Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non
Mô tả bản chất của sáng kiến
* Tình trạng giải pháp đã biết:
Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học
*Mục đích của giải pháp:
Giúp trẻ khám phá khoa học thông qua các trò chơi thực nghiệm. Trẻ được và khám phá bằng các giác quan.
Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá.
Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ
Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau
Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự sự việc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển Nhận thức 3. Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thu Hà Giới tính: Nữ Ngày/tháng/năm sinh: 18/06/1981 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phạm Kính Ân Điện thoại: 01638585963 . Email: thuyanducanh1982@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100% 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Mầm non Phạm Kính Ân Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2017 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- tự do- hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi:- Hội đồng xét duyệt TĐKT Phòng GDĐT Hưng Hà - Hội đồng xét duyệt TĐKT Trường Mầm non Phạm Kính Ân Tôi ghi tên dưới đây: Họ và tên: Đỗ Thu Hà Ngày tháng năm sinh: 18/06/2017 Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 5 năm 2017 Mô tả bản chất của sáng kiến * Tình trạng giải pháp đã biết: Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học *Mục đích của giải pháp: Giúp trẻ khám phá khoa học thông qua các trò chơi thực nghiệm. Trẻ được và khám phá bằng các giác quan. Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá. Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự sự việc * Nội dung giải pháp Đáp ứng yêu cầu xã hội việc đổi mới hình thức phương pháp dạy học hiện nay là cấp thiết trong đó “học bằng chơi” “chơi mà học” là hoạt động chủ đạo. Việc đưa chương trình giáo dục Mầm Non mới hiện nay đang thực hiện đại trà là điều kiện tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học nhằm tích cực hóa đưa trẻ, đòi hỏi sự tích cực nâng cao kiến thức ở giáo viên. Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệm đó. Chính vì vậy, được trực tiếp thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề. 3. Xây dựng môi trường lớp học gây hứng thú cho trẻ tham gia thực hiện 4. Sưu tầm, sáng tạo cho trẻ thực nghiệm và tổ chức có hiệu quả. 5. Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao. *Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề, chuẩn bị tốt bài dạy phù hợp với các đối tượng trẻ. Khi trẻ thực hiện phải có sự giám sát của giáo viên +Đồ dùng phải tuyệt đối an toàn, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động *Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Giáo viên phải khen gợi kịp thời những sản phẩm trẻ tạo ra và tôn trọng ý tưởng của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là gợi thêm để trẻ tư duy, trí tưởng tượng tạo ra sản phẩm sáng tạo mà trẻ thích. Trong quá trình giảng dạy cô luôn quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều. Cần nâng cao trình độ tin học để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Hưng Nhân, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Người nộp đơn Đỗ Thu Hà II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non ” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức Mô tả bản chất của sáng kiến Tình trạng và các giải pháp đã biết Nhắc đến “Trẻ mầm non khám phá khoa học”chắc hẳn mọi người thấy rất ngạc nhiên và tự hỏi trẻ mầm non chứ có phải học sinh cấp II, III đâu mà khám phá khoa học. Vì trong chúng ta luôn sẵn một ý nghĩ rằng khoa học là cái luôn cần đến nhiều tri thức và phải luôn sang tạo ra những hoạt động, trũ chơi cho trẻ khám phá. Thế nhưng, nếu suy nghĩ theo hướng khoa học? là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày dành cho trẻ mầm non.. Và thí nghiệm khoa học dành cho trẻ em không phải là kiến thức khoa học mà qua đó trẻ học cách tìm hiểu về khoa học, biết suy đoán, phân tích và nêu kết quả theo suy nghĩ thì chúng ta sẽ nhận thấy khoa học không phải là cái gì đó quá khó và xa vời với trẻ. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thử nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú 1. Thuận lợi: - Trường mầm non tôi đang công tác luôn đạt danh hiệu “ Trường tiên tiến” của huyện và liên tục có giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, có nhiều sáng kiến đạt giải các cấp . - Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong nhiều năm và có tâm huyết với nghề, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên về mọi mặt và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái trong tập thể giáo viên, nhân viên và đặc biệt là sự quan tâm thường xuyên tới cô và trẻ. - Trẻ ở cùng độ tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp. - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp nguyên vật liệu theo thông báo của giáo viên. - Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đẹp đẽ, đầy đủ điều kiện để tổ chức hoạt động khám phá khoa học 2. Khó khăn: - Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Tài liệu, sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn hạn chế. Số trẻ nam đông hơn số trẻ nữ nên rất hiếu động trong các giờ hoạt động. Trẻ mẫu giáo dễ tiếp thu nhưng thường dễ quên những kiến thức vừa học. Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non ” Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến *Mục đích của giải pháp Giúp trẻ khám phá khoa học thông qua các trò chơi thực nghiệm. Trẻ được và khám phá bằng các giác quan. Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá. Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự sự việc *Nội dung của giải pháp Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệm đó. Trẻ bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế. Chính vì vậy, được trực tiếp thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Từ đó tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau : Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ Để giúp cho việc xây dựng các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học hiệu quả, thực sự có chất lượng, đáp ứng được tình hình thực tế của lớp, phù hợp với khả năng của học sinh lớp mình thì đây là việc làm vô cùng quan trọng. Việc đánh giá chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về kiến thức, kỹ năng , thái độ của học sinh lớp mình về hoạt động khám phá khoa học. Rồi từ đó cô giáo sẽ biên soạn, hệ thống hóa và sáng tạo các trò chơi thử nghiệm để tổ chức khám phá khoa học cho trẻ phù hợp, các cô không cần quá coi trọng kiến thức thu được mà cần chú ý tới cảm nhận của trẻ tới cách khám phá như thế nào?. Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ ( Qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ ) bao gồm các tiêu chí: Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân loại, khả năng giao tiếp, thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, khả năng suy luận. 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề Trong nhiều năm công tác giảng dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tôi luôn tìm tòi các tài liệu về khám phá khoa học để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ những nội dung khám phá khoa học của mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Nhằm giúp trẻ mẫu giáo yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Để làm được như vậy tôi cần phải xác định chính xác hơn mục đích, yêu cầu, cách thực hiện từng nội dung khám phá khoa học từ đó, tôi sưu tầm, biên soạn và sáng tạo các trò chơi thực nghiệm thiết thực nhất, hiệu quả nhất đối với trẻ. Các trò chơi thực nghiệm mà cô xây dựng, biên soạn cần cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời nó cũng kích thích tính ham hiểu biết và tìm tòi của trẻ. Từ sự hứng thú của trẻ, kết hợp với các hiện tượng xảy ra trong các trò chơi thử nghiệm, trẻ cảm nhận về vẻ đẹp về thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ nảy sinh tình yêu thiên nhiên, có hành động tốt để bảo vệ vật nuôi, cây trồng. Để phát triển niềm đam mê khoa học của trẻ, tôi nên khuyến khích các trẻ quan sát các sự vật( hiện tượng) ở xung quanh, hay để trẻ tự đặt câu hỏi và gợi mở giúp trẻ tìm tòi những câu trả lời. Dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và kết quả khảo sát đầu đầu năm. Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về khám phá khoa học của nhà xuất bản giáo dục và nhà xuất bản Hà Nội bao gồm: + Trẻ mầm non khám phá khoa học ( Viện nghiên cứu sư phạm – TS Hồ Lam Hồng ) + Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non ( Trần Thị Ngọc Trâm – Nguyễn Thị Nga ) Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu thêm các thông tin , các tài liệu trên Internet, trong sách báo , đặc biệt là các sách báo của ngành liên quan đến vấn đề khám phá khoa học ( Đặc biệt là các nội dung khám phá khoa học của chương trình giáo dục mầm non mới ) rồi trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi đã có thể nắm được chính xác, đầy đủ các nội dung, yêu cầu, cách tiến hành các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi khám phá khoa học. Và tôi đó thực hiện theo bảng kế hoạch xây dựng các trò chơi thực nghiệm theo chủ đề như sau: stt Chủ đề Nội dung thực hiện Các trò chơi thử nghiệm 1 Bản thân ( 3 thử nghiệm) - Khám phá về một số giác quan của cơ thể con người. - Sờ ,ngửi ,nếm và đoán tên đồ vật - Truyền tin - Bé khám phá bản thân 2 Gia đình ( 4 thử nghiệm) - Tổ chức hoạt động khám phá về đồ vật, chất liệu. - Cái nào nóng hơn - Vật chìm – vật nổi - Cái nào nặng hơn - Tại sao các đồ vật lại nóng lên 3. - Cái nào nóng hơn - Vật chỡm – vật nổi - Cái nào nặng hơn - Tại sao các đồ vật lại nóng lên - Khám phá về nguyên vật liệu các nghề - Hỗn hợp cát, vôi, xi măng - Đất như thế nào 4 Động vật ( 3 thử nghiệm) Tổ chức khám phá khoa học về động vật, về sự chuyển động - Sự chuyển động của cá - bài hát các con vật - Dấu chân con vật cưng 5 Thực vật ( 8 thử nghiệm) - Khám phá khoa học về thực vật. Hoa nở như thế nào? - Chọn lá - Mầm và rễ - Cây cần gì để lớn lên và phát triển. - Vui cùng trái cây - Hoa đổi màu - Quan sát chồi non - Sờ, Ngửi đoán tên 6 Giao thông ( 1 thử nghiệm) Cho trẻ khám phá về nguyên lý chìm nổi, nguyên lý chuyển động Đồ chơi chìm và nổi ( thả thuyền.) - Xe