Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ tập kể chuyện

 Dạy trẻ tập kể chuyện từ độ tuổi 4-5 tuổi là một hoạt động quan trọng cần thiết góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diên của trẻ.

 Thông qua các câu chuyện, các nhân vật, sự vật, hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò và thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ nhưĩng nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêu quý ông bà cha mẹ, thầy cô. Yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện.

 Dạy trẻ tập kể chuyện còn giúp trẻ tích luỹ và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt, khả năng nói sõi, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng hơn.

 Song qua thực tế tôi thấy đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc. trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên tôi nghĩ việc tổ chức “ gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện” ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Chính vì lí do trên mà tôi quyết định chọn đề tài này. Nhận thức rõ mục đích của việc nâng cao chất lượng giờ dạy cho trẻ tập kể chuyện cho trẻ từ 4-5 tuổi. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức; Tôi giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu , học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, cho trẻ xem băng hình có những hình ảnh , con vật mà giống trong những câu chuyện làm những nhân vật rời, khâu rối, chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ cho tiết học phù hợp với thực tế và tình hình của lứa tuổi trẻ từ 4-5 tuổi được tốt hơn trong lĩnh vực “ dạy cho trẻ tập kể chuyện”

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 32421 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ tập kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học
Đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ tập kể chuyện.
	Phần mở đầu
 I/ Lý do chọn đề tài.
 Dạy trẻ tập kể chuyện từ độ tuổi 4-5 tuổi là một hoạt động quan trọng cần thiết góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diên của trẻ.
 Thông qua các câu chuyện, các nhân vật, sự vật, hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò và thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ nhưĩng nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêu quý ông bà cha mẹ, thầy cô. Yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện.
 Dạy trẻ tập kể chuyện còn giúp trẻ tích luỹ và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt, khả năng nói sõi, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng hơn.
 Song qua thực tế tôi thấy đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc. trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên tôi nghĩ việc tổ chức “ gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện” ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Chính vì lí do trên mà tôi quyết định chọn đề tài này. Nhận thức rõ mục đích của việc nâng cao chất lượng giờ dạy cho trẻ tập kể chuyện cho trẻ từ 4-5 tuổi. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức; Tôi giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu , học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, cho trẻ xem băng hình có những hình ảnh , con vật mà giống trong những câu chuyện làm những nhân vật rời, khâu rối, chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ cho tiết học phù hợp với thực tế và tình hình của lứa tuổi trẻ từ 4-5 tuổi được tốt hơn trong lĩnh vực “ dạy cho trẻ tập kể chuyện” 
 II/ Mục đích nghiên cứu:
 Đề tài hướng tới các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm năng cao sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ cảm nhận được tốt hơn các tác phẩm văn học và biết thể hiện được các tác phẩm chuyện.
 III/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
 *Xây dựng cơ sở lý luận triển khai đề tài:
 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang tính đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
 Trẻ 4-5 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở lên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói, trình bầy ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnhcủa trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
 Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó sẽ giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm vă học.
 Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp đối với cả cô giáo là người dạy và các bé là người học. Yêu cầu với cô giáo là truyền đạt lại được cái hay, cái đẹp, cái nội dung hết sức xinh động của tác phẩm văn học lại cho trẻ để trẻ diễn tả lại bằng lời một cách xinh động mà vẫn sử dụng đúng ngôn từ, giọng kể.
 Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập chung chú ý biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thốngbằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. Từ những cơ thể lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện”
*Khảo sát thực trạng:
 Ngôi trường tôi dạy là một ngôi trường thuộc huyện miền núi, để so sánh trẻ em của quê tôi so với trẻ thành phố, thị xã thì sự nhận thức của trẻ nơi đây còn chưa được nhanh nhạy, việc trẻ tiếp thu được với nhứng tác phẩm văn học phần nào đã đạt được hiệu quả, nhưng để cho trẻ tự kể chuyện và thể hiện được tác phẩm văn học thông qua lời nói, giọng điệu bằng vốn ngôn ngữ phong phú hơn thì sự tiếp thu và thể hiện của trẻ còn hạn chế.
 Trong quá trình công tác giảng dạy tôi nhận thấy % trẻ biết kể chuyện theo những tác phẩm văn học, hay những câu chuyện sáng tạo còn thấp. Vì vậy tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động dạy trẻ tập kể chuyện theo các chủ điểm. Nhằm nâng cao hơn nữa quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói chung và những tác phẩm chuyện nói riêng.
 *Đề xuất biện pháp:
 Giáo viên cần tích cực tìm tòi các hoạt động, tìm kiếm các phương pháp , xây dựng môi trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà về thẩm mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Tăng cường các phương thức dạy học, dạy trẻ kể chuyện kết hợp sử dụng các vậ liệu, chất liệu, thiên nhiên, phế liệu để kết hợp với việc dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp cho trẻ hứng thú hơn.
 Tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, có vốn từ phong phú, giúp trẻ biết thể hiện biểu cảm thông qua thể hiện nét mặt, cử chỉ, lời nói(Thông qua các hoạt động cho trẻ được giao tiếp với nhau nhiều hơn, cô trò chuyện với trẻ trong các hoạt động ngoại khoá đó cũng chính là một phần của hoạt động phát triển ngôn ngữ.
 Tạo dựng môi trường không gian phù hợp với trẻ: như tạo hình thức sân khấu, môi trường sung quanh phù hợp với nội dung chuyện, gây hứng thú với trẻ trong khi học kể chuyện.
 Cô giáo biết lắng nghe những câu hỏi của trẻ trong những trường hợp trẻ còn lúng túng hay chưa hiểu về cách thể hiện chuyện, cô uốn nắn cho trẻ trong cách thể hiện các nhân vật trong chuyện.
 Lắng nghe những lời giải thích, những câu hỏi của trẻ để có cách hướng dẫn, điều khiển hoạt động của trẻ phù hợp.
 Giáo viên cần đánh giá tính hiếu kỳ, ham hiểu biết của trẻ, kích thích ở trẻ sự hứng thú, tính sáng tạo trong khi kể chuyện, giúp trẻ huy đôngj tích cực 5 giác quan vào hoạt động học kể chuyện.
 Tạo ra không khí vui tươi khi trẻ đến trường và khi trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, các hoạt động học tập.
 IV/ Phương pháp nghiên cứu: 
 Để nghiên cứu được đề tài “ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ tập kể chuyện” tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp đọc tài liệu, sách báo, các tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu, bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu trong chương trình giáo dục mầm non. 
+ Phương pháp sử lý thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.
 +Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp phân tích và khái quát tổng hợp.
NộI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài
 I/ Cơ sở tâm lý:
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy đạo đức và các chuẩn mực văn hoá.
 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu hình tượng của các bài hát ru, đòng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thọi đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt đọng dạy trẻ tập kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
 Thông qua việc dạy trẻ tập kể chuyên giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trnhf bầy ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Chính vì thế việc dạy cho trẻ tập kể chuyện là một vấn đề hết sức quan trọng đối với trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi.
 Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp cho trẻ ở lứa tuổi này phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu để tạo tiền đề cho trẻ bước sang lớp 5-6 tuổi để trẻ học chữ cái được tốt hơn. Chính viếc học kể chuyện đó sẽ tạo tiền đề cho trẻ bước vào trường phổ thông được thuận lợi hơn. 
 Ngôi trường tôi đang công tác luôn đề cao việc dạy hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. ở lứa tuổi này quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên dạy trẻ 4-5 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa tuổi 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện.
 II/ Cơ sở sinh lý: 
 ở lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sự nhận thức về thế giớ sung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú, chính vì thế việc dạy cho trẻ tập kể chuyện vào lúc này là thích hợp, bơỉ trẻ cảm nhận được sự phong phú và đa dạng của các tác phẩm văn học để từ đó trẻ cảm nhận và thể hiện các tác phảm chuyện một cách phong phú nhất theo sự cảm nhận của trẻ.
 Sự phát triển bộ máy phát âm của trẻ còn chưa hoàn thiện, trẻ còn nói ngọng, nói chưa đầy đủ câu, câu nói còn chưa dàiNhưng chính từ những sự phát triển mạnh mẽ của não bộ lại làm cho việc học kể chuyện của trẻ được phát triển nhanh hơn và ngôn ngữ của trẻ cũng từ đó mà phát triển nhanh hơn. 
 Đối với trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi ), giáo viên cần chọn cho trẻ được kẻ những câu chuyện có nội dung và hình thức nghệ thuật phức tạp hơn so với lứa tuổi trẻ 3-4 tuổi. Trên cơ sở những gì trẻ tiếp thu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâm nhập sâu hơn và nội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với các nhân vật , sự kiện phản ánh trong tác phẩm văn học.
- Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ, triệt để. Trong tiếp nhận văn học trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp vào tác phẩm văn học mà trẻ đang thể hiện, không phân biệt giữa chúng. Trẻ em không đòi hỏi lý lẽ mà đòi hỏi sự hợp lý về tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình. Cho nên giáo viên khi giải thích và hướng dẫn trẻ trong hoạt động dạy trẻ tập kể chuyện cần nhất quán và tạo dựng niềm tin đối với trẻ. Với niềm tin ngây thơ trẻ em có tôn giáo của mình. Chúng luôn đứng về cái thiện, chia sẻ, bênh vực nhân vật tốt, dũng cảm và cao cả, những nhân vật nhỏ bé yếu ớt cần được bảo vệ. Chẳng hạn kho cô giáo hướng dẫn cho trẻ kể lại chuyện “ Chú dê đen” trẻ rất thích nhân vật chú dê đen và hứng thú ghi nhớ và thể hện nó một cách tốt nhất và đầy thích thú, bởi lẽ đó là sự tiếp nhận ngây thơ của trẻ
. Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị dạng buộc bởi lý trí và chứa đựng tưởng tượng mạnh mẽ. ở trẻ em, tưởng tượng về cái có thật. Do vậy trẻ em rất rễ bị quốn hút bởi những hình tưưopngj hoang đường kì vỹ, tác động mạnh vào trí tưởng tượng của các em: Như hình tượng cậu bé làng gióng, cô tấm, phép màu kì lạ của quả bầu tiên Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ trời cho, có tính chất thiên nhiên , là tiên đề để côp giáo thực hiện tốt hoạt động dạy cho trẻ tập kể chuyện. 
 III/ Cơ sở giáo dục học:
Quan điểm giáop dục học hiện đại:
- Với tư cách là một chuyên nghành của giáo dục học, giáo dục học mầm non là một nghành khoa học nghiên cứu sâu về bản chất, tính quy luật của quá trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ( trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi). Từ đó cho thấy Giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Nó được xác định bằng mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức quá trình sư phạm đó nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này. Quá trình giáo dục mầm non mang tất cả các đặc trưng của một quá trình xã hội, quá trình giáo dục nói chung và được biểu hiện thông qua những hoạt động cùng nhau và các mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em nhằm hướng vào mục đích giáo dục trẻ em đã đặt ra. Quá trình này vận động do tác động của những nhân tố bên trong và bên ngoàituân theo những quy luật khách quan vốn có của giáo dục.
 Quá trình giáo dục mầm non chính là một quá trình tác động sư phạm một cách có mục đích, có ý thức, có kế hoạch từ phía nhà giáo dục đến trẻ emở lứa tuổi mầm non nhằm hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ.
 Quá trình sư phạm này mang tính toàn vẹn, tổng thể, được tổ chức một cách có ý thức, có kế hoạch trên cơ sở những kinh nghiệm và lí luận về giáo dục mầm non. Trong quá trình tác động sư phạm lẫm nhau giữa nhà giáo dục và trẻ em trên bình diện cá nhân cũng như tập thể, tạo thành quan hệ xã hội đặc biệt được gọi là quan hệ giáo dục. Nhờ sự giúp đỡ từ phía nhà giáo dục, trẻ em tự giác, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử xã hội.
 Như vậy quá trình giáo dục mầm non là quá trình có tính chất xã hội hình thành con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào mục đích và điều kiện do xã hội quy định, được thực hiện thông qua hoạt động hợp tác cùng nhau giữa người lớn ( nhà giáo dục) và trẻ em ở lứa tuổi mầm non ( người được giáo dục) nhằm giúp trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội loài người.
 Tóm lại giáo dục học mầm non nghiên cứu về bản chất của quá trình giáo dủctẻ em, đó là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch, có hươíng của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục đến trẻ em nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ em mầm non. Trên cơ sở đó giáo dục học mầm non xác định mục tiêu giáo dục mầm non, quy định nội dung, chỉ ra phương pháp; hình thức tổ chức giáo dục thích hợp nhằm tổ chức tối ưu quá trình hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non trong điều kiện xã hội và hoàn cảnh cụ thể.
1-Vấn đề tích hợp trong giáo dục ở trường mầm non:
 Là quá trình tổ chức lồng ghép, đan cài, đan xen các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non một cách có mục đích, có kế hoạch, có hướng dưới nhiều hình thức dẫn dắt trẻ vào hoạt động một cách chủ động nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giao dục đã đặt ra ở lứa tuổi này. Tong đó cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo cơ hội cho trẻ trong các hoạt động của chúng ở trường mầm non còn trẻ tích cưch chủ động, sáng tạo, khám phá thế giới sung quanh thông qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của trẻ.
 Hiện nay hoạt đông giáo dục trẻ em ở trường mầm non được tổ chức theo hướng đổi mới tích hợp theo chủ đề nhằm hình thành cho trẻ những phẩm chất chung, những năng lực chong giúp trẻ có khả năng giải quyết những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa đối với trẻ trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ hoà nhập trong cộng đồng và chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.
IV/ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ:
1- Đặc điểm về phát âm:
-Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ạm ừ.
-Trẻ vẫn còn sai những âm thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị, sai những âm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên các lỗi sai đã ít.
- Đã xuất hiện ở trẻ những lời nói khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc.
-Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ mà trẻ được giao tiếp.
Kết luận: Qua thực tế tìm hiểu phát âm của trẻ ta thấy rằng:
- Lỗi phát âm của trẻ được giảm dần theo lứa tuổi và cá thành phần âm tiết mà trẻ mắc lỗi được xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều như sau:
+ Thanh điệu.
+ Âm chính.
+ Phụ âm đầu.
+ Phụ âm cuối.
+ Âm đệm.
2- Đặc điểm vốn từ.
Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảnh 1300 – 2000 từ. Danh từ và động từ chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác nhau trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao, thấp, dài, ngắn; các từ chỉ tốc độ: nhanh, chậm ; Mỗu: Đỏ, vàng
Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm nay, hôm qua, ngày mai, trẻ vẫn dùng chưa chính xác
Một số còn biết sử dụng các từ chỉ mầu sắc như: Xám, xanh lá cây, tim; 100% trẻ biết dùng các từ cao, thấp, rộng, hẹp; có 86,2% số trẻ đếm được từ 1-10; 41,5% số trẻ đếm được từ 10 trở lên.
Kết luận: Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi.
Trong số lượng từ của trẻ thì danh từ và động từ chiếm ưu thế. Các từ chỉ tính chất, đặc điểm chiếm số ít và tăng châm.
Trẻ dùng từ chưa chính xác vì kinh nghiệm sốmg của trẻ còn nghèo nàn, chưa hiểu đầy đủ nghĩa của từ.
Số lượng từ của trẻ trong từng độ tuổi cũng rất khác nhau.
Vốn từ của trẻ không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Cuối tuổi mẫu giáo trẻ biết sử dụng cả những từ có tính chất khái quát, trừu tượng, gợi cảm.
3) Đặc điểm về ngữ pháp và lời nói mạch lạc của trẻ mãu giáo 4-5 tuổi.
 - Trẻ dùng câu dài hơn
 VD: ở nhà con có áo đầm nhiều lắm: màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn.
Trẻ đã có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự trước sau. Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác. Ví dụ: “ con thưa thầy cô’.
Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy nhiên còn một số trẻ khó nhớ và nói còn ngọng, nói chưa lưu loát.
CHƯƠNG II
 Thực trạng về việc dạy cho trẻ tập kể chuyện ở lứa tuổi 4-5 tuổi.
 I/ Khái quát địa bàn điều tra: Trường Mầm Non Hồng Giang.
 1/ Vị trí địa lý:
 Hồng giang là một xã miền núi của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 1.494,0 ha. Trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 5 km về phía Tây Nam, có địa giới hành chính như sau:
 - Phía Bắc giáp: Xã Biên Sơn huyện Lục Ngạn.
 - Phái Đông giáp: Xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn.
 - Phía Nam giáp: Xã Tân Quang, Tân Lập huyện Lục Ngạn.
 - Phía Tây giáp: Xã Nghĩa Hồ và Thanh Hải.
 Hồng Giang là xã có đường quốc lộ 31 chạy qua với chiều dài khoảng 4 km theo hướng Đông Tây và tỉnh lộ 290 nối quốc lộ 31 với quốc lộ 279 đi Lạng Sơn có chiều dài khoảng 6 km, khá thuận lợi cho việc quản lý hành chính tổ chức sản xuất, quản lý đất đai cũng như việc giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội với các vùng lân cận.Xã có 17 thôn sống tập chung ở từng khu vực sống tập chung ở từng khu vực gồm 8 dân tộc anh em chung sống.
 2/ Điều kiện kinh tế:
 Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hoạt động chính là chồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 85,5%. 
 Tốc độ tăng chưởng kinh tế chưa ổn định, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như thời tiết, dịch bệnhcũng như sự đầu tư của nhà nướcthông qua các chương trình, dự án còn hạn chế.
 Nhưng cùng với sự cố gắng của Đảng bôh, chính quyền và nhân dân đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể, tuy là xã có dân số tới trên 80% là làm nông nghiệp nhưng lãnh đạo xã đã chỉ đạo thâm canh tăng vụ, cộng thêm các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển nên đới sống nhân dân đã được cải thiện.
 3/ Đặc điểm dân cư: 
 Đến ngày 31/12/2006 xã có 8.934 người với 8 dân tộc ( kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Dao), người kinh chiếm chủ yếu. Mỗi dân tộc có tếng nói , truyền thống và phong tục tập quán khác nhau tạo thành sự đa dạng về bản sắc văn hoá trên địa bàn xã.
 4/ Đặc điểm về nhà trường:
 Trường mầm Non Hồng Giang là một ngôi trường được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, từ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy đền đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Là ngôi trường có nhiều năm đạt danh hiệu cơ quan văn hoá, trường có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
 Nhìn chung đội ngũ giáo viên giảng dạy trong nhà trường tương đối đầy đủ, giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên, thời gian công tác đã được lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiêm trong quá tr

File đính kèm:

  • docnghien cuu khoa hoc duoc.doc
Giáo Án Liên Quan