Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành hóa vô cơ Lớp 9

 Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thực tiễn. Nên việc dạy bộ môn này đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và năng động, lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, giáo viên tổ chức hướng dẫn cho các em biết tự nghiên cứu thông tin từ tài liệu, từ thực tế và thực hành thí nghiệm để rút ra kiến thức mới hay củng cố kiến thức cũ.

 Việc dạy hóa học ở trường THCS hiện nay được đổi mới về phương pháp giảng dạy và giảng dạy theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mới. Trong chương trình hóa học lớp 9, ta căn cứ vào nội dung hóa học, có thể phân thành các dạng sau như bài nghiên cứu tính chất hóa học chung và chất cụ thể, bài thực hành, bài luyện tập, bài có nội dung sản xuất., trong đó mỗi dạng bài hóa học đều có phươg pháp dạy học riêng. Với dạng bài thực hành, tất cả các giáo viên đứng lớp đều có thể dạy được, nhưng để dạy có hiệu quả cao thì mỗi giáo viên đều có kinh nghiệm riêng của mình. Để nâng cao khả năng thực hành thí nghiệm của các em học sinh, tôi chọn viết đề tài: “ Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành Hóa vô cơ lớp 9 ở trường THCS Tương Bình Hiệp” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp.

 

doc26 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành hóa vô cơ Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
	 Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thực tiễn. Nên việc dạy bộ môn này đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và năng động, lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, giáo viên tổ chức hướng dẫn cho các em biết tự nghiên cứu thông tin từ tài liệu, từ thực tế và thực hành thí nghiệm để rút ra kiến thức mới hay củng cố kiến thức cũ.
 Việc dạy hóa học ở trường THCS hiện nay được đổi mới về phương pháp giảng dạy và giảng dạy theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mới. Trong chương trình hóa học lớp 9, ta căn cứ vào nội dung hóa học, có thể phân thành các dạng sau như bài nghiên cứu tính chất hóa học chung và chất cụ thể, bài thực hành, bài luyện tập, bài có nội dung sản xuất......, trong đó mỗi dạng bài hóa học đều có phươg pháp dạy học riêng. Với dạng bài thực hành, tất cả các giáo viên đứng lớp đều có thể dạy được, nhưng để dạy có hiệu quả cao thì mỗi giáo viên đều có kinh nghiệm riêng của mình. Để nâng cao khả năng thực hành thí nghiệm của các em học sinh, tôi chọn viết đề tài: “ Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành Hóa vô cơ lớp 9 ở trường THCS Tương Bình Hiệp” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Các bài dạy thực hành “ Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim” ở lớp 9 nhằm phát huy tính tích cực, khả năng thực hành thí nghiệm hóa học của các em học sinh.
- Góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên đổi mới khâu soạn bài, thiết kế bài soạn chu đáo đồng thời tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tăng cường hợp tác theo nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu có sự đầu tư soạn giảng tốt và có sự chuẩn bị đầy đủ về phương tiện dạy học, về khâu tổ chức điều khiển học sinh tốt thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Xây dựng nội dung và tổ chức bài giảng các bài thực hành tính chất hóa học chung của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim.
- Lựa chọn phương pháp, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Quan sát sư phạm, thăm dò thực tế.
-Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN HAI: NỘI DUNG THỰC HIỆN 
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
	1. Thuận lợi: 
	- Từ năm 1992 cho tới nay, tôi luôn được phân công giảng dạy bộ môn hóa học lớp 9 
	- Được ban giám hiệu tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt công tác được giao.
 - Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học về công nghệ thông tin.
 - Học sinh rất thích làm thí nghiệm hóa học, thích học các bài thực hành.
	2. Khó khăn:
	- Chưa có phòng thực hành thí nghiệm Hóa riêng, chỉ có phòng thiết bị dùng chung cho các môn học.Hóa chất thiết bị tuy có bổ sung nhưng vẫn còn thiếu.
 - Học sinh không thuộc bài cũ, lười xem bài trước, dẫn đến kỹ năng thực hành, thao tác thí nghiệm còn nhiều lúng túng, chậm chạp, thí nghiệm chưa thành công. 
	- Giáo viên thiết bị không phải là giáo viên chuyên môn Hóa nên việc chuẩn bị dụng cụ và hóa chất tôi phải tự soạn, mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
- Thực nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của con người về thế giới. Thực nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc học Hóa học. Thực nghiệm giúp học sinh tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng và phát hiện ra những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên. Mặt khác nó còn giúp học sinh kiểm chứng, làm sáng tỏ vấn đề. Thực nghiệm là nền tảng của việc dạy học Hóa học và để rèn luyện kĩ năng thực hành. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắt tính chất của chất. Từ đó các em hiểu được các quá trình hóa học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hóa học. 
- Thí nghiệm thực hành là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm thực hành giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống dễ dàng hơn. 
2. Cơ sở thực tiễn:
 - Nhiệm vụ cơ bản của thí ngiệm thực hành là củng cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó, rèn kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm.
 - Thí nghiệm thực hành có thể được tiến hành cho tất cả học sinh (thực hành cả lớp) hoặc thực hành theo nhóm. Điều đó chủ yếu dựa vào khả năng trang bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
- Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm lấy khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
- Một trong những điều kiện giúp thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học sinh phải chuẩn bị trước về mục đích của thí nghiệm, học sinh cần làm gì và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra những kết luận đúng đắn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần ôn lại những nội dung nào cần thiết trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành trên lớp sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất thiết bị dạy – học có liên quan. 
- Các thí nghiệm được lựa chọn phải đơn giản ở mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ, trong đó sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, giá thành hạ, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu khoa học và sư phạm.
 - Thí nghiệm hóa học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động mới: thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy, khuynh hướng chung của việc cải tiến phương pháp dạy học hóa học là tăng cường thí nghiệm thực hành. Nâng cao chất lượng các bài thực hành thí nghiệm. 
 Trong phong trào thi học sinh giỏi hàng năm, ở phòng giáo dục Thị và ở Tỉnh có tổ chức cho học sinh hai cuộc thi là thi olimpic ( thi viết ) và thi thí nghiệm thực hành bộ môn hóa học. Nên việc tăng cường rèn luyện các thao tác thực hành cho học sinh là thiết thực nhất hiện nay.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 
 1. Thông thường giờ thực hành được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giải thích ngắn gọn quá trình tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình sau thí nghiệm. Giáo viên cần lưu ý học sinh những quy tắc kĩ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong thí nghiệm. 
 - Khi học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm học sinh, uốn nắn những sai sót khi cần thiết nhưng tránh không làm thay học sinh. Nói chung, trong giờ thực hành mỗi học sinh phải được làm tất cả các thí nghiệm. Nhưng do khả năng trang bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm hạn chế, nội dung của giờ thực hành thường được thực hiện theo nhóm từ 5 đến 6 học sinh. Trong trường hợp này cũng cần phân công việc làm rõ ràng, hợp lí giữa các học sinh trong nhóm.
 - Cuối giờ thực hành mỗi học sinh phải hoàn thành bản tường trình thí nghiệm. Mẫu tường trình thí nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây:
 + Tên thí nghiệm.
 + Mô tả cách tiến hành thí nghiệm, vẽ hình.
 + Mô tả những hiện tượng đã quan sát được. Nhận xét.
 + Giải thích và kết luận. Viết các phương trình phản ứng có liên quan.
 - Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp ngăn nắp các hóa chất và dụng cụ vào nơi đã được quy định.
2. Chuẩn bị:
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà những phần như sau: tên thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, dụng cụ và hóa chất, cách tiến hành và vẽ hình.
Hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung thí nghiệm biết cách soạn dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm đó.
Hướng dẫn học sinh dựa vào thông tin sách giáo khoa và kiến thức đã học nêu cách tiến hành thí nghiệm, cách lắp ráp dụng cụ được minh họa bằng hình vẽ.
