Một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

 Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Vì thế, chương trình Giáo dục mầm non đã dành phần lớn trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ để dạy thơ ca, kể chuyện cho trẻ nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ tìm hiểu về thế giới xung quanh, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt ở trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ sẽ nói mạch lạc, diễn cảm, đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp hơn khi tiếp xúc với tác phẩm văn học- một loại hình nghệ thuật đặc sắc - chiếc cầu nối, phương tiện dẫn dắt trẻ tới cánh cửa để mở ra chân trời nhận thức. Thông qua thơ ca và kể chuyện được chọn lọc phù hợp, trẻ sẽ được tiếp xúc những lời hay ý đẹp, được giáo dục về mặt tình cảm , đạo đức xã hội, đồng thời khơi dậy mặt năng khiếu thẩm mỹ của trẻ.Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng .Từ đó tôi nhận thấy bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học” với mong muốn tìm tòi đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cảm thụ văn học đối với trẻ, giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân- tự tin-độc lập- sáng tạo- hình thành tư duy - khả năng ghi nhớ có chủ đích.

doc9 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
	 GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Vì thế, chương trình Giáo dục mầm non đã dành phần lớn trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ để dạy thơ ca, kể chuyện cho trẻ nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ tìm hiểu về thế giới xung quanh, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt ở trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ sẽ nói mạch lạc, diễn cảm, đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp hơn khi tiếp xúc với tác phẩm văn học- một loại hình nghệ thuật đặc sắc - chiếc cầu nối, phương tiện dẫn dắt trẻ tới cánh cửa để mở ra chân trời nhận thức. Thông qua thơ ca và kể chuyện được chọn lọc phù hợp, trẻ sẽ được tiếp xúc những lời hay ý đẹp, được giáo dục về mặt tình cảm , đạo đức xã hội, đồng thời khơi dậy mặt năng khiếu thẩm mỹ của trẻ.Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng .Từ đó tôi nhận thấy bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học” với mong muốn tìm tòi đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cảm thụ văn học đối với trẻ, giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân- tự tin-độc lập- sáng tạo- hình thành tư duy - khả năng ghi nhớ có chủ đích.
II. Những biện pháp đã làm
 1. Nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án chuẩn bị đồ dùng.
 Do đặc điểm của lứa tuổi nên dạy trẻ mầm non cần tiến hành theo phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" . Vì vậy cô giáo cần linh hoạt khéo léo hơn trong việc thiết kế giáo án văn học để lôi cuốn hấp dẫn trẻ . Với bản thân tôi tiến hành như sau:
 Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ đi tham quan mô hình, tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội dung bức tranh để dẫn dắt trẻ đến nội dung tác phẩm văn học. Khi trò chuyện cô cần sử dụng từ tượng thanh, tượng hình, các từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện. Có thể tích hợp qua một số môn học khác: Toán - Khám phá khoa học - giáo dục âm nhạc... Một cách nhẹ nhàng thoáng qua để giờ học sinh động phong phú, sau đó cô giới thiệu bài thơ hoặc câu chuyện sắp học.
- Cô đọc hoặc kể diễn cảm câu chuyện, bài thơ một hai lần, giúp trẻ cảm nhận âm điệu, cảnh đẹp nội dung bài thơ, câu chuyện.
- Sau đó giảng nội dung cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn làm rõ những ý chính trong bài thơ, câu chuyện,
- Giảng một vài từ khó trong bài thơ câu chuyện, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Tiếp đến đàm thoại theo nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ trình tự nội dung, phân biệt các nhân vật trong truyện nhớ lại trình tự chuyện đặc biệt là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhân vật trong truyện.
- Bây giờ cô mới cho trẻ đọc thơ cùng cô hoặc kể chuyện khi trẻ đọc thơ cô cần chú ý sửa sai khi trẻ phát âm cách ngắt nhịp thơ cho trẻ thi đua với nhau nhằm giúp trẻ thi đua học tốt.
- Sau đó cho trẻ đọc thơ hoặc kể chuyện theo tranh có thể cô viết nội dung bài thơ câu chuyện dưới bức tranh để trẻ có thể kể theo ngôn ngữ của trẻ để trẻ khắc sâu qua tranh vẽ.
 Ví dụ :
 Đối với truyện :"Chuyện của cây hoa Hồng" - chủ đề thế giới thực vật theo kế hoạch tôi soạn trước hai tuần, nội dung cần mang đến cho trẻ là biết xin lỗi khi mắc lỗi.Thông qua nội dung câu chuyện trẻ hiểu thêm về thiên nhiên- sự phát triển của cây nhờ có đất và nước. Sự kiêu căng và không cần sự giúp đỡ của đất và giun đất đã khiến cho Hoa Hồng trở nên khô héo và không còn sự sống nữa. Hoa Hồng đã nhận ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mọi người. Từ đó tôi nhận thấy để trẻ có thể cảm nhận được hết nội dung cần truyền tải cúa tác phẩm cô xác định rõ giọng kẻ cùng với những cử chỉ điệu bộ nét mặt ánh mắt, giọng nói thể hiện được tính cách của từng nhân vật: mẹ Đất giọng nói dịu dàng, ấm áp. Hoa Hồng giọng kiêu căng, ông mặt trời mặt nghiêm khắc, giọng ồm ồm. Anh giun Đất thân thiện gần gũi. Bên cạnh đó để gây hứng thú cho trẻ thì đồ dùng trực quan không thể thiếu vì thế tôi chuẩn bị mô hình 1 khu vườn có rất nhiều loài hoa thật: hoa Hồng, thược dược, violet...ông mặt trời được làm bằng bìa caton dán đề can vàng, dùng sợi len ở chiếc khăn quàng cũ để làm thành một bộ râu trắng rất sinh động. Nhân vật giun đất tôi dùng đất nặn với bàn tay khéo léo tạo thành 1 con giun màu nâu. Dùng mô hình đó tôi hóa thân vào nhân vật Hoa Hồng và kể lại chuyện của chính mình khiến trẻ rất thích thú. Thêm vào đó tôi dùng hình ảnh động sưu tầm về các loại hoa tạo thành các slide chuyển thể thành câu chuyện trên powerpoint khiến trẻ vô cùng hứng thú do vậy tiết dạy của tôi rất thành công.
 Tùy từng tiết dạy mà soạn giáo án cho phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ .
 Ví dụ: với bài thơ “ Cô giáo của em” 
Chuẩn bị: +) Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ.
 - Tranh minh họa theo nội dung bài thơ.
 - Tranh ảnh về những hoạt động ở trường mầm non.
 - Đĩa , băng nhạc bài hát “ Cô giáo”, nhạc : Đỗ Mạnh Thường, lời thơ : Nguyễn Hữu Tường, “ Cô và mẹ”, nhạc và lời Phạm Tuyên.
 Địa điểm tổ chức: -Tổ chức trong lớp
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – gây hứng thú
Cô cho trẻ hát bài hát “ Mẹ và cô”- Nhạc và lời : Phạm Tuyên.
Cô hỏi trẻ: + Các con vừa hát bài hát gì?
 + Bài hát nói về ai?
* Hoạt động 2 :Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe bài thơ “ Cô giáo của em”
Cô giới thiệu : Không chỉ có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác nhiều bài hát viết về “ Cô giáo” . Mà còn có rất nhiều nhà thơ , nhà văn cũng sáng tác về cô giáo rất hay. Nhà thơ Chu Huy viết về cô giáo của mình như thế nào chúng mình cùng lắng nghe.
- Cô đọc bài thơ lần 1: Bằng giọng đọc diễn cảm 
+ Bài thơ cô vừa đọc các con thấy thế nào ? 
- Cô đọc bài thơ lần 2: Bằng tranh minh họa .
Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Bài thơ cô vừa đọc viết về ai ?
+ Là một người ntn?
+ Con nào giỏi cho cô và các bạn biết bài thơ có tên là gì?
+ Do ai sáng tác?
- Cô giới thiệu tên bài thơ tên tác giả .
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Cho 3 – 4 trẻ nhắc lại tên bài thơ.
- Cô đọc lần 3 : Bằng tranh chữ to.
Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ tên tác giả.
* Hoạt động 3: Đàm thoại , trích dẫn ,làm rõ ý giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
Cô đọc trích dẫn đoạn 1.
- Đến lớp cô dạy các con làm gì ? 
- Khi xếp hàng các bạn phải làm ntn?
- Các bạn ngồi học ntn?
- Cô dạy bạn chữ gì?
- Chữ O như thế nào? Chữ Ô thì sao?
- Ngoài học chữ cô còn kể chuyện gì cho các bạn nghe ?
Cô đọc trích dẫn đoạn 2.
- Các bạn có yêu cô giáo của mình không?
- Các bạn đã ví cô giáo của mình giống như ai?
Cô đọc trích dẫn đoạn 3.
- Các bạn đã thầm gọi điều gì?- Cảm xúc của con khi nghe bài thơ này ntn?
- Qua bài thơ muốn nhắn nhủ với các con điều gì?
Cô giáo dục trẻ : Phải biết lắng nghe, chú ý trong giờ học, ngồi ngay ngắn. Biết yêu quý cô giáo và các bạn.
* Hoạt động 4 : Dạy trẻ đọc thơ
Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe bài thơ 1 lần
Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
Cả lớp đọc cùng cô ( 3 – 4 lần )
Cô cho tổ , nhóm ,cá nhân trẻ đọc thơ.
Khi trẻ thuộc cô cho trẻ đọc nối tiếp mỗi tổ đọc 1 câu.
Cho cả lớp đọc kèm theo động tác minh họa.
Trong khi trẻ đọc cô chú ý quan sát , sửa sai, uốn nắn cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ .
* Hoạt động 5 : Trò chơi “ Khắc họa chân dung”
Cô chia cho mỗi trẻ một tờ giấy . yêu cầu trẻ trong vòng hết 1 bài hát trẻ phải vẽ xong bức chân dung của cô giáo . Bạn nào vẽ nhanh, đẹp,giống với cô giáo của mình bạn đó thắng.
Kết thúc cô cho trẻ hát bài hát “ Cô giáo”: nhạc Đỗ Mạnh Thường, lời thơ Nguyễn Hữu Tường. 
Ví dụ 2: với chủ đề "ThÕ giíi thùc vËt" c« kÓ cho trÎ nghe c©u chuyÖn: "C©y t¸o thÇn". Ngoµi cöa líp c« trang trÝ trång mét khu vưên c©y ¨n qu¶: c©y t¸o, c©y xoµi, c©y cam, bßng ... ®an xen vưên hoa, c©y c¶nh ®Ó trÎ tham gia trß chuyÖn chñ ®Ò, kÓ lÇn 1.
 §Ó thu hót trÎ vµo ho¹t ®éng, kÓ lÇn 2, c« kÓ b»ng m« h×nh: c« dïng c¸c chó rèi que víi s©n khÊu trang trÝ, s¾p sÕp ngé nghÜnh, ®Ñp m¾t, hÊp dÉn ®Ó thu hót trÎ. Trong qu¸ tr×nh diÔn ra ho¹t ®éng, c« lµm cho trÎ ®i tõ bÊt ngê nµy ®Õn bÊt ngê kh¸c b»ng c¸ch thay ®æi tư thÕ (ngåi, ®øng, trong líp, ngoµi líp, c¶nh vËt, dÉn d¾t trÎ vµo c¸c lÇn kÓ. DÉn d¾t trÎ vµo c¸c lÇn kÓ b»ng c¸c c©u hái gîi tÝnh tß mß, muèn kh¸m ph¸ ®Ó dÉn d¾t trÎ, thu hót trÎ vµo néi dung c©u chuyÖn. Khi kÓ lÇn 3, c« cho trÎ ®ưîc ®i tham quan phßng triÓn l·m tranh. Víi nh÷ng bøc tranh ®Çy mµu s¾c, ®Ñp, m« pháng l¹i néi dung c©u chuyÖn, trÎ như bÞ hót vµo ho¹t ®éng. TiÕt häc diÔn ra thËt nhÑ nhµng vµ hiÖu qu¶ và trÎ cã thÓ kÓ l¹i c©u chuyÖn theo nh÷ng bøc tranh. 
2. Tạo hứng thú cho trẻ học tập
 Để tiết dạy thành công phần tạo hứng thú cho trẻ vô cùng quan trọng và một điều quan trọng nữa là các em có thích đọc thơ, nghe kể chuyện và thích kể lại chuyện hay không còn phụ thuộc phần lớn vào người mang đến.Cô giáo cần sử dụng hình thức vào bài nhẹ nhàng lôi cuốn đan xen động tĩnh hợp lý .Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc tạo một sân khấu nhỏ để lần lượt các em lên đọc thơ.Sau đó, cô giáo cô giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vảo ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm.
Ví dụ 1: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” chủ điểm- thế giới động vật.
tôi đọc câu đố:
 Con gì đuôi ngắn tai dài
 Mắt hồng lông mượt 
 Có tài nhảy nhanh ?. 
 Trẻ trả lời và tôi giới thiệu: cã mét c©u chuyÖn rÊt hay nãi vÒ gia ®×nh b¹n Thá, cã 3 mÑ con sèng víi nhau, hai chó thá con rÊt ngoan ngo·n, biÕt v©ng lêi mÑ, nh­ng kh«ng biÕt thá anh hay Thá em ®¸ng khen nhiÒu h¬n c¸c con h·y nghe c« kÓ c©u chuyÖn “Ai ®¸ng khen nhiÒu h¬n” th× sÏ râ nhÐ!
Ví dụ 2: Bài thơ “ Hoa cúc vàng” - chủ điểm thế giới thực vật
 Tôi chuẩn bị một bó hoa cúc vàng, tôi trò chuyện với trẻ và tặng bó hoa cho cả lớp: cô có một món quà tặng lớp mình đấy! các con hãy chú ý xem cô tặng lớp mình món quà gì.
Cô cho trẻ xem những bông hoa cúc vàng. 
- Cô có gì đây? Cho trẻ đếm số hoa cúc vàng
- Con nào có nhận xét gì về những bông hoa cúc vàng này nào?
Có bài thơ về hoa cúc vàng rất hay, đó chính là bài thơ “Hoa cúc vàng” do nhà thơ Nguyễn Văn Chương sáng tác hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu nhé.
 Bên cạnh đó sự kết hợp với ngôn ngữ đọc kể tác phẩm có thể giúp trẻ tự cảm thụ văn học một cách nhanh nhất, gần nhất. Ngoài ra tôi còn chọn những hình ảnh đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh tạo ra một bức tranh âm thanh tương ứng bằng công nghệ thông tin để trẻ hoà nhập, hoá thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được.
 Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu bài thơ khi đọc mẫu cho trẻ nghe cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ mang tính nhịp điệu hoặc khi kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiện giọng nói điệu bộ,cử chỉ từng nhân vật trong truyện.
 Dạy trẻ học thuộc lòng bằng truyền khẩu, cô giáo đọc bài thơ, trẻ đọc theo cô đến khi thuộc. Mỗi bài bài thơ là một chỉnh thể nghệ thuật, thơ có âm thanh, nhịp điệu, vần điệu, câu nọ gọi câu kia. Khả năng bắt trước và khả năng ghi nhớ máy móc là năng lực kì diệu của trẻ, nó gắn với tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Cần tận dụng thế mạnh đó để dạy trẻ học thuộc lòng thơ.Khi đã thuộc, đã cảm hiểu được phần nào chất thơ với những xúc động mảnh liệt và lời thơ, với trò chơi ngôn ngữ, cô giáo khéo léo tổ chức cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, đưa trẻ vào hoạt động mang màu sắc văn học nghệ thuật rõ nét.
 Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, nét mặt biểu cảm, điệu bộ). Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét bạn đọc, chính là những lúc củng cố việc đọc của mình. Cô giáo cần khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn: “Cháu thấy bạn đọc bài thơ đã hay chưa? Vì sao? Cháu có thể đọc hay hơn bạn được không, cháu đọc cho cả lớp nghe xem nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, lại sáng tạo nữa”(cô giáo thể hiện lại, nhấn vào biểu cảm, chỉ ra sự sáng tạo trong thể nghiệm nghệ thuật của trẻ).
3.Biện pháp lồng ghép văn học vào các môn học
 Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn học khác và giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn.Tuy nhiên dựa vào từng nội dung bài dạy để chọn nội dung tích hợp cho phù hợp.
Ví dụ:
+ Với môn âm nhạc:
 Khi dạy hát bài "Cái Bống" tôi cho trẻ đọc bài ca dao :"Cái Bống đi chợ" và chính giai điệu vui tươi, dí dỏm của bài hát giúp cho ý thơ trong bài được nâng cao tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý.
 Có nhiều bài hát có cùng chủ đề với bài thơ, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như: Khi dạy trẻ hát bài " Qua ngã tư đường phố" kết hợp cho trẻ đọc bài thơ" Đèn giao thông..
 Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen văn học có thể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa được học.
Ví dụ: Giờ học: Tìm hiểu về môi trường xung quanh chủ điểm gia đình " Gia đình của bé". Cô trò chuyện với trẻ về gia đình, gia đình con có những ai, có bao nhiêu người, thuộc gia đình đông con hay ít con, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Trong giờ học cô nên giáo dục trẻ thương yêu những người trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Cho trẻ đọc thơ " Thương ông, giúp mẹ"...Hoặc dạy trẻ "Làm chú bộ đội" .Có thể tích hợp vào văn học cung cấp vốn từ cho trẻ qua việc cô trò chuyện với trẻ về chú đội đưa vào bài thơ " Chú bộ đội hành quân trong mưa"..
 Qua các giờ học khác ta tích hợp cho trẻ làm quen văn học vào những lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài đưa vào thơ chuyện, đồng dao vào giờ học. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về xung quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, giúp cho các giờ học sinh động, hấp dẫn tránh sự nhàm chán vào giờ học giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng. 
4. Cho trẻ làm quen văn học mọi lúc mọi nơi
Vào buổi sáng đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc nhắc trẻ chào ba mẹ, giữ vệ sinh tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của chương trình học.
Ví dụ: 
+ Chủ điểm một số ngành nghề. Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình có bao nhiêu người bố mẹ con làm nghề gì, anh chị làm nghề gì, làm ở đâu, làm ra những sản phẩm gì, hoặc trò chuyện với trẻ về công việc của một số ngành nghề trong xã hội, ích lợi của công việc đó, nghề đó làm ra những sản phẩm gì, con lớn lên thích làm nghề gì... Tôi cảm thấy có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Không những trẻ còn tìm hiểu về thế giới xung quanh làm quen với kiến thức mới, giúp trẻ bước vào tiết học một cách dễ dàng. Vì vậy trong lúc trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn. Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy các cháu mạnh dạn hồn nhiên rất thích trò chuyện với người lớn, và đặc biệt có một vốn từ rất đáng kể.
 + Qua giờ hoạt động góc 
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc được câu chuyện hoặc thuộc bài thơ, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dể nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và hoạt động góc. Gìờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn, có thể chơi trò chơi :"cô giáo " ở góc phân vai, một cháu làm cô giáo dạy cháu đọc thơ hoặc kể chuyện giúp trẻ nhớ lại trình tự chuyện hoặc củng cố những bài thơ đã được học .
Ví dụ : Chơi về chủ điểm : " Trường Mầm non " thì cháu ở góc phân vai trò chơi " Cô giáo " dạy cháu đọc thơ :"Cô giáo của em ", "Trường em "... Hoặc trẻ được chơi ở góc học tập xem sách, truyện tranh chữ to, tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc có kể biết rằng quyển truyện đó nói về cái gì ? trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá ra các nhân vật, khám phá nghĩa của từ của câu, hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh theo chủ điểm. Tôi nhận thấy qua giờ hoạt động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển nhiều vốn từ, củng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là trẻ rất thích tự lập trong lúc tự làm sách truyện tranh, phấn khởi và rất thích tham gia chơi ở góc này .
5. Làm quen văn học thông qua các ngày hội, ngày lễ :
 Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần cho trẻ Làm quen với văn học, trong đó có hát múa đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, có chuẩn bị mũ các con vật, hoa...thường xuyên tập luyện văn nghệ tham gia những ngày lễ lớn ở trường : Khai giảng, 20/11, 1/6 ....Tôi nhận thấy trẻ rất thích thú, hăng hái tham gia giống như trẻ được chơi thoải mái, được nghỉ sau một tuần học, củng cố lại kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình, có tác dụng rất lớn đến việc đưa con tới lớp Mẫu giáo. Để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ, trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động, thích được biểu diễn và say mê khi biểu diễn .
Trong các ngày hội, ngày lễ tôi hay kiến nghị với nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu được tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền ngành học rất lớn, trẻ rất thích tự làm và được khen giúp trẻ phát triển về trí tuệ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của văn học .
III. Kết quả đạt được 
 Nhờ có sự quan tâm của BGH nhà trường và sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp cộng với sự tìm tòi học hỏi của bản thân, chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp tôi được nâng lên rõ rệt:
 Các cháu rất hứng thú tham gia bộ môn này, mạnh dạn khi giao tiếp, thích trò chuyện cùng người lớn và đặc biệt rất thích tham gia vào tất cả các hoạt động không chỉ có làm quen văn học .
- Trẻ thích đọc thơ kể chuyện và biết đọc, kể diễn cảm.
- Trẻ có khả năng sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách linh hoạt.
- Trẻ thích được tham gia múa hát, biểu diễn, tự tin, mạnh dạn trước đông người.
- Vốn từ của trẻ phát triển, trẻ nói rõ ràng và nói được nhiều câu có nghĩa, đủ thành phần câu.
- Trẻ có ý thức, thái độ đúng với những người xung quanh, tôn trọng và kính yêu người lớn.
IV. Bài học kinh nghiệm
 Từ những kết quả đạt được và sau một thời gian áp dụng các biện pháp đã nêu trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
 - Nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án, chuẩn bị đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
 - Để giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất bản thân phải học hỏi đồng nghiệp để có kiến thức hiểu biết sâu rộng trong chuyên môn, kịp thời cập nhật các thông tin liên quan đến giáo dục mầm non làm phong phú cho vốn kiến thức của mình .
 - Đối với các tác phẩm văn học phải hiểu và biết thể hiện bằng chính cảm xúc của mình, xác định được đúng giọng đọc của từng bài thơ, từng câu chuyện.
 - Tích cực làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phong phú, đa dạng hấp dẫn, thay đổi theo từng tiết dạy tránh lặp lại giống tiết học trước mới thu hút được sự chú ý và phát huy được tính tích cực hoạt động học tập của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với văn học mọi lúc mọi nơi như : tivi, sách ...tạo cho trẻ niềm say mê, yêu văn học.
- S­u tÇm s¸ng t¸c th¬ ca , c©u ®è , bµi h¸t cã néi dung phï hîp , xen kÏ ®éng tÜnh ®Ó thay ®æi h×nh thøc häc cho trÎ. 
- Ngoµi ra gi¸o viªn cÇn tạo hứng thú cho trẻ bằng cách sö dông c¸c ng÷ ®iÖu kh¸c nhau nh­ lêi nãi lóc to lóc nhá , lóc chËm r·i , lóc hèi h¶ kÕt hîp víi ¸nh m¾t cö chØ , nô c­êi gÇn gòi giao l­u víi trÎ trong tiÕt häc ®Ó chuyÓn t¶i néi dung bµi d

File đính kèm:

  • docSKKN_LAM_QUEN_VAN_HOC.doc
Giáo Án Liên Quan