chạy nhanh chậm 7 Nước và mùa hè ( 10 thử nghiệm) Khám phá khoa học về nước và một số hiện tượng thiên nhiên, không khí, ánh sáng Sủi bóng nước như thế nào? - Hút và bắn nước - Thổi không khí vào nước - Nước dâng lên như thế nào? - Làm thế nào có thể đi dưới trời nắng - Gió có từ đâu - Những đồ vật bay và không bay - Những chiếc chong chóng - Ánh sáng đi như thế nào - Các đám mây Việc nắm bắt được nội dung, yêu cầu, cách tiến hành trò chơi thực nghiệm sẽ giúp tôi biên soạn và sáng tạo thêm các trò chơi thử nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp tôi phù hợp với nội dung giáo dục, linh hoạt trong việc lồng ghép vào trong chủ đề tương ứng giúp trẻ đạt được yêu cầu của quá trình học bộ môn khoa học 3. Xây dựng môi trường lớp học gây hứng thú cho trẻ tham gia thực hiện Môi trường lớp học đẹp và sáng tạo là người giáo viên thứ 2 tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động. Bởi môi trường hoạt động vừa để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ năng đó học vào các hoạt động khác, các tình huống trong quá trình hoạt động. Việc xây dựng môi trường học và vui chơi cho trẻ sẽ là phương tiện, là điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, và những đam mê tìm hiểu khám phá. Chính vì vậy, khi vào đầu năm học mới tôi đó rất chú ý đến việc xây dựng môi trường lớp học, đặc biệt là góc khám phá “Bé với thiên nhiên” nhằm giúp trẻ khơi dậy tính tò mò, óc sáng tạo, những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội. Đối với góc chơi “Bé với thiên nhiên”, tôi đó thiết kế những hình ảnh có màu sắc bắt mắt, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học tập, giúp trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả Góc chơi “Bé với thiên nhiên” Góc chơi có rất nhiều hình ảnh kích thích tính tư duy tìm hiểu khám phá cho trẻ như quá trình về sự phát triển của cây giúp trẻ hình thành những hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về cách pha trộn màu sắc từ hai màu hay ba màu có thể tạo ra màu mà trẻ yêu thích. Hay những hình ảnh mang tính chất giáo dục giúp trẻ có những thái độ đúng đắn với thiên nhiên và sự vật xung quanh. Để phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ thông qua góc chơi thì ngoài những hình ảnh mang tính lý thuyết, giáo viên cần cho trẻ được thực hành để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách sáng tạo. Trong những giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ dùng để trẻ được chơi và tham gia hoạt động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến khoa học một cách tự nhiên Trò chơi : Trẻ chơi pha màu nước - Trẻ phối màu trên giấy Kết quả, môi trường lớp học được xây dựng sáng tạo và hấp dẫn trẻ học sinh lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt đọng khám phá, qua đó vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Trẻ lớp tôi luôn tò mò, tự đặt câu hởi về những sự vật, hiện tượng xung quanh với bạn, cô và người lớn. Các cháu còn biết tự tìm hiểu những điều trẻ chưa biết. 4. Sưu tầm, sáng tạo cho trẻ thực nghiệm và tổ chức có hiệu quả. Thiên nhiên bao la rộng lớn là một hành tinh đầy ắp những bí mật khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ thơ, chính vì vậy để khơi dậy cho trẻ niềm đam mê khám phá khoa học giáo viên cần chú ý tới cảm nhận của trẻ và cách trẻ khám phá thế nào để nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thức trẻ thu lượm được. Bản thân tôi là người yêu thích bộ môn khám phá nên tôi và đồng nghiệp sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm, đặc biệt là các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn cả về thể chất và tình yêu, sự hiểu biết về sự vật hiện tượng, lòng nhân ái và khả năng tìm hiểu môi trường xung quanh. Khi sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học, tôi luôn lưu ý đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử nghiệm như: những thử nghiệm tiến hành phải có sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết. Thử nghiệm không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Những thử nghiệm không được gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm ( Ví dụ : Làm chết cây, chết con vật). Không chọn thử nghiệm có thời gian quá lâu vì trẻ dễ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thử nghiệm ( an toàn về dụng cụ, vật liệu). Kết quả, tôi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn khối nhỡ đã họp bàn và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm dựa theo bảng xây dựng kế hoạch các chủ đề từ đầu năm học, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng và tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như sau: 4.1.Chủ đề : Bản thân VD : Trò chơi thử nghiệm : Truyền tin * Mục đích: - Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi - Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm * Chuẩn bị: - 2 quả bóng bay - Một số tranh về các giác quan * Cách tiến hành: Cho trẻ đầu hàng lên nhìn bức tranh về các giác quan và về hàng truyền tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai và cứ như vậy cho tới trẻ cuối cùng Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu c
File đính kèm:
- kham_pha_khoa_hoc_4_tuoi.doc