Một số kinh nghiệm dạy trẻ Mẫu Giáo lớn làm quen với định hướng không gian

Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm Non hoạt động làm quen với toán sơ đẳng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ . Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng ngay từ tuổi Mầm Non là một việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết , đó là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như : tìm tòi quan sát , so sánh.Thông qua hoạt động làm quen với toán sơ đẳng giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như : số lượng ,hình dạng ,kích thước , định hướng không gian,để sau này trẻ sẽ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở giai đoạn tiếp theo.

 Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với toán sơ đẳng giúp trẻ nhận thức sâu sắc rõ các biểu tượng , việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần để nghiên cứu , tìm tòi để cung cấp những nội dung cần thiết cho trẻ cảm thấy đơn giản , gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy mới có hiệu quả . Đặc biệt “ Dạy trẻ định hướng trong không gian ” nhất là đối với trẻ Mẫu Giáo Lớn là vấn đề tôi luôn quan tâm suy nghĩ để tìm ra những biện pháp tốt nhất dạy trẻ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm dạy trẻ Mẫu Giáo lớn làm quen với định hướng không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
độc lập - tự do - hạnh phúc
Bản kinh nghiệm
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy trẻ Mẫu Giáo lớn làm quen với định hướng không gian.
 Họ và tên: nguyễn thị kim dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Trình độ chuyên môn : Trung cấp
 Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Thị Trấn - Bắc Hà.
I. CƠ Sơ nghiên cứu nội dung
 Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm Non hoạt động làm quen với toán sơ đẳng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ . Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng ngay từ tuổi Mầm Non là một việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết , đó là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như : tìm tòi quan sát , so sánh...Thông qua hoạt động làm quen với toán sơ đẳng giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như : số lượng ,hình dạng ,kích thước , định hướng không gian,để sau này trẻ sẽ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở giai đoạn tiếp theo.
 Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với toán sơ đẳng giúp trẻ nhận thức sâu sắc rõ các biểu tượng , việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần để nghiên cứu , tìm tòi để cung cấp những nội dung cần thiết cho trẻ cảm thấy đơn giản , gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy mới có hiệu quả . Đặc biệt “ Dạy trẻ định hướng trong không gian ” nhất là đối với trẻ Mẫu Giáo Lớn là vấn đề tôi luôn quan tâm suy nghĩ để tìm ra những biện pháp tốt nhất dạy trẻ.
 Trong năm học 2010 - 2011 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu Giáo Lớn A3 , tôi thấy việc dạy trẻ định hướng trong không gian đóng vai trò rất quan trọng nên tôi đã chọn đề tài này.
II. Thực trạng.
1.Đặc điểm tình hình lớp :
1.1 Thuận lợi :
- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo Dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Ban Giám Hiệu nhà trường .
- Trẻ cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều .
- Bản thân được đào tạo chính quy và trải qua 12 năm trực tiếp đứng lớp .
- Bản thân đã được kiến tập một số tiết mẫu của trường , của huyện nên được học tập một số kinh nghiệm trong phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với toán sơ đẳng. 
1.2. Khó khăn.
- Làm quen với toán sơ đẳng là một hoạt động khó , đòi hỏi sự chính xác , khoa học nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững .
- Đồ dùng tập phục phục vụ chuyên đề còn ít chưa đáp ứng theo đổi mới hình thức , chương trình giáo dục Mầm Non mới .
- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con , thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp .Kết quả khảo sát đầu năm còn thấp.
1.3.Khảo sát đầu năm:
- Tổng số trẻ : 30 trẻ. 1 khuyết tật
- Số trẻ được khảo sát : 29 cháu đạt 96,6%.
- Số trẻ giỏi : 0
- Số trẻ khá: 7 cháu .Đạt % 23,3%
- Số trẻ trung bình :17cháu . Đạt 56,6%
- Số trẻ yếu : 5cháu . Đạt 16,6% ( Cháu Đức, Nhật Minh ,Dương Quỳnh Anh,Thắng, Ngọc Anh )
- Với kết quả khảo sát trên tôi cảm thấy rất băn khoăn , lo lắng không biết làm thế nào để trẻ học tốt về định hướng không gian.Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau.
III. Một số phương pháp, biện pháp tiến hành dạy trẻ làm quen với định hướng không gian.
 - Bước đầu tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong lớp tôi có nhiều trẻ học yếu môn làm quen với toán .Đặc biệt là định hướng không gian . Tận dụng giờ đón trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh xem khi về nhà các con thích chơi gì ? Trẻ thường chơi như thế nào ? Trong giờ học tôi quan tâm trẻ học yếu chỗ nào về định hướng không gian . Sau khi tìm hiểu kĩ vẫn đề tôi nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Trẻ chưa biết cách quan sát .
