Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THCS

Ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho HS, ngoài ra cũng góp phần quyết định kết quả GD của trường.

Trong những năm gần đây, về lí luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra định hướng thống nhất cho công tác chủ nhiệm, vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua còn nhiều hạn chế.

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, ngoài mặt tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại, tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội, chưa có chính sách thỏa đáng đối với người làm công tác chủ nhiệm, từ đó GV chưa đủ điều kiện cũng như toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD thế hệ trẻ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5274 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp
 nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THCS
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho HS, ngoài ra cũng góp phần quyết định kết quả GD của trường.
Trong những năm gần đây, về lí luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra định hướng thống nhất cho công tác chủ nhiệm, vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua còn nhiều hạn chế.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, ngoài mặt tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại, tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội, chưa có chính sách thỏa đáng đối với người làm công tác chủ nhiệm, từ đó GV chưa đủ điều kiện cũng như toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD thế hệ trẻ.
Từ những thực tế trên, việc nghiên cứu, xác định vai trò, chức năng của GVCN lớp đồng thời đề ra nội dung công tác và cách thức thực hiện những nội dung đó là điều hế sức cần thiết. Trong quá trình chỉ đạo, bản thân tô trăn trở và đề xuất " Một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệmở trường THCS ".
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:	
I/.Thực trạng của công tác chủ nhiệm từ nhiều năm qua:
	Trong mỗi năm học, BGH phân công cho các GV phụ trách công tác chủ nhiệm dựa vào khả năng, kinh nghiệm của từng GV, những GV có nhiều kinh nghiệm thường được phân công phụ trách công tác chủ nhiệm đối với các lớp có nhiều vấn đề như: yếu, có nhiều HS cá biệt, ý thức tự quản kém,
	** Ưu điểm và những hạn chế:
	Tổ chức đoàn đội trong nhà trường luôn góp phần GD rèn luyện đạo đức tư tưởng HS thông qua các phong trào, tuy vây sự phối hợp nhịp nhàng trong việc rèn luyện nhân cách HS còn chưa thật tốt, đôi lúc còn rời rạt.
	Các tiết SHDC hàng tuần, các tiết HĐNGLL, SH hướng nghiệp, SH lớp chủ nhiệm, . Đều được duy trì thường xuyên và được BGH quan tâm.
	Sự chỉ đạo của BGH trong công tác chủ nhiệm tuy có thường xuyên song còn thiếu kiên quyết và triệt để, chưa sâu sắc, đôi lúc còn tỏ ra lúng túng từ đó cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả GD đạo đức cho HS.
Đội ngũ GV tuy trình độ CM đều được đào tạo chính qui, đa số rất yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, nhiệt tình trong công việc và có tinh thần trách nhiệm cao, quan tâm đến lớp chủ nhiệm nhưng còn nhiều GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc GD và rèn luyện đạo đức cho HS, một số GV còn có nhiều khó khăn trong cuộc sống, bận nhiều công việc gia đình nên ít quan tâm đến lớp chủ nhiệm cũng như sự tiến bộ của từng HS để có thể uốn nắn kịp thời.
BGH của trường còn mới , kinh nghiệm còn ít, từ đó việc chỉ đạo đôi lúc còn thiếu kịp thời và sát xao.
HS đa số ngoan, chấp hành tốt nội qui nhà trường, có ý thức học tập tốt, có năng lực tự quản ( Khối 8,9 ) thể hiện qua các phong trào và các tiết HĐGDNGLL, kết quả cũng có nhiều em đạt HSG cấp tỉnh huyện về các môn học cũng như có nhiếu thành tích trong các phong trào, tuy nhiên còn một số không ít HS cá biệt, thường xuyên vi phạm nội qui, chấp hành chưa tốt các yêu cầu về rèn luyện đạo đức cũng như học tập mà GVCN thì chưa tìm ra được biện pháp đủ mạnh để khuyến khích cũng như GD các em, còn trông chờ vào BGH nên thiếu kịp thời, một số phong trào trong trường còn mang tính hình thức, chưa thực sự góp phần GD tốt nhân cách HS.
