Một vài ý kiến về việc kết hợp dạy chữ với dạy người cho học sinh tiểu học

 Sông Đốc là một địa bàn khá phức tạp vì dân số không định cư lâu dài mà thường trú trong thời gian ngắn rồi lại chuyển đi nơi khác. Hơn nữa, ở đây chủ yếu là ngư dân sinh sống nên mỗi dịp ghe vào thì rất nhiều chuyện phức tạp xảy ra như tệ nạn xã hội, nhậu nhẹt, đánh nhau

 Tình hình xã hội ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức của học sinh. Hơn nữa nhiều gia đình hầu như phụ huynh không quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức của con em mình mà chỉ quan tâm đến việc học chữ. Vì vậy tình trạng đạo đức của học sinh nói chung và học sinh trường tiểu học 1 Sông Đốc nói riêng ngày càng xuống cấp

nghiêm trọng. Thêm vào đó, bản thân giáo viên ( kể cả tôi) nhiều khi lên lớp cũng

chỉ trú trọng vào việc truyền đạt kiến thức( tức là dạy chữ) làm sao cho trong một

tiết học thì dạy hết bài chức không lưu tâm đến việc giáo dục đạo đức. Nhiều khi tôi cũng có những suy nghĩ sai lầm.

 Theo tôi nghĩ, vai trò của người giáo viên nói chung và giáo viên Sông Đốc nói

riêng là rất quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh. Nó phần nào

