Một vài kinh nghiệm dạy tốt môn lịch sử và địa lí lớp bốn

 Môn Lịch sử và Địa lí lớp bốn cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết thực về:

 - Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX.

 - Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta.

 Trong thực tế học sinh lớp tôi chủ nhiệm các em hiểu khá mơ hồ về các sự vật, hiện tượng các mối quan hệ địa lí hoặc các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu.

 Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ cần phải có những biện pháp tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để giúp các em nắm vững kiến thức một cách tốt nhất về môn học này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài kinh nghiệm dạy tốt môn lịch sử và địa lí lớp bốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Đề Tài :
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TỐT MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
LỚP BỐN
II. Đặt vấn đề :
 Môn Lịch sử và Địa lí lớp bốn cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết thực về: 
 - Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX.
 - Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta.
 Trong thực tế học sinh lớp tôi chủ nhiệm các em hiểu khá mơ hồ về các sự vật, hiện tượng các mối quan hệ địa lí hoặc các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu...
 Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ cần phải có những biện pháp tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để giúp các em nắm vững kiến thức một cách tốt nhất về môn học này.
III. Cơ sở lý luận:
 Để dạy tốt môn Lịch sử và Địa lí chúng ta cần phối hợp một cách hài hòa các phương pháp dạy học. Mà mục tiêu trọng tâm của môn Lịch sử và Địa lí là giúp các em tái hiện được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử..., hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm địa lí... Nếu chúng ta cứ dạy chay, hoặc tổ chức các hoạt động dạy học để chuyển tải nội dung thì tiết học trở nên nhàm chán, thiếu hấp dẫn và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Vì thế việc cho các em quan sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình... là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu dạy học.
IV. Cơ sở thực tiễn: 
 Trong những năm học trước đây, tuy bản thân đã rất cố gắng để dạy tốt môn Lịch sử và Địa lí nhưng thực tế cũng đã chưa mang lại hiệu quả chưa mong muốn.
 Năm học 2005-2006 tôi bắt đầu đầu tư nghiên cứu để tìm ra các kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở môn Lịch sử và Địa lí lớp bốn và cho đến năm học này 2009-2010 tôi đã đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy phân môn Lịch sử - Địa lí lớp bốn đạt kết quả.
V. Nội dung nghiên cứu:
*Biện pháp 1 : Sưu tầm tranh ảnh để giảng dạy môn Lịch Sử và Địa Lí lớp bốn. 
 Với đặc điểm tư duy cụ thể, học sinh rất thích những hình ảnh trực quan sinh động. Hơn nữa kiến thức địa lí rất phong phú và rất mới mẻ nhất là đối với bộ phận học sinh ít có điều kiện đọc sách báo, xem tivi, du lịch... kiến thức lịch sử thì khá xa lạ mơ hồ đối với các em. Nếu chỉ qua kênh chữ học sinh khó có thể lĩnh hội hết những sự kiện, nhân vật lịch sử..., những đặc điểm tiêu biểu của các thành phố, vùng đất, con người... trên đất nước Việt Nam. Vì Vậy cùng với việc sử dụng bản đồ, lược đồ giúp học sinh nắm được các đặc điểm về vị trí, địa hình đất đai..., nắm được các sự kiện lịch sử... cần phải phối hợp các phương tiện khác như tranh ảnh trực quan. Hiện nay sách giáo khoa mới đã tăng cường một số lượng đáng kể hệ thống kênh hình để giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy tôi đã sưu tầm tranh ảnh làm đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy. 
 Qua tìm tòi tôi đã phát hiện trong những tập lịch treo tường chứa đựng một nguồn tranh ảnh vô cùng phong phú dùng để dạy nhiều bài Địa Lí, Lịch Sử trong chương trình.
