Một số kinh nghiệm dạy trẻ làm quen với các làn điệu dân ca

 I/Lý do chọn đề tài:

 Bác Hồ trước lúc đi xa Bác có một yêu cầu rất là đơn giản nhưng vĩ đại và cao quý biết bao, Bác yêu cầu trước khi đi xa Bác muốn nghe một khúc hát dân ca.Nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” câu hát cuối cùng là lời dặn của người.

 Càng yêu quê hương đất nước , càng yêu khúc hát dân ca, thấm nhuần lời dạy của người bản thân luôn trăn trở làm thế nào đây để trẻ biết các làn điệu dân ca của các vùng miền trên quê hương đất nước.

 Như chúng ta đã biết , âm nhạc là loại hình nghệ thuật , xuất hiện rất sâu trong lịch sử loài người , nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt và cuộc sống con người bằng hình tượng âm nhạc, âm nhạc còn phản ánh niềm vui , nỗi buồn , khát vọng , ước mơ, tình cảm trong mọi con người.

 Đối với trẻ Mầm Non , âm nhạc có vai trò giáo dục vô cùng quan trọng.Âm nhạc giúp cho trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ , quan hệ giao tiếp , trao đổi tình cảm , phát triển năng khiếu, âm nhạc là cả một thế giới đầy cảm xúc đối với trẻ.Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ lúc còn trong bụng mẹ bằng những vỗ về cảm xúc của người mẹ , khi ra đời trẻ được tiếp xúc với những lời ru âu yếm của bà.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 4352 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm dạy trẻ làm quen với các làn điệu dân ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA
MỞ ĐẦU:
 I/Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ trước lúc đi xa Bác có một yêu cầu rất là đơn giản nhưng vĩ đại và cao quý biết bao, Bác yêu cầu trước khi đi xa Bác muốn nghe một khúc hát dân ca.Nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” câu hát cuối cùng là lời dặn của người.
 Càng yêu quê hương đất nước , càng yêu khúc hát dân ca, thấm nhuần lời dạy của người bản thân luôn trăn trở làm thế nào đây để trẻ biết các làn điệu dân ca của các vùng miền trên quê hương đất nước.
 Như chúng ta đã biết , âm nhạc là loại hình nghệ thuật , xuất hiện rất sâu trong lịch sử loài người , nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt và cuộc sống con người bằng hình tượng âm nhạc, âm nhạc còn phản ánh niềm vui , nỗi buồn , khát vọng , ước mơ, tình cảm trong mọi con người.
 Đối với trẻ Mầm Non , âm nhạc có vai trò giáo dục vô cùng quan trọng.Âm nhạc giúp cho trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ , quan hệ giao tiếp , trao đổi tình cảm , phát triển năng khiếu, âm nhạc là cả một thế giới đầy cảm xúc đối với trẻ.Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ lúc còn trong bụng mẹ bằng những vỗ về cảm xúc của người mẹ , khi ra đời trẻ được tiếp xúc với những lời ru âu yếm của bà.
 Những câu hát dân ca mộc mạc : 
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
 Chính những câu hát mộc mạc , những lời ru của Bà của Mẹ đã nuôi lớn tâm hồn của trẻ .Tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước cũng xuất phát qua tiếng hát , lời ru.Trẻ Mầm Non dễ cảm xúc , ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc , âm nhạc cũng là động lực thúc đẩy cho các môn học khác .Thế giới âm nhạc muôn màu , muôn sắc giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất , trí tuệ , tình cảm , đạo đức , thẩm mỹ.
 Với lý do trên ngày 20/11/2010 tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho giáo viên tập luyện tổ chức cho trẻ với chủ đề : “Trẻ với làn điệu dân ca” để đồng nghiệp tham khảo tôi xin trao đổi về một số kinh nghiệm cho trẻ làm quen với các làn điệu dân ca.
 1/Lý do khách quan:
 Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc anh, em mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng biệt và có các làn điệu dân ca lôi cuốn lòng người , có làn điệu dân ca 3 miền Bắc –Trung –Nam để bảo tồn bẳ sắc dân tọc Việt Nam.
 Ngay cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 trong chương trình giáo dục Mầm Non sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức các cuộc thi hát dân ca cho các cán bộ giáo viên nghành học Mầm Non và được nhiều kết quả, có nhiều bài hát dân ca hay do giáo viên Mầm Non biểu diễn.
 Để làm tốt công tác này hàng năm tôi đều xây dựng kế hoạch cụ thể luyện hát dân ca cho giao viên , động viên giáo viên sưu tầm những bài hát dân ca lời cổ, hoặc tập cải biên một số làn điệu dân ca dạy trẻ , tổ chức thi hát dân ca cho giáo viên trẻ nhân ngày lễ lướn.
 Để giáo dục trẻ có tâm hồn dân tộc, giúp trẻ sớm tiếp thu những cái hay, cái đẹp về nghệ thuật cổ truyền những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ.
 Những làn điệu dân ca, những lời hát cổ xưa mang săc thái đậm đà của từng miền quê Việt nam phải được đến với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng nhất của con người .
 Trẻ Mầm Non tiếp xúc dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với các làn điệu dân ca hay trẻ ưa thích thì cũng chỉ là am nhạc tầm thường.
 Cho trẻ làm quen với làn điệu dân ca là cho trẻ tiếp xúc nghệ thuật tổng hợp , thỏa mãn sự phát triển hình tượng cảm xúc mạnh mẽ ở trẻ.
 Cho trẻ làm quen và hát các làn điệu dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt nam một cách tích cực, phù hợp với hoạt động của trẻ.Đồng thời giúp trẻ nhận biết về đời sống sinh hoạt dân gian qua lời của những bài hát dân ca mà trong âm nhạc hiện đại gặp.
 2/Lý do chủ quan:
 Trong chương trình giảng dạy của giáo dục Mầm Non , có những bài hát cô hát cho cháu nghe, đều có đủ các bài hát dân ca của 3 miền Bắc-Trung-Nam và 1 số làn điệu dân ca của 1 số dân tộc ít người.
 Những bài hát dân ca dành cho trẻ rất ít, chí có đuyocj một vài bài, đuwocj 1 vài giáo vien bật phát tập cho trẻ biểu diễn trong chương trình lễ hội chú chưa áp dụng rộng rãi cho mọi cháu, chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua hình thức nghe cô hát.Nhưng những bài hát dân ca mà cô hát nội dung không phù hợp và không gần gũi với trẻ , làm cho trẻ không hứng thú khi tiếp xúc với dân ca.
 Tuổi thơ của những thầy cô giáo chúng ta đã trải qua êm đềm trên những cánh đồng thả cánh diều bay, cùng đồng ruộng xanh rời, cùng nhau đọc về , đọc đồng dao, nghe các bà các mẹ hát câu dân ca giao duyên dưới những đêm trăng của từng vùng quê. Còn trẻ của ngày nay “Tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp” xã hội ngày một phát triển , nền văn hóa phương đông cũng tràn vào đất nước , công nghệ ngày một phát triển .Nếu chúng ta không quan tâm giáo dục trẻ nhận biết về một số làn điệu dân ca có khi trẻ quen cả quê hương của mình , của ông bà cha, mẹ mình.
 Vì vậy trong chương trình giảng dạy chúng ta cần có gắn bó lựa chọn , cải biên, lồng nghép một số bài hát dân ca, phù hợp với trẻ , đồng thời dạy trẻ nhận biết và hát được một số làn điệu dân ca.Tôi mong rằng dân ca sẽ mang đến niềm say mê hứng thú cho trẻ từ khi tuổi còn thơ , giúp trẻ tự tin hơn khi đến trường.
 3/Mục đích nghiên cứu.
 Mang dân ca đến cho trẻ Mẫu giáo , trẻ biết hát một số làn điệu dân ca gợi lên cho trẻ tình yêu quê hương đất nước khi tuổi còn thơ.
 a/Nghệ thuật bồi dưỡng tình quê hương đất nước.
 Nước Việt Nam ta có 54 dân tộc anh, em , mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng, nét văn hóa đó là những phong tục truyền thống xa xưa lưu truyền từ đời này sang đời khác .
 Các làn điệu dân ca thường là những câu vần, lời thơ gắn liền vần điệu cao thấp, làn điệu dân ca là vật báu vì thế dân tộc nào cũng nâng niu , gìn giữ.Dân ca xuất hiện từ cuộc sống lao động sinh hoạt của nhân dân mà ra.
 Dân ca Việt Nam có nhiều luyến láy, từ những câu ca dao , những làn điệu đơn sơ, qua quá trình lưu truyền và phát triển đã trở thành những khúc dân ca.Nhịp điệu tiết tấu của dân ca liên quan đến nhịp điệu tiết tấu câu thơ , Ví dụ: “Dung dăng dung dẻ” “Nu na nu nống”.
 Cấu trúc dân ca Việt Nam thường có những tiếng đệm giữa hoặc cuối câu.Dân ca Việt Nam đa dạng, phong phú trẻ dễ tiếp xúc, dễ thuộc , dễ hát, dân ca còn giúp trẻ tăng vốn từ, giúp trẻ hiểu thêm phong tục tập quán của từng vùng miền qua các giai điệu, tiết tấu, động tác múa trang phục dân tộc.
 Dạy trẻ làm quen tiếp xúc với các bài hát dân ca để hình thành cho trẻ tình yêu quê hương đất nước sâu đậm .
 b/Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ:
 âm nhạc không là món ăn tinh thần đối với trẻ mà còn là món ăn tinh thần của mọi lứa tuổi , nếu thiếu âm nhạc thì con người như cây hoa khô héo, nhưng mà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải mái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càng phong phú , giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ, nhân cách, giúp trẻ luôn mạnh dạn.
 Mgorki nhận xét “Âm nhạc có tác động kỳ diệu đến tận đáy lòng , nó khám phá ra phẩm chất cao quý của con người .Chính vì vậy , người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt.
 Âm nhạc quan trọng thì việc giáo dục âm nhạc dân tộc càng quan trọng hơn đối với trẻ .Những điều hay, cái đẹp trong làn điệu dânc a, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này sang đời khác , đã làm cho các làn điệu dânc a tác động nhiều thế hệ , vun đắp cho trẻ tâm hồn Việt, giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.
 c/Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ:
 Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú , nâng cao kỹ năng âm nhạc cho trẻ , biết hát, múa nhuần nhuyễn các bài hát của lứa tuổi Mầm Non, đặc biệt là các bài hát dân ca.
 4/Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Sưu tầm các làn điệu dân ca của từng vùng, miền , luyện hát các bài dân ca, thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc .
 -Hướng dẫn cho giáo viên cách hát dân ca, trang phục của từng dân tộc.
 -Tổ chức thi hát dân ca cho giáo viên , cho trẻ.
 -Rút ra bài học kinh nghiệm , đề xuất ý kiến trong phạm vi đè tài.
 Kinh nghiệm của bản thân về cách hướng dẫn hát dân ca cho trẻ, trong chương trình Mầm Non.
 Mỗi bài hát dân ca đều có nét đặc sắc riêng, mỗi một tiết tấu giai điệu trong mỗi bài hát dân ca thể hiện tính chất trữ tình, phản ánh sinh hoạt , lao động , cuộc sống , tình cảm của nhân dân.Mỗi vùng miền có thể loại dân ca miền nào hay dân ca dân tộc nào.Điều đó cũng tạo nên nét đặc sắc của dân ca Việt Nam.Dân ca nam bộ có những bài như: Lý cây bông, lý con sáo, Lý chiều chiều...Để đi vào lòng người với những sản vật trù phú mang tính chất nam bộ .Dan ca Bắc bộ , vui vẻ , hóm hỉnh thể hiện cuộc sống lao động vất vả của người nông dân : Cái bống, Bà còngDân ca trung bộ sâu lắng trữ tình như bài: Đi cấy, Lý chiều chiều chiềuMỗi vùng miền lại có riêng những bài hát mang đậm sắc từng dân tộc một bài : Inh là ơi( dân tộc thái) Ru em (dân ca xê đăng)Làn điệu dân ca khác nhau, trng phục riêng biệt đó chính là nét đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
 Vì vậy khi chọn đề tài “Dạy trẻ làm quen với các làn điệu dân ca” bản thân tôi đều phải tập luyện cách hát, cách thể hiện, hát múa phụ họa những bài hát dân ca cả 3 miền và những bài hát dân ca của một số dân tộc thiểu số, tìm hiểu về trang phục của từng dân tộc –Đến từng lớp chọn bài hát phù hợp với từng độ tuổi , dàn dựng, sắp xếp chương trình lồng ghép vào các hội thi, biểu diễn các ngày lễ lớn-Hướng dẫn cho giáo viên lồng ghép vào một số chủ điểm.
 Ví dụ: Chủ điểm gia đình: Ru con, ru con
 Chủ điểm quê hương: Cò lả, inh là ơi
 Chủ điểm thực vật: Lý chim sáo, Lý con khỉ
 Chủ điểm thực vật : Lý cây bông, Bầu và bí.
 Chủ điểm nghề nghiệp : Tập tầm vông, Rềnh rềnh, ràng ràng
 6/Những thuận lợi , khó khăn:
 a/Thuận lợi :
 -Khả năng của bản thân hát được tất cả các bài hát dân ca của 3 miền , và 1 số bài dân ca của dân tộc thiểu số.
 -Cắt may được trang phục của 1 số dân tộc như: Ê đê, Thái, Nam bộ, 
 -Có một chút năng khiếu về ca hát.
 -Được học qua lớp dàn dựng , múaSơ đẳng
 -Có khả năng sắp xếp dàn dựng , biện đạo một chương trình biểu diễn, có sự đồng tình của tất cả các bậc phụ huynh.
 b/Khó khăn:
 -Một số CB-GV thiếu sự chịu khó , năng động , không có năng khiếu về ca hát , ngại hướng dẫn cho trẻ.
 -Bản thân kiem nhiệm nhiều công việc , thời gian đầu tư cho tất cả các lớp trong nhà trường không đồng đều.
B/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 I/Thực trạng của đề tài:
 -Trường Mầm Non chúng tôi có 11 lớp trong đó có 2 nhóm trẻ -Tổng số 13 giáo viên , chỉ có 2 giáo viên có năng khiếu về hát , múa , còn lại không có năng khiếu.
 -Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu dạy và học nói chung âm nhạc nói riêng.
 -Các bài hát dân ca thường mang tính chất vùng miền không phù hợp với chất giọng của từng giáo viên tỉnh khác.
 -Các bài hát dân ca trong chương trình chủ yếu là hát cho trẻ nghe , có rất ít bài dạy cho trẻ hát , hát cho trẻ nghe , có rất ít bài dạy cho trẻ hát.
 -Có sự đồng tình của tất cả giáo viên.
 -Qua 1 tháng hướng dẫn luyện tập cho trẻ , có 30 tiết mục văn nghệ của 9 lớp , trong đó có 5 tiết mục trẻ hát đơn ca, 10 tiết mục múa phụ họa dân ca đều được phụ huynh và nhân dân khen ngợi “Trẻ hát dân ca hay thế” múa phụ họa lại càng ngộ nghĩnh.
 -Dạy hát dân ca thật là thú vị , trẻ luyến láy , đi lại uyển chuyển không kém người lớn ,những kết quả đó là điều mong muốn lâu nay của tôi mà tôi muốn truyền lại một phần nào cho trẻ.
 II/Các giải pháp thực hiện:
 -Sưu tầm chọn các bài dân ca dễ học, dễ nhớ phù hợp với từng lớp, từng dân tộc của trẻ.
 -Dạy trẻ cách hát , cách luyến láy, vừa hát vừa thể hiện cử chỉ , điệu bộ.
 -Dựng động tác múa , dàn dựng chương trình .
 -Cải biên lời bài hát cho phù hợp nội dung.
 -Chuẩn bị trang phục.
 II/Cơ sở lý luận:
 Để bảo tồn nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam mà đảng và nhà nước ta đã đề ra.Chúng ta cần tìm ra giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa từ xa xưa để lại .Nhằm giáo dục trẻ biết được các bài hát làn điệu dân ca là viết đẹp đặc trưng của dân tộc Việt Nam.Trong đó có dân ca quan họ được công nhận là di sản vật thể thế giới.Dân ca Việt Nam có từ xa xưa được xuất phát từ những câu ca dao đồng dao trong cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người.
 Dân ca đã đưa những bản làng, những đôi trai, gái xích lại gần nhau, qua các làn điệu hát giao duyên, hát đối
 Bác Hồ chúng ta ra đi tìm đường cứu nước cũng mang theo những khúc hát dân ca, những lời ru của mẹ.
 Bởi vì lẽ đó chúng ta phải làm thế nào? “Đưa trẻ vào ký về dân ca” Trẻ biết được các làn điệu dân ca của 3 miền của một số dân tộc khác nhau.Trẻ biết hát , múa biểu diễn các làn điệu dân ca ngay từ khi tuổi mẫu giáo, Trách mai mốt đi nền di sản của dân tộc.
 III/Cơ sở thực tiễn:
 Nhìn chung cơ sở vật chất của đa số các trường Mầm Non còn thiếu thốn , phòng học chưa đủ, nói gì đến các phòng chức năng.Những không vì sự khó khăn thiếu thốn mà lỡ đi việc giáo dục trẻ về nghệ thuật.
 Năm năm gần đây , việc giáo dục Mầm Non , sở giáo dục đã chú trọng về các cuộc thi hát dân ca cho CB-GV-NV .Tuy nhiên chưa tổ chức nhưng chúng ta vẫn thường xuyên bồi dưỡng tổ chức ở trường vào các dịp lễ hội.
 Giáo viên chúng ta chỉ đạt ở mức độ thực hiện chương trình “Nghe hát” Trong đó môn âm nhạc , chưa mạnh dạn dạy cho trẻ hát dân ca , múa dân ca, tuy nhiên các cơ sở đã được đào tạo qua trường lớp , nhưng thiếu chuyên sâu, đa số giáo viên không có chất giọng hát dân ca, mặt khác lại không chịu khó luyện tập nên ngại dạy trẻ múa, hát dân ca.
 Muốn làm tốt được điều này cán bộ chuyên môn cần có kế hoạch lồng ghép vào các chủ điểm, các hoạt động khác trong trường lớp, khuyến khích giáo viên điều các làn điệu dân ca đến từng trẻ, trẻ sớm nhận thức dân ca Việt Nam là nền văn hóa của dân tộc Việt, được truyền từ đời này sang đời khác trẻ biết quý trọng bản thân bản sắc văn hóa dân tộc.
 Từ những sơ sở trong 3 năm qua bản thân tôi đã chú trọng tìm ra nhiều giải pháp để luyện hát dân ca cho giáo viên , sưu tầm các bài hát của dân ca từng vùng miền , luyện hát ở mọi lúc mọi nơi .Chịn những bài hát dễ nhớ , dễ thuộc luyện hát cho trẻ, giáo viên dạy tốt các làn điệu dân ca, các bài hát dân ca cũng là một trong những điều kiện giúp trẻ “Học tốt” giúp cô “Dạy tốt” trong mỗi nhà trường.
 IV/Thực trạng “Đưa trẻ vào kí ức dân ca”
 Ba năm trước đay khi dự giờ thăm lớp , dạy môn âm nhạc giáo viên thường mở băng cho trẻ nghe, nhiều giáo viên được do năng khiếu có hạn.Vì hát dân ca những bài hát vần điệu nhưng có nhiều luyến láy.Bên cạnh đó vừa phải hát và múa phụ họa.Đa số giáo viên không làm tốt ở phần nghe hát , không lôi cuốn được sự chú ý của trẻ.
 Sau nhiều năm trăn trở năm học 2009-2010 tôi đã đầu tư nhiều thời gian luyện hát dân ca cho giáo viên.Dân ca bắc bộ, trung bộ, năm bộ, dân ca của một số dân tộc thiểu số .Tập liên khúc dân ca 3 miền , từng miền dân ca dân tộc thiểu số phía bắc , tây nguyên
 Năm học 2010-2011 tôi tổ chức cho nhà trưòng liên hoan chào mừng ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam .
 Trước tiên tự chọn bài hát dài ngắn , tùy theo độ tuổi chọn trẻ có chất lượng giọng hát dân ca, chọn bài cho từng độ tuổi , hướng dẫn cho giáo viên cách dạy hát và biểu diễn , dàn dựng động tác múa.
 Tổ chức duyệt tiết mục chọn tiết mục luyện tập mọi lúc mọi nơi , điều thứ cho các bạn trong lớp xin trẻ nào cũng hồ hởi phấn khởi.
 Qua thời gian luyện tập giáo viên đã tự tin hơn khi tổ chức cho trẻ múa hát dân ca.
 Phụ huynh đề nghị nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi để cho trẻ mạnh dạn hơn và được làm quen với nghệ thuật sân khấu.
 Các hội thi hoặc ngày lễ đều khuyến khích các tiết mục dân ca, tập thể có nhiều tiết mục .
 1/Vì thế trong 3 năm qua bản thân tôi đã chú trọng cho giáo viên dạy cho trẻ hát múa dân ca về nền dân ca Việt Nam , trẻ biết dân ca của 3 miền và 1 số dân tộc thiểu số , trẻ đã thực sự yêu dân ca và thích hát dân ca, biểu diễn dân ca trẻ hát dân ca thất dễ thương , ta dễ thấy được trẻ bộc lộ hết khả năng chất giọng của trẻ ở tuổi Mầm Non .Để phát triển nhân tài khi còn non trẻ, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ trong tương lai.
 11/Thuận lợi và khó khăn:
 1/Thuận lợi :
 -Hàng năm bộ giáo dục-sở giáo dục đã duy trì được cuộc thi “Hát dân ca cho 
 -Bản thân có nhiều năng khiếu về âm nhạc.
 Yêu thích ca hát , ở cái tuổi gần 60 xuân nhưng không thua kém lớp trẻ.
 -Được bồi dưỡng về chương trình biểu diễn đạo diễn múa, may trang phục biểu diễn cho trẻ.
 -Thứ 2 có sự cố vì hỗ trợ của các bậc phụ huynh và đa số cán bộ giáo viên.
 -Thứ 3 có khả năng tuyên truyền tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường.
 -Tất cả những thuận lợi đó làm hậu thuận cho sự thành công để dạy trẻ hát múa dân ca, biết dân ca là một nét văn hóa bản sắc của dân tộc Việt Nam.
 2/Khó khăn: 
 -Chưa biết sử dụng về nhạc cụ, chỉ biết sơ đẳng.
 -Thời gian để luyện tập dân ca .
 -Các bài hát dânc a cho trẻ quá ít chủ yếu các bài hát có lời cổ từ xa xưa.
 -Chưa có bài hát mới về dân ca cho trẻ.
 -Kinh phí để hỗ trợ may sắp trang phục biểu diễn không có.
 -Giáo viên đa số ngại dạy hát dân ca không có năng khiếu , thiếu sự chịu khó.
 -Hàng năm trường, phòng giáo dục chưa chú trọng đến hát dân ca, chưa đưa trẻ vào kí ức dân ca nền văn hóa của dân tộc.
 II/Một số biện pháp giúp giáo viên dạy trẻ về dân ca .
 1/Sưu tầm các bài hát dân ca để học, dễ nhớ có nội dung phù hợp với trẻ, dạy trẻ mọi lúc mọi nới.
 -Đi xuống từng lớp chọn bài hát dân ca phù hợp với từng độ tuổi , hướng dẫn cho giáo viên hát và thể loại minh họa , động viên từng giáo viên một để dạy trẻ yêu dân ca và biết hát dân ca.
 -Với những bài hát dân ca bắc bộ, dân ca của một số dân tộc thiểu số” inh là ơi, gà gáylời dễ nhớ , dễ hát..
 -Dân ca quan họ : Cây trúc xinh, Lý cây đa và một số những bài đồng dao được các nhạc sĩ phổ nhạc , bởi vì những bài đồng dao trẻ đã thuộc đã được cô dạy ở mọi lúc mộ nơi trong các hoạt động vui chơi.Bởi vì nói đến đồng dao là nói đến những gì quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ , đồng dao mang tính chất truyền, bản thân trẻ đã thuộc ca dao đồng dao qua trò chơi dân gian .Do đó những bài đồng dao phổ nhạc trẻ thuộc rất nhanh.
 Ví dụ : Bài “Bà còng” bài “Cái bống” bài “Tập tầm vông” 
 Sau đó chọn một số bài hát dân ca miền trung như bài :Đi cấy, dân ca năm bộ . bài :Lý cây bông Chọn những bài dân ca phù hợp đưa vào các chủ điểm để hát cho trẻ nghe .
 -Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên , yêu người lao động , yêu thực vật, động vật , biét chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho trẻ biết mối tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc Việt Nam.
 2/Tập viết lời hát cải biên 1 số làn điệu dân ca.
 Miền trung :Ví dục : Bài “Đi cấy”
 Lên chùa : .
 Lời cải biên 
 Đến trường vui thất là vui:
 Miền nam :Lý cây bông
 Ai ơi hãy dạy điều hay cho trẻ thơ, dân ca 3 miền ta hát thật hay
 3/Giúp trẻ hiểu nội dung, ngôn ngữ của từng bài hát dân ca , văn hóa riêng của từng dân tộc, cách hát và luyến láy các điệu làn dân ca.
 -Giúp trẻ hiểu được nội dung của bài hát , hiểu được những từ trong các bài hát của các vùng miền khác nhau, đặc biệt là trong dân ca Việt Nam thường hay có những từ luyến láy tiếng đệm ở giữa hoặc cuối câu như: ới a, chi rứa, I a, ơ, I, u , là.
 Ví dụ : Bài : “Cái bống”
 Đây là bài đồng dao được phổ nhạc , theo làn điệu dân ca đồng bằng bắc bộ, bài hát giáo dục trẻ luôn có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là người thân trong gia đình, trong bài hát “Bống”là tên riêng của cô bé miền bắc.
 -Khi hát và biểu diễn trang phục áo tứ thân hoặc váy nâu yếm đào.
 -Dân ca dân tộc thiểu số:Bài inh là ơi (dân tộc thái) bài hát ca ngơi cảnh đẹp của núi rừng tây bắc “.” Là chỉ tên cô gái thái đang ngắm cảnh mùa xuân của núi rừng Tây Bắc, trẻ sẽ biét thêm trang phục , truyền thống của một vùng quê Tây Bắc Việt Nam .Có muôn hoa khoe sắc tươi đẹp , các bạn ở đó có những mái nhà sàn , thân thiện và vui vẻ.
 Bài “Cò lả” là một bài hát dân ca đồng bằng bắc bộ , bài hát nói lên cảnh đẹp khác của đất nước có cánh đồng thẳng cánh cò bay , nơi đó có những con người hiền làn

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM-CO PHUONG.doc