quyết định đến việc phát triển nhân cách cho học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài ý kiến về việc kết hợp dạy chữ với dạy người cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆC KẾT HỢP DẠY CHỮ VỚI DẠY NGƯỜI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Tác giả : Nguyễn Thị Hông
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học 1 Sông Đốc
I. Đặt vấn đề:
1. Lí do chọn đề tài:
 Sông Đốc là một địa bàn khá phức tạp vì dân số không định cư lâu dài mà thường trú trong thời gian ngắn rồi lại chuyển đi nơi khác. Hơn nữa, ở đây chủ yếu là ngư dân sinh sống nên mỗi dịp ghe vào thì rất nhiều chuyện phức tạp xảy ra như tệ nạn xã hội, nhậu nhẹt, đánh nhau
 Tình hình xã hội ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức của học sinh. Hơn nữa nhiều gia đình hầu như phụ huynh không quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức của con em mình mà chỉ quan tâm đến việc học chữ. Vì vậy tình trạng đạo đức của học sinh nói chung và học sinh trường tiểu học 1 Sông Đốc nói riêng ngày càng xuống cấp
nghiêm trọng. Thêm vào đó, bản thân giáo viên ( kể cả tôi) nhiều khi lên lớp cũng
chỉ trú trọng vào việc truyền đạt kiến thức( tức là dạy chữ) làm sao cho trong một
tiết học thì dạy hết bài chức không lưu tâm đến việc giáo dục đạo đức. Nhiều khi tôi cũng có những suy nghĩ sai lầm.
 Theo tôi nghĩ, vai trò của người giáo viên nói chung và giáo viên Sông Đốc nói
riêng là rất quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh. Nó phần nào
quyết định đến việc phát triển nhân cách cho học sinh.
 Vậy nên ,tôi chọn đề tài này với mong muốn đưa ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp trong việc kết hợp dạy chữ với dạy người nhằm giúp học sinh ở trường tiểu học 1 Sông Đốc nói riêng và học sinh trên cả nước nói chung trở thành người có đức, có tài giúp cho thế hệ trẻ thực sự là trụ cột của đất nước.
2. Những căn cứ để viết đề tài.
 Thực trạng đạo đức của học sinh trong quá trình dạy học .
 Qua các buổi quán triệt Nghị quyết của Đảng, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 Những thông tin về việc vi phạm đạo đức của học sinh trên cả nước qua các phương tiện truyền thông.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lí luận:
 Như chúng ta đã biết, giáo dục đạo đức không phải là một vấn đề trong việc dạy học ở các cấp. Đó là một vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu. Bác Hồ đã từng nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
 Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
 Một tấm gương đạo đức của người thầy giáo có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển nhân cách và rèn luyện đạo đức của học sinh như thầy giáo Nguyễn Tất Thành, thầy Chu Văn Anvà một số thầy cô giáo khác. Họ đã dạy cho học sinh kiến thức và cả cách làm người. Chính vì vậy mà học trò của họ sau này đều trở thành những người có địa vị cao trong xã hội, nắm giữ những chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước.
 Riêng tôi nghĩ rằng vấn đề đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay là mối 
quan tâm hàng đầu của các cấp quản lí và đội ngũ giáo viên trong nhà trường.Tục ngữ có câu : “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là phải học sự lễ phép, học đạo đức trước rồi mới học đến kiến thức.
 Vậy việc dạy đạo đức (dạy người ) cho học sinh là trách nhiệm của ai? Theo tôi nghĩ đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cả xã hội. Nhưng trách nhiệm lớn nhất vẫn là của nhà trường. Trong nhà trường, thầy cô giáo là những người trực tiếp đứng lớp truyền đạt kiến thức hàng ngày cho các em. Đối với việc dạy chữ thì hầu như giáo viên nào cũng thực hiện dạy đầy đủ kiến thức của phân môn mình phụ trách, còn đối với việc dạy người thì ít giáo viên nào làm được.
 Dạy chữ ở đây là dạy về kiến thức về các môn: Toán, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hộicòn dạy người là dạy về đạo đức, cách ứng xử giữa người với người, không những thế thầy cô phải dạy về cách ăn mặc, nói năng, thái độ của học sinh với bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Vậy trách nhiệm này ở đây thuộc về tất cả mọi người và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường những người trực tiếp làm công tác giáo dục.
2. Giải pháp cụ thể :
 * Coi giáo viên là một tấm gương đạo đức.
 Đối với giáo viên chủ nhiệm, trách nhiệm ấy lại càng lớn hơn. Bản thân tôi chủ nhiệm lớp, tôi cũng thấy được trách nhiệm của mình là phải truyền đạt hết những kiến thức trong bài giảng đến với các em đồng thời cũng phải kết hợp với việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng muốn “ Dạy người” thì bản thân mỗi giáo viên đứng lớp phải là tấm gương sáng trước học sinh để học sinh noi theo.Mỗi giáo viên phải luôn luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, để mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm của thầy cô giáo phải thật sự mẩu mực cho học sinh học tập, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Nếu giáo viên ăn mặc giản dị, tác phong chững chạc, cách nói năng nhã nhặn, lịch sự và có lối sống chuẩn mực thì học sinh sẽ nhìn vào đó để học hỏi. Mỗi giáo viên phải làm sao cho học sinh thấy được tất cả những bài học trong từng tiết học đều được ứng dụng vào thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày mà bản thân giáo viên là bài học thực tế sống động nhất cho học sinh. Chính vì vậy ở mỗi tiết học trên lớp, tôi luôn cố gắng giúp học sinh nắm được kiến thức và những kĩ năng cần thiết, đồng thời giáo dục về tư tưởng, tình cảm cho học sinh thông qua mỗi bài học.
 *Thực hiện dạy đạo đức bằng sự kết hợp đồng bộ giữa các giáo viên dạy các bộ môn, ở mọi lúc, mọi nơi. 
 Theo tôi, không chỉ lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi bài học mà còn có thể kết hợp việc dạy kiến thức với việc dạy cách ứng xử cho học sinh. Trong mỗi tiết học, giáo viên có thể gọi học sinh trả lời, nhân tiện sửa cho các em từ cách đứng, cách đi, cách nói năng với thầy cô, bạn bè. Nếu mỗi giờ học chúng ta đều uốn nắn cho học sinh như vậy và có sự kết hợp đồng bộ của tất cả giáo chủ nhiệm và viên bộ môn thì chắc rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường sẽ có một bước tiến bộ rõ rệt.
 Ví dụ: Trong quá trình giảng dạy khi giáo viên và học sinh hỏi đáp, nếu học sinh trả lời thiếu chủ ngữ, thiếu sự lễ phép giáo viên cần sữa chữa ngay cho các em và giáo dục các em khi giao tiếp với thầy cô, người lớn tuổi cần phải thể hiện sự lễ phép, sự tôn trọng qua những từ ngữ như thưa, dạ, vâng.. Hoặc nếu học sinh trả lời ấp úng, lấp lửng thì giáo viên phải chỉ ra cho học sinh là phải nói rõ ràng, rành mạch đầy đủ thì người khác mới hiểu được. Làm như vậy học sinh không những nhận ra được chỗ sai của mình mà còn có thể ứng xử tốt hơn trong những lần sau kể cả ở trường, ở gia đình, xã hội.
 Việc “ Dạy người” cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó. Trong mỗi tiết dạy khi giáo viên bước vào lớp, thấy học sinh vệ sinh chưa sạch, hay bàn ghế kê chưa ngay ngắn, giáo viên yêu cầu các em làm ngay những việc đó. Đấy cũng là một cách rèn luyện tính ngăn nắp, sạch sẽ cho các em.
 Hoặc trong quá trình ngồi học, học sinh hay quay ngang quay ngửa, gục xuống bàn, nói chuyện riêng hay làm việc riêng, nói tục chửi thề trong giờ học, giáo vien nhắc nhở riêng để các em nhận ra cái sai của mình và có hướng sửa chữa, khắc phục.
 Việc làm này không chỉ một mình giáo viên chủ nhiệm chú ý là được mà phải có sự kết hợp chặt chẽ đồng bộ của tất cả giáo viên bộ môn liên tục trong suốt thời gian học tập của học sinh. Nếu làm được như vậy ở mọi lúc, mọi nơi thì chúng ta sẽ cải thiện được phần nào tình trạng vi phạm đạo đức của học sinh của trường ta.
 Không chỉ áp dụng việc “ dạy người” cho học sinh trong nhà trường mà ở ngoài nhà trường, ngoài giờ học giáo viên cũng cần để ý quan sát, nếu thấy học sinh làm những điều vi phạm đạo đức: nói tục, chửi thề, đánh nhau thì giáo viên cũng cần giáo dục ngay. Muốn làm được như vậy thì mỗi giáo viên phải chịu khó quan sát và đặc biệt phải có lương tâm nghề nghiệp thực sự coi trọng học sinh như con em của mình vậy và luôn coi trọng giáo dục học sinh là trách nhiệm, bổn phận của mình. Có như vậy thì việc “ Dạy người” cho học sinh mới đạt kết quả cao.
 * Phương pháp giáo dục đạo đức phải phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Tôi nghĩ rằng với đối tượng hoc sinh cấp một đặt biệt là học sinh lớp ba của chúng ta không nên áp dụng những biện pháp cứng rắn như la mắng, sĩ nhục hay trách phạt mà nên nhẹ nhàng chỉ bảo khuyên răn theo phương châm “ Mưa dầm thấm lâu” thì dần dần các em sẽ ngoan hơn và chăm chỉ học tập hơn. Làm như vậy hình ảnh người thầy giáo, cô giáo cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn học sinh.
 *Giáo dục đạo đức phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 Ở đây tôi muốn đề cập thêm một vấn đề nữa. Đó là việc “ dạy người” cho học sinh không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà phải có kết hợp với gia đình và xã hội. Gia đình cũng phải thường xuyên nhắc nhở con em mình và đặc biệt cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo.
 Như ở phần “Đặt vấn đề” tôi đã nêu, Sông Đốc là một địa bàn tương đối phức tạp. Vì vậy học sinh cũng bị ảnh hưởng nhiều từ cách sống của gia đình, của làng xóm.
 Ví dụ: Ở trong một gia đình mà cha mẹ, anh em thường xuyên nói tục, chửi thề, trên dưới không hòa thuậnthì bản thân các em sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng lối sống đó. Vậy nên, theo tôi nghĩ, ở mỗi buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cũng nên trao đổi với phụ huynh về vấn đề tế nhị này, làm ra để tạo ra được một môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Có như vậy thì vấn đề đạo đức của học sinh trong nhà trường mới được nâng cao và các em sẽ được phát triển toàn diện.
 III. Kết quả phổ biến ứng dụng:
 Trong quá trình hơn10 năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi luôn kết hợp giữa việc truyền đạt kiến thức với việc dạy đạo đức, cách ứng xử cho học sinh. Đối với những lớp do tôi phụ trách việc rèn luyện đạo đức cho học sinh được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, có một số học sinh còn ngoan cố thiếu ý thức không chịu tiếp thu sự dạy bảo của thầy cô thì chúng ta nên kết hợp giữa “Nhu” và “Cương”, giữa “Nhẹ nhàng” và “cứng rắn”. Riêng đối với đối tượng học sinh lớp 3 thì các em cũng đều đã biết, theo tôi chúng ta chỉ nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng khuyên bảo các em trong từng tiết học, buổi học để các em học tốt hơn và ngoan hơn.
 Qua áp dụng các biện pháp đã nêu trên để giáo dục học sinh giúp học sinh trở thành người có ích cho xã hội. Bản thân tôi thấy rằng học sinh có nhiều tiến bộ, có được kết quả này là nhờ sự phấn đấu và rèn luyện hằng ngày của bản thân tôi, là tấm gương cho học noi theo và đặc biệt là ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho bản tôi thực hiện việc truyền đạt kiến thức với việc rèn luyện đạo đức cho học sinh Tiểu học, nhờ vậy trong năm học 2009- 2010 học sinh đã có nhiều thành tích vượt trội, cụ thể là:
 Năm học 2009- 2010 về mặt hạnh kiểm học sinh lớp tôi phụ trách đã thực hiện đầy đủ là 32/32 học sinh, đạt tỉ lệ 100%.
 Năm học 2010-2011 của lớp 3E do tôi phụ trách cũng thực hiện đầy đủ là 33/33 học sinh xếp hạnh kiểm tốt.Đạt 100%
 Tôi thiết nghĩ, nếu mỗi giáo viên đều có sự kết hợp giữa việc dạy chữ và dạy người thì không những chất lượng giáo dục được nâng lên mà đạo đức của học sinh trong nhà trường cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần vào việc xây dựng đất nước, đào tạo ra những con người có tài ,có đức, thể hiện nét đẹp văn hóa và truyền thống đạo đức của người Việt Nam trong cái nhìn của bạn bè quốc tế. 
 Trên đây là một số suy nghĩ và biện pháp của cá nhân tôi về việc kết hợp dạy chữ và dạy người trong việc dạy ở trường Tiểu học I Sông Đốc. Đó cũng là việc làm cần thiết để tăng chất lượng đạo đức cho học sinh là một vấn đề lớn đòi hỏi từ cấp quản lí đến tất cả giáo viên trong ngành giáo dục cùng chung tay góp sức thì mới làm được. Vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nêu ra một số vấn đề như vậy. Những suy nghĩ và biện pháp mà tôi mạo muội đưa ra ở trên có gì thiếu sót mong hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp góp ý, ủng hộ cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi cũng mong các đồng nghiệp sẽ luôn đặt lương tâm nghề nghiệp lên hàng đầu và kết hợp dạy chữ với dạy người trong mỗi tiết học để chất lượng đạo đức của học sinh trường ta thật sự được nâng lên. Có như vậy, người giáo viên mới xứng đáng với danh hiệu “ kĩ sư tâm hồn” và nghề dạy học mới xứng đáng là “ nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.
 Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong việc dạy học ở các cấp Tiểu học nói riêng và các cấp học nói chung.
 Sông Đốc, ngày 15 tháng 08 năm 2011
 Người viết và thực hiện
 Nguyễn Thị Hồng

File đính kèm:

  • docMOT VAI Y KIEN VE VIEC KET HOP DAY CHU VOI DAYNGUOI CHO HOC SINH TIEU HOC.doc