Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường lớp học thân thiện ở trường Tiểu học Cẩm Vân - Cẩm Thủy - Thanh Hóa

"Môi trường lớp học" là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học các môn học. Trong mỗi lớp học, giáo viên và học sinh cùng nhau xây dựng được "môi trường lớp học thân thiện" sẽ tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, chủ động việc tìm tòi nội dung của môn học. Đây là động cơ để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó lôi cuốn các em đến với bài học một cách tự tin và hứng thú.

 Cùng nhiều hoạt động khác, hoạt động xây dựng "môi trường lớp học thân thiện" giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,., góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể.

 Để học giúp học sinh học tốt , lĩnh hội các kiến thức kỹ năng để trở thành những con người phát triển toàn diện thì mỗi người Giáo viên không chỉ tổ chức các hoạt động dạy học mà còn phải tích cực tổ chức các hoạt khác ,đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động xây dựng "môi trường lớp học thân thiện", nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà ngành giáo dục đang tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện học sinh tích cực" (Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT) thì việc "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" càng trở nên cần thiết. Thông qua hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho quá trình dạy học, các em sẽ được trao đổi thông tin, được củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức các môn học .Qua đó góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu bạn bè, tinh thần tập thể.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9073 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường lớp học thân thiện ở trường Tiểu học Cẩm Vân - Cẩm Thủy - Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Lời mở đầu
 "Môi trường lớp học" là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học các môn học. Trong mỗi lớp học, giáo viên và học sinh cùng nhau xây dựng được "môi trường lớp học thân thiện" sẽ tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, chủ động việc tìm tòi nội dung của môn học. Đây là động cơ để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó lôi cuốn các em đến với bài học một cách tự tin và hứng thú. 
 Cùng nhiều hoạt động khác, hoạt động xây dựng "môi trường lớp học thân thiện" giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,..., góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể.
 Để học giúp học sinh học tốt , lĩnh hội các kiến thức kỹ năng để trở thành những con người phát triển toàn diện thì mỗi người Giáo viên không chỉ tổ chức các hoạt động dạy học mà còn phải tích cực tổ chức các hoạt khác ,đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động xây dựng "môi trường lớp học thân thiện", nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà ngành giáo dục đang tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện học sinh tích cực" (Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT) thì việc "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" càng trở nên cần thiết. Thông qua hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho quá trình dạy học, các em sẽ được trao đổi thông tin, được củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức các môn học .Qua đó góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu bạn bè, tinh thần tập thể.
 Để xây dựng được "môi trường lớp học thân thiện" là một việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở về vấn đề là làm thế nào để xây dựng được một lớp học thân thiện ? Do đó tôi đã học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu, tìm tòi ...tôi đã rút ra "Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường lớp học thân thiện" để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường Tiểu học Cẩm Vân nói riêng. 
2. Thực trạng của việc xây dựng "môi trường lớp học thân thiện "
ở trường Tiểu học Cẩm Vân
 Năm học 2009-2010, Trường Tiểu học Cẩm Vân có 22 lớp với tổng số 470 học sinh. Trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2002. Từ năm 2005 đến nay luôn được công nhận cơ quan văn hoá cấp huyện và đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện". Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực". Chính vì thế nhà trường đã xây dựng kế hoạch "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" và tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên, và cỏc hoạt động trang trớ lớp, thi đồ dựng dạy học, tổ chức hội thảo, được cỏc lớp tham gia sụi nổi. 
 Với việc phát động phong trào "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện", Trường Tiểu học Cẩm Vân đã tạo được sự thi đua giữa các lớp, từ trang trí lớp học đến phong trào học tập. Nhờ đó, lớp học nào cũng trở nên sạch, đẹp, khiến học sinh cảm thấy yêu lớp mình, trường mình hơn. Tình cảm của các em đối với trường, lớp giống như với ngôi nhà của mình, khiến cho việc chăm lo xây dựng, bảo vệ trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, trở thành niềm vui và thói quen hàng ngày của học sinh. 
 Một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công của việc"Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" ở Trường Tiểu học Cẩm Vân đó là sự hỗ trợ về các hoạt động tạo điều kiện tham gia các chương trình hội thảo, đầu tư vật liệu, máy móc , trang thiết bị...của chương trình phát triển vùng Cẩm Thuỷ qua đó giúp nhà trường đó xõy dựng được mụi trường giỏo dục mang tớnh sư phạm, gợi mở và an toàn”.
 Chính nhờ việc chú ý xây dựng môi trường lớp học thân thiện ngay từ trong mỗi lớp học mà vào bất cứ lớp học nào của Trường Tiểu Cẩm Vân cũng thấy trang trí bằng các tranh ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt, sáng tạo đảm bảo phù hợp theo từng môn, từng thời điểm, chủ điểm nhằm làm cho trẻ có được môi trường học tập vui nhộn, tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, tạo điều kiện củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc.
 Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng "môi trường lớp học thân thiện ".
B.giải quyết vấn đề
 I/. Các giải pháp tổ chức thực hiện việc "trang trí lớp học theo hướng tích cực
*Nguyên tắc chung
1. Xác định rõ mục đích của việc trang trí lớp học, lựa chọn các góc trang trí:
 * Việc trang trí lớp học tích cực không phải chỉ để làm cho lớp học đẹp mắt,ưa nhìn thông qua các góc trang trí mà còn chứa đựng nội dung học tập, do đó khi tổ chức cho học sinh trang trí lớp học giáo viên cần xác định rõ mục đích của việc trang trí các góc học tập,phải suy nghĩ xem mình trang trí các góc học tập này nhằm mục đích gì? Để từ đó có hướng thiết kế trang trí các góc một cách phù hợp.
	* Tổ chức trang trí lớp học tích cực chúng ta phải dựa vào điều kiện, đặc điểm của lớp học cụ thể để đưa ra cách trang trí cho phù hợp. Song muốn việc trang trí lớp học đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
-Cuốn hút học sinh đến lớp.
-Trao đổi thông tin của lớp.
-Tôn vinh học sinh, tôn vinh sản phẩm của học sinh.
-Tạo môi trường học tập phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh.
-Trao đổi thông tin tạo hứng thú cho quá trình dạy và học.
-Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức các môn học.
-Bồi dưỡng lòng tự trọng, tự tin của học sinh.
-Tăng cường mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên.
2. Đảm bảo tính giáo dục
Khi lựa chọn trang trí các góc học tập phải đảm bảo tính giáo dục.Tuỳ theo nội dung của từng góc, từng phân môn, từng thời điểm, chủ điểm...mà giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí cho phù hợp.
3. Đảm bảo tính khoa học 
 Việc trang trí lớp học vô cùng cần thiết. Song không nên trang trí màu mè, rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh.
 Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện việc trang trí thật hợp lý, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
4. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
 Khi tổ chức trang trí lớp học phải đảm bảo phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh ,cần khuyến khớch học sinh vận dụng hết khả năng về sức lực, trí thông minh và sự sáng tạo của mình tự tạo ra mụi trường học tập trong lớp theo sở thớch của cỏc em, giúp các em lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. 
II. một số biện pháp cụ thể
	Sau đây tôi xin trao đổi và giới thiệu cách trang trí một số góc học tập mà trường chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện :
1. Góc " Chào mừng các bạn đến lớp"
-Mục tiêu: Nhằm giới thiệu hình ảnh các thành viên và thông tin của lớp.
- Cách tiến hành:
+Hãy thảo luận để trẻ tự thể hiện mình bằng tranh vẽ.
+Đảm bảo bảng có tên tất cả các thành viên của lớp.
+Hoàn thành bảng ngay trong tuần đầu của năm học và có các hoạt động giới thiệu kèm theo.
+Với học sinh lớn, có thể đề nghị trẻ tìm các từ miêu tả chính xác đặc điểm tốt của bạn để tôn vinh.
 -Kết quả bước đầu:
+Tất cả học sinh trong lớp đều nắm được đặc điểm các thành viên và thông tin của lớp. 
2.Góc " Nội quy lớp học"
-Mục tiêu:Kết hợp với việc “ xây dựng kỷ luật lớp học tích cực”: việc làm này nhằm giúp các em tự giác thực hiện và xây dựng tính kỷ luật .
- Cách tiến hành:
+Nội dung ngắn gọn được thể hiện bằng từ khoá.
+Có tranh minh hoạ theo nội dung của lớp.
+Treo ở vị trí dễ thấy, vừa tầm mắt của học sinh.
+Được tất cả học sinh nhất trí, va thực hiện
 -Kết quả bước đầu:
Học sinh có ý thức tuân theo nội quy đề ra; hàng tuần, hàng tháng các em không quên nhiệm vụ là phải làm đẹp cảnh quan lớp học, phải kết hợp với trang trí lớp.
3.Góc "Chúc mừng sinh nhật"
-Mục tiêu:Nhằm giúp các em bày tỏ tình cảm với bè bạn và coi như đây là một mái ấm gia đình thứ 2 mà các em là một thành viên trong mái ấm đó. cần phải biết chia sẻ, yêu thương nhau trong lúc buồn, cũng như lúc vui. 
 - Cách tiến hành:
+Có đủ tên và ngày sinh của giáo viên và tất cả trong lớp.
+Giáo viên nêu ý tưởng và cùng làm với học sinh
+Có tổ chức hoạt động chúc mừng sinh nhật của tất cả học sinh
+Treo ở vị trí vừa tầm để trẻ có thể đọc được.
-Kết quả bước đầu:
Học sinh nắm được ngày sinh của thầy cô và các bạn trong lớp, thể hiện sự quan tâm tới thầy cô và các bạn.Bước đầu các em biết sống vì bè bạn, những người thân yêu khi còn nhỏ để sau này sống cho những thăng trầm của đất nước quê hương. Không còn sống một mình hoặc có thói quen sống ích kỷ!
4. Thời khoá biểu của lớp
-Mục tiêu:Nhằm góp phần, nhắc nhở học sinh thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với chính bản thân, gia đình, thầy cô và bè bạn như : chuẩn bị bài, đồ dùng sách vở... Để các em làm đúng theo lời Bác Hồ dạy: " Học tập tốt, lao động tốt"
- Cách tiến hành:
+Có đủ tên các môn học trong chương trình , thứ /ngày / buổi..
+Giáo viên nêu ý tưởng và cùng làm với học sinh
+Treo ở vị trí vừa tầm để trẻ có thể đọc được
 -Kết quả bước đầu:Tất cả học sinh đã có thói quen xem thời khoá biểu hàng ngày, tự giác chuẩn bị bài đầy đủ, chu đáo. Qua đó nâng cao tính tự giác cho học sinh.
5.Góc"Dự báo thời tiết
-Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được biểu tượng thời tiết trong ngày, rèn thói quen xem dự báo thời tiết hàng ngày để có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng che nắng,mưa khi đi học.
"
- Cách tiến hành:
 +Đảm bảo để trẻ hiểu được nội dung biểu tượng dùng trong bảng.
+Chuẩn bị đầy đủ biểu tượng tương ứng với ngày tháng và thời tiết trong tuần, tháng.
-Treo bảng ở vị trí thấp để trẻ tự quyết định dùng biểu tượng nào ki bắt đầu ngày mới.
-Kết quả bước đầu: Học sinh nắm được các hiện tượng thời tiết trong ngày, có thói quen xem "Dự báo thời tiết"và chuẩn bị chu đaó đồ dùng khi đến trường.
6. Góc "Tiếng Việt"
-Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng, mau nhớ và nhớ sâu. Cũng đồng thời giúp học sinh biết tự giác chuẩn bị bài nhà, xây dựng thói quen tự học.
- Cách tiến hành:
+Thể hiện từ mới, nghĩa từ...các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài học theo tuần, tháng, chủ đè.
+Sử dụng thẻ từ nhiều màu sắc cùng hình vẽ minh hoạ để lôi cuốn học sinh.
+Thiết kế thuận lợi cho việc thay đổi cho phù hợp với nội dung kiến thức.
+Treo vừa tầm mắt để học sinh dễ nhìn.
7. Góc "Học Toán"
 -Mục tiêu: Nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức toán học một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong quá trình học toán.
- Cách tiến hành:
+Thể hiện các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài học theo tuần, tháng, chủ đề.
+Sử dụng hình vẽ, màu sắc để lôi cuốn học sinh.
+Thiết ké thuận lợi cho việc thay đổi cho phù hợp với nội dung kiến thức.
+Treo vừa tầm mắt để học sinh dễ nhìn.
+Thay đổi các bài toán khó, toán vui hàng tuần.
8.Góc "Tự nhiên xã hội"
-Mục tiêu: Củng cố kiến thức về môn tự nhiên xã hội theo các chủ đề, ngoài ra còn cung cấp thêm một số hiện tượng tự nhiên lien quan đến nội dung bài học nhằm khác sâu kiến thức cho học sinh.
- Cách tiến hành:
+Minh hoạ,giới thiệu kiến thức theo tuần, theo tháng, chủ đề.
+Giới thiệu các hiện tượng tự nhiên kỳ thú ngoài chương trình.
+Thay đổi nội dung thường xuyên theo tuần hoặc tháng.
+Sử dụng màu sắc, hình vẽ để thu hút sự chú ý của trẻ.
+Treo vị trí vừa tầm mắt trẻ.
9.Góc "Hoa điểm mười"; "Sản phẩm của chúng mình":
 Học sinh Tiểu học rất thích được trưng bày nhữ bài được điểm cao; rất muốn những sản phẩm của mình được giới thiệu đến mọi người xung quanh. Vì thế, qua hoạt động này giúp các em càng thêm ham muốn sản phẩm của mình được triển lãm ; khuyến khích sự nỗ lực thi đua trong lớp. Vì lẽ đó, các em ngày càng hoàn thiện công việc của mình với kết qủa cao hơn. Qua đó, học sinh cũng được học tập toàn diện và yêu thích tất cả các môn học, không chỉ tập trung cho Toán và Tiếng Việt. 
- Cách tiến hành:
+Tôn vinh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân học sinh.
+Trưng bày bài điểm cao, sản phẩm tốt.
+Trao đổi với học sinh để khuyến khích sự nỗ lực thi đua trong lớp.
Những kết quả đạt được qua việc "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" qua việc trang trí lớp học tích cực
Khi tổ chức , hướng dẫn cho học sinh tham gia hoạt động trang trí lớp học tích cực để "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" , ở mỗi lớp trong nhà trường chúng tôi đã tiến hành nhận xét và đánh giá những yêu cầu đã đặt ra, đồng thời rút kinh nghiệm trong cách tổ chức trang trí lớp học. Và chúng tôi nhận thấy:
- 95% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú khi lớp mình được trang trí phù hợp, đẹp mắt, nó đã cuốn hút các em đến lớp; khuyến khích các em cố gắng vươn lên trong học tập, tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau.Từ đó giúp cho các em nắm được kiến thức, củng cố vững chắc bài học đồng thời giúp các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua lành mạnh.100% các lớp trong nhà trường đã hoàn thiện việc trang trí, tất cả học sinh các lớp đều có ý thức bảo vệ các thành qủa đã trang trí và tăng cường bổ sung kịp thời những điều đã học tập ở các tập thể lớp bạn bè.
 Thông qua việc làm này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để xây dựng cảnh quan, vệ sinh lớp học nói riêng và của nhà trường nói chung. Đã góp phần giáo dục các em thực hiện quyền làm chủ của mình đối với nơi các em đang học. 
C. KếT LUậN
Kết luận chung
Từ thực tiễn tổ chức "xây dựng môi trường lớp học thân thiện" thông qua việc trang trí lớp học ở trường Tiểu học Cẩm Vân chúng ta đã có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1/Trang trí lớp học "xây dựng môi trường lớp học thân thiện" có nhiều tác dụng trong quá trình dạy học. Trang trí lớp học tạo ra không khí thoải mái, vui tươi, sinh động trong mỗi giờ học. 
 2/ Trang trí lớp học tích cực không chỉ làm cho lớp đẹp hơn mà còn tạo cho các em hứng thú hơn trong học tập , giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
 3/ Trang trí lớp học "xây dựng môi trường lớp học thân thiện" phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét .
 4/Việc trang trí lớp học vô cùng cần thiết. Song không nên trang trí màu mè, rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh. Do vậy nhà trường cần có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn các các lớp trang trí thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
5/Khi tổ chức trang trí lớp học chúng ta phải dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, của lớp mà lựa chọn hoặc thiết kế trang trí các góc cho phù hợp. Song để việc trang trí đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho việc trang trí.
 Tóm lại việc tổ chức "xây dựng môi trường lớp học thân thiện" không phải xây dựng trường, lớp cho to đẹp mà quan trọng là xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò. Khi thầy cô gần gũi, tôn trọng học sinh và am hiểu tâm sinh lý của học sinh thì chắc chắn học sinh sẽ tin tưởng, tâm sự về những khó khăn của mình và sẽ học tập ngày một tiến bộ hơn. 
 Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" thông qua việc trang trí lớp học ở trường chúng tôi. Tuy nhiên do năng lực bản thân nên chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của các đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Cẩm Vân , ngày 9 tháng 4 năm 2010 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Lan

File đính kèm:

  • docSKKN xay duong moi truong lop hoc than thien.doc