Hướng dẫn các em vào phần mềm hóa học vẽ hình, tôi muốn tập dần cho các em làm quen và ứng dụng với công nghệ thông tin vào bộ môn hóa.
Yêu cầu các nhóm ghi rõ phân công cụ thể các thành viên làm những công việc gì như nhóm 1 gồm 5 bạn thì: một bạn chuẩn bị lên báo cáo, một bạn làm vệ sinh, một bạn viết tường trình, 2 bạn làm các thí nghiệm.., tránh trường hợp một bạn làm hết các thí nghiệm, một bạn viết tường trình, còn các bạn khác thiếu tập trung. Và sự phân công này được thay đổi luân phiên giữa các bài thực hành.
Phần còn lại của bảng tường trình là quan sát hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học và kết luận thì vào lớp các em thực hiện thí nghiệm rồi hoàn thành bản tường trình.
3. Thực hiện:
- Yêu cầu học sinh nêu phần chuẩn bị, đại diện các nhóm lần lượt nêu tên, mục tiêu, cách tiến hành thí nghiệm. Phần này tôi cho học sinh báo cáo trước lớp hoăc có thể trình chiếu trên máy vi tính ( thời gian 8 phút ).
- Giáo viên nhận xét các phần trình bày của học sinh, bổ sung, chỉnh sửa nếu có ( thời gian 2 phút ).
- Sau đó giáo viên nêu yêu cầu kĩ thuật tiến hành thành công các thí nghiệm ( 5 phút ).
- Học sinh tiến hành thí nghiệm thực hành ( 21 phút ).
- Học sinh viết tường trình thí nghiệm ( 5 phút ).
- Học sinh dọn rửa dụng cụ ( 2 phút ).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm ( 2 phút ).
* Nếu các em có sự chuẩn bị tốt và phân công rõ ràng thì tiết thực hành rất thành công và giáo viên đứng lớp dạy rất nhẹ nhàng vì đã chuyển sang vai trò tổ chức điều khiển các em, còn học sinh lại chủ động trong tiết học tập của mình, càng làm tăng thêm tính hứng thú say mê học bộ môn Hóa hơn.
	Bài thực hành 1: “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT ”
 Thí nghiệm 1 . Phản ứng của canxi oxit với nước
Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 thìa xúc hóa chất, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm CaO, nước, giấy quỳ tím.
Cách tiến hành : cho vào ống nghiệm 1 mẫu CaO bằng hạt ngô rồi cho tiếp 2ml nước vào. Lắc kĩ. Để yên 3 phút rồi thử dung dịch bằng giấy quỳ tím.
Hình vẽ: 
 a) trước b) sau
 Thí nghiệm 2. Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước
- Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Dụng cụ gồm 1 lọ thủy tinh, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 thìa xúc hóa chất, 1 kẹp gỗ, 1 muôi đốt, 1 đèn cồn, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm P đỏ, nước, giấy quỳ tím.
- Cách tiến hành : đốt 1 lượng P đỏ bằng hạt đậu xanh trong muôi đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi P cháy đưa nhanh P vào lọ thủy tinh có chứa sẵn 2ml nước . Đậy lọ bằng nút kín rồi lắc kĩ. Thử dung dịch thu được bằng giấy quỳ tím.
- Hình vẽ: 
 Thí nghiệm 3. Nhận biết các dung dịch H2SO4, HCl, Na2SO4
Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm nhận biết các dung dịch axit và muối sunfat
Dụng cụ gồm 3 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm dung dịch H2SO4, HCl, Na2SO4 ,BaCl2 , giấy quỳ tím.
Cách tiến hành: Thử bằng quỳ tím, nhận biết được Na2SO4 . Sau đó nhỏ thuốc thử BaCl2 vào 2 dung dịch axit, nhận biết được dd H2SO4, còn lại là HCl.
Hình vẽ: 
Yêu cầu kĩ thuật tiến hành thành công thí nghiệm và an toàn trong trong quá trình làm thí nghiệm như:
Cách rót chất lỏng vào dung dịch.
Cách nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng ống hút nhỏ giọt.
Cách nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị bằng ống hút nhỏ giọt.
Cách lắc ống nghiệm theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc.
Đốt chất rắn trong bình thủy tinh miệng rộng không để hóa chất rơi xuống đáy và không chạm vào thành bình.
 Bài thực hành 2 “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI”	
 Thí nghiệm 1. Natri hiđroxit tác dụng với muối
 Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm dung dịch bazo tác dụng với dung dịch muối tạo thành dung dịch bazo mới và muối mới.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm các dung dịch NaOH và FeCl3.
Cách tiến hành : Lấy vào ống nghiệm 1ml dd FeCl3. Nhỏ từ từ dd NaOH cho đến khi không còn xuất hiện thêm kết tủa nữa thì dừng lại.
Vẽ hình:
 a) trước b) sau
 Thí nghiệm 2. Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit
 Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm bazơ không tan tác dụng với dung dịch axit tạo thành dung dịch muối và nước.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm Cu(OH)2 và HCl.
Cách tiến hành : Lấy vào ống nghiệm 1 ít Cu(OH)2 . Nhỏ từ từ HCl vừa lắc cho đến khi Cu(OH)2 tan hết thì dừng lại.
- Vẽ hình:
 a) trước b) sau
 Thí nghiệm 3. Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại
 Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo thành dung dịch muối mới và kim loại mới.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm các dung dịch CuSO4 và đinh Fe.
Cách tiến hành : Lấy vào ống nghiệm 1ml dd CuSO4. Cho từ từ đinh Fe vào.
Vẽ hình:
 a) trước b) sau
 Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
 Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 dung dịch muối mới.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm các dung dịch BaCl2 và Na2SO4.
Cách tiến hành : Lấy vào ống nghiệm 1ml dd Na2SO4. Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại.
- Vẽ hình:
 a) trước 	 b) sau
 Thí nghiệm 5. Bari clorua tác dụng với axit
Mục đích thí nghiệm : cách tiến hành thí nghiệm dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit tạo thành dung dịch muối mới và axit mới.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh. Hóa chất gồm các dung dịch BaCl2 và H2SO4.
Cách tiến hành : Lấy vào ống nghiệm 1ml dd H2SO4. Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại.
Vẽ hình:
 a) trước b) sau
Giáo viên nêu yêu cầu kĩ thuật tiến hành thí nghiệm:
- Cách rót chất lỏng vào ống nghiệm.
- Cách nhỏ chất lỏng vào ống nghiệm bằng ống hút nhỏ giọt, không để chạm vào miệng và thành ống nghiệm, sẽ làm bẩn hóa chất khác.
- Cách thả đinh Fe vào ống nghiệm , để ống nghiệm hơi nghiêng rồi cho đinh rơi từ từ theo thành ống xuống đáy.
- Cách lắc ống nghiệm và cách thả một lượng nhỏ chất rắn vào đáy ống nghiệm.
- Do trong phòng thí nghiệm không có sẵn Cu(OH)2 nên phải tạo ra nó bằng cách cho vào ống nghiệm 1ml dd CuSO4 , sau đó nhỏ từ từ dd NaOH vào , đến khi kết tủa không xuất hiện nữa thì dừng lại và gạn lấy kết tủa rồi mới dùng thực hiện thí nghiệm 2 ở trên.
 Bài thực hành 3 “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT”
 Thí nghiệm 1. Phản ứng của nhôm với oxi
Mục đích thí nghiệm: kim loại nhôm tác dụng với khí oxi tạo thành nhôm oxit. Trong phản ứng này nhôm có vài trò là chất khử.
Dụng cụ gồm có 1 đèn cồn, khum tờ bìa, 1 thìa xúc hóa chất. Hóa chất là bột nhôm.
Cách tiến hành thí nghiệm: cho vào đầu tờ bìa một thìa bột nhôm, rồi lắc nhẹ cho bột nhôm rắc trên ngọn lửa đèn cồn.
Hình vẽ:
 Thí nghiệm 2. Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
Mục đích thí nghiệm: Kim loại tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao tạo thành muối.
Dụng cụ gồm 1 ống nghiệm, 2 thìa xúc hóa chất, 1 đèn cồn, 1 kẹp gỗ, 1 chén sứ. Hóa chất gồm bột Fe và bột S.
Cách tiến hành: trộn 1 thìa bột S với 1/2 thìa bột Fe cho thật đều rồi cho hỗn hợp thu được vào ống nghiệm. Kẹp ống nghiệm lên giá sắt rồi đun nóng bằng ngọn lửa đèn cồn.
Vẽ hình:
 a) trước b) sau
 Thí nghiệm 3. Nhận biết kim loại nhôm và sắt
Mục tiêu thí nghiệm: nhận biết mỗi kim loại Fe và Al bằng cách dựa vào tính chất hóa học khác nhau giữa chúng.
Dụng cụ gồm 2 ống nghiệm, 1 giá gỗ, 1 ống hút nhỏ giọt, 1 thìa xúc hóa chất. Hóa chất gồm có bột Al, Fe, dd NaOH.
Cách tiến hành: đánh số thứ tự cho mỗi ống nghiệm, sau đó cho mỗi ống lần lượt 1 thìa bột Fe và Al. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch NaOH.
Vẽ hình:
 a) trước b) sau
Giáo viên nêu yêu cầu kĩ thuật tiến hành thành công các thí nghiệm:
- Thí nghiệm 2 phải sử dụng ống nghiệm thật khô thì kết quả mới thành công, sau khi cho hỗn hợp bột (Fe, S) vào ống nghiệm thì đưa nam châm vào đáy ông nghiệm để thử, hiện tượng quan sát được là có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra và sau đó đưa nam châm vào đáy ống nghiệm để thử, so sánh với ban đầu.
- Cách lắc khum bìa chứa bột Al trên ngọn lửa đèn cồn rắc nhẹ và đều tránh lắc quá mạnh bột Al xuống dồn cục sẽ không cháy được.
- Cách lấy bột kim loại vào ống nghiệm
- Cách đun ống nghiệm có chất rắn trên đèn cồn: ban đầu hơ đều đáy ống vài giây sau đó đun tập trung vào đáy ống.
Bài thực hành 4: “ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG”
 Thí nghiệm 1. Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao
Mục đích thí nghiệm: Cacbon có tính khử, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra kim loại và khí cacbon đioxit.
Chuẩn bị dụng cụ gồm 2 ống nghiệm, 1 ống dẫn khí có gắn nút cao su, 1 đèn cồn, 1 chén sứ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh, 1 giá sắt, 1 kiềng, 1 thìa xúc hóa chất, ống hút nhỏ giọt . Hóa chất gồm bột than, bột CuO, dung dịch nước vôi trong, diêm quẹt.
 Cách tiến hành: trộn 1 thìa bột than với 1 thìa bột CuO, cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn khí. Lắp ống nghiệm lên giá theo phương nằm ngang, đầu ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm có chứa dung dịch nước vôi trong.
Hình vẽ:
 Thí nghiệm 2. Nhiệt phân muối NaHCO3 
Mục đích thí nghiệm: biết cách tiến hành nhiệt phân muối axit NaHCO3 ở nhiệt cao tạo ra muối trunh tính, khí cacbon đioxit và hơi nước.
Chuẩn bị dụng cụ gồm 2 ống nghiệm, 1 ống dẫn khí có gắn nút cao su, 1 đèn cồn, 1 chén sứ, 1 giá gỗ, 1 cốc thủy tinh, 1 giá sắt, 1 kiềng, 1 thìa xúc hóa chất, ống hút nhỏ giọt. Hóa chất gồm muối NaHCO3, dung dịch nước vôi trong, diêm quẹt.
 Cách tiến hành: cho 1 thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ô

File đính kèm:

  • docMOT SO KINH NGHIEM DE DAY TOT BAI THUC HANH HOA VOCO.doc