Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hội phụ huynh trong trường THCS
Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, cũng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đều khẳng định: " Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển " Tiếp tục khẳng định và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Chính phủ đã có nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 "Về đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục, ytế, văn hóa và thể thao." Nghị quyết này đã tạo giúp cho ngành giáo dục đào tạo có điều kiện nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục - đào tạo một cách toàn diện hơn, vững chắc hơn. Đồng thời đã phát huy được tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp giáo dục Để từ đó nghành giáo dục đào tạo mới có đủ cơ hội và điều kiện góp phần tích cực cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đẩy mạnh " Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa" đất nước và tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với xu thế hội nhập thế giới một cách toàn diện. Là một trường THCS thuộc miền núi vùng cao, xa trung tâm huyện thị trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, do đó công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động của tổ chức Hội phụ huynh trong nhà trường nói riêng đang còn nhiều bất cập và hạn chế. Là một cán bộ quản lý hiện đang công tác tại trường, qua thời gian nhiều năm tìm kiếm, suy tư và được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp để có được những giải pháp nhỏ sau đây cùng với tập thể phụ huynh học sinh trong toàn trường làm chuyển biến tích cực hoạt động Hội phụ huynh học sinh.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hội phụ huynh trong trường THCS. A/ Đặt vấn đề: C ác văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, cũng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đều khẳng định: "Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển" Tiếp tục khẳng định và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Chính phủ đã có nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 "Về đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục, ytế, văn hóa và thể thao." Nghị quyết này đã tạo giúp cho ngành giáo dục đào tạo có điều kiện nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục - đào tạo một cách toàn diện hơn, vững chắc hơn. Đồng thời đã phát huy được tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp giáo dục Để từ đó nghành giáo dục đào tạo mới có đủ cơ hội và điều kiện góp phần tích cực cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đẩy mạnh " Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa" đất nước và tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với xu thế hội nhập thế giới một cách toàn diện. Là một trường THCS thuộc miền núi vùng cao, xa trung tâm huyện thị trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, do đó công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động của tổ chức Hội phụ huynh trong nhà trường nói riêng đang còn nhiều bất cập và hạn chế. Là một cán bộ quản lý hiện đang công tác tại trường, qua thời gian nhiều năm tìm kiếm, suy tư và được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp để có được những giải pháp nhỏ sau đây cùng với tập thể phụ huynh học sinh trong toàn trường làm chuyển biến tích cực hoạt động Hội phụ huynh học sinh. Những hoạt động của Hội cùng với tập thể sư phạm nhà trường đã thực sự làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, góp phần quan trọng thúc đẩy nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. B/ Thực trạng hoạt động Của hội phụ huynh trong những năm học qua. Với đặc điểm là một trường THCS miền núi vùng cao bên cạnh điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn là ý thức, trách nhiệm của các bậc phụ huynh về sự đầu tư thời gian, vật chất phục vụ trực tiếp cho con em để có được cơ hội học tập tốt, rèn luyện tốt chưa được đồng đều và chưa được là bao. Sự quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học để các thầy cô giáo, các em học sinh có được điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập chưa tương xứng với yêu cầu tối thiểu của cấp học. Sự động viên, khích lệ thầy cô giáo, các em học sinh vượt lên khó khăn để giành những thành tích cao trong giảng dạy, trong học tập chưa được phát huy mạnh mẽ tích cực và thiếu tính ổn định, thường xuyên. Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có sự động viên chia sẻ kịp thời, chưa có tác dụng thiết thực hữu hiệu nên sự cố gắng vươn lên của đối tượng học sinh này đang bị kìm hãm và hạn chế. Sự phối kết hợp giáo dục rèn luyện học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh cá biệt giữa nhà trường với Hội phụ huynh còn nhiều bất cập, có khi còn bộc lộ thiếu tính sư phạm, chất lượng, hiệu quả đạt được còn thấp. Hoạt động của hội phụ huynh đang còn mang tính bột phát, thời vụ thiếu sự tổ chức sáng tạo, khoa học do vậy hoạt động của Hội còn thể hiện rất rõ tính hành chính, sự vụ chưa đi sâu vào những việc làm mang tính chuyên môn để tạo giúp cho nhà trường có cơ hội và điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục rèn luyện học sinh. Do hoạt động không được thường xuyên nên tạo ra sự nghi ngờ, mất đoàn kết, thiếu tin tưởng giữa nhà trường với Hội phụ huynh, giữa phụ huynh với phụ huynh C/ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hội phụ huynh trong nhà trường. Trên cơ sở đặc điểm tình hình về điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế dân sinh của địa phương Với thực trạng hoạt động của tổ chức Hội phụ huynh học sinh trong những năm học trước đây. Với sự yêu cầu cần đổi mới về công tác tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của mỗi một cán bộ quản lý trong các nhà trường. Bằng sự học hỏi qua đồng chí, đồng nghiệp, với những thông tin kiến thức qua tham quan thực tế ở một số trường bạn. Đặc biệt với sự sàng lọc, cân nhắc lựa chọn đúc rút kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp, và trải qua một thời gian thực tế thể nghiệm tại đơn vị bản thân xin được mạo muội nêu lên một số biện pháp nhỏ sau đây, tuy chưa mang lại kết quả to lớn nhưng đã góp phần tích cực để làm chuyển biến và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội phụ huynh học sinh ở đơn vị mình. 1/ Quán triệt sâu rộng trong Hội đồng sư phạm nhà trường về vai trò, ý nghĩa của hoạt động Hội phụ huynh đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu về chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, hoạt động của hội phụ huynh có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Đó là cầu nối hữu hiệu để mỗi thầy cô giáo nắm bắt một cách chính xác những nguồn thông tin tích cực, tiêu cực từ phía học sinh. Để từ đó, trong quá trình giảng dạy, giáo dục rèn luyện học sinh mỗi một thầy cô giáo mới có những điều chỉnh thích hợp, sát đúng với từng đối tượng học sinh. Đó còn là nguồn động viên cỗ vũ hết sức to lớn đối với nhiệm vụ trồng người của thầy cô giáo, nhiệm vụ học tập rèn luyện của các em học sinh. Là động cơ thúc đẩy, là sức mạnh truyền cảm cho mỗi thầy cô giáo, các em học sinh khắc phục mọi khó khăn, quật ngã những thói hư, tật xấu, những hành vi tiêu cực làm kìm hãm đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, hiệu quả giảng dạy của mỗi thầy cô giáo cũng như học tập rèn luyện của các em học sinh. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ huynh vừa là nhiệm vụ cao cả của mỗi thầy cô giáo, đồng thời cũng là quyền lợi thiết thực, quý báu của mỗi chúng ta. Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội phụ huynh còn là động lực, sức mạnh tổng hợp để mỗi một thầy cô giáo mau chóng "Lớn khôn" " Trưởng thành" trong nghề dạy học, tăng thêm truyền thống đạo lý " Uống nước nhớ nguồn" và " Tôn sư, trọng đạo". 2/ Làm tốt công tác chuẩn bị cho mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có liên quan. Chúng ta ai cũng nhận thức được rằng: công tác chuẩn bị đầy đủ, cụ thể, chu đáolà điều kiện tiên quyết sự thành công hay thất bại khi thực thi bất kỳ công việc hay hoạt động nào. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ huynh bản thân đã tập trung chỉ đạo các tổ chức, các cá nhân liên quan làm tốt công tác chuẩn bị sau đây: + Đối với các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn - Đội. - Chuẩn bị những nội dung cần thiết để trình bày trước Hội phụ huynh về những yêu cầu của tổ chức mình và kính đề nghị Hội phụ huynh tạo điều kiện giúp đỡ để các tổ chức này: Vừa xây dựng tổ chức mình ngày càng vững mạnh, vừa có điều kiện thuận lợi để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. + Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm - Dưới sự hướng dẫn của Ban giám hiệu chuẩn bị tốt nội dung họp phụ huynh theo từng đơn vị