Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong môn hát nhạc ở học sinh Tiểu học

Từ xưa tới nay bậc Tiểu học luôn được coi là nền móng ban đầu và tạo ra cơ sở bền vững để trẻ tiếp tục học lên những bậc trên. Với những môn học trong chương trình quả là không ít chút nào đối với các em, song mỗi môn học đều có một tầm quan trọng riêng với sự phát triển toàn diện của học sinh. Trong số đó Hát – nhạc là một môn học hết sức quan trọng, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các em. Âm nhạc góp phần vào việc phát triển nhân cách học sinh một cách hài hoà và toàn diên trong nhiều mặt như: Thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất Ngoài ra còn cung cấp cho các em một số kiến thức nhạc lý cơ bản, một số bài hát hay trong và ngoài nước từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, biết yêu quý và giữ gìn vốn Âm nhạc và nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Thông qua bộ môn này các em có nhận thức đúng đắn về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật một cách tinh tế.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong môn hát nhạc ở học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề
 Từ xưa tới nay bậc Tiểu học luôn được coi là nền móng ban đầu và tạo ra cơ sở bền vững để trẻ tiếp tục học lên những bậc trên. Với những môn học trong chương trình quả là không ít chút nào đối với các em, song mỗi môn học đều có một tầm quan trọng riêng với sự phát triển toàn diện của học sinh. Trong số đó Hát – nhạc là một môn học hết sức quan trọng, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các em. Âm nhạc góp phần vào việc phát triển nhân cách học sinh một cách hài hoà và toàn diên trong nhiều mặt như: Thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chấtNgoài ra còn cung cấp cho các em một số kiến thức nhạc lý cơ bản, một số bài hát hay trong và ngoài nước từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, biết yêu quý và giữ gìn vốn Âm nhạc và nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Thông qua bộ môn này các em có nhận thức đúng đắn về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật một cách tinh tế.
II- Thực trạng vấn đề dạy, học môn Hát- nhạc.
 Từ thực tế dạy học của mình, qua các đợt chuyên đề và cũng như các đợt được dự giờ, thăm lớp một số đồng nghiệp cho thấy rằng:
 - Giáo viên chuyên Hát - nhạc mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm giảng dạy.
 - Số giáo viên còn ít nên một giáo viên có thể dạy từ 2 -> 3 trường nên cũng khó khăn trong việc đầu tư chuyên môn.
 - Học sinh chủ yếu là năng khiếu kém nên rất ngại khi giáo viên gọi đứng dậy hát hoặc vận động.
 - Đồ dùng dạy học thiếu nhiều như: Đàn, tranh ảnh để minh hoạ.
 Từ những thực tế trên và cũng qua đặc tính của học sinh Tiểu học tôi nhận thấy rằng: “Vui mà học – Học mà vui” vẫn là một thành tố quan trọng đối với học sinh, cùng với đặc tính riêng của môn học là thực hành và rèn luyện là chủ đạo nên rất phù hợp cho việc vận dụng vào giờ học. Tổ chức cho học sinh những biện pháp đơn giản hơn, vui nhộn hơn bằng hình thức nhóm, thi đua, kết hợp với hình thức vận 
động đơn giản để các em thực hiện bài học, kích thích sự say mê, hứng thú trong giờ học, nên tôi đã chọn kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong môn hát nhạc ở học sinh Tiểu học”.
III – Những biện pháp thực hiện
 Hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Hát – nhạc, hiểu được ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp giáo dục học sinh, thông qua các giờ dạy trên lớp tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm nhận thức của học sinh để đạt kết quả cao.
 1 – Tiến hành tiết thứ nhất:
 Thông thường một bài hát được dạy trong 3 tiết đối với khối 3, 4 ,5 và 2 tiết đối với khối 1, 2. Vì thế ở tiết học này giáo viên phải chuẩn bị kỹ về nội dung bài hát, đồ dùng dạy học và đặc biệt là chú ý đến giọng hát của mình. Hát phải truyền cảm, đúng nhịp, rõ lời, thể hiện được cường độ, sắc thái phù hợp với nội dung của bài hát lúc đó mới lôi cuốn học sinh.
 - Dùng Đàn Óc gan dạy hát từng câu 1. Học sinh lắng nghe giai điệu, tiết tấu và tự ghép lời ca sau câu hát bắt nhịp của giáo viên (2 – 3) hoặc ( 2 – 1).
 - Sau khi học xong bài giáo viên dạo đàn bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.
 - Dùng phương pháp hát nối tiếp từng câu
 + Dãy 1 hát câu lẻ
 + Dãy 2 hát câu chẵn
 - Sau mỗi lần hát giáo viên nhận xét và sửa chữa những chổ các em còn hát sai.
 - Dùng phương pháp hát xoá dần lời hát trên bảng để rèn trí nhớ cho học sinh.
 - Hướng dẫn và tổ chức cho các em hát kết hợp với vận động nhẹ trên nền nhịp của đàn, chủ yếu là chuyển mình đều đặn, nhịp nhàng theo nhịp. Cách thực hiện này rất hợp với học sinh vì thế tạo không khí vui nhộn.
 - Cho một số thành viên đơn ca, giáo viên đệm đàn.
 - Cho cả lớp vổ tay động viên khen ngợi bạn và nhận xét sửa sai cho cả lớp cùng nghe. Nhằm giáo dục học sinh biết cách động viên để kích thích người biểu diễn.
 2) Tiến hành tiết thứ 2:
 ở tiết này giáo viên phải chuẩn bị kỹ các động tác vận động, múa đơn giản thật nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng, động tác phải phù hợp với nội dung bài hát và lứa tuổi học sinh.
 - Dạo đàn: Học sinh hát cả bài một lần, giáo viên tìm những từ khó mà học sinh hay hát sai ghi lên bảng.
 - Dùng đàn sửa sai cho cả lớp và một số em
 - Hướng dẫn hát kết hợp vổ tay theo phách mạnh.
 - Tổ chức hát thi đua: Chí nhóm một hát, nhóm hai vổ tay sau đó đổi ngược lại.
 - Hướng dẫn các động tác múa kết hợp cho học sinh xem. Phần này đòi hỏi giáo viên phải tập nhuần nhuyễn ở nhà cho phù hợp với bài hát.
 Ví dụ: ở bài hát “Cánh chim tuổi thơ” khi chúng ta minh hoạ ở câu “Hai cánh tay khéo khéo cùng đôi bàn chân xinh” thì hai tay phải từ từ đưa lên cao.
 Còn ở câu: “Em múa sao mềm mại như bồ câu liệng trời cao trong xanh”. Thì lúc đó 2 tay dang rộng ra hai bên vẫy vẫy và quay người một vòng.
 - Tổ chức cho từng tổ, nhóm hát múa đơn giản cho cả lớp cùng xem. Các tổ tự đánh giá giáo viên tổng hợp lại và ghi điểm.
 3) Dạy hát tiết 3.
 Nâng cao hình thức hát và biểu diễn bài hát thnàh một tiết mục.
 - Đây là tiết hoàn thiện bài hát nên giáo viên phải chuẩn bị kỹ về phần nhạc đệm, câu dạo thật tốt ấn tượng với các em.
 - Tổ chức cho học sinh hát tốp nếu nội dung bài phù hợp với biểu diễn.
 - Tổ chức các nhóm biểu diễn và nhóm còn lại nhận xét bổ sung những điều còn thiếu cho bạn mình.
- Nhận xét, bổ sung cách biểu diễn ngoài động tác ra thì còn cử chỉ trên nét mặt, sắc điệu như thế nào cho phù hợp với biểu diễn. Phong cách này tuỳ thuộc vào từng bài cụ thể nếu có thể giáo viên biểu diễn (Làm mẫu) cho học sinh xem một lần.
 - Sau mỗi tiết học hát trong chương trình Tiểu học giáo viên nhất thiết phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi nhằm để học sinh liên hệ thực tế bài học với cá nhân, địa phương mình.
 4) Dạy và học tiết tấu
 - Đây là một phân môn thường được kết hợp với các nội dung như: Học hát, học tập đọc nhạc.
 - Theo tôi thấy thì ở phần này rất khó nhớ, trừu tượng. Vậy, dạy tốt phần này tôi đã mượn cac từ tượng thang ngoài thiên nhiên, trong cuộc sống gần gũi với các em, từ đó tạo sự hấp dẫn kích thích tính hiếu động, bắt chước thích làm theo của các em. Qua các từ tượng thanh đó làm giảm nhẹ đi tính trừu tượng của tiết tấu, qua đó cụ thể hoá các âm hình tiết tấu để các em dễ nhớ, dễ thuộc mà không ảnh hưởng đến kiến thức cơ bản của chương trình.
 Cụ thể:
 - Hai năm lại đậy theo chương trình mới ở lớp 1 và 2 học 12 bài hát, nghe một số đoạn nhạc và chỉ vổ tay theo tiết tấu những bài hát được học vì thế đã giảm nhẹ đi một phần cho hoạc sinh lớp 1,2. Đối với học sinh 3, 4, 5 các em lớn hơn nên việc đọc tiết tấu có phần tốt hơn, lúc đó giáo viên chỉ cần sử dụng các từ tượng thanh như:
 Trống: rinh rinh rinh rinh tùng tùng rinh rinh rinh rinh tùng cắc 
 Kèn : te te te te tò tò te te te te tò -
 - Giáo viên cho thi đua giữa các tổ, nhóm.
 - Có thể cho các em chơi trò chơi
 Giáo viên dùng thước gõ một đoạn tiết tấu cho học sinh nghe và gõ lại. Lần lượt các tổ thực hiện lại và giáo viên nhận xét cho điểm.
5) Dạy và học tập đọc nhạc;
 Đây cùng là một phần mà không kém phần quan trọng vì đòi hỏi học sinh phải mã hoá hình nốt, phải đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu. Để các em làm tốt tôi đã thực hiện như sau:
 - Đối với những khối 3, 4, 5 thì thường bài tập đọc nhạc dài, khó về tiết tấu và độ cao. Hơn nữa các em lại không nhớ được tên nốt nhạc. Để khắc phục điầu này tôi đã thực hiện các bước như sau:
 +) Trước khi vào đọc bài cho các em luyện đọc thang 5 âm (Đồ, mi, son, la, đố) trên khuông nhạc để các em củng cố thường xuyên tên các nốt nhạc, mặt khác để giúp các em luyện giọng mở khẩu hình.
 +) Gợi ý để học sinh nhớ tên nốt nhạc trên khuông.
 +) Dùng đàn thị tấu để học sinh đọc theo đàn.
 +) Chia các nhóm luyện đọc, thi đua nhóm.
 +) ở những bài chữ nốt tôi chuyển lên khuông nhạc để các em đọc.
 6) Âm nhạc thường thức:
 Đối với môn Hát – nhạc ngoài những việc tập hát, tập đọc tiết tấu, tập đọc nhạc còn có phần “Âm nhạc thường thức”. ở phần này giúp các em hiểu thêm về lịch sử Âm nhạc của thế giới cũng như của Việt Nam, hiểu và biết những tác dụng của Âm nhạc đối với cuộc sống, biết thêm những nhạc sỹ thiên tài..
 ở phần này đòi hỏi người giáo viên phải có công sưu tầm. Như khi dạy về nhạc Bết Tô Ven thì GV sưu tầm ảnh nhạc sỹ và những sáng tác của ông để lạiGiáo viên cần phải đọc kỹ nội dung bài dạy để có thể ra những câu hỏi phù hợp với nội dung. Cuối cùng là liên hệ thực tế, rút ra kết luận để các em hiểu được những tác dụng to lớn của Âm nhạc đối với đời sống con người.
 7) Trò chơi:
 Cuối mỗi tiết học giáo viên thường tổ chức trò chơi cho các em, đòi hỏi ở phần này phải vui, nhộn, nhanh nhưng phải gắn liền với bài học nhằm khắc sâu bài vừa học.
IV- Kết quả
 Qua 2 năm thực hiện các biện pháp trên đã cho thấy một kết quả rất khả quan. Phần lớn ở các khối lớp các em rất thích học môn này, chất lượng được nâng lên rõ rệt, số em thiếu tự tin đã không còn nữa. Cộng vào đó là sau mỗi tiết học các em thấy vui vẻ bước vào các môn học khác.
 Bảng thống kê kết quả:
Nội dung điều tra
Kết quả biện pháp cũ
Kết quả biện pháp mới
Thích học
60 -> 65 %
100%
Hát đúng
50 %
90%
Biểu diễn tốt
25%
80%
 Qua các ngày lễ lớn, các phong trào thì tất cả các lớp đã có đội văn nghệ chào mừng, với chất giọng tốt, phong cách biểu diễn tự tin, đều đẹp
V – Kết luận
 Qua 2 năm tôi trực tiếp dạy và thay thế những biện pháp mới thì cho thấy kết qua rất khả quan. Chất lượng giảng dạy và học tập được nâng lên rõ rệt. Học sinh thích và hứng thú học tập, góp phần làm cho giờ học sôi động, nhẹ nhàng. Các em mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát, cảm nhận Âm nhạc một cách nhạy bén và tinh tế hơn. Tính chủ động và tự giác học tập rất cao.
 Để thực hiện được như thế tôi nghĩ giáo viên phải là người yêu nghề, yêu trẻ, chịu khó tìm tòi sáng tạo chuẩn bị bài lên lớp.
 Trên đây là những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân tôi và qua thời gian tôi thực hiện. Tôi xin mạnh dạn trình bày ra đây để các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
VI – Kiến nghị
 Để việc dạy học môn Âm – nhạc được tốt hơn tôi xin có mấy điều như sau:
 - Phòng giáo dục hỗ trợ cùng trường để mỗi trường có một chiếc đàn Óc gan phục vụ cho việc giảng dạy.
 - Bố trí công tác hợp lý ( 2 trường) để thuận tiện trong việc đi lại.
 - Một năm nên có một đợt chuyên đề để chúng tôi trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

File đính kèm:

  • docSKKN am nhac(1).doc