II/.Phân tích nguyên nhân hạn chế:
	Một số không ít GVCN còn quá trẻ , kinh nghiệm công tác còn ít, chưa thực sự chủ động trong việc tự bồi dưỡng, ít tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề đặc biệt là công tác tổ chức, quản lí và GD đạo đức, nhân cách cho HS, còn trông chờ vào BGH và chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong công tác GD toàn diện HS, sự quan tâm đến lớp CN còn ít, thiếu thường xuyên, sự phối hợp giữa GVCN với PHHS chưa thường xuyên.
 Sự quan tâm của PHHS đối với việc học tập của con em còn thấp chưa đáp ứng với nhu cầu học tập chung của toàn xã hội. Một số HS còn có hoàn cảnh gia đình, vừa học vừa phải làm nhiều công việc khác phụ giúp gia đình.
	BGH còn mới nên nghiệp vụ quản lí còn nhiều hạn chế, thiếu tính khoa học sâu rộng và toàn diện, chưa huy động được toàn bộ GV trong trường cùng đoàn kết nhất quán, thực hiện thật tốt công tác duy trì nề nếp, kỉ cương và chưa đưa ra được biện pháp hay và thiết thực để GD và khuyến khích HS, chưa có biện pháp đủ mạnh để ngăn chăn hiệu quả những vi phạm của HS, việc không phải thi tốt nghiệp THCS cũng ảnh hưởng không ít đến ý thức và quyết tâm học tập của HS. 
Khuôn viên nhà trường tuy rộng nhưng không đáp ứng các nhu cầu giải trí của HS, trường lại không có rào tường bao bọc, xung quanh nhà trường lại có nhiều quán xá, tụ điểm vui chơi thu hút HS.
 Trên cơ sở thực trạng trên, qua trao đổi, nghiên cứu và bằng kinh ngiệm bản thân, tôi mạnh dạn đề ra một vài biện pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS như sau: 
III/.Các biện pháp cụ thể:
	1/.Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm:
a/.Hoàn cảnh sống của từng học sinh:
Mỗi HS được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Phẩm chất, đạo đức, trình độ văn hóa, tuổi tác, điều kiện sống về vật chất (đầy đủ hay túng thiếu) điều kiện sinh hoạt về tinh thần ( có phương tiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tình cảm gia đình), quan hệ của gia đình đối với hàng xóm, láng giềng, tình hình an ninh trật tự của địa phương, quan hệ bạn bè tốt xấu, .tất cả những điều kiện trên đều có khả năng ảnh hưởng đến con trẻ. Bởi vậy, việc tìm hiểu và nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống nói chung của từng học sinh rất quan trọng, nó giúp GVCN biết nguyên nhân và những yếu tố tiêu cực hoặc tích cực, nhựng thuận lợi và khó khăn tác động đến HS, đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình ( tốt hay chưa tốt ) để tham mưu, tư vấn và phôi hợp với gia đình để lựa chọn phương pháp tác động cho phù hợp.
b/.Những đặc điểm về thể chất, sinh lí của từng học sinh:
	Những đặc điểm về thể chất, sinh lí của HS là thể lực ( chiều cao, cân nặng,..), sức khỏe ( khỏe mạnh hay không, vóc dáng bình thường, có khuyết tật gì không,). Nắm vững những đặc điểm này GVCN sẽ hướng tới sự quan tâm của cả lớp tới việc giúp các em khỏe phát huy mặt mạnh ( đảm nhận công việc nặng, giúp đở các em đau ốm, bệnh tật), đồng thờisự quan tâm thông cảm, giúp đở của tất cả lớp đến những em có thể trạng không bình thường, ưu tiên những bạn kém mắt, kém tai ngồi vị trí thuận lợi nhất, gần gủi, giúp các bạn xóa bỏ mặc cảm về khuyết tật mà hòa nhập, cùng nhau phấn đấu vươn lên trong sự đoàn kết, thân ái của tập thể lớp.
c/.Những đặc điểm tâm lí của HS:
	Đó là khả năng nhận thức, tư duy của mỗi HS ( thông minh, nhanh nhẹn hay bình thường hoặc chậm chạp) trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp; tác phong hoạt bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em ( thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư,); cẩn thận trong học tập hay cẩu thả bồng bột; hiền dịu hay nóng nảy,.Việc nắm vững đăc điểm tâm lí của mỗi HS giúp GVCN lựa chọn và sử dụng phương pháp GD cá biệt có kết quả tốt hơn.
	d/.Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng HS:
	Những tính cách và hành vi đạo đức của HS thể hiện ở tính chăm học hay lười hoc, khiêm tốn hay ba hoa, trung thực hay giả dối, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỉ với bạn bè và mọi người, có tính cách tự lập hay ỉ lại, dự dẫm vào người khác, biết tự trọng, có ý thức xây dựng bảo vệ bản thân và tập thể hay vô tổ chức kỉ luật, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trong pháp luật, tôn trọng bản thân hay sống tùy tiện, vô văn hóa,Đặc biệt cần quan tâm đến thái độ, cách ứng xử của HS với mọi thành viên trong gia đình, với thầy cô giáo, với bạn bè đúng hay chưa đúng với chuẩn mực xã hội, cò năng khiếu, sở thích gì.
	2/.Xây dựng tập thể học sinh tự quản:
	a/.Yêu cầu của việc xây dựng tập thể HS tự quản:
	- Xây dựng một tập thể HS tự quản mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự điều hành các hoạt động của tập thể mình.
	- Tạo được tinh thần tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức làm chủ, tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp.
	- Hình thành ở HS những kỉ năng tổ chức cơ bản như:Kĩ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch hoạt động: kĩ năng điều khiển tập thể thực hiện kế hoạch hoạt động: Kĩ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
	b/.Cách tiến hành:
	+ Lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín và năng lực điều khiển tập thể lớp: GVCN có thể thực hiện một trong hai cách sau:
- GVCN tự lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở của việc tìm hiểu học sinh.
- Do tập thể lớp chọn, bầu ra thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
Tuy nhiên, GVCN có thể định hướng cho tập thể lựa chọn, hãy khéo léo biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể bằng cách xác lập những tiêu chuẩn lựa chọn và mục tiêu nội dung hoạt động của lớp để HS chọn được người gáng vác công việc của tập thể lớp.
GVCN có thể tự lựa chọn sẳn những HS có đủ tiêu chuẩn vào đội ngũ cán bộ lớp rồi thông qua cho HS biết, dùng phiếu kín để thăm dò ý kiến HS rồi quyết định chính thức.
Nếu để cho HS tự lựa chọn thì cần tổ chức cho các em bỏ phiếu tín nhiệm những bạn xứng đáng nhất vào ban cán sự lớp. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành công khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ, không được áp đặt học sinh.
	+ Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp:
Sau khi chọn được đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cần đặt ra kế hoạch bồi dưỡng ngay, việc này cần tiến hành theo trình tự sau:
- Họp đội ngũ cán bộ lớp, tổ, nêu rõ mục đích của việc huấn luyện là làm cho các em hiểu được ý nhĩa và tác dụng của việc xây dựng tập thể vững mạnh, về mối quan hệ công tác giữa cán bộ lớp với nhau.
- Giao nhiệm vụ cho từng loại cán bộ, yêu cầu các em ghi rõ nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện.
-Cho các em thảo luận và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động của lớp và định hướng công việc của từng loại cán bộ lớp.
Trong tổ chức huấn luyện GVCN có thể huấn luyện riêng cho từng loại cán bộ lớp theo chương trình do GVCN tự biên soạn.
+ Tổ chức huấn luyện cho toàn lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản:
Việc này có thể tiến hành trong suốt năm học, nhưng cần tập trung vào những thời điểm cần thiết như: Đầu năm học, cuối học kì 1, giữa học kì 2. 
Những nội dung cần huấn luyện gồm:
- Thế nào là tập thể lớp tự quản.
- Vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình xây dựng tập thể tự quản.
- Tự quản giờ vắng GVBM, giờ truy bài, giờ trên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,.
Những nội dung này có thể xen kẻ vào nội dung của các cuộc sinh hoạt tập thể để HS có dịp trao đổi, bàn bạc lẫn nhau.
+Tổ chức các hoạt động thực tế để HS rèn kĩ năng tự quản:
Đây là hoạt động rất quan trọng và cần thiết để mọi thành viên đều được tham gia vào việc xây dựng tập thể lớp tự quản.
GVCN cần tổ chức và thực hiện đúng phương châm:”Thầy lui dần về hậu trường” để “Trò tự quản lí và điều khiển”.
- Bước đầu GVCN có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn HS chuẩn bị hoạt động, điều khiển HS tham gia, đánh giá kết quả cuối cùng. 
- Sau đó, GVCN từng bước giao dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp, GVCN chỉ nên giúp đỡ HS với tư cách là người cố vấn, điều chỉnh các hoạt động của các em theo đúng hướng.
	- Cần tổ chức cho các em tự đánh giá kết quả các hoạt động của tập thể lớp để qua đó các em tự rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động sau đạt kết quả tốt hơn, từ đó các em cũng từng bước trưởng thành.
c/.Tổ chức “ bộ máy tự quản” của lớp: 
Đội ngũ tự quản của lớp gồm: 
- 1 lớp trưởng	- 1 thư kí – văn thể.
 - 1 lớp phó học tập,	- 1 thủ quĩ
- 1Lớp phó lao động,	- 3 hay 4 tổ trưởng.
- 1 lớp phó trật tự	- 3 hay 4 tổ phó.
 * Lưu ý: GVCN đừng quên vai trò của BCH chi đội ( Chi đoàn, hoặc phân đoàn)
d/.Qui định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ tự quản:
	+ Nhiệm vụ của lớp trưởng: Tổ chức, theo dõi hoạt động tự quản của lớp (dưới sự chỉ đạo, cố vấn của GVCN) như: các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, các cuộc hội ý cán bộ lớp, các hoạt động GD theo qui mô lớp. Luôn có trách nhiệm quản lí lớp trong các hoạt động tập thể trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tuần, tháng, học kì và cả năm học.
	+ Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Tổ chức, điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức các câu lạc bộ học tập theo chủ đề dưới sự cố vấn của GVCN hoặc GVBM, các cuộc thi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc trong HT, đề xuất với GVCN hoặc GVBM về kế hoạch, nội dung học tập, tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập, phụ trách, điều khiển các tổ trưởng, các cán bộ bộ môn trong các hoạt động tự học, có kế hoạch giúp đở bạn yếu kém, theo dõi, đánh giá kết quả HT của lớp hàng tuần, tháng, học kì, cả năm, báo cáo với GVCN, trao đổi với đội ngũ tự quản để có nhận định đánh giá tình hình chung của lớp.
	+ Nhiệm vụ của lớp phó lao động: Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp, nhận xét, đánh giá kết quả. Hàng tuần tổng hợp kết quả và báo cáo lớp trưởng và báo cáo kết quả đó trước lớp.
	+ Nhiệm vụ của lớp phó trật tự: Theo dõi, nhắc nhở và ghi nhận các trường hợp mất trật tự trong giờ học, trong chào cờ, sinh hoạt dưới cờ, trong các tiết tự quản, hàng tuần tổng hợp, báo cáo với lớp trưởng và GVCN để có biện pháp xử lí.
	+ Nhiệm vụ của CB phụ trách văn thể và thư kí: Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn thể của lớp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Nhận xét, đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng và GVCN. Ghi biên bản các cuộc họp và sinh hoạt lớp.
	+ Nhiệm vụ của thủ quĩ: Thu và chi quĩ lớp khi có sự đồng ý của tập thể lớp. Hàng tuần, tháng, học kì có sơ kết báo cáo trước lớp.
	+ Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình cụ thể của từng thành viên về các mặt, tổng hợp kết quả hàng tuần, nhắc nhở động viên các thành viên, báo cáo kết quả cho ban cán sự lớp.
	+ Nhiệm vụ các tổ phó: Nhận nhiệm vụ của tổ trưởng và báo cáo kết quả cho tổ trưởng và các lớp phó có liên quan. 
c/.Hướng dẫn ghi sổ ghi chép công tác cho từng loại cán bộ:
	GVCN soạn từng mẫu các nội dung ghi chép và hướng dẫn cụ thể cho từng loại cán bộ. ( Có mẫu gợi ý ).
	d/.Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản:
	Tổ chức cho HS phân tích, đánh giá kết quả công tác của đội ngũ tự quản, kiểm tra đánh giá hoạt động và giúp các em khắc phục khó khăn, động viên những nổ lực, xây dựng, bảo vệ và phát triển uy tín của đội ngũ tự quản, tránh tạo ra sự đối lập giữa cán bộ tự quản với thành viên trong lớp.
	3/.Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện:
a/.Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn:
	+ Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh, có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể hàng tuần, tháng, học kì,..
	+ Hoạt động theo chủ đề về chính trị, xã hội: Tùy theo từng thời điểm và theo tình hình lớp, trường, địa phương, đất nước hoặc thế giới mà lựa chọn chủ đề cho phù hợp. 
( Có thể kết hợp với các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp).
b/.Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của HS:
	+ GVCN lãnh đạo đội ngũ CB lớp tổ chức ban cán sự bộ môn, các nhóm HT “Đôi bạn cùng tiến”, “Câu lạc bô thơ văn”, “Câu lạc bộ tiếng Anh”, “Em yêu Lịch sử”,., giúp các em có điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập, giúp nhau tiến bộ.
	+ Đối với HS yếu kém, GVCN cần tìm hiểu nguyên nhân, giúp các em khắc phục, giúp đỏ: Đối với HS giỏi GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng, phát huy năng lực của các em, tạo điều kiện để các em thể hiện khả năng của mình; Những em có điều kiện gia đình đặc biệt cần được quan tâm, GVCN đề nghị lớp và gia đình tạo điều kiện cho các em vươn lên.
c/.Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp:
	+ Dựa vào kế hoạch nhà trường và tình hình thực tế của lớp, GVCN cần có kế hoạch lao động cụ thể để GD học sinh, cần quan tâm đến mọi loại hình lao động như vệ sinh, tu sửa bàn ghế, lao động công ích, lao động sản xuất,.
+ Giúp các em hiểu được nhu cầu nghề nghiệp xã hội nói chung và địa phương nói riêng. Tổ chức cho các em tham quan, thể nghiệm thực tế tại các cơ sở sản xuất. Tạo điều kiện giúp các em hiểu biết những cơ sở khoa học và kĩ năng lao động của các nghề, chú ý các nghề địa phương, hoặc đất nước đang cần.