lớp, tìm hiểu chu đáo, kỹ càng, lựa chọn chính xác để giới thiệu với Ban giám hiệu các vị phụ huynh có đủ điều kiện và tiêu chuẩn tham gia vào Ban chấp hành Hội phụ huynh toàn trường và của lớp. Xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội phụ huynh của lớp, của trường để làm tốt công tác chủ nhiệm. Đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục những học sinh cá biệt của lớp, động viên giúp đỡ những học sinh của lớp có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc sức khỏe, trí tuệ còn hạn chế. + Đối với bản thân - Chuẩn bị nội dung và dự kiến thời gian thích hợp để tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm học. Trong đó có nội dung, kế hoạch xây dựng tổ chức Hội phụ huynh học sinh. Nội dung, kế hoạch phải nêu lên được sự cần thiết phải tổ chức và nâng cao hiệu quả mọi hoạt động của Hội phụ huynh học sinh mà nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm là sự phối kết hợp giữa gia đình học sinh - nhà trường - thầy cô giáo, tạo điều kiện thuận lợi để làm chuyển biến chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. (Thời gian tổ chức hội nghị phụ huynh từ ngày10 - 15 tháng 8) - Chuẩn bị nội dung, và những yêu cầu cụ thể cho các hoạt động hỗ trợ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ nhân viên hành chính với hoạt động của Hội phụ huynh. - Phối hợp với chính quyền địa phương, giáo viên chủ nhiệm dự kiến nhân sự Hội trưởng hội phụ huynh và các thành viên thường trực Hội. (Hội trưởng hội phụ huynh và các thành viên thường trực Hội phải là những phụ huynh có con, cháu hiện đang học tại trường với học lực và hạnh kiểm đạt từ loại khá trở lên, còn có đủ sức khỏe, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nói chung, với sự nghiệp giáo dục của địa phương nói riêng. Có uy tín trong tập thể phụ huynh của lớp, của khối hoặc cả trường. Có tinh thần trách nhiệm với con em, với nhà trường, có sự đồng cảm, ứng xử lịch sự, văn minh. Nhanh nhạy, sáng tạo và có những hiểu biết cần thiết, tối thiểu về hoạt động của Hội phụ huynh trong nhà trường phổ thông nói chung, nhà trường THCS nói riêng.) - Chuẩn bị về tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác về công việc và thời gian cần thiết khi Hội phụ huynh có nhu cầu cần phối hợp để thực thi các hoạt động của Hội. Xây dựng nội dung kế hoạch cần phối hợp, cần có sự giúp đỡ của Hội phụ huynh để xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học. Đặc biệt cung cấp cho Hội phụ huynh những đối tượng học sinh cá biệt về học lực, về hạnh kiểm, về ý thức tự học, tự rèn còn nhiều bộc lộ yếu kém để Hội phụ huynh có kế hoạch theo dõi, phối hợp với cha mẹ của những học sinh đó. Thậm chí phối hợp với cả chính quyền, các tổ chức đoàn thể của địa phương để cùng nhau tìm kiếm lựa chọn giải pháp giáo dục thích hợp và hữu hiệu. 3/ Tổ chức Hội nghị phụ huynh toàn trường, hội nghị bầu Hội trưởng và các thành viên thường trực của Hội. Chuẩn bị bước vào năm học mới, cùng với giáo viên chủ nhiệm tổ chức hội nghị phụ huynh toàn trường. Nội dung hội nghị cơ bản là thông qua các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng các chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được của từng khối lớp và những đề xuất, kiến nghị với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mônHội nghị còn lựa chọn bầu và giới thiệu các vị phụ huynh tham gia vào Ban chấp hành Hội phụ huynh của lớp, của trường. Trên cơ sở danh sách Ban chấp hành phụ huynh của các lớp đã lựa chọn. Dự kiến thời gian tổ chức hội nghị Ban chấp hành phụ huynh toàn trường để bầu Hội trưởng và các thành viên ban thường trực của Hội. Cũng qua hội nghị này, các thành viên tham gia hội nghị sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận nội dung chương trình hoạt động của Hội. Nội dung hoạt động của Hội phụ huynh được dựa trên cơ sở nội dung điều 46, 47 Điều lệ nhà trường phổ thông và những yêu cầu cụ thể của tập thể sư phạm nhà trường. Sau khi bàn bạc thảo luận đã đi đến thống nhất nội dung hoạt động của Hội phụ huynh tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau đây: - Cùng phối hợp với Ban giám hiệu, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về công tác tham mưu, tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo môi trường, khuôn viên, cảnh quan...góp phần xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, vững chắc, hiện đại. - Cùng có trách nhiệm