 Tôi đã sưu tầm được bộ tranh giảng dạy Địa lí và Lịch sử gần 200 bức tranh được sắp xếp theo từng vùng miền để giáo viên dễ dàng sử dụng giảng dạy.
 Ví dụ dạy bài 18 “Người dân ở đồng bằng Nam Bộ” 
 Tìm hiểu về nội dung Trang phục và lễ hội – giáo viên phát tranh cho hai đội và yêu cầu thảo luận nêu nhận xét...
 Đội A: Từ những bức tranh, em rút ra được những đặc điểm gì về trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
 Đội B: Từ những bức tranh, em hãy nêu những lễ hội của người dân ở ĐB Nam Bộ?
 Đại diện các đội trình bày và nhận xét, rút ra kết luận.
 Ví dụ dạy bài 27 “ Thành phố Huế “
Tìm hiểu về Huế qua tranh ảnh sưu tầm, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
Yêu cầu học sinh sắp xếp các tranh ảnh theo hai nhóm:
Nhóm 1 : TP đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.
Nhóm 2 : TP du lịch. 
 Với những bức tranh sưu tầm được trong các giờ dạy Địa lí, Lịch sử tôi đã tổ chức được các hoạt động học tập sinh động, hấp dẫn. Giúp học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động, tích cực và đầy hứng thú. Và bộ tranh sưu tầm dạy Địa lí và Lịch sử lớp bốn đã được PGD&ĐT xếp loại B cấp Thành Phố.
*Biện pháp 2: Sưu tầm tư liệu vào đĩa CD để giảng dạy môn Địa lí và Lịch sử lớp bốn.
 Tại thời điểm này công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành giáo dục. Nó tạo nên nhiều khía cạnh trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế tôi đã suy nghĩ và nâng cao hơn một bước, tôi dày công sưu tầm những thước phim có nội dung liên quan đến nội dung giảng dạy lịch sử, địa lí ở những băng đĩa nhạc, đĩa “Việt Nam đất nước con người”, ở đài truyền hình... cóp vào đĩa CD theo nội dung của từng bài. Chúng tôi có thể sử dụng những đoạn phim để :
 - Tổ chức cho học sinh làm việc với tranh ảnh để phát hiện ra kiến thức, tìm ra dấu hiệu đặc điểm của đối tượng địa lí, những sự kiện, nhân vật lịch sử.
 - Minh họa cho lời giảng của giáo viên.
 - Mở rộng tầm hiểu biết của các em trong việc chiếm lịnh kiến thức.
 - Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh.
 Ví dụ dạy bài 9 “ Thành phố Đà Lạt “ 
 Tìm hiểu về nội dung : rau quả và rau xanh ở Đà Lạt.
 Học sinh xem đoạn phim về hoa, quả, rau xanh, ở Đà Lạt, các em sẽ tận mắt thấy được sự phong phú, đa dạng của các lòai hoa, quả ở đây. Các em sẽ hiểu bài một cách sâu sắc, ấn tượng.
 Ví dụ dạy bài 7 “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên” 
 Tìm hiểu nội dung về lễ hội của người dân ở Tây Nguyên, học sinh sẽ được xem những đoạn phim về lễ hội đua voi, lễ hội Cồng Chiêng... các em sẽ thấy được những hình ảnh sống động, náo nhiệt của các lễ hội này.
 Đặc biệt, nhà trường chúng tôi đã trang bị mỗi phòng học đều có ti vi, đầu đĩa, nên việc sử dụng những đĩa tư liệu để giảng dạy của giáo viên rất thuận lợi.
 Với những hình ảnh động, hoàn toàn cảnh thật, vì vậy đảm báo tính khoa học cao. Điều này tạo hứng thú cho học sinh, kích thích các em tham gia sôi nổi vào tiết học, giúp học sinh tiếp thu nội dung bài học một cách chủ động, tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên.
*Biện pháp 3 : Thiết kế một số trò chơi môn Lịch sử và Địa lí.
 Để cung cấp và khắc sâu cho học sinh các kiến thức cơ bản và thiết thực, đạt mục tiêu đề ra, chúng ta không thể không nhắc đến phương pháp sử dụng trò chơi. Sách giáo viên môn Lịch sử và Địa lí lớp bốn cũng đã có gợi ý một số trò chơi nhưng chưa thực sự hấp dẫn học sinh. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã sáng tạo thiết kế thêm một số trò chơi để áp dụng trong các tiết dạy Lịch sử và Địa lí, bước đầu tôi thấy đã rất thành công vì các em hào hứng sôi nổi và bị lôi cuốn vào tiết học.
 MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHƯ SAU :
 A/ Lịch sử :
 Trò chơi 1 : Bài 6 : Ôn tập (Từ bài 1 đến bài 5)
 1- Mục tiêu : Biết và ghi nhớ công lao của một số nhân vật lịch sử.
 2- Nội dung: - Tên trò chơi : TÔI LÀ AI?
 - Cách tiến hành :
 + Cho 4 HS mỗi em đóng các vai : Vua Hùng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền.
 + GV nêu luật chơi : mỗi em đóng vai lần lượt tự giới thiệu về nhân vật mình đóng vai rồi đố cả lớp “Tôi là ai?”
 + Cách giới thiệu có thể như sau :
* Vua Hùng : Tôi là người dựng nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ). * An Dương Vương : Tôi là người cho xây thành Cổ Loa, có nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Vì mất cảnh giác, tôi đã để đất nước rơi vào tay Triệu Đà.
 * Hai Bà Trưng : Chị em tôi sinh ra trong lúc đất nước bị nhà Hán đô hộ, quê ở Mê Linh. Năm 40, chị em tôi lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa để “Đền nợ nước, trả thù nhà”.
 * Ngô Quyền : Năm 938, tôi đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống sông Bạch Đằng để đánh tan quân Nam Hán.
 - Kết thúc trò chơi, GV cùng HS bình chọn bạn có lời giới thiệu hay nhất.
 Trò chơi 2 : Bài 29 : Tổng kết 
 1- Mục tiêu : Giúp học sinh khắc sâu các biểu tượng về các danh nhân lịch sử của đất nước.
 2- Nội dung : - Tên trò chơi : GIẢI NHANH CÂU ĐỐ
 - Cách tiến hành :
 + GV nêu câu đố, HS xung phong trả lời.
 * Câu đố 1 : Thông minh và dũng cảm
 Được vua Lý tin yêu
 Bên bờ sông Như Nguyệt
 Ngâm vang bài thơ thần. (Lý Thường Kiệt)
 * Câu đố 2 : Anh hùng áo vải Tây Sơn
 Đuổi Thanh dẹp Trịnh giang sơn thái bình (Nguyễn Huệ)
 B/ Địa lí :
 Trò chơi 3 : Bài 23 : Ôn tập (Từ bài 11 đến bài 23)
 1- Mục tiêu : HS nhớ được các đặc điểm về văn hóa của các vùng miền, TP đã học.
 2- Nội dung : - Tên trò chơi : HÀNH TRÌNH VĂN HÓA
 - Cách tiến hành :
 + GV viết lên bảng các địa danh : ĐB Bắc Bộ, Hà Nội, ĐB Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Quảng Nam.
 + Chia lớp làm 3 đội chơi, mỗi đội được luân phiên chọn 2 địa danh.
 + Câu hỏi cho các địa danh :
* ĐB Bắc Bộ : Kể tên các lễ hội nổi tiếng ở ĐB Bắc Bộ? (Hội:Lim, Chùa Hương, Gióng...)
* Hà Nội : Trường đại học đầu tiên ở nước ta là trường nào? (Quốc Tử Giám)
* ĐB Nam Bộ : Một hoạt động diễ ra trên sông, chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long?
 (Chợ nổi trên sông)
* TP Hồ Chí Minh : TP Sài Gòn được mang tên TP HCM từ năm nào? (Năm 1976)
* TP Cần Thơ : Nêu dẫn chứng thể hiện TP Cần Thơ là trung tâm văn hóa – khoa học của ĐB sông Cửu Long? (TP Cần Thơ có viện nghiên cứu lúa, ...và các trung tâm dạy nghề)
* Quảng Nam : Em hãy kể tên các di sản văn hóa ở Quảng Nam? 
 (Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn)
VI. Kết quả nghiên cứu :
 Sau khi áp dụng triệt để các biện pháp nêu trên, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học tôi thấy đã đem lại kết quả đáng kể.
Kết quả kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp tôi đạt được như sau :
Tổng số học sinh
Giỏi 
Khá
Trung bình
Yếu
35HS
26
74.3%
 9
25.7%
-
-
VII. Kết luận :
 Qua thực tế cho thấy việc áp dụng những biện pháp dạy học :
 - Sưu tầm tranh ảnh để giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp Bốn.
 - Sưu tầm tư liệu vào đĩa CD để giảng dạy môn Lịch sử và địa lí lớp Bốn .
 - Thiết kế một số trò chơi môn Lịch sử và Địa lí.
 Trên đây là một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp bốn mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Bước đầu đem lại hiệu quả cao, hầu hết học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của mỗi bài học, kích thích sự say mê hứng thú học môn Lịch sử và Địa lí ở học sinh.
VIII. Đề nghị :
 Trong năm học tổ chúng tôi sẽ thiết kế dạy môn Lịch sử và Địa lí sử dụng phần mềm Power Point để giảng dạy. Kính đề nghị nhà trường tạo điều kiện trang bị phòng máy để chúng tôi có thể thực hiện đề án này.
X. Tài liệu tham khảo :
 Thông qua thực tế dạy học, tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp Bốn.
 Tam Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 2009
 Người viết 
 GV Huỳnh Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docSKKN Lop 4.doc
Giáo Án Liên Quan