+ Trên cơ sở học vấn phổ thông và học vấn tổng hợp về nghề nghiệp, khi ra trường các em có khả năng thích ứng với các hoạt động lao động sản xuất, để từ đó các em có định hướng cho việc chọn nghề tương lai một cách tự giác, phù hợp với sở thích và chí hướng của các em.
d/.Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí:
GVCN quan tâm cố vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe như: các trò chơi hoạt động, thể thao, văn nghệ, tìm hiểu các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa xã hội,...giúp các em sảng khoái tinh thần, tăng cường sức khỏe, mở mang trí tuệ, hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản như lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng vị tha, tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng,...và cũng đồng thời giúp các em hình thành các phẩm chất tốt như trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, lễ phép, lịch sự, tế nhị,...giúp các em có thể hòa nhập tốt vào cộng đồng xã hội sau này.
	4/.Liên kết với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để GD học sinh:
a/.Kết hợp với các lực lượng trong nhà trường:
+ Kết hợp và giúp đở các tổ chức Đoàn, Đội để thực hiện các mục tiêu GD:
- Cần có kế hoạch kết hợp với các tổ chức Đoàn, Đội để tiến hành các mục tiêu GD toàn diện HS. Giúp đở chi đoàn, chi đội xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho đoàn, đội tổ chức các hoạt động GD.
- Lưu ý là GVCN chỉ nên giúp đở tổ chức Đoàn, đội chứ không nên áp đặt, làm thay mà cần tôn trọng tính tự quản, độc lập của các tổ chức này, nếu không sẽ có thể dẫn đến mâu thuẩn giữa chi đoàn, chi đội với GVCN ảnh hưởng đến kết quả GD của lớp.
+ Phối hợp với GV bộ môn:
- GVCN cần chủ động trao đổi với GVBM về những HS có khó khăn về HT và rèn luyện ( hoàn cảnh GĐ không thuận lợi, sức khỏe, hạnh kiểm,...) và cũng lắng nghe ý kiến của GVBM về tình hình của lớp chủ nhiệm để cùng hổ trợ, phối hợp trong việc tác động tới lớp nói chung và từng HS nói riêng.
- Phản ánh với GVBM về những nguyện vọng của HS, đề xuất với GVBM tromg việc giúp đở lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm HT bộ môn, cuốn hút GVBM tham gia vào các hoạt động của lớp có liên quan bộ môn vừa kích thích hứng thú vừa tạo huận lợi cho các em hoạt động có hiệu quả.
+ Phối hợp với BGH nhà trường:	
- GVCN là người thừa lệnh Hiệu Trưởng - BGH , thay mặt nhà trường để tổ chức, quản lí giáo dục HS của một lớp. Do vậy, GVCN phải dựa vào kế hoạch GD chung của trường, và phải biết dựa vào tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp giáo dục học sinh, thường xuyên báo cá với BGH về tình hình lớp, kết quả GD, ý chí, nguyện vọng của HS lớp mình, đồng thời thỉnh thị, đề xuất, xin ý kiến về biện pháp GD và đề nghị BGH cùng phối hợp, thống nhất trong việc tác động sư phạm đối với cả lớp hoặc cá nhân HS của lớp mình chủ nhiệm.
- Ngoài ra GVCN còn cần phải phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường như: bảo vệ, giám thị, thư viện, ... để GD học sinh, trong nhiều trường hợp GVCN cũng cần tìm hiểu HS thông qua họ một cách khách quan và đề nghị họ cùng thống nhất biện pháp tác động sư phạm đối với HS khi cần thiết. Sự quan tâm giáo dục học sinh trên tinh thần trách nhiệm chung đối với sự nghiệp giáo dục học sinh và sự mẫu mực trong ứng xử đối với HS của các lực lượng này cũng hết sức quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN và nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh có hiệu quả.
b/.Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
+ Liên kết với gia đình học sinh:
- GVCN cần giúp cho cha mẹ HS hiểu rõ chũ trương, kế hoạch GD của trường và mục tiêu kế hoạch phấn đấu của lớp, trên cơ sở đó mà thống nhất với gia đình về các yêu cầu, nội dung, biện pháp cũng như hình thức GD, đề nghị với gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh học tập và rèn lu

File đính kèm:

  • docSKKN 20102011.doc