Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy - Huấn luyện các dạng thức khai cuộc thoáng môn cờ vua cho học sinh phổ thông trung học (lứa tuổi 15-17)
Nền thể dục thể thao Việt Nam đã và đang trên đà vươn lên sánh ngang với các quốc gia có tiềm năng và trình độ cao ở khu vực các nước Đông Nam á. Nhiều môn thể thao của nước ta đã vươn tới tầm cao của thế giới như môn: Whusu có Nguyễn Thuý Hiền vô địch thế giới, cờ vua có Đào Thiện Hải vô địch thế giới lứa tuổi từ 15 – 16 năm 1993, Nguyễn Thị Dung vô địch thế giới lứa tuổi từ 11- 12 năm 1994. Các giải trẻ thế giới trong môn cờ vua thi đấu nhanh, vận động viên Châu Thị Ngọc Giao giành cúp đoạt chức vô địch thế giới.
Đặc biệt, ở môn thể thao cờ vua – môn thể thao trí tuệ này rất phù hợp với tư chất của người Việt Nam song các vận động viên cờ vua đã thể hiện được tài năng và đã đem về cho nền TDTT của nước nhà những tấm huy chương quý giá, trong số các VĐV cờ vua Việt Nam đạt những đẳng cấp cao nhất ở môn này phải nói đến gương mặt trẻ tuổi như : Đào Thiện Hải và Hoàng Thanh Trang đều đạt danh hiệu đại kiện tướng và đứng trong hàng ngũ những vận động viên trẻ mạnh nhất thế giới.
Với những thành tích rực rỡ đó, Nhà nước và nghành TDTT ngày càng quan tâm và tạo điều kiện để phổ cập rộng rãi, phát triển môn thể thao này coi đó là một trong những môn thể thao trọng điểm của Việt Nam đạt thành tích cao trên đấu trường quốc tế .
Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương môn thể thao trí tuệ này được quảng đại quần chúng say mê tập luyện và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các giải thi đấu với nhiều quy mô không ngừng được tăng lên cả về chất lượng chuyên môn cũng như số lượng VĐV, đơn vị tham gia. Đó là những dấu hiệu rất đáng khích lệ cho những người làm chuyên môn cờ vua. Đặc biệt, tại Hội Khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 7 ,số VĐV thi đấu đã tăng lên nhiều và có tới 52/53 tỉnh thành trong cả nước tham dự .
Thực tế ở mỗi địa phương, các giáo viên, huấn luyện viên đều giảng dạy theo kinh nghiệm của mình hoặc theo các sách đã hưỡng dẫn mà ít có những phương pháp đa dạng, phong phú trong quả trình giảng dạy . Điều này đã gây ra cho các em học sinh sự tiếp thu kiến thức gò bó cứng nhắc không hoàn thiện. Cũng từ đó, gây cho các em có nhiều lỗ hổng về kiến thức, thiếu sự sáng tạo trong tư duy chiến thuật, chiến lược. Do vậy, trình độ của các em tiến bộ chậm và không chắc.
Sở giáo dục và đào tạo phú thọ Trường Trung học phổ thông vĩnh chân --------------------------$----------------------------- Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: " Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy- huấn luyện các dạng thức khai cuộc thoáng môn cờ vua cho học sinh phổ thông trung học ( lứa tuổi 15-17) " Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Hương Tổ : Hóa - sinh - KT - TD Vĩnh Chân, Tháng 5 năm 2009 Đề tài : “NGHIÊN CứU LựA CHọN CáC BIệN PHáP NHằM NÂNG CAO HIệU QUả QUá TRìNH GIảNG DạY – HUấN LUYệN CáC DạNG THứC KHAI CuộC THOáNG môn cơ vua CHO HọC SINH PHổ THÔNG TRUNG HọC (lứa tuổi 15 – 17)” Phần I. Mở Đầu Nền thể dục thể thao Việt Nam đã và đang trên đà vươn lên sánh ngang với các quốc gia có tiềm năng và trình độ cao ở khu vực các nước Đông Nam á. Nhiều môn thể thao của nước ta đã vươn tới tầm cao của thế giới như môn: Whusu có Nguyễn Thuý Hiền vô địch thế giới, cờ vua có Đào Thiện Hải vô địch thế giới lứa tuổi từ 15 – 16 năm 1993, Nguyễn Thị Dung vô địch thế giới lứa tuổi từ 11- 12 năm 1994. Các giải trẻ thế giới trong môn cờ vua thi đấu nhanh, vận động viên Châu Thị Ngọc Giao giành cúp đoạt chức vô địch thế giới... Đặc biệt, ở môn thể thao cờ vua – môn thể thao trí tuệ này rất phù hợp với tư chất của người Việt Nam song các vận động viên cờ vua đã thể hiện được tài năng và đã đem về cho nền TDTT của nước nhà những tấm huy chương quý giá, trong số các VĐV cờ vua Việt Nam đạt những đẳng cấp cao nhất ở môn này phải nói đến gương mặt trẻ tuổi như : Đào Thiện Hải và Hoàng Thanh Trang đều đạt danh hiệu đại kiện tướng và đứng trong hàng ngũ những vận động viên trẻ mạnh nhất thế giới. Với những thành tích rực rỡ đó, Nhà nước và nghành TDTT ngày càng quan tâm và tạo điều kiện để phổ cập rộng rãi, phát triển môn thể thao này coi đó là một trong những môn thể thao trọng điểm của Việt Nam đạt thành tích cao trên đấu trường quốc tế . Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương môn thể thao trí tuệ này được quảng đại quần chúng say mê tập luyện và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các giải thi đấu với nhiều quy mô không ngừng được tăng lên cả về chất lượng chuyên môn cũng như số lượng VĐV, đơn vị tham gia. Đó là những dấu hiệu rất đáng khích lệ cho những người làm chuyên môn cờ vua. Đặc biệt, tại Hội Khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 7 ,số VĐV thi đấu đã tăng lên nhiều và có tới 52/53 tỉnh thành trong cả nước tham dự . Thực tế ở mỗi địa phương, các giáo viên, huấn luyện viên đều giảng dạy theo kinh nghiệm của mình hoặc theo các sách đã hưỡng dẫn mà ít có những phương pháp đa dạng, phong phú trong quả trình giảng dạy . Điều này đã gây ra cho các em học sinh sự tiếp thu kiến thức gò bó cứng nhắc không hoàn thiện. Cũng từ đó, gây cho các em có nhiều lỗ hổng về kiến thức, thiếu sự sáng tạo trong tư duy chiến thuật, chiến lược. Do vậy, trình độ của các em tiến bộ chậm và không chắc. Với mục đích nâng cao trình độ cho các VĐV cờ vua trẻ trong trường phổ thông trung học xây dựng cho các em phong cách tư duy phong phú, sáng tạo trong cờ vua, đồng thời xây dựng phong trào cờ vua ở địa phương ngày càng phát triển. Muốn đạt được như vậy cần giải quyết các khâu cơ sở vật chất phục vụ học tập, lực lượng giáo viên và các điều kiện khác... Phục vụ cho huấn luyện và học tập. Đặc biệt là theo chúng tôi một trong những khâu quan trọng đó là : Đưa được các biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy huấn luyện kiến thức về cờ vua nói chung cũng như kiến thức cơ bản như: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc kế hoạch chơi, các tình huống cờ điển hình các đòn phối hợp các ván cờ thi đấu nhanh... Trong đó rèn luyện kỹ năng chơi và thực hiện tốt các dạng bài tập khai cuộc, một dạng bài tập phát triển tư duy rất có hiệu quả là cơ sở vững chắc cho quá trình tiến hành thi đấu một ván cờ đi đến hiệu quả cao. Trong quá trình giảng dạy- huấn luyện môn cờ vua, có thể nói rằng cho đến nay các tài liệu về thi đấu tập luyện về khai cuộc đã có nhiều để cho huấn luyện viên và giáo viên áp dụng. Tuy vậy, không phải VĐV nào cũng áp dụng được các kiến thức đó một cách có hệ thống và có lợi về “ temp” ngay từ đầu ván đấu và những bước tiếp theo trong quá trình tập luyện và thi đấu . Có thể đánh giá vấn đề này do nhiều nguyên nhân: - Do trình độ nhận thức của học sinh tức khả năng vận dụng các bài tập khai cuộc chưa cao. - Do phương pháp huấn luyện, học tập chưa đúng. - Do chọn lựa các biện pháp giảng dạy, huấn luyện chưa đúng, chưa phù hợp với đối tượng. - Theo chúng tôi nhận thấy quá trình giảng dạy – huấn luyện cờ vua ( lứa tuổi từ 15-17 ) thường nguyên nhân thứ ba đóng vai trò rất lớn. Vì chỉ trên cơ sở lựa chọn đúng các biện pháp tác động rõ các tác dụng khắc phục được sự chậm trễ trong nhận thức và hoàn thiện được phương pháp giảng dạy cho giáo viên và huấn luyện viên. Song rất tiếc rằng, vấn đề này chưa được ai quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức hoàn thiện và triệt để. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Khai Cuộc cờ Vua” Phần II; Nội Dung “NGHIÊN CứU LựA CHọN CáC BIệN PHáP NHằM NÂNG CAO HIệU QUả QUá TRìNH GIảNG DạY – HUấN LUYệN CáC DạNG THứC KHAI CuộC THOáNG CHO HọC SINH PHổ THÔNG TRUNG HọC (lứa tuổi 15 – 17)” A. CƠ Sở Lý LUậN CủA Đề TàI. I. Cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi 15- 17. 1. Đặc điểm sinh lý: ở lứa tuổi này, cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận vẫn tiếp tục lớn lên, nhưng tốc độ lớn lên chậm dần, chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan bộ phận cơ thể cũng được nâng cao hơn cụ thể là: Hệ xương : xương giảm tốc độ phát triển ở hai đầu xương vẫn còn dài khả năng sụn chuyển thành xương ít, cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được củng cố, dễ cong vẹo cột sống. Hệ cơ: ở giai doạn này, cơ bắp phát triển lên rất nhanh, đàn tính cơ tăng nhưng phát triển không đồng đều chủ yếu là cơ nhỏ và dài do đó khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện trọng lượng và sức chứa của tim tương đối hoàn chỉnh tim mỗi phút đập từ 70- 80 lần phản ứng của tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt .Sau vận động, mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng . ở lứa tuổi này, diện tiếp xúc không khí phổi tăng lên rõ rệt, tần số hô hấp khoảng 10-20 lần/ phút. Hệ thần kinh: các tổ chức thần kinh đang tiếp tục phát triển để đi tới hoàn thiện, khả năng tư duy, nhất là khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng phát triển. Ngoài ra, do sợ hoạt động mạch của các tuyến giáp trạng tuyến sinh dục, tuyến yên... làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế và ức chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt động TDTT. 2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 15-17. ở lứa tuổi này, trí tuệ rất nhạy bén và phát triển đến trình độ tương đối cao, tư duy tỏ ra chặt chẽ và nhất quán. Họ biết xoáy vào những mối quan hệ bản chất bên trong, phân biệt được bản chất và hiện tượng, tư duy trở nên sâu sắc nhờ khả năng khái quát, trừu tượng hoá được phát triển cao . ở lứa tuổi này, các em tỏ ra rất nhạy bén và nhạy cảm với cái