+ Trẻ chưa biết cách định hướng khi quan sát.
+ Tư duy phát triển không đồng đều.
+ Một số trẻ quá hiếu động , bên cạnh đó còn nhiều trẻ nhút nhát.
+ Có tới 82% phụ huynh chưa quan tâm tới nội dung này.
 - Đặc biệt dạy trẻ định hướng không gian cần phải chính xác, rõ ràng vì vậy giáo viên cần nắm chắc kĩ năng tổ chức cho trẻ làm quen toán sơ đẳng, giúp cho việc dạy trẻ học toán đạt hiệu quả cao.
 Một là: Tôi lên kế hoạch chung cho lớp từng tuần ,bám sát vào kế hoạch của khối mà lựa chọn bài sao cho phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ và phù hợp với chủ điểm, phù hợp với tình hình nhóm lớp .Trong quá trình tổ chức tiết dạy cô giáo luôn luôn thay đổi hình thức tổ chức khác nhau , Để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào tiết học đạt kết quả cao hơn .
 - Cụ thể : cô sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin (trình chiếu), hoặc chương trình kímac vào tiết học.
 Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của bản thân. Trước tiên tôi tạo tình huống gợi mở , dẫn dắt , để trẻ có thể xem xét quan sát và phát hiện những biểu tượng mới.
 - Để xác định được phía trên - phía dưới tôi treo một đồ vật ở trên cao và để nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên .Tôi hỏi trẻ : Đồ vật ở phía nào của con ?Tại sao con biết nó ở phía trên ? Trẻ phải nói được rằng vì con phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được.
 Tương tự như vậy , muốn dạy trẻ xác định phía dưới , tôi dấu đồ vật ở dưới gầm ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy đồ vật con phải làm thế nào ? Trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm của mình để trả lời cô : Con phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy vật đó ở phía dưới. .
 Hai là: Dạy trẻ xác định phía trước thì tôi sẽ tạo tình huống tổ chức cho trẻ qua các trò chơi trên vi tính, sử dụng các đồ chơi để trẻ có hứng thú học . Qua đó giúp trẻ hiểu được rằng với hững đồ vật nhìn thấy được là ở phía sau . Không những dạy trẻ định hướng phía trên - phía dưới , phía trái - phía phải trong không gian mà tôi còn dạy trẻ xác định tay phải , tay trái của bản thân trẻ.
 Ví dụ : Tôi dạy lần 1.
 Dạy trẻ xác định tay phải , tay phải bằng đồ dùng như :Cầm hoa , cầm cờ......
Tay phải cầm hoa đỏ , tay trái cầm hoa xanh thì tôi thấy trẻ vẫn còn bị nhầm nhiều , qua giờ dạy đó tôi suy nghĩ rất nhiều mình cần phải làm thế nào để xác định tay phải ,tay trái nhanh hơn và chính xác hơn.
 Tôi dạy lần 2 kết hợp cùng với các trò chơi .Cho trẻ chơi trò chơi làm đồng tác mô phỏng các hành động như : Đánh răng , ăn cơm, viết bài.....
 Khi trẻ làm động tác mô phỏng làm hành động đang vẽ bài . Tôi hỏi trẻ “ Khi viết bài con cầm bút bằng tay nào ? ” tôi yêu cầu trả lời và giơ tay đó lên để cô kiểm tra.Trẻ giơ tay phải của mình lên cho cô xem ( Cô bao quát xem nếu có cháu nào sai thì cô đến tận nơi sửa sai cho trẻ ).
 Cô hỏi : Con dùng tay nào để giữ vở ? à tay trái để giữ vở ,còn tay phải cầm bút thì các con mới vẽ đẹp được . Ngoài việc giữ vở tay trái của các con dùng để làm gì nữa nào ? ( cầm ca, cầm bát..) 
 Còn tay phải ngoài để cầm bút trong giờ vẽ , tay phải còn dùng để làm việc gì ?( Cầm bút , cầm bàn chải ...)
 Qua cách dạy này , tôi thấy trẻ nhận thức chính xác hơn trước rất nhiều , số trẻ còn nhầm lẫn giữa tay trái và tay phải không đáng kể.
 Ba là: Không chỉ dạy trong tiết học chính mà tôi còn dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các giờ hoạt động khác như : Thể dục ,âm nhạc...
 Ví dụ 1: Trong giờ tập thể dục tôi cho trẻ chuyền bóng theo phía phải , phía trái của bản thân , trẻ không chỉ được vận động bằng thể lực mà còn được ôn lại những kiến thức đã học . Trong khi chơi bóng chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía trái , phía phải của bản thân để chuyền bóng cho đúng.
 Ví dụ 2: Khi cho trẻ làm trong vở toán , bài yêu cầu bé hãy tô màu xanh cho quần áo của bạn đứng trước ngồi nhà và tô màu đỏ cho bạn đứng ở phía sau ngôi nhà . Với yêu cầu của bài , trẻ không chỉ chọn màu tô đúng mà còn phải xác định phía trước phía sau là bạn nào.
 Ví dụ 3: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt bướm ’’các hoạt động các cháu rất thích chơi trò chơi này vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là ưa hoạt động . Hơn thế nữa tôi muốn dùng trò chơi này để ôn lại cho trẻ kiến thức đã học và ôn luyện củng cố lại , như vậy trẻ sẽ nhớ kiến thức đó lâu hơn.
 Bốn là: Với những kinh nghiệm dạy trẻ định hướng trong không gian tôi còn tạo tình huống để trẻ phản ứng nhanh khi trẻ làm quen với biểu tượng này .
 Ví dụ : Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời , bỗng có một đàn chim bay ngang qua .Tôi hỏi đàn chim bay ở phía nào của các con ?
 Năm là: Trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ làm quen với các biểu tượng định hướng trong không gian .
 Ngoài việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán về định hướng không gian ở lớp học qua các giờ học , qua các trò chơi còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các bậc phụ huynh cho chuyên đề này.
 Sáu là: Tôi trao đổi với phụ huynh thường xuyên vì một số phụ huynh quan tâm tới bộ môn này còn ít , họ nhận thức về chương trình giảng dạy trong trường Mầm Non còn hạn chế , để các con tiếp thu bài bài đầy đủ và có tính liên tục , thường xuyên thì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết .
 Hàng ngày tôi tranh thủ thời gian lúc đón trẻ và trả trẻ , tôi trao đổi phản ánh tình hình học tập cũng như mọi hoạt động khác của lớp cho phụ huynh nắm bắt kịp thời để phối hợp cùng cô giáo phương pháp nuôi dạy trẻ .
 iv.Kết quả đạt được
 Qua các biện pháp trên , tôi nhận thấy trẻ đã có một số kinh nghiệm “ Định hướng trong không gian ”, kết quả cụ thể như sau:
- Số trẻ tốt : 9trẻ đạt 30%
- Số trẻ khá : 12 trẻ đạt 40%
- Số trẻ trung bình : 9 trẻ đạt 30%
- Số trẻ yếu : Không có
 V. Bài học kinh nghiệm.
Với một số kinh nghiệm trên tôi thấy trong các giờ học toán đều rất hứng thú .
 Trước đây, mỗi lần đưa con tới lớp thấy con khóc đòi về cũng rất nhiều phụ huynh băn khoăn lo lắng . Phụ huynh thường cho con nghỉ học rất nhiều và tùy tiện thì nay họ có sự thay đổi rõ rệt . Thấy con thích tới lớp , thích được học và chơi các trò chơi cùng cô và các bạn thì họ rất mừng và cho con đi học đều . Điều mà làm họ quan tâm hơn cả đó là những kiến thức mà con có được trong thời gian ở lớp với cô . Thấy các cháu ngoan, ngôn ngữ , tư duy , trí nhớ phát triển , tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người , tôi cũng như các bậc phụ huynh đều rất vui .
 Qua việc nghiên cứu đề tài trên , tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
 - Khảo sát để nắm bắt tình hình .
 - Giáo viên luôn nghiên cứu kỹ phương pháp bộ môn .
 - Cần học hỏi và nâng cao nghệ thuật lên lớp , phong cách sử lý tình huống sư phạm .Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động để có kế hoach bồi dưỡng cho những trẻ yếu , tiếp thu bài chậm , động viên khen ngợi kịp thời đối với những trẻ học tốt , học khá để trẻ cố gắng phát huy khả năng của mình.
 - Xây dựng môi trường học tập .
 - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Nên lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ để lồng ghép kiến thức cần cung cấp cho trẻ .
 - Tôi có được kết quả như trên là được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường , bạn bè đồng nghiệp .
 Vi. Kiến nghị
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Trên đây là một số kinh nghiệm cho trẻ làm quen với “ Định hướng không gian ” của tôi đã được thực hiện và đạt kết quả cao trong lớp , trong trường . Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường , bạn bè đồng nghiệp. 
 Bắc Hà, ngày15 tháng 10 năm 2010
 Người viết 
 Xác nhận của nhà trường
 Nguyễn Thị Kim Dung

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc