Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi

Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, chuẩn bị những năng lực, phẩm chất và các kỹ năng xã hội cần thiết Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đã và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt, là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội.

Các kĩ năng xã hội là những ứng xử, giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống xã hội hàng ngày. Kĩ năng xã hội chịu sự kiểm soát của các chuẩn mực xã hội nhưng chúng lại mang đặc điểm cá nhân. Những tác động giáo dục từ sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và tránh bớt những sai phạm trong quá trình tự mò mẫm, giúp cho cá nhân sớm định hình cách sống và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chuẩn mực xã hội, dạy kĩ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều làm và không nên làm.

docx14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 27671 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, chuẩn bị những năng lực, phẩm chất và các kỹ năng xã hội cần thiết  Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đã và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt, là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội. 
Các kĩ năng xã hội là những ứng xử, giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống xã hội hàng ngày. Kĩ năng xã hội chịu sự kiểm soát của các chuẩn mực xã hội nhưng chúng lại mang đặc điểm cá nhân. Những tác động giáo dục từ sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và tránh bớt những sai phạm trong quá trình tự mò mẫm, giúp cho cá nhân sớm định hình cách sống và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chuẩn mực xã hội, dạy kĩ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều làm và không nên làm. Vì vây, Là một giáo viên đứng lớp 5 tuổi, tôi nghĩ mình phải làm một điều gì đó thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi”
Nội dung:
1.Thực trạng vấn đề:
Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung 3 “rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh”.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo.
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. 
a.Thuận lợi:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến địa phương, Phòng Giáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ và những kỹ năng cơ bản đầu tiên của trẻ Mầm non cần rèn như: Rèn luyện kỹ năng tự tin, rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng tò mò, kỹ năng giao tiếp, rèn kỹ năng tự phục vụ.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn.
 Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại.
Trẻ đã học qua lớp bé và nhỡ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.
Sự chuyển tiếp sang tuổi mẫu giáo lớn liên quan đến sự thay đổi tâm lý và vị thế của trẻ. Trẻ bắt đầu cảm nhận mình là người lớn nhất trong độ tuổi mầm non. Khả năng kiềm chế ở độ tuổi này tốt hơn so với trước. Do vậy, trẻ có thể phục tùng mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của người lớn.
b. Khó khăn:
Đối với giáo viên mầm non
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc thực hiện chương trình GDMN mới quá mới, đối với giáo viên dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của trẻ còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhiều năm thực hiện chương trình đổi mới quá lâu khi chuyển qua chương trình GDMN mới trong công tác soạn giảng nhận thức từng giáo viên chưa có tính năng động sáng tạo. 
Về phía các bậc phụ huynh
 Cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, không chú ý đến con mình có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?
Với suy nghĩ “Việc nhà là việc vặt”, nhiều cha mẹ đã bỏ qua phần giáo dục siêu quan trọng này. Chưa tính đến việc cha mẹ bỏ qua lợi ích của những công việc nhỏ nhặt mà chỉ nói đến khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh, con kém hẳn so với các bạn.
Khảo sát đầu năm tỷ lệ kỹ năng sống của trẻ: Mạnh dạn tự tin 57%; Kỹ năng hợp tác 52%; Kỹ năng thích khám phá học hỏi 47%; Kỹ năng trong giao tiếp 54%; Kỹ năng tự phục vụ 61%.
2. Biện pháp:
Theo các chuyên gia thì nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế giảng dạy, tôi đã thực hiện các biện pháp chung để giải quyết vấn đề như sau:
- Bản thân phải có nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống 
- Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non
- Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ
- Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống
- Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình 
- Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
* Biện pháp cụ thể
1. Nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống: 
Đầu năm học, tôi được tham gia lớp tập huấn về dự án “tăng cường khả năng sẵn sàng đến trường mầm non cho trẻ” tôi hiểu rõ hơn kỹ năng sống cần dạy trẻ bao gồm những nội dung gì, mục đích của việc dạy trẻ kỹ năng sống. Và để rèn cho trẻ những kỹ năng đó thì không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động thực tế và trong các hoạt động vui chơi của trẻ. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung một cách tốt nhất. 
2. Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ 5 -6 tuổi: 
Đối với tâm sinh lý trẻ em 5 - 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên khác lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 
3. Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà mỗi giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
Và trẻ thể hiện tính kiên trì thường xuyên và ý thức hơn. Trẻ có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết tự lượng sức mình để khắc phục những trở ngại đó. Sự động viên khuyến khích của cô giáo, người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tin vào sức lúc và khả năng của mình.
Ví dụ 1: Tiết học tạo hình “Vẽ cô giáo” 
Trẻ nói: Con không biết vẽ.
Cô : Con có yêu quý cô không nào? Con yêu quý cô thì cô tin là con có thể vẽ được cô giáo rất đẹp đấy! Con hãy cầm bút và vẽ nào?
Ví dụ 2: Giờ hoạt động ngoài trời “Quan sát vườn rau” trong khi đang quan sát và đàm thoại trẻ phát hiện ra có 1 con sâu đang bò trên là rau, trẻ tỏ ra rất sợ hãi. Lúc này cô giáo chính là người giúp trẻ quên ngay nổi sợ hãi đó
Cô: - Con sâu đó như thế nào?
 - Con thấy con sâu đó đang làm gì? Nó có lợi hay có hại? Vì sao?
 Con sâu không đáng sợ nhưng nó lại gây hại cho cây cối, mùa màng đấy.
 - Để cho rau xanh tốt, nhanh lớn chúng ta phải làm gì?
Và cô bắt ngay con sâu lên khỏi lá rau để trẻ thấy rằng con sâu không đáng sợ mà cần phải diệt trừ nó.
Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân mình thông qua thành tích của trẻ. Chẳng hạn, trẻ có thể làm được một số việc đơn giản hàng ngày như: Quét nhà, làm trực nhật hay làm vệ sinh cá nhân, và cố gắng hoàn thành công việc được giao.
Ví dụ: Lao động cuối tuần: Tôi giao nhiệm vụ cho trẻ là các nhóm thi nhau lau và cất dọn đồ chơi các góc. Trẻ ở các nhóm thi đua nhau làm nhanh, sạch và gọn để thể hiện mình.
Dạy con cách qua đường là kỹ năng cần thiết giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: Chủ đề giao thông
Với tiết khám phá tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về an toàn giao thông, đồng thời tôi dạy trẻ các kĩ năng qua đường như:
- Khi đi muốn qua đường con phải làm gì?
- Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào?
- Khi nào thì con được qua đường?
- Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng?
Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai bé và mẹ qua đường.
Ngoài ra giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi với trẻ là 1 cách tạo ra sự tin tưởng, gắn bó giữa trẻ với người xung quanh. Tăng cường sự phát triển các giác quan, góp phần tích cực phát triển các kĩ năng xã hội, trong đó có kĩ năng sống tự tin. Tôi luôn tạo nhiều thời gian nhất có thể để giao lưu với trẻ bằng lời nói, cử chỉ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt đặc biệt là ánh mắt sẽ khiến trẻ cảm nhận được thái độ, tình cảm của người cùng giao tiếp. Và những cuộc trò chuyện này mang ý nghĩa nhiều mặt: phát triển ngôn ngữ, tư duy, các chức năng tâm lí, tình cảm,kĩ năng giao tiếp ứng xử.
+ Kỹ năng sống hợp tác: 
Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh. Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn bắt đầu trở nên quan trọng với trẻ.
Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 
Ở kĩ năng này chủ yếu tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ. Với biện pháp này không chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức một cách tự nhiên, đồng thời là cơ hội cho trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động, từ đó paths triển tính đoàn kết, tương trọ giữa các trẻ trong lớp.
- Ở trò chơi học tập đó là trò chơi có luật nên trẻ cần phải có kiến thức và biết họp tác với bạn.
Ví dụ: Lĩnh vực phát triển nhận thức: Làm quen với toán “Sắp xếp theo quy tắc”
Tôi sử dụng trò chơi “Xếp tranh” và chia lớp thành 3 nhóm.
Yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ hoàn thành một bức tranh xếp theo qui tắc đội nào gắn đúng nhanh đội đó sẽ chiến thắng. Và lúc này buộc trẻ phải thảo luạn với nhau cùng nhau hợp tác mới hoàn thành bài tập.
- Với trò chơi đóng vai thì sao? Ở trò chơi này là cơ hội nhiều nhất để rèn và phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ.
Ví dụ 1: Góc xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm cùng nhau hoàn thành công trình và để làm được điều đó tất cả trẻ cùng thảo luận, phân công công việc cho nhau cùng nhau làm công việc được giao, cuối cùng trẻ cùng nhau hoàn thiện những cái cuooius cùng của công trình. Đó là một cách họp tác cùng làm việc.
Ví dụ 2: Góc học tập – Hoàn thành bài tập trẻ mảng tường với chủ đề nhánh “Một số loài hoa” trẻ sẽ có nhiều bức tranh rỗng về hoa và yêu cầu trẻ tô màu, cắt và gắn lên mảng tường. Cũng như trò chơi xây dựng trẻ sẽ thảo luận xem làm như thế nào, ai tô màu,ai cắt và ai là người gắn cho đúng yêu cầu của bài tập: 3-4 trẻ sẽ tô màu, 1 - 2 trẻ cắt và 1 trẻ sẽ gắn theo hiểu biết về yêu cầu bài tập của trẻ.
- Trò chơi dân gian trẻ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức và đặc biệt những kĩ năng sống trong đó có kĩ năng hợp tác.
Ví dụ 1: Trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây” ở trò chơi này ngoài rèn cho trẻ một số tố chất thì nó cũng rèn cho trẻ tinh thần đoàn kết hợp tác với nhau. Tất cả trẻ làm con rắn phải đoàn kết, đồng lòng với nhau để “cái đuôi” không bị bắt.
Ví dụ 2: Trò chơi dân gian “Kéo co” ở trò chơi này trẻ phải biết dùng sức mạnh của bản thân và tập thể để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Một vạch đích để ở giữa sân chơi, có dây thừng căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một người cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho người bên kia kéo về bên mình là thắng. nếu trẻ không đồng lòng, hợp tác với nhau thì đoiị của mình bị thua vì vậy để chiến thắng trong trò chơi này thì trẻ phải cùng hợp tác với nhau.
Ngoài sử dụng trò chơi tôi còn sử dụng câu chuyện, bài hát để rèn kĩ năng sống hợp tác. Tôi cho trẻ cùng nhau kể một câu chuyện, hay tất cả trẻ cùng hát 1 bài hát theo yêu cầu của cô.
Ví dụ: Truyện “Ngày và đêm” thì tôi cho 2 -3 trẻ cùng nhau kể, mỗi trẻ sẽ kể một đoạn của câu chuyện, và đến trẻ cuối cùng thì câu chuyện hoàn chỉnh.
Không những dạy trẻ qua câu chuyện, bài thơ, bài hát, qua trò chơi mà tôi còn rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, qua các hoạt động. Chẳng hạn, tôi muốn trẻ cùng tôi hoàn thành một việc nào đó thì tôi cần phải hợp tác với trẻ.
Ví dụ: - Bây giờ cô muốn cùng các con chăm sóc luống rau lớp mình, các con có đồng ý không nao?
- Bạn nào sẽ giúp cô nhổ cỏ?
- Ai giúp cô bắt sâu cho rau? .
Nhờ sự hợp tác của trẻ mà tôi hoàn thành công việc nhanh chóng hơn và đó cũng là một cách rèn các kĩ năng sống cho trẻ như: hợp tác, tự lập, 
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Tôi cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
Để rèn và phát huy tốt kĩ năng này tôi đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau kết hợp các phương pháp giáo dục như: Sử dụng lời nói; dùng tình huống; sử dụng trò chơi;
* Sử dụng lời nói nhằm giúp trẻ nắm được các nội dung cần thực hiện. Ở phương pháp này đòi hỏi phải chú ý tới khâu dẫn dắt bởi đây là điểm mấu chốt lôi cuốn hứng thú và sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tiếp thu tốt kiến thức các nội dung tiếp theo.
* Sử dụng tình huống: nhằm hình thành cho trẻ kĩ năng giải quyết những tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Các tình huống không có sẵn và bản thân tôi phải phát hiện và tận dụng các tình huống có vấn đề và biết cách xử lí. Tuy nhiên, ở trong trường mầm non ít khi hay thậm chí không xảy ra các tình huống như: Lạc đường, bị bắt cóc, giúp đỡ người già,  Vì thế, tôi tạo ra một số tình huống thông qua xây dựng kịch bản chơi trò chơi đóng kịch
Ví dụ 1: Với bài thơ “Qua đường” (chủ đề giao thông)
Tôi xây dựng thành kịch bản tình huống và tổ chức cho một nhóm trẻ tham gia.
* Sử dụng trò chơi: trẻ được học tập các kiến thức, kĩ năng một cách tự nhiên qua các trò chơi, đồng thời đây cũng là cơ hội để trẻ trãi nghiệm và kiểm tra lại vốn kiến thức kĩ năng của mình. Đây cũng được coi là hoạt động có ý nghĩa trong phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Khi tham gia trò chơi trẻ khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.. Hoạt động vui chơi cũng đặt ra cho trẻ nhiều tình huống bất ngờ đòi hỏi trẻ sự linh hoạt, nhạy bén và sang tạo để giải quyết tình huống chơi. 
Trò chơi tôi sử dụng có 2 loại: trò chơi sưu tầm và sáng tạo trò chơi mới.
- Trò chơi học tập là nhóm trò chơi có luật nhằm mục đích phát triển hoạt động trí tuệ và nhận thức. Qua trò chơi này củng cố nhận biêt, phân biệt và phân nhóm các đối tượng.
Ví dụ 1: Làm quen với toán “Đong các đối tượng có dung tích khác nhau bằng 1 đơn vị đong”. Ở tiết học này tôi cho trẻ chơi trò chơi đong nước đầy 2 chai không to bằng nhau và cho trẻ nhận xét kết quả đong.
Ví dụ 2: Khám phá tự nhiên “Sự phát triển của cây từ hạt”. 
Tôi yêu cầu trẻ xếp đúng thứ tự quá trình phát triển của cây từ hạt (Hạt -> mầm -> cây con -> cây nhiều cành, nhiều lá -> cây có hoa -> cây có quả.)
- Đặc biệt với trò chơi khoa học là những trò chơi mang tính khám phá, thử nghiệm nhằm cung cấp cho trẻ những tri thức tiền khoa học, khuyến khích và nuôi dưỡng trí tò mò, ham hiểu biết, góp phần phát triển trí tuệ và chuẩn bị những kĩ năng nhận thức nhất định. Với trò chơi này tôi gần như sử dụng triệt để nhằm rèn kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu cho trẻ.
Ví dụ 1: Khám phá thiên nhiên “Sự kì diệu của cát”, tôi đã tổ chức cho trẻ chơi với cát 
- Với những chậu cát thật đẹp này các con có ý tưởng trò chơi gì với cát không?
(làm tranh cát, in khuôn hình, xây lâu đài cát, làm hang cát, ). Hay cho trẻ chơi “đồng hồ cát”.
Ví dụ 2: Cho trẻ chơi với nước, thả vật nổi vật chìm:
- Vì sao miếng xốp lại nổi?
- Vì sao hòn sỏi lại chìm?
Ví dụ 3: Cho trẻ thí nghiệm nam châm với sắt, nam châm với gỗ:
- Khi nam châm đặt gần gỗ thì điều gì xảy ra?
- Vì sao nam châm không hút được gỗ?
- Chuyện gì sẽ xảy ra khi nam châm và sắt đặt gần nhau?
Hay tôi cho trẻ chơi pha màu nước khi khám phá về sự kì diệu của nước:
- Vì sao nước biến thành màu vàng? (pha bột màu vàng)
- Tại sao nước bây giờ màu đỏ mà lại ngọt? (pha với nước dâu)
- Để làm ra nước biển cần làm như thế nào?
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
Ví dụ 1: Giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp để tự bảo vệ mình:
- Nếu lạc đường sẽ tìm đến ai để hỏi? Con hỏi như thế nào?
- Nếu có người lạ đụng chạm vào người con phải làm gì?
- Nếu bị ai bắt nạt con kêu cứu như thế nào?
Hay thỉnh thoảng cũng có khách của cô giáo, hoặc ban giám hiệu đến dự giờ . Tôi dạy con ứng xử lịch sự vui vẻ: Tôi nhắc trẻ đứng dậy khoanh tay chào “Chúng cháu chào cô (bác) ạ!”. 
Và tôi cũng cho trẻ biết có nhiều người xấu ẩn giấu trong cái vẻ đàng hoàng. Tôi dạy trẻ cách trả lời khách lịch sự và có khoảng cách an toàn. 
Ví dụ 2 : Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé : Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ.
Trẻ: Dạ, không cháu chờ mẹ cháu ở đây ạ!
 Còn các trẻ khác nhắc bạn: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”.
* Hay dạy cho trẻ:
- Chào bạn- chào như thế nào?
- Chào bố mẹ - chào ra sao? 
+ Kỹ năng tự lập: Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc chúng ta đào tạo cho trẻ khả năng độc lập cũng rất quan trọng. Chắc chắn trong mỗi chúng ta chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt".
Dù người lớn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế chúng ta cần dạy con trẻ khả năng độc lập ngay từ bé để trẻ có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc.
Đúng vậy, mỗi chúng ta ai cũng làm cha, làm mẹ chúng ta không thể đi theo con trẻ suốt cuộc đời được vì vậy chúng ta phải dạy con trẻ tình độc lập ngay từ khi còn 

File đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiem day tre 5 6 tuoi ky nang song.docx
Giáo Án Liên Quan