Nâng cao chất lượng học tập của học sinh đầu cấp

Do nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải phát triển để đào tạo những con người toàn diện cho xã hội. Vì vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng. Đặc biệt là bậc tiểu học trong đó lớp một là lớp nền tảng dúng như câu “tiểu học là nền, lớp một là móng”, lớp một có vững chắc thì sẽ học tốt ở các lớp trên và cấp học trên.

Được phân công dạy lớp một nhiều năm tôi nhận thấy vấn đề trên là việc làm cấp bách cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng học sinh của lớp mình phụ trách cũng như các lớp một khác

Trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh, người giáo viên có vai trò rất lớn và quan trọng. Ngoài việc giảng dạy và giáo dục học sinh trở thành “con ngoan trò giỏi” còn phải biết kết hợp 3 môi trường giáo dục “nhà trường – gia đình – xã hội”. Việc giảng dạy và giáo dục học sinh là một trong những việc làm hàng đầu của mỗi giáo viên. Trong qua trình giảng dạy và giáo dục học sinh phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng về đạo đức cũng như chất lượng học tập mà đặc biệt là học sinh đầu cấp.Từ những việc làm trên góp phần giải quyết được tình trạng học sinh yếu, kém của lớp, của trường trong nhiều năm qua. Tôi nghĩ có thể vận dụng tốt vào những năm tiếp theo. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “nâng cao chất lượng học tập của học sinh đầu cấp”

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng học tập của học sinh đầu cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH ĐẦU CẤP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Do nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải phát triển để đào tạo những con người toàn diện cho xã hội. Vì vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng. Đặc biệt là bậc tiểu học trong đó lớp một là lớp nền tảng dúng như câu “tiểu học là nền, lớp một là móng”, lớp một có vững chắc thì sẽ học tốt ở các lớp trên và cấp học trên.
Được phân công dạy lớp một nhiều năm tôi nhận thấy vấn đề trên là việc làm cấp bách cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng học sinh của lớp mình phụ trách cũng như các lớp một khác
Trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh, người giáo viên có vai trò rất lớn và quan trọng. Ngoài việc giảng dạy và giáo dục học sinh trở thành “con ngoan trò giỏi” còn phải biết kết hợp 3 môi trường giáo dục “nhà trường – gia đình – xã hội”. Việc giảng dạy và giáo dục học sinh là một trong những việc làm hàng đầu của mỗi giáo viên. Trong qua trình giảng dạy và giáo dục học sinh phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng về đạo đức cũng như chất lượng học tập mà đặc biệt là học sinh đầu cấp.Từ những việc làm trên góp phần giải quyết được tình trạng học sinh yếu, kém của lớp, của trường trong nhiều năm qua. Tôi nghĩ có thể vận dụng tốt vào những năm tiếp theo. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “nâng cao chất lượng học tập của học sinh đầu cấp”
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
Quá trình phát triển kinh nghiệm
-Bản thân được phân công dạy lớp một nhiều năm tôi thấy học sinh bước vào lớp đầu cấp các em còn rất nhiều hạn chế trong học tập: còn thích chơi hơn thích học, chán học, lơ là không tập trung ở những tháng đầu năm học. Đối với học sinh yếu không biết đọc, không biết viết hay nghỉ học ở nhà càng gây khó khăn nhiều trong quá trình giảng dạy và giáo dục sẽ dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp chán học và nghỉ học
Là giáo viên đứng lớp đã gây cho tôi nhiều khó khăn lo lắng, phải tìm ra được những hạn chế trong quá trình giảng dạy: có phải là do tôi chưa chọn phương pháp thích hợp đối vói học sinh đầu cấp hay chưa khen thưởng tuyên dương kịp thời, bài dạy chưa phân hóa từng đối tượng học sinh cụ thể. Bên cạnh đó tôi luôn trau dồi với đồng nghiệp, tiếp xúc với gia đình học sinh, lắng nghe ý kiến từ phía học sinh. Và bản thân cần làm gì để đạt kết quả cao trong việc giảng dạy học tập của các em. Để khắc phục những hạn chế trên tôi nghĩ rằng muốn thành công trong việc giảng dạy và học tập phải nâng cao được chất lượng của học sinh, nhất là học sinh đầu cấp để làm nền tảng vững chất cho những năm học tiếp theo
Về học sinh
- Một số học sinh chưa qua mẫu giáo hoặc đã qua mẫu giáo nhưng thích vui chơi nhiều hơn thích học
- Nhút nhác, thụ động trong việc học
- Một số em không được sự chăm sóc quan tâm từ phí gia đình do nghèo
- Các em khác còn rụt rè, sợ sệt hoặc bướng bỉnh
- Tiếp cận chương trình học khác xa với mẫu giáo
- Ký năng đọc, viết của các em còn hạn chế
Về giáo viên
- Chưa nắm rỏ đặc điểm sinh lí của trẻ chuyển đoạn từ mẫu giáo lên tiểu học
- Ít quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, cá tính học sinh và chưa nắm được khả năng học tập của từng học sinh
- Thực hiện chưa kịp thời hoặc gián đoạn giờ sinh hoạt lớp đã vạch ra trong tuần
- Còn hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tâm lí học sinh ở đầu cấp
- Sử dụng các phương tiện hỏ trợ trong quá trình dạy và học chưa gây được sự hứng thú của học sinh
- Chưa đầu tư được kế hoạch hoạt động của mình một cách có hệ thống thực tế cụ thể theo định hướng thời gian trong năm học
Về phí phụ huynh học sinh
- Không tạo điều kiện cho các em học tập và còn khoáng trắng cho giáo viên chủ nhiệm, nhà trường
- Ít đi dự họp khi được mời hoặc có đi nhưng còn nôn nóng ra về
- Thường xuyên cho các em nghỉ học với đủ lí do: đám tiệc, làm lúa, trông nhà, …
=>Tìm hiểu được các nguyên nhân trên tôi lập kế hoạch cho riêng mình với các mục tiêu cần đạt là” Chất lượng học sinh” mà đặt biệt là học sinh đầu cấp
- Nêu tầm quan trọng của việc học
- Giúp cho học sinh tự tin trong việc học
- Học sinh hiểu và nhận dược năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học, nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học
- Kết hợp thương xuyên chặt chẽ với phụ huynh học sinh
- Tạo không khí học tập thoải mái để học sinh hứng thú học tập
- Trong quá trình giảng dạy theo dõi sự hạn chế và chuyển biến của từng học sinh
Trong phạm vi sáng kiến này tôi xin trình bài một số nội dung biện pháp sau:
éĐối với giáo viên
- Ngay từ đàu năm học nhận bàn giao học sinh, tôi tự khảo sát chất lượng bằng cách cho học sinh 29 chữ cái và 10 chũ số sau đó kiểm tra xem học sinh nào biết viết, từ đó phân lọai học sinh đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu, kể cả học sinh mới vào học
- Trong những ngày tựu trường mà chưa vào chương trình tôi tổ chức học tập cho các em phân ra theo trình độ
+ Học sinh đạt yêu cầu: mối học sinh rèn phát âm đúng, viết đẹp 10 chữ cái và 5 chữ số, cứ thế tiếp tục đến hết, còn thời gian thì ôn lại hết 29 chữ cái và 10 chũ số 
+ Học sinh chưa đạt yêu cầu: Dạy đọc 5 chữ số và 10 chữ cái
- Đầu giờ cho học sinh ôn bài đầu giờ chia làm 2 giai đoạn: Đầu năm hướng dẫn cho lớp trưởng ôn tập, đến giữa kì II cho hai bạn ngồi cùng bàn để ôn bài cho nhau
- Đầu tư soạn kế hoạch bài học có phân hóa đối tượng học sinh, giao bài tập cụ thể đối với học sinh yếu - học sinh trung bình và học sinh khá, vận dụng tình hình thực tế của lớp để giờ dạy nhẹ nhàng thúc đẩy học ham học và đi học đều
- Trong mỗi lần họp tổ nêu ra những vướng mắc về nội dung phương pháp, hình thức tổ chức cho từng môn, từng bài tập cụ thể để học sinh nắm được bài
- Quan tâm đến sự chuyển biến trong quá trình học tạp của từng học sinh để khen, động viên khuyến khích và sửa chữa kịp thời đúng nơi đúng lúc
- Cần có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, và bồi dưỡng học sinh giỏi thực hiện ở những tuần đầu của năm học
-Phải hiểu rõ về tâm lí của học sinh để xây dựng nội dung, phương pháp dành cho từng đối tượng học sinh hợp lí
- Nắm được hoàn cảnh mức quan tâm của cha mẹ về việc học tập, day dỗ, chăm sóc cho các em mình để có cách dạy, giáo dục phù hợp
- Quan tâm theo dõi thường xuyên hoạt động vui chơi của học sinh để không xảy ra tai nạn mà tạo cho các em một sân chơi bổ ít như: đọc truyện, xem đĩa, an toàn giao thông, xem hoạt hình
- Lên kế hoạch chủ nhiệm rõ ràng phù hợp với lứa tuổi dựa theo kế hoạch của trường của tổ đề ra
- Tạo không khí học tập, Vui vẻ và thoải mái để học sinh tích cực tham gia xây dựng tiết học
- Xây dựng thói quen học tập giơ tay, giơ bảng, trật tự ra vào lớp và diễn đạt tròn câu khi phát biểu
- Tổ chức cho học sinh thi đố vui giữa các tổ bàn cách viết đúng từ ở bảng lớp, đọc nhanh, tìm tiếng có vần đang học hoặc làm tính nhanh
- Trong giờ học giáo viên chú ý gọi học sinh yếu nhiều lần để các em theo kịp bạn bè. Khi cho học sinh làm bài tập, giáo viên giao bài tập phù hợp cho từng đối tựơng và đến gần học sinh yếu hướng dẫn riêng cho các em làm được, tránh sự mặc cảm và cố học hơn
- Làm thêm đồ dùng dạy học gần gũi với học sinh để kích thích học sinh hăng sai học tập
éĐối với học sinh
- Những ngày đầu tựu trường kiểm tra đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập và hướng dẫn sử dụng; học sinh hiểu và nắm rõ nội quy nhà trườngvà 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học
- Liên hệ thư viện mượn cho những học sinh nghèo để đảm bảo 100% học sinh đầy đủ điều kiện học tập
- Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp theo nhóm 2 để lập đôi bạn: Giỏi - yếu hoặc khá – TB và nhóm 4 tổng hợp 2 đôi bạn ấy. Nư vậy, việc học tập giúp đỡ nhau trong nhóm đều được thự hiện
- Cho học sinh lựa chọn những vấn đề theo ý thích như tiết ôn tập môn thủ công; môn tiếng việt đọc đánh vần tiếng khó cho học sinh yếu môn toán học sinh yếu làm bài tập theođể các em hứng thú học tập
- Phân loại hoàn cảnh gia đình từng em, nắm đặc điẻm tâm sinh lý lứa tuổi…từ đó giúp các em kĩ năng nghe, nói, đọc, viết hoàn thành chuẩn kiến thức kĩ năng đã học
- Theo dõi kết quả học tập của các em qua các tiết học và khảo sát hàng tuần, hàng tháng của tổ, của trường để có cơ sở phụ đạo và bồi dưỡng đúng đối tượng
éĐối với phụ huynh học sinh
- Liên hệ gián tiếp qua phiếu liên lạc và sổ thông báo
- Đầu năm học mời họp phụ huynh cả lớp nhằm thông báo chương trình học, giờ học và giờ kết thúc, nội quy, số lần họp với các nội dung rõ ràng, ngẵn gọn như:
Lần 1: Vào lúc tựu trường thông báo mua sắm sáh vở, dụng cụ học tập, giờ học, nội quy…
Lần 2: Thông báo kết quả học tập cuối kì I và việc mua sắm sách giáo khoa học kì II, lắng nghe ý kiến từng phía học sinh vè sự tiến bộ và chưa tiến bộ của học sinh cùng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Lần 3: Thông báo kết quả học tập cuối kì II và những học sinh giỏi của lớp được khen thưởng
- Có thể họp đột xuất khi có việc cần
- Đối với phụ huynh không đi họp hoặc ít đi họp thì giáo viên gởi sổ thông báo và nhắc nhở phụ huynh tham gia họp đầy đủ lần sau
- Đối với phụ huynh có con em học chậm, yếu thì sau khi họp xong mời ở lại gặp riêng từng phụ huynh để đưa ra một số cách dạyở nhà để phụ huynh nắm kết hợp cùng giáo viên
éĐối với nhà trường
- Trôi đổi với Ban giám hiệu và dồng nghiệp những khó khăn vướng mắc trong công tác giảng dạy và giáo dục để học hỏi thêm
- Liên hệ với cán bộ thư viện mượn đồ dùng học tập cho các em
- Kết hợp với Đoàn, Đội, Công đoàn trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức trò chơi, thi đố vui, văn nghệ, kể chuyện, …để gây hứng thú học tập cho học sinh
* Với những công việc nêu trên áp dụng trong việc giáo dục và giảng dạy đem lại chất lượng như sau:
	Ÿ Sỉ số đầu năm: 28 HS
	Ÿ Sỉ số cuối năm: 28 HS
	Ÿ DTSS: 100%
	Chất lượng:	Giỏi:	 11	TL: 39,2%
	Khá: 	 8	TL: 28,5%
	TB: 	 9	TL: 32,3%	
Lớp được BGH khen là các em có chăm ngoan, tích cực lao động vệ sinh và tham gia các mặt hoạt động khác
Kết quả học tập các lần kiểm tra được nâng lên, các em rất hăng say trong học tập, biết lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo
Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm
- Qua nhiều năm áp dụng các biện pháp đã nêu đối với học sinh lười không thích học, lười học, bỏ học, chán học, không biết vâng lời, học chậm, chậm tiến bộ…các em không còn những hạn chế nữa. Các em hứng thú học tập và vương lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh đầu cấp
- Các em chăm ngoan, luôn cố gắng học tập và rất tiến bộ. Cuối năm được tuyên dương khen thưởng nhiều
- Tôi được BGH và đồng nghiệp đánh giá rất cao về kết quả nâng cao chất lượng học sinh đầu cấp
— Những gì đạt được cho thấy: biện pháp trên là đúng đắn phù hợp với học sinh từ đó tôi phổ biến cả tổ thực hiện và các khối lớp khác cũng có thể áp dụng
- Nguyên nhân thành công là có sự hướng dẫn tận tình của BGH, dẫn đường mở lối cho giáo viên tiến bước qua từng giai đoạn của năm học, một phần do bản thân chịu khó và sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ học sinh
* Những bài học kinh nghiệm
- Đầu năm giáo viên chịu khó kiểm tra, phân loại học sinh về mọi mặt
- Khảo sát, điều tra về lí lịch, hoàn cảnh, tâm lí của từng em
- Cần chịu khó, nhẫn nại, kiên trì không chán nản, tránh nóng tính để học sinh mặc cảm
- Tìm những nguyên nhân hạn chế hay cá biệt, phát hiện sớm những học sinh có năng lực đặc biệt
- Xây dựng nề nếp ngay từ đầu năm học: xếp hàng ra vào lớp, ôn bài, đi học đều, vệ sinh lớp…phổ biến thi đua theo tổ
- Học sinh chưa năm vững kiến thức, giáo viên cần khắc phục kịp thời ở tiết tự luyện tập
- Làm tốt công tác chủ nhiệm, phụ đạo học sinh yếu bồi dưỡng học sinh giỏi và các mặt khác
- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ và hoạt động tốt các hoạt động
III. KẾT LUẬN
Qua cách thực hiện trên, nhiều năm qua lớp tôi chủ nhiệm đều đạt kết quả cao góp phần vào việc hạn chế tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, bỏ học giữa chừng xây dựng được môi trường học thân thiện, học sinh tích cực
Vì vậy những việc làm trên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và công tác chủ nhiệm của bản thân. Phần nào giúp tôi khỏi lo lắng về chất lượng học sinh ( học sinh đầu cấp) và quản lí toàn diện học sinh của mình

File đính kèm:

  • docSKKN_KIEU_NUONG_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan