Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc

Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng, bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc hiểu và đọc diễn cảm.

 Bốn ký năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng, đọc là một công cụ để học tập các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.

 Từ thực tiễn giảng dạy môn tập đọc tôi thấy còn có những khó khăn, trở ngại, làm giảm chất lượng “đọc” của học sinh trong phân môn tập đọc cụ thể là:

 + Do yếu tố chủ quan:

 Một số giáo viên nhận thức chưa sâu về tầm quan trọng của việc hình thành năng lực đọc cho học sinh trong phân môn tập đọc. Quan niệm của một bộ phận giáo viên còn coi nhẹ việc rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh, ít quan tâm đến chất lượng của “đọc”. Chưa có nhiều các biện pháp hay để rèn các kỹ năng đọc cho học sinh trong phân môn tập đọc. Một số giáo viên còn thỏa mãn với những phương pháp rập khuôn máy móc khi dạy tập đọc mà chưa có những đổi mới năng động để tìm ra các biện pháp hay đáp ứng được những yêu cầu của phân môn tập đọc.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3892 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG ĐỌC
CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
I. PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng, bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc hiểu và đọc diễn cảm.
	Bốn ký năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng, đọc là một công cụ để học tập các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.
	Từ thực tiễn giảng dạy môn tập đọc tôi thấy còn có những khó khăn, trở ngại, làm giảm chất lượng “đọc” của học sinh trong phân môn tập đọc cụ thể là:
	+ Do yếu tố chủ quan:
	Một số giáo viên nhận thức chưa sâu về tầm quan trọng của việc hình thành năng lực đọc cho học sinh trong phân môn tập đọc. Quan niệm của một bộ phận giáo viên còn coi nhẹ việc rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh, ít quan tâm đến chất lượng của “đọc”. Chưa có nhiều các biện pháp hay để rèn các kỹ năng đọc cho học sinh trong phân môn tập đọc. Một số giáo viên còn thỏa mãn với những phương pháp rập khuôn máy móc khi dạy tập đọc mà chưa có những đổi mới năng động để tìm ra các biện pháp hay đáp ứng được những yêu cầu của phân môn tập đọc.
	+ Do yếu tố khách quan:
	Sự bùng nổ thông tin, nhất là thông tin nghe và nhìn là những yếu tố góp phần làm cho học sinh lười đọc. Các em thường thích nghe và xem hơn thích đọc, nếu có đọc ở nhà thì các em thường đọc tự do. Các kỹ năng đọc của học sinh ít được quan tâm và phản hồi lại với nhà trường. Phương tiện phục vụ cho dạy phân môn tập đọc có ít. Mặt khác luyện đọc bao gồm phải rèn nhiều các kỹ năng khó, đòi hỏi người đọc phải kiên trì, mà kiên trì là hạn chế rất lớn của học sinh Tiểu học.
	Từ những khó khăn trở ngại do các yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên đã làm cho việc dạy phân môn tập đọc hiệu quả đạt được còn thấp.
	Từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã tìm tòi và đúc rút được một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh trong phân môn tập đọc, khi phổ biến ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy đã đạt hiệu quả cao.
II. PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1. Luyện đọc thành tiếng cho học sinh:
	a. Để luyện đọc thành tiếng cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý những yêu cầu sau:
	- Xác định rõ ràng, cụ thẻ các mục tiêu luyện đọc. Nghĩa là các mục tiêu luyện đọc, các chỉ dẫn, các yêu cầu cần đạt phải làm mẫu được, phải quan sát được.
	- Cường độ luyện đọc phải cao. Nghĩa là một nội dung phải được luyện tập nhiều lần trên những ngữ điệu khác nhau được củng cố nhiều lần để thành kỹ xảo.
	- Phải lựa chọn từ ngữ, câu, đoạn để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện tập. Vì vậy các từ ngữ hay câu, đoạn đưa ra luyện đọc phải là những chỗ dự tính sẽ tập trung các lỗi của học sinh về đọc thành tiếng cao.
	- Trong khi luyện đọc cần phối hợp đồng bộ các biện pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các biện pháp luyện đọc.
	b. Kỹ năng luyện theo mẫu:
	Luyện theo mẫu là phương pháp dạy học chủ yếu để luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Để luyện theo mẫu, giáo viên phải có một số kỹ năng sau:
	- Biết làm mẫu:
	Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt, để đọc đúng, hay giáo viên phải có lòng ham muốn đọc hay và có ý thức tự diều chỉnh mình để đọc đúng hơn, hay hơn, có ý thức trau chuốt giọng đọc của mình. Muốn đọc tốt trước hết phải hiểu, cảm thụ được văn bản – tác phẩm nghệ thuật. Giáo viên nên sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình.
Nhờ máy nghi âm nghe lại giọng nói của mình mà phát hiện ra được các nhược điểm của mình khi đọc, để tự điều chỉnh, sửa chữa. Tự nghe lại cách đọc của mình, giáo viên sẽ dễ dàng dự tính được cái lỗi đọc học sinh sẽ mắc phải.
Khi đọc giáo viên cần lưu ý, với các lần đọc mẫu khác nhau, thì bao nhiêu lần cũng như một đều tạo ra một mẫu đọc thành tiếng không đổi, nếu đọc mỗi lần mỗi khác thì không thể gọi là đọc mẫu được như thế học sinh không biết đằng nào mà đọc theo. Thực tế có những giáo viên đọc mẫu không lần nào giống lần nào.
- Giáo viên phải biết quan sát cách đọc của học sinh:
- Có những giáo viên khi học sinh đọc thì không chú ý nghe hoặc nghe nhưng không có nhận xét cụ thể. Nên khi học sinh đọc xong chỉ nhận xét chung chung “em đọc như thế còn yếu hoặc chưa tốt, chưa hay hoặc tương đối tốt lần sau cần cố gắng hơn” làm cho hoc sinh không biết cần phải sửa chữa cái gì?, cố gắng cái gì?. Vì vậy sau khi đã đọc mẫu giáo viên phải quan sát giọng đọc của học sinh, nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu và phát hiện ra những sai lệch giữa bài đọc của các em và mẫu của cô GV.
- Để luyện đọc cho học sinh, GV tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan, muốn vậy giáo viên cần phải biết tái hiện lại cách đọc của học sinh, từ đó các em dễ dàng điều chỉnh những sai sót của mình khi đọc.
- GV phải biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và đọc mẫu.
- GV có thể chỉ ra một cách rõ ràng về cách đọc như: đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm hơn, nhấn giọng, lơi giọng, lên giọng, hạ giọng, kéo dìa giọng..... nhưng điều kiện quan trọng ở đây là GV phải phối hợp nhịp nhàng giữa lời mô tả và giọng mẫu, nghĩa là có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của GV. Trong thực tế giảng dạy có những giáo viên ý thức được, mô tả được về cách đọc, nhưng khi giáo viên đọc mẫu được nhưng lai lúng túng không biết mô tả cách đọc sao cho học sinh hiểu.
c) Luyện đọc to:
Khi học sinh đọc quá nhỏ, nhiều GV đến gần các em để nghe cho rõ làm như vậy khiến học sinh nghĩ rằng chỉ cần đọc cho cô giáo nghe nên không cố gắng đọc to hơn. Để luyện tập cho học sinh đọc to giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe rõ mới thôi.
Học sinh đọc quá nhỏ có thể vì các em thiếu tự tin do chưa quen giao tiếp với nhiều người. GV cần động viên, khuyến khích, dạy cho các em biết cư xử đàng hoàng, tự nhiên, tự tin trước tập thể lớp. được đứng trước các bạn nhiều lần đượcc cô giáo nâng đỡ khuyến khích các em sẽ thích được đọc sẽ quen đọc to, dõng dạc. GV cần hướng dẫn học sinh cách nâng giọng cao hơn, cách lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc. Để các em đọc được to hơn.
Tuy nhiên đọc to không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên khi học sinh đọc như thế giáo viên cần phải điều chỉnh để các em đọc nhỏ lại. GV cần đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải.
d) Luyện đọc đúng:
Một số giáo viên chưa xác định đầy đủ các yêu cầu của luyện đọc đúng và có những giáo viên chưa quan tâm đúng mức luyện đọc đúng các phụ âm đầu, các âm chính các âm cuối và các nhau, để được hiệu quả cao hơn khi luyện đọc đúng giáo viên cần lưu ý các biện pháp chữa lỗi các âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp mô tả âm thanh bằng lời.
Luyện đọc đúng ngoài yêu cầu phát âm đúng còn bao gồm cả việc luyện đọc đúng tiết tấu, đọc đúng chỗ ngắt hơi, ngữ điệu câu, học sinh phải biết dựa vào nghĩa, dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. GV cần luyện để học sinh không đọc tách một từ ra làm hai, ví dụ không đọc “sẻ non rất yêu bằng / lăng và lúc thơ”. (“chú sẻ và bông hoa bằng lăng – tập đọc lớp 3 – tập 1”).
Trước khi đến lớp giáo viên phải dự tính ngăn ngừa các lỗi khi đọc tùy đối tượng học sinh. Giáo viên phát hiện các lỗi phát âm mà học sinh địa phương thường mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước.
e) Luyện đọc nhanh
Thực tế còn nhiều học sinh đọc chậm hơn nhiều so với yêu cầu cần đạt ở mỗi khối lớp mà giáo viên vẫn chưa có những biện pháp khắc phục để đạt hiệu quả cao. Để luyện đọc nhanh cho học sinh đạt hiệu quả giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để luyện đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài, biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhưng có sự kiểm tra của thầy của bạn để điều chỉnh tốc độ.
g) Luyện đọc diễn cảm:
Khả năng đọc diễn cảm của khá nhiều học sinh khi đọc những văn bản, văn chương trong phân môn tập đọc còn yếu, các em chưa làm chủ được ngữ điệu, chưa làm chủ được tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ cao độ của giọng chưa biểu đạt hết ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc khả năng cảm thụ âm nhạc còn nhiều hạn chế, khi luyện đọc diễn cảm cho học sinh nhiều giáo viên còn lúng túng các biện pháp đọc diễn cảm còn đơn điệu, hiệu quả đạt được còn thấp. Sau đây là một số biện pháp đọc diễn cảm cho học sinh, khi áp dụng đã đoạt kết quả cao :
Khi luyện đọc diễn cảm cho học sinh giáo viên cần chú ý chính nội dung bài học đã quy định ngữ điệu của nó nên không áp đặ sẵn giọng đọc của bài. Vì vậy giáo viên không được quy định ra ngữ điệu đọc từ đầu. xác định giọng đọc của bài phải là kết luận tự nhiên được học sinh đưa ra sau khi hiểu bài học và biết cách diễn đạt thích hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh làm quen với toàn tác phẩm, xác định giọng đọc chung của toàn bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng đọc chung của cả bài. Về thể loại, nếu đọc thơ phải chú ý tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca. Tức là truyền được chất nhạc của thơ. Đọc văn xuôi thì điều quan trọng là cho thấy sự vận động tư tưởng của tác giả.
Nội dung chính của bài đọc sẽ giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài : nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ca ngợi, mạnh mẽ trầm lắng buồn thương....., nhịp điệu của bài : nhanh, hơi nhanh, hơi chậm, chậm.....
- Học sinh tập luyện để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận nhận xét về giọng đọc, giải thích vì sao đọc như thế là hay, đọc như thế là chưa hay. Giáo viên cần đọc mẫu cho học sinh đọc diễn cảm bài đọc sao cho người nghe có cảm giác như mình đang sống trong văn bản nghệ thuật ấy, như thế là đỉnh cao cần đạt được của đọc diễn cảm.
2) Luyện đọc hiểu cho học sinh
Thực tế về dạy luyện đọc học sinh cho phân môn tập đọc của một số giáo viên trong trường còn nhiều hạn chế về sáng tạo, ít biện pháp hay để hướng dẫn khai thác cho học sinh khi luyện đọc hiểu. Nhiều học sinh còn yếu trong phần luyện đọc hiểu, đậy là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh, Qua giảng dạy tôi đã rút ra một số biện pháp đọc hiểu cho học sinh và đã đạt được hiệu quả cao, các biện pháp đó cụ thể như sau :
Khi tổ chức hình thức đọc thầm cho học sinh giáo viên cần giao việc ngay cho cả lớp trước khi có lệnh đọc thầm, đó là đưa ra một yêu cầu về hiểu một ý nào đó trong phần đọc thầm cách này để kiểm tra hoạt động đọc thầm của học sinh.
Ví dụ: Trước khi lệnh cho học sinh đọc thầm bài “nhớ lại buổ đầu di hoc” (tập đọc lớp 3 – tập 1) giáo viên đưa ra một câu hỏi định hướng : Đọc thầm va sau đó cho biết buổi học đầu tiên của tác giả vào mùa nào của năm? Dĩ nhiên mọi học sinh sẽ tích cực cố gắng đọc thầm và chỉ có đọc và hiểu thì mới trả lời được câu hỏi định hướng này. Qua đó giáo viên biết được em nào có đọc em nào không đọc và khả năng hiểu bài của các em.
- Khi dạy đọc hiểu đa số giáo viên chỉ đơn điệu nên câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh thực tế là giáo viên chỉ nên câu hỏi và chờ đợi những câu trả lời đúng mà không biết , không quan tâm đến chuyện quá trình đọc đã diễn ra như thế nào, học sinh làm thế nào để có được câu trả lời, giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả các nội dung kiến thức bài học đem lại mà không quan tâm đến biện pháp để đạt được kết quả này.
+ Biện pháp tìm hiểu đề tài của văn bản:
Để xác định đề tài của văn bản ta có thể dựa vào chủ điểm của bài tập đọc . ví dụ bài: “Ngày khai trường” (tập đọc lớp 3 – tập 1) thuộc chủ điểm tới trường vậy đề tài của nó sẽ nói về chuyện đến trường, chuyện đi học.
Dựa vào tranh minh họa để đoán đề tài, nhưng thường đề tài được thể hiện ở tên bài, tên người, tên vật, tên việc nêu trong văn bản. Để xác định đề tài nêu cho học sinh đọc lướt lại toàn bài, lướt qua tên bài và nhớ tên bài lướt qua các đoạn ý và nhớ tên người, tên việc chính ở các đoạn ý, cần phân biệt cho học sinh đề tài của văn bản hành chính thường được diễn đạt trong tên văm bản.
Ví dụ : tự thuật, danh sách học sinh, thời khóa biểu, mục lục sách.
Đề tài của văn bản nghệ thuật thường khó xác định hơn, nên khi xác định cần phải đọc quét để nắm được ý tứ của bài.
+ Biện pháp tìm hiểu tên bài:
Có nhiều giáo viên khi dạy tập đọc thường ít chú ý đến khai thác bài, thậm chí có khá nhiều học sinh khi đọc còn quên không đọc tên bài đây là thiếu sót của cả thầy và trò cần có biện pháp khắc phục.
Phần lớn tên bài được đặt theo đề tài, nên đọc tên bài có thể biết được văn bản viết về cái gì. Các tên bài được đặt theo chủ đề như: Ngày khai trường, quê hương, hội vật ( tập đọc lớp 3). Có những bài vật được đặt tên một cách kín đáo hơn, không cho ta biết bài văn viết về cái gì, tên bài có thể chỉ là tên một nhân vật. ví dụ: “Bé hoa”(TV2) trong khi đề tài của bài là tình chị em tên bài “Bạn của nai tơ” (TV2) trong khi thực chất chủ đề lại là “thế nào là người bạn tốt” tên bài cũng có thể chỉ là một tình tiết trong câu chuyện như : “câu chuyện bó đũa” (TV2-t1) trong khi nội dung bài nói về chuyện đoàn kết.
Không nắm được cách đặt tên kín đáo này, nhiều khi học sinh bị đánh lừa bởi cái tên, khi dạy giáo viên phải khai thác điều này một số tên bài không những cho biết đề tài mà còn cho biết cách đánh giá tình cảm của tác giả như bài: “Mùa thu của em” “Mặt trời xanh của tôi”(TV2)
Vì tên bài gắn với chủ đề nội dung bài nên việc khai thác tên bài sẽ dúp ta xây dựng bài tập cho học sinh xây dựng đề tài tìm ra được nội dung chính của bài.
+ Biện pháp hiểu từ ngữ trong bài:
Đây là phần khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh việc tìm hiểu từ ngữ trong bài là một nội dung khó, một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh. Đa số học sinh còn nghèo vốn từ nên khi tìm hiểu từ ngữ trong bài các em còn gặp nhiều trở ngại.
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu được từ ngữ trong bài tôi đã sử dụng một số biện pháp sau và đạt được hiệu quả tốt.
- Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng của bài:
Không phải tất cả các từ mới, không phải các từ nằm trong văn bản có vai trò quan trọng như nhau, trong các từ của một văn bản có một số từ quan trọng mà nếu không hiểu chúng thì học sinh khó lòng hiểu đúng văn bản. vì vậy để hiểu văn bản không cần phải hiểu nghĩa tất cả các từ mà phải xác định được các từ quan trọng. ví dụ từ “hạt vàng” (trong bài Hạt gạo làng ta TV5 – t1) là từ quan trọng nhất trong bài từ “hạt vàng” trong từ “hạt vàng làng ta” chứa đựng toàn bộ chủ đề tư tưởng của cả bài.
Cách tìm các từ quan trọng trong các kiểu loại văn bản khác nhau có khác nhau : ví dụ : Những văn bản thông thường như một bản tự thuật, một văn bản quyết định thì những từ chỉ tên người cụ thể, hay nội dung của bản quyết định là những từ ngữ quan trọng, vì chúng chứa thông tin mới trong văn bản tự sự, các từ ngữ chỉ thời gian như: ngày xưa, trước tiên, sau đó, tiếp đó, cuối cùng là những từ cần chú ý vì nó giúp ta dựng được diễn biến câu chuyện theo trục thời gian. Trong thơ và văn miêu tả trữ tình các tứ “chìa khóa” thường là những từ dùng “đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật của bài; ví dụ : từ “đẫm” trong câu thơ “với đôi cánh đẫm nắng trời ( Hành trình của bầy ong – TV5 – t1) từ “đẫm” ở đây tác giả dùng lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nói “đẫm nắng trời” làm cho đôi cánh ong không chỉ đẹp mà còn rất gợi cảm.
Từ : “Hạt vàng” trong câu thơ “hạt vàng làng ta” (hạt gạo làng ta – TV5- t1) là từ dùng rất “đắt” có giá trị nghệ thuật cao “Hạt vàng” không phải là hạt bằng vàng mà hạt gạo lúc này được quý giá như vàng, quý giá vì trong đó có tất cả những gì đẹp đẽ thân thiết nhất của quê hương, của nghĩa tình “Hạt vàng” là một ẩn dụ hình tượng.
Biện pháp giúp học sinh phát hiện ra nhửng từ có tính nghệ thuật đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng có sự chuyển nghĩa văn chương, những từ có kết hợp bất thường, những từ bộc lộ cảm xúc, từ cần tìm hiểu trong văn bản văn chương xét về hình thức phải mang đặc trưng nghệ thuật ( gợi tả, gợi cảm, đa nghĩa, kết hợp bất thường, có tính chất tu từ, nhưng quan trọng hơn chúng phải có giá trị trong việc biểu đạt nội dung .
Xác định nghĩa của từ là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt để hiểu văn bản. Thực tế khi dạy tập đọc có nhiều giáo viên dùng những biện pháp giải nghĩa cho học sinh rất khó hiểu làm học sinh hiểu nghĩa từ trong bài một cách lơ mơ. Dẫn đến hiểu nội dung bài sơ sài sau dây là một số biện pháp giải nghĩa từ đã được sử dụng và đạt hiệu quả
* Giaûi nghóa baèng phöông phaùp tröïc quan laø caùch giaûi nghóa ñoái chieáu töø vôùi vaät thaät, vaät thay theá ñaïi dieän chonghóa cuûa töø. Caùch giaûi nghóa naøy thöôøng ñöôïc chon ñeå daïy caùc danh töø cuï theå.
Ví duï: Khi daïy caùc baøi: Chuù se vaø boâng hoa baèng laêng(TV 3) Muøa thaûo quaû(TV 5) ta coù tranh minh hoïa, nhö vaäy caùc töø: baèng laêng, thaûo quaû ñöôïc daïy baèng nghóa tröïc quan.
2009
 Người viết sáng kiến* Giải nghĩa bằng ngữ cảnh là đặt từ vào trong cụm từ, câu để suy ra nghĩa, có khi nghĩa mới khác với nghĩa vốn có của từ, câu do đó nhất định phải được giải nghĩa bằng cách nêu nghĩa cả cụm từ, câu đẻ dùng ngĩa chung của ngữ cảnh đo làm rõ nghĩa của từ.
Ví dụ : Từ “đa tình, đa mang” vốn có nghĩa biểu thái tiêu cực, có ý chê nhưng trong câu “Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang” nói về cha ông ta trong bài “Truyện cổ nước mình”(TV4-T1) thì hai từ này phải được hiểu theo nghĩa là giàu tình cảm và biết yêu thương quan tâm lo lắng cho mọi người.
* Giải ngĩa bằng đồng nghĩa là giải nghĩa từ bằng cách dựa vào một từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó để làm rõ nghĩa.
Như vậy GV cần phải vận dụng linh hoạt các biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với HS, phù hợp với đặc điểm của từ và vai trò của từ trong bài.
- Tìm hiểu câu, đoạn:
Việc tìm những câu có nội dung quan trọng, nêu được ý của doạn, cả bài là yêu cầu khó đoií với HS. Để phát hiện ra những câu khó GV cần hướng dẫn HS.
+ Đọc lướt toàn bài.
+ Tiamf câu chứa những từ có tín hiệu nghệ thuật.
+ Độc thầm từng câu, đọc to cả câu thể hiênh sự tách ý bằng chỗ ngắt hơi.
Việc hiểu những câu quan trọng trong bài, sẽ giúp chúng ta nhanh chóng chiếm lĩnh văn bản.
Ví dụ: Câu thơ “hạt vàng làng ta” là câu thơ quan trọng nhất trong bài “hạt gạo làng ta”(TV5-T1). Vì câu thơ “hạt gạo làng ta” thể hiện cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ.
Một thao tác có tác dụng giúp HS hiểu nghĩa câu là thao tác đọc diễn cảm câu, nhờ sự hỗ trợ của âm thanh diễn ý, diễn cảm, HS có thể hiểu sâu sắc thêm nghĩa của câu.
Trước hết, HS đọc câu chủ đề, tiếp theo các em phải diễn đạt nội dung của bài nói về điều gì, việc gì, nói về ai, giáo dục diều gì. Đó là các em chưa nắm được nội dung chính và mục đích thông báo của toàn văn bản.
Để có kỹ năng là rõ ý chính của văn bản, GV cần giúp HS làm các công việc sau:
- Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn.
- Phân tích ddẻ lơàm rõ lập luận của người viết.
- Tổng hợp ý các đoạn theo lập của người viết thành ý chung của bài (Nội dung chính của bài, đại ý)
- Phát biểu ý kiến này dưới dạng một vài câu mà lỗi thông báo của vài câu này là nội dung tổng quát của toàn văn bản.
* GV cũng cần lưu ý rằng, không phải dạy bài tập đọc nào cũng yêu cầu tìm đại ý. Và đại ý của bài cũng không nên bắt bộc HS diễn đạt thành lời văn vẻ trau chuốt bóng bảy. Các em có thể diễn đạt bằng những lời khác nhau miễn sao bảo đảm cốt lõi ý đúng.
Sau khi hướng dẫn HS làm rõ ý chính và dích thông báo của văn bản, GV cần tổ chức cho các em rèn kỹ năng hồi đáp văn bản bằng cách cho HS tự nêu những sự kiện, nhân vật, chi tiết, lời thơ, đoạn văn nào mình yêu thích vì sao mình lại yêu thích nó.
* Trên đây là những biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho HS mà tôi đã áp dụng khi dạy phân môn tập dọc. Các biện pháp này đã khắc phục được cơ bản những thực trạng khó khăn về việc dạy và học phân m

File đính kèm:

  • docMot so bien phap ren luyen cac ki nang doc cho hocsinh trong phan mon Tap doc.doc