, với đội ngũ thầy cô giáo bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm còn là người cố vấn tổ chức mọi hoạt động tự quản của lớp. Để công tác chủ nhiệm thực sự được đổi mới, có tác dụng nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức trong năm học qua đã tập trung chỉ đạo và thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: 
 2.1 Lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực sư phạm, kỷ năng giáo dục rèn luyện học sinh phù hợp với lớp chủ nhiệm. 
 Trong năm học qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã được BGH lựa chọn, để mỗi một đồng chí giáo viên chủ nhiệm hội tụ đủ các tiêu chuẩn cơ bản sau: tinh thần trách nhiệm; năng lực chuyên môn; phương pháp giáo dục rèn luyện học sinh; điều kiện, hoàn cảnh gia đình, bản thân; sự gắn bó và tấm lòng mê say với nghề dạy học; có kiến thức kinh nghiệm về tâm sinh lý học sinh. Phân công giáo viên chủ nhiệm một cách phù hợp giữa hoàn cảnh, điều kiện của giáo viên với lớp chủ nhiêm; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh.
2.2 Xây dựng nội dung ký cam kết đầu năm học và tổ chức thực hiện lời cam kết.
 Bước vào đầu năm học 2008 - 2009 BGH, tập thể giáo viên chủ nhiệm, đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đại diện Hội cha mẹ học sinh đã dựa vào cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung; Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, bàn bạc, thảo luận và thống nhất xây dựng 10 nội dung để cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh ký cam kết thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mười nội dung ký cam kết: Vừa thể hiện tinh thần ý thức, ý chí quyết tâm của tập thể sư phạm nhà trường tích cực phấn đấu thực hiện thành công, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Hai không” và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Vừa thể hiện sâu sắc nội dung để giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách cho mỗi thầy cô giáo và các em học sinh trong toàn trường. Để mười nội dung ký cam kết được thực hiện tốt có hiệu quả trước hết yêu cầu tất cả học sinh trong toàn trường phải học thuộc và tự xây dựng cho mình kế hoạch, giải pháp để thực hiện tốt mười điều cam kết ấy. Hàng ngày trong thời gian sinh hoạt 15 phút đầu buổi học lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện những nội dung cam kết, cuối tuần trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm tổ chức đánh giá từng cá nhân thực hiện những nội dung cam kết. Giáo viên chủ nhiệm, tập thể lớp hàng tuần bên cạnh tuyên dương những học sinh thực hiện tốt thì cũng nhắc nhở, phê bình những học sinh còn thực hiện chưa tốt; hoặc có biểu hiện lệch lạc, thiếu tinh thần trách nhiệm với trường, với lớp và ngay cả với bản thân mình. Đối với những học sinh hay vi phạm và đã được tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhiều lần mà vẫn tiếp tục vi phạm thì giáo viên chủ nhiệm có thể mời bố, mẹ của những học sinh đó đến trường cùng phối hợp giáo dục hoặc có thể lập biên bản báo cáo với BGH nhà trường.
2.3 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, sát đúng với đặc điểm chất lượng đạo đức lớp chủ nhiệm. Đặc biệt xây dựng nội dung kế hoạch biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của lớp. 
 Mỗi một giáo viên đã được lựa chọn làm giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết BGH yêu cầu nắm bắt một cách chính xác, cụ thể về những đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm, từng học sinh cụ thể; nắm bắt những thuận lợi, khó khăn của lớp để từ đó xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp sát đúng với đặc điểm của lớp. Đặc biệt, cần quan tâm cân nhắc, lựa chọn để đưa ra các giải pháp phù hợp hiệu quả để giáo dục những học sinh cá biệt của lớp. Một trong những giải pháp được các giáo viên chủ nhiệm vận dụng có hiệu quả trong năm học vừa qua làm chuyển biến chất lượng giáo dục học sinh cá biệt là: phân công những học sinh tích cực, đạo đức tốt kèm cặp, theo dõi, động viên, uốn nắn những học sinh cá biệt để từ đó hạn chế, đẩy lùi những khuyết điểm, những thói hư, tật xấu trong học tập, trong trèn luyện.
2.4 Tổ chức đúc rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm đối với nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh qua từng học kỳ.
 Để nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, chuyển biến tích cực, sau mỗi học kỳ muốn có được bài học kinh nghiệm và có điều kiện để điều chỉnh một số giải pháp thực sự chưa phù hợp, sát đúng với yêu cầu đề ra ngoài việc thu thập thông tin từ các giáo viên bộ môn để nắm bắt một cách toàn diện hiệu quả giáo dục đạo đức, chất lượng đạo đức của học sinh, sự tiến bộ của đối tượng học sinh cá biệt, còn yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm báo cáo cụ thể chi tiết những việc đã làm được, chưa làm được, những khó khăn vướng mắc, những nguyên nhân cản trở đến nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm. Với những thông tin thu nhận được mới tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm nhằm: tiếp tục đưa ra và bàn bạc những giải pháp mới mang tính khả thi và phù hợp hơn. 
2.5 Thực hiện thường xuyên và có hiệu qủa thiết thực nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp và giải pháp xếp loại hạnh kiểm hàng tuần.
 Sau một tuần học tập và rèn luyện của học sinh điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là thông qua tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm mới có điều k

File đính kèm:

  • docSKKN(9).doc