Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường mầm non Trung Mầu - Thực trạng và giải pháp
1. Lý do chọn đề tài.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu mà thấp hèn. ”(danh thần Thân Nhân Trung, đời vua Lê Thánh Tông (1942- 1947). Từ xa xưa, các minh quân Việt Nam đã coi việc đào tạo nhân tài là công việc hàng đầu của đất nước. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thì việc đào tạo nhân tài không chỉ là yêu cầu trước mắt mà chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển và rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trên thế giới. Thực tế cho rằng, sự xuất hiện nhân tài của một quốc gia gắn liền với nền giáo dục của quốc gia đó. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước, mà các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chính là những người trực tiếp thực thi. Chính họ chứ không phải ai khác được xã hội giao cho sứ mệnh đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời đại mới đó là dạy học hướng vào "phát triển người, phát triển nguồn nhân lực", đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đất nước, đáp ứng được xu thế giáo dục thế kỷ 21 là một nền giáo dục suốt đời.
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ đạo “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị nêu rõ: “Phát triển GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo là cán bộ quản lý trong giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
MỤC LỤC Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 4. Phạm vi nghiên cứu 4 Nội Dung 5 Chương 1 : Cơ sở lý luận nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 5 1.1. Một số khái niệm có liên quan 5 1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 6 1.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 10 Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu trong giai đoạn hiện nay 13 2.1. Khái quát đặc điểm trường Tiểu học Quảng Phú Cầu 13 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Quảng Phú Cầu 16 Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Mầm Non Trung Mầu 25 3.1. Phương hướng 25 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Mầm Non Trung Mầu 26 Kết luận và kiến nghị 34 1. Kết luận 34 2. Kiến nghị 34 Tài liệu tham khảo 37 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu mà thấp hèn... ”(danh thần Thân Nhân Trung, đời vua Lê Thánh Tông (1942- 1947). Từ xa xưa, các minh quân Việt Nam đã coi việc đào tạo nhân tài là công việc hàng đầu của đất nước. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thì việc đào tạo nhân tài không chỉ là yêu cầu trước mắt mà chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển và rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trên thế giới. Thực tế cho rằng, sự xuất hiện nhân tài của một quốc gia gắn liền với nền giáo dục của quốc gia đó. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước, mà các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chính là những người trực tiếp thực thi. Chính họ chứ không phải ai khác được xã hội giao cho sứ mệnh đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời đại mới đó là dạy học hướng vào "phát triển người, phát triển nguồn nhân lực", đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đất nước, đáp ứng được xu thế giáo dục thế kỷ 21 là một nền giáo dục suốt đời. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ đạo “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị nêu rõ: “Phát triển GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo là cán bộ quản lý trong giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Trong công tác giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điều 14, luật Giáo dục đã chỉ rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục". Chất lượng đội ngũ giáo viên phản ánh trực tiếp chất lượng của giáo dục. Ngày nay, trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học đặc biệt là cấp Tiểu học, lấy người học làm trung tâm trong quá trình giáo dục, thì người thầy phải lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp để học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, thiết kế, cố vấn của thầy. Từ đó các em thấy được niềm vui trong học tập. Như vậy trong mọi thời đại người thầy luôn là một nhân tố quyết định tới chất lượng giáo dục. Có thể nói rằng đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá, là lực lượng quyết định đến sự thành công hay thất bại của giáo dục và đào tạo. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục & đào tạo và của tất cả các nhà trường. Thật vậy, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng, là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế hoạch của đơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà trường. Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: "Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa". Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: "Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình" và “Muốn đạt được như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của ta làm sao để có đủ trình độ về chính trị, nghiệp vụ văn hoá để ngày mai dạy tốt hơn bây giờ”. Trong những năm gần đây, Trường Mầm Non Trung Mầu đã có những cố gắng nhất định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nên đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận trong công tác giáo dục. Tuy vậy cũng còn một số điểm mà đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường cần phải suy nghĩ, nghiêm túc nhìn nhận để có những giải pháp phù hợp khắc phục trong năm học này. Thực tế đội ngũ giáo viên của trường chưa đảm bảo tính đồng bộ, tính kế thừa và phát triển. Đây đó vẫn còn có giáo viên chưa thực sự gương mẫu, chưa rèn luyện và thiếu chuẩn mực về phương pháp sư phạm. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, trước sự đòi hỏi ngày càng cao của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, và để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh thì đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu cần phải cố gắng rất nhiều về mọi mặt. Từ sự băn khoăn trăn trở của người làm công tác quản lý, tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu - huyện Gia Lâm trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, làm tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của bản thân để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo những bước chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu trong những năm học vừa qua từ đó đưa ra những giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường trong những năm học tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Mầm Non Trung Mầu trong những năm học tới., từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các khái niệm có liên quan. - Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Mầm Non Trung Mầu - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Mầm Non Trung Mầu trong giai đoạn hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Ở Trường Mầm Non Trung Mầu Giai đoạn (từ năm 2015 đến năm 2017) 5. Kết cấu của tiểu luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và nội dung đề tài gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Mầm Non Trung Mầu NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1. Một số khái niệm có liên quan * Giáo dục: Giáo dục là lĩnh vực trọng yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nội hàm khái niệm giáo dục có cội nguồn từ khái niệm văn hóa (culture) được hiểu là trồng trọt tinh thần, vui đắp trí tuệ cho con người: “văn trị giáo hóa”, “nhân văn giáo hóa”. Theo Từ điển tiếng việt, NXB giáo dục năm 1994 tr 379 thì giáo dục có hai nghĩa: Thứ nhất: giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra (giáo dục thanh, thiếu niên). Thứ hai: giáo dục là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy - giáo dục của một nước (ngành giáo dục, cải cách giáo dục). - Giáo dục: là hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo đức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách cho con người. Có bốn mặt cơ bản nhất của hoạt động giáo dục là GD đạo đức (đức dục), GD trí tuệ (trí dục), GD thẩm mỹ (mỹ dục), GD thể chất (thể dục). * Chất lượng giáo dục: Từ trước tới nay cụm từ này đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và cũng gây tranh cãi nhiều trong dư luận - xã hội. Thế nhưng, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động... Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục. TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cho rằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển. * Đội ngũ giáo viên: Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò. 1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ta Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta lúc sinh thời luôn đánh giá cao sứ mệnh quang vinh của người thầy giáo. Phát biểu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội (10-1964), Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. Bác cũng dạy rằng: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”, câu nói đó của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ. Họ là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội nhằm giúp thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay. Để người thầy hoàn thành sứ mệnh của mình thì ở các cơ sở giáo dục nói chung, các trường Tiểu học nói riêng cần quan tâm thích đáng cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên để họ có đủ trình độ năng lực, tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của mình. 1.2.2. Quan điểm của Đảng ta Từ nhận thức sâu sắc, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò nhiệm vụ của người giáo viên. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “ Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”. Văn kiện hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII cũng chỉ rõ: “Để đảm bảo chất lượng của giáo dục – đào tạo, phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Tuy nhiên trong văn kiện cũng đã nhận định khái quát về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tình hình hiện nay: “ Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu.... chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới ”. Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI và chiến lược phát triển văn hóa giáo dục và đào tạo 2009 - 2020 đã chỉ rõ “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”, như vậy mới “phát triển nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Kết luận 242 của bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên. Gắn học lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống...” đòi hỏi mỗi giáo viên phải năng động, sáng tạo, cập nhật những kiến thức khoa học mới trên mọi lĩnh vực để phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân. Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 đã quy định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”. Để đạt được mục tiêu trong chiến lược giáo dục, chính phủ đã xác định các nhóm giải pháp lớn.Trong đó đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá. Từ đó đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI đã khẳng định: “Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý”. Đa số nhà giáo tâm huyết với nghề, làm việc tận tuỵ với tinh thần trách nhiệm cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, giỏi về chuyên môn. Song một số hạn chế mà Nghị quyết Trung ương 8 chỉ ra là: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Gần đây một số ít nhà giáo đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự và uy tín của nghề dạy học, gây dư luận xấu, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là rất cấp bách. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để khẳng định “vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục” trong giai đoạn hiện nay. Như vậy cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chỉ thị 40/CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa I X), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ; chỉ thị 35/CT-TU của thành ủy và kế hoạch 79/KH-UB của UBND thành phố Hà nội về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016 - 2017 thể hiện trong chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011: “Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục , phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông...”. Vì thế trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, thì hoạt động phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là vô cùng cấp bách, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. - Cần phấn đấu xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường “Kỷ cương nghiêm – chất lượng thật” trong dạy học, thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung của BGD& ĐT phát động. - Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng giảm tải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng - Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. 1.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình". Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung. Bước sang thế kỷ XXI nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu sắc từ quan niệm về vị trí ,vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung và phương pháp giáo dục...Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xây dựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó. Sự phát triển vũ bão của khoa học- công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ . Trong thời đại hiện nay khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông của nhân loại không ngừng phát triển, đòi hỏi con người phải có tri thức khoa học. Do đó “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu lớn đặt ra đối với ngành giáo dục. Song song với sự phát
File đính kèm:
- tieu_luan_ctct.doc