với Ban giám hiệu, tập thể các thầy cô giáo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh cá biệt về học lực cũng như cá biệt về hạnh kiểm. Thường xuyên theo dõi và kịp thời thông báo với nhà trường và gia đình những học sinh có biểu hiện trốn học để đi chơi ở quán xá, các tụ điểm vui chơi giải trí, hoặc có thể tham gia các tệ nạn khác như đánh bài bạc, rượu chèTừ đó, tích cực phối hợp với Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh, nếu cần thiết phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để đưa ra giải pháp thích hợp nhằm đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực này. Đặc biệt, trực tiếp với những gia đình có con, em bỏ học, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác động viên, thuyết phục chấm dứt hiện tượng học sinh bỏ học sớm đưa các em trở lại trường tiếp tục học tập. - Phối hợp với phụ huynh có học sinh thiếu ý thức học tập, sao nhãng ý thức rèn luyện, cùng với gia đình, nhà trường tìm kiếm, lựa chọn giải pháp thích hợp để giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đại trà. Mặt khác, động viên chia sẻ với những học sinh có gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc sức khỏe, trí tuệ còn hạn chế duy trì tốt nề nếp chuyên cần, nâng cao dần ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập góp phần thúc đẩy và làm chuyển biến chất lượng học tập, kết quả tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức của các em học sinh. - Hàng tuần, vào sáng hoặc chiều thứ 7 đại diện ban thường trực Hội phụ huynh gặp Ban giám hiệu báo cáo những thông tin thu thập được từ học sinh, từ phụ huynh, từ các thầy các cô và cập nhật những thông tin từ Ban giám hiệu về những yêu cầu cần có sự phối hợp, giúp đỡ của Hội phụ huynh. Mặt khác, cùng nhau bàn bạc tìm biện pháp giải quyết dứt điểm, kịp thời các vụ việc có liên quan và cần thiết. Mỗi quý ban thường trực Hội phụ huynh tổ chức sinh hoạt một lần để đánh giá hoạt động của tổ chức Hội phụ huynh. Đồng thời bàn bạc thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội trong thời gian tới. Khi có sự việc đột xuất có thể tổ chức hội nghị bất thường. Khi có hội nghị bất thường Hội trưởng sẽ thông báo cho các thành viên thường trực trước 2 ngày để chuẩn bị, dự họp đầy đủ, đúng giờ. - Để tạo điều kiện cho học sinh được củng cố và nâng cao kiến thức, đặc biệt để thực hiện nội dung cuộc vận động " Không để học sinh ngồi nhầm lớp" Hội phụ huynh chủ động phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với Ban giám hiệu, có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền vận động tất cả các bậc phụ huynh trong toàn trường giành thời gian, đầu tư một phần vật chất để tổ chức tốt nhiệm vụ ôn tập, phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. - Với tinh thần tự nguyện và trách nhiệm nghĩa vụ của các bậc phụ huynh, Ban chấp hành hội phụ huynh kêu gọi các bậc phụ huynh trong toàn trường, các thầy cô giáo, các tổ chức xã hội ở địa phương, các nhà hảo tâm đóng góp quỹ Hội, quỹ khuyến học khuyến tài. Với nguồn quỹ này Ban chấp hành hội đã thống nhất các nguồn chi như sau: Chi cho hoạt động phục vụ giảng dạy (Đầu tư để mua sắm thêm tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phương tiện dạy học) Chi cho hoạt động khuyến học, khuyến tài. Chi cho hoạt động thăm hỏi, động viên, hiếu hỉ đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong toàn trường. Chi cho các ngày lễ, tết, khai giảng, bế giảng năm học. Chi hỗ trợ cho các hoạt động khác về chuyên môn (Công tác thanh kiểm tra về chuyên môn của nhà trường, của cấp trên, các kỳ thi của Thầy và trò) 4/Cùng với tổ chức Hội quán xuyến, cùng tham gia các hoạt động đã đề ra. Có thể nói đây là một trong những giải pháp cốt lõi để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ huynh. Với vai trò và vị trí này bản thân đã cố gắng vượt qua những khó khăn bộn bề trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động về chuyên môn để giành thời gian, tâm lực, trí tuệ một cách thích hợp nhất cùng với Hội phụ huynh thực thi các hoạt động đã nêu trên. Trước hết, cùng với Ban thường trực của Hội trực tiếp gặp gỡ, làm việc với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương bàn bạc, thống nhất hạng mục cần tư sửa, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, tài liệu tham khảoCùng với tổ chức Hội phụ huynh đến từng gia đình học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để động viên, chia sẻ, hỗ trợ một phần vật chất và cùng tìm kiếm giảp pháp uốn nắn, giáo dục. Cùng với tổ chức Hội phụ huynh làm tốt các hoạt động: Gây quỹ Hội, hoạt động khuyến học, khuyến tài, hoạt động dạy thêm học thêm, hoạt động thăm hỏi động viên hiếu, hỉ cho cán bộ, giáo viên công nhân viên, các em học sinh. Tham gia tích cực, tự giác đầy trách nhiệm với Hội phụ huynh khi chuẩn bị cũng như khi tổ chức các ngày lễ tếtĐặc biệt, tuy không phải là nhiều về nguồn ngân quỹ của tổ chức Hội phụ huynh, nhưng cũng phải khéo léo, tế nhị nắm bắt kịp thời, chính xác trong hoạt động chi tiêu tài chính của Hội phụ huynh để đảm bảo sự công tâm, minh bạch, công bằng, dân chủ, khách quan, đoàn kết, để góp phần tăng thêm sức mạnh, sức chiến đấu của tổ chức Hội phụ huynh trong nhà trường. D. Những kết quả đạt được. Sau một thời gian thực hiện các giải pháp nêu trên, với sự cộng tác, giúp đỡ tự giác, đầy trách nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, các bậc phụ huynh trong toàn trường Với sự cố gắng phấn đấu hết mình của tập thể Ban chấp hành hội phụ huynh mà nòng cốt là ban thường trực Hội trong thời gian qua đã gặt hái được những thành quả như sau: - Tạo được khối đại đoàn kết trong Hội đồng sư phạm nhà trường, trong phụ huynh học sinh. Cũng cố và nâng cao truyền thống " Tôn sư trọng đạo", những tình cảm chân thành, trong sáng giữa thầy và trò, giữa phụ huynh với các thầy cô giáo, giữa phụ huynh với phụ huynh. Tăng thêm sức mạnh, niềm tin, an tâm, phấn khởi công tác tại trường của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viện. Tăng thêm ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, lòng say mê, yêu nghề nghiệpcủa đội ngũ thầy cô giáo đối với nhiệm vụ " Dạy chữ, rèn người". Đặc biệt, trong hai năm học 2006 - 2007, 2007 - 2008 với sự hoạt động tích cực của Hội phụ huynh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám hiệu, đội ngũ thầy cô giáo thực hiện tốt cuộc vận động " Hai không " góp phần quan trọng làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. - Tham mưu và có sự hỗ trợ một cách tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đóng trên địa phương, các " Mạnh thường quân ", đặc biệt với sự tự giác đóng góp của các bậc phụ huynh trong toàn trường đã xây được nguồn quỹ Hội xấp xỉ 40.000.000,0 đồng. - Cùng hoà mình với địa phương, với tập thể sư phạm nhà trường khi thực thi nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia Hội phụ huynh đã chi trên 15.000.000,0 đồng để xây gần 200 mét hàng rào bằng gạch táp lô cao 1,8 mét, 200 mét vuông bê tông sân trường, 25 cây cảnh, cây ăn quả. Hỗ trợ trên 3.000.000,0 đồng mua tài liệu tham khảo phục vụ cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn. - Giáo dục có hiệu quả 7 học sinh cá biệt về đạo đức, về học tập ( Lười học, trốn học, kết quả học tập hạn chế) Động viên được 4 học sinh vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn bỏ học trở lại trường tiếp tục học tập ( Mua 4 bộ sách giáo khoa, 8 tập vở, cặp, bút trị giá trên 800.000,0 đồng). Hội đã thực hiện được 23 lượt với gần 2.000.000,0 đồng để thăm hỏi hiếu hỉ và động viên chia sẻ tới các thầy cô giáo, các em học sinh trong toàn trường. - Để động viên các thầy cô giáo, các em học sinh có thành tích xuất sắc trong giảng dạy, trong học tập Hội đã chi trên 5.000.000,0 đồng để làm phần thưởng. Chi trên 2.000.000,0 đồng để động viên các thầy cô giáo, các em học sinh tham gia các kỳ thi giáo viên giỏi Huyện, giỏi Tĩnh, học sinh giỏi Huyện, giỏi Tĩnh một cách kịp thời. - Hội đã tổ chức tốt các ngày lễ tết, đã tạo được những tình cảm đoàn kết gắn bó giữa phụ huynh với thầy cô giáo. Tuy không phải là nhiều so với các đơn vị bạn, nhưng Hội đã trích trên 10.000.000,0 đồng để làm quà, mua tặng phẩm động viên các thầy cô nhân những ngày lễ tết. Đ. Kết luận Mặc dù hiệu quả chưa đạt được như mong muốn của bản thân, của đội ngũ thầy cô giáo và của các bậc phụ huynh, các em học sinh. Nhưng dẫu sao, với những giãi pháp này sau một thời gian thử nghiệm đã cho thấy: Các hoạt động của nhà trường thực sự chuyễn biến một cách mạnh mẽ và tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Mặt khác, uy tín, danh dự và truyền thống " Tôn sư, trọng đạo" của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các thế hệ học sinh đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, côn
File đính kèm:
- SKKN(10).doc