Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua hình thức hội thi "Năm cánh sao ngoan" ở trường Tiểu học Cẩm Vân I

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để thực hiện mục tiêu đặt ra nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục với nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội". Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học có một vị trí đặc biết quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống.

Giữa hoạt động dạy học các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động bổ xung lẫn nhau, tạo cho quá trình giáo dục trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện. Khi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều khả năng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời đại.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua hình thức hội thi "Năm cánh sao ngoan" ở trường Tiểu học Cẩm Vân I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A- PHần mở đầu
1/. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục với nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội". Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học có một vị trí đặc biết quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống.
Giữa hoạt động dạy học các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động bổ xung lẫn nhau, tạo cho quá trình giáo dục trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện. Khi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều khả năng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời đại.
ở bậc tiểu học, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng cùng lúc hướng tới ba đích. Đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin), giáo dục thái độ, tình cảm (những rung động, xúc cảm) và giáo dục hành vi, kỹ năng cho học sinh. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.
 Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết thực tiễn quá trình dạy học của mình về nội dung " Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua hình thức hội thi " Năm cánh sao ngoan" ở trường Tiểu học Cẩm Vân I" để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhằm góp phần tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
2/. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề về:
- Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học.
- Tìm hiểu thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cẩm Vân 1.
- Một số kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Cẩm Vân 1.
3/. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
-Trao đổi, phỏng vấn.
- Tổng kết hoạt động thực tiễn. 
B. phần nội dung
A/. Vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
I. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong hai con đường cơ bản thực hiện quá trình giáo dục trẻ em, nó bao gồm các hoạt động được nhà trường tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Theo luận điểm tâm lý học, hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếu trong sự hình thành và phát triển nhân cách, ở nhà trường, các hoạt động ngoài giờ như vui chơi, văn nghệ, hái hoa dân chủ, cùng các quan hệ không thường nhật của học sinh là điều kiện để các em rèn luyện hành vi, thái độ, tình cảm và củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao giờ cũng được tổ chức trong mối quan hệ của tập thể, trong tập thể diễn ra các hình thức hoạt động da dạng, phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với nhóm. ảnh hưởng của xã hội, mối quan hệ của xã hội thông qua các nhóm và tác động đến từng người. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, tới xã hội, các cá nhân khác,cũng thông qua nhóm, qua tập thể. Tác động của tập thể đến nhân cách cá nhân qua hoạt động cùng nhau.
Đối với học sinh tiểu học, thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp chiếm phần lớn, do đó ở lứa tuổi này nếu học sinh được tổ chức hoạt động theo nội dung tốt, hợp lý, đúng cách và đúng lúc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đem lại tác dụng tích cực, phát triển năng khiếu, tính tình, sở thích, hứng thú,của các em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh nắm được cách cư xử giữa người với người, các quy tắc đạo đức, cung cách làm việc, thái độ thật thà, tinh thần tập thể, tính sáng tạo,Ngoài ra, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn phát triển ở các em khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng, cá tính, lòng dũng cảm, sự kiên trì, sức lao động bền bỉ, dẻo dai. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, chính là tổ chức cho các em thực sự tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học.
 Mặt khác, cũng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp các em củng cố khắc sâu những kiến thức đã học ở các môn học trên lớp và phát triển, bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lýTrong hoạt động của các em có thể tự khẳng định trước xã hội, nên dạng hoạt động này có sức hấp dẫn mạnh đối với trẻ em vốn rất hiếu động, ham muốn tham gia sinh hoạt tập thể và muốn tự khẳng định mình.
Do vậy, trong quá trình giáo dục ở nhà trường dựa trên những lợi thế này để lôi cuốn, thu hút các em và tổ chức khéo léo sinh động, đa dạng, thường xuyên thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Nhất là khi các hoạt động này lại do chính các em tổ chức, tự nguyện tham gia và tham gia hết mình thì càng có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ.
II/. Mục tiêu, nội dung và các hình thức tổ chức hoạt động
 giáo dục ngoài giờ lên lớp
a/. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm mục tiêu:
- củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp.
- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ ( đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức,).
- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị xá hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ trách nhiệm đối với công việc chung.
b/.Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học đó là:
- Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện cho học sinh tiểu học ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng.
- Những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.
- Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Những nội dung trên được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây:
+ Hoạt động văn hóa - Nghệ thuật.
+ Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao.
+ Hoạt động thực hành khao học.
+ hoạt động lao động công ích.
+ Hoạt động của Đội thiếu niên.
+ Các hoạt động mang tính xã hội.
Với nội dung phong phú, đa dạng như vậy, song các nội dung trên trong năm học thường được tổ chức lồng ghép gắn với từng chủ điểm cụ thể.
c/.Các chủ điểm Giáo dục NGLL trong năm học:
- Tháng 9-10 : Truyền thống nhà trường
- Tháng 11 : kính yêu thầy cô
- Tháng 12: Yêu đất nước Việt Nam
- Tháng 01-02 : Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
- Tháng 03 : Yêu quý mẹ và cô
- Tháng 04 : Hòa bình và hữu nghị
- Tháng 05 : Bác hồ kính yêu
- Tháng 6-7-8 : Hoạt động hè
d/. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với các hình thức hoạt động của chúng được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động theo chủ điểm ( cùng với ngày cao điểm trong tháng như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5,), tiết sinh hoạt cuối tuần và tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Ngoài ra, hoạt động da dạng, hấp dẫn của Đội TNTP và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh là một con đường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả giáo dục cao.
B/. Khái quát đặc điểm nhà trường và thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
I/. Tình hình nhà trường
Trường Tiểu học Cẩm Vân 1, là một trường có bề dày truyền thống dạy và học. Đội ngũ cán bộ giáo viên giàu nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Phần lớn học sinh chăm ngoan, tích cực học tập và rèn luyện, được gia đình quan tâm, chăm lo.
Trong nhiều năm qua, nhà trường và các tổ chức đoàn thể liên tục đạt được các danh hiệu thi đua từ cấp tỉnh trở lên. Năm 2002, được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên trong từng năm học vói nhiều hình thức phong phú đa dạng, như thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi báo tường, tổ chức giao lưu về Quyền và bổn phận trẻ em 
Năm học 2006 - 2007 toàn trường có 5 khối lớp với 416 học sinh. Để gây hứng thú hoạt động cho học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà không bị đơn điệu, nhàm chán, chúng tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp nhằm thu hút toàn thể mọi học sinh đều tham gia, do đó chúng tôi đã quan tâm đến việc xây dựng chương trình tổ chức hội thi "Năm cánh sao ngoan "phù hợp với từng khối lớp.
II. Xây dựng chương trình hội thi ' Năm cánh sao ngoan"
1). Mục tiêu của hội thi
 Việc tổ chức hội thi "Năm cánh sao ngoan" nhằm mục đích:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, từ đó nâng cao vốn hiểu biết của mình.
- Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập của các em.
- Phát huy vai trò làm chủ trong hoạt động, phát huy quyền được tham gia, trên cơ sở đó phát triển lòng nhân ái, tình bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Rèn luyện, phát triển các kỹ năng cơ bản ( hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức và kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể, ).
 Với mục đích đó, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Đội Thiếu niên tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng tháng với hình thức hội thi qua các nội dung cụ thể như sau:
A. Phần chào hỏi : - Không tính điểm ( Thời gian tối đa 3 phút)
Các đội chơi lần lượt tự giới thiệu về bản thân, về đội mình, lớp mình.
B. Phần nội dung thi: - Tính điểm
1/. Phần thi " chúng em kể chuyện"
- Đại diện của đội bắt thăm kể một câu chuyện xung quanh chủ đề, chủ điểm của tháng hoặc gắn với nội dung các bài đã học ở trên lớp.
- Thời gian trình bày: Tối đa 5 phút
- Thang điểm : 10
- Xong mỗi phần thi, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 2/. Phần thi " Nhớ về lịch sử"
 -Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra 3 gợi ý về một nhân vật, sự kiện lịch sử, sau mỗi gợi ý(thời gian 30 gây) các đội chơi được quyền đưa ra đáp án. Nếu trả lời đúng được tính điểm theo các mức như sau:
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ nhất : 10 điểm
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ hai : 8 điểm
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ ba : 5 điểm
Nếu trả lời sai không tính điểm và mất quyền trả lời tiếp theo.
- Phần thi này người dẫn chương trình sẽ cho điểm trực tiếp nếu trả lời đúng.
* Phần thi dành cho khán giả: -Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi về một nhân vật, sự kiện lịch sử, sau mỗi câu hỏi đặt ra các cổ động viên được quyền giơ tay trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng được cộng vào điểm thi đua của lớp.
3/. Phần thi " Chúng em cùng vẽ"
Người dẫn chương trình đưa ra chủ đề vẽ tranh. 
- Trong thời gian 4 phút các thành viên của đội cùng tham gia vẽ chung bức tranh
- Sau thời gian 4 phút, lần lượt từng đội sẽ trình bày về nội dung, ý tưởng của bức tranh ( thời gian không quá 1 phút).
- Các đội trình bày xong, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
4/. Phần thi "Tiếng Việt của em"
 - Đại diện một đội chơi bắt thăm chọn đề bài (ghép từ, tìm từ,)
- Trong thời gian 2 phút, các đội cùng trình bày vào bảng riêng.
-- Hết thời gian trình bày, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
(Mỗi từ tìm đúng được tính 2 điểm) 
5/. Phần thi " Ai nhanh ai đúng"
 - Đại diện một đội chơi bắt thăm chọn 1 đề toán
 - Trong thời gian 2 phút, các đội cử đại diên trình bày bài giải vào bảng riêng.
- Hết thời gian trình bày , đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- Thang điểm 10
 * Điểm của mỗi đội là tổng số điểm đạt được qua các phần thi.
2). Tiến hành Tổ chức hội thi 
- Mỗi lớp chọn 5 học sinh tham gia dự thi ( mỗi em không được tham gia quá 2 lần)
- Liên đội xây dựng kế hoạch hội thi, triển khai nội dung, thể lệ đến từng khối lớp, chi đội.
- Các khối chủ động thiết kế câu hỏi, nội dung thi, đáp án, thang điểm theo các phần thi đã thống nhất.
- Mỗi tháng được tổ chức một lần theo từng chủ điểm.
- Thành lập ban giám khảo gồm : 
 + Đại diện ban giám hiệu.
 + Đại diện BCH chi đoàn.
 + Đại diện khối chuyên môn.
III/. Những kết quả đạt được 
Với chương trình hội thi đã xây dựng trên đây, Năm học 2006-2006 các khối lớp đã phối hợp với hoạt động của Đội Thiếu niên tổ chức 6 chủ điểm. Qua thực tiễn tổ chức hoạt động ở từng chủ điểm đã thu hút được đông đảo học sinh tích cực tham gia, tạo được hứng thú trong học tập của các em, Khích lệ cho các em tìm hiểu, sưu tầm mở rộng kiến thức. kết quả là:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đi vào nề nếp theo từng chủ điểm.
- Các hoạt động thi đua học tập giữa các lớp, các khối diễn ra sôi nổi.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã khẳng định vai trò là một trong những con đường cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
Nói tóm lại là, với hình thức hội thi "Năm cách sao ngoan" đã gúp các em có điều kiện để củng cố các kiến thức đã học ở trên lớp đồng thời đây là dịp để các em được khẳng định mình trước tập thể. Qua đó đã tạo cho các em niềm khích lệ to lớn, xây dựng được đông cơ học tập đúng đắn, từng bước góp phần nâng cao chất lượng học tập, hiệu quả giáo dục của nhà trường.
 C/. Phần kết luận
I/. Kết luận chung
Từ lý luận và thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong những năm vừa qua và việc tổ chức hội thi "Năm cánh sao ngoan" ở trường Tiểu học Cẩm Vân I trong năm học 2006 - 2007, chúng ta đã có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1/. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học là một hoạt động không thể thiếu được. Chỉ có thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mới gúp các em phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.
2/. Lứa tuổi học sinh tiểu học có đầy đủ khả năng để tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhất là hình thức hội thi với nội dung đa dạng phong phú.
3/. Để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như hội thi "Năm cách sao ngoan" đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo , xây dựng kế hoachtừng tháng, từng học kỳ và trong suốt năm học. Đồng thời phải thiết kế chi tiết cho từng hoạt động như lập kế hoạch dạy học trên lớp.
4/. Muốn cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt được hiệu quả cao trước hết không những phải cuốn hút được mọi học sinh mà còn phải tranh thủ được sự quan tâm của các lực lượng giáo dục khác như Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh, hội khuyến họcvà đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của Đội Thiếu niên. 
	D/. Phần phụ lục
(Nội dung hội thi "Năm cánh sao ngoan" ở một số chủ điểm của các khối lớp )
chủ điểm :"Yêu quý mẹ và cô" của khối lớp 5
1). Mục tiêu của hội thi
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở các môn học. 
 - Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập các giờ học trên lớp của các em.
- Phát huy vai trò làm chủ trong hoạt động, phát huy quyền được tham gia, trên cơ sở đó phát triển lòng nhân ái, tình bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Rèn luyện, phát triển các kỹ năng cơ bản ( hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức và kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể, ).
 2). Nội dung cụ thể :
A. Phần chào hỏi : - Không tính điểm ( Thời gian tối đa 3 phút)
Các đội chơi lớp 5A, 5B, 5C và 5D lần lượt tự giới thiệu về bản thân, về đội mình, lớp mình.
B. Phần nội dung thi: - Tính điểm
1/. Phần thi " chúng em kể chuyện"
- Đại diện của đội bắt thăm kể một trong các câu chuyện sau:
1). Kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc có nội dung ca ngợi người phụ nữ VN.
2). Kể một câu chuyện mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung nói về một việc làm tốt.
3).Hãy kể về một nữ anh hùng dân tộc mà em biết.
 - Thời gian trình bày: Tối đa 5 phút
- Thang điểm : 10
- Xong mỗi phần thi, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 2/. Phần thi " Nhớ về lịch sử"
 -Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra 3 gợi ý về một nhân vật, sự kiện lịch sử.
1). Đây là ai?
a. Là người quê ở tỉnh Thanh Hóa.
b. Năm 248 đã tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô.
c. Là người đã khẳng khái nói : "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông chứ chẳng thèm làm tì thiếp người.
 sau mỗi gợi ý (thời gian 30 gây) các đội chơi được quyền đưa ra đáp án. Nếu trả lời đúng được tính điểm theo các mức như sau:
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ nhất : 10 điểm
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ hai : 8 điểm
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ ba : 5 điểm
Nếu trả lời sai không tính điểm và mất quyền trả lời tiếp theo.
- Phần thi này người dẫn chương trình sẽ cho điểm trực tiếp nếu trả lời đúng.
3/. Phần thi " Chúng em cùng vẽ"
Người dẫn chương trình đưa ra chủ đề vẽ tranh : "Vẽ mẹ và cô"
- Trong thời gian 4 phút các thành viên của đội cùng tham gia vẽ chung bức tranh
- Sau thời gian 4 phút, lần lượt từng đội sẽ trình bày về nội dung, ý tưởng của bức tranh ( thời gian không quá 1 phút).
- Các đội trình bày xong, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
+ Đúng chủ đề : 3 điểm
+ Hình mảng cân đối, thể hiện rõ mảng chính :3 điểm
 + Màu sắc hài hòa : 2 điểm
 + Trình bày nội dung ý tưởng : 2 điểm
4/. Phần thi "Tiếng Việt của em"
 - Đại diện một đội chơi bắt thăm chọn một trong các yêu cầu sau:
1). Tìm các từ chứa tiếng "thương".
2). Tìm các từ cùng nghĩa với "dịu dàng".
3). Tìm các từ chứa tiếng "giáo".
 - Trong thời gian 2 phút, các đội cùng trình bày vào bảng riêng.
-- Hết thời gian trình bày, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 +Mỗi từ tìm đúng được tính 2 điểm. 
5/. Phần thi " Ai nhanh ai đúng"
 - Đại diện một đội chơi bắt thăm chọn 1 đề toán trong các đề sau:
1). 10 người làm xong công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người ? (Mức làm của mỗi người như nhau).
2). Một xe tải chỉ có thể chở được 300 bao gạo, mỗi bao 50 kg. Nếu chất lên xe đó loại bao 75 kg thì xe chở được nhiều nhất bao nhiêu bao?
3). Tính chu vi một mảnh đất hình chữ nhật biết chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và hơn chiều rộng 15m ?
 - Trong thời gian 2 phút, các đội cử đại diện trình bày bài giải vào bảng riêng.
- Hết thời gian trình bày , đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- Thang điểm 10. + Giải đúng : 8 điểm (tính cụ thể cho từng lời giải, phép tính)
 + Trình bày đẹp, không sai lỗi chính tả : 2 điểm
 * Điểm của mỗi đội là tổng số điểm đạt được qua các phần thi.

File đính kèm:

  • docSKKN To chuc Hoat dong giao duc ngoai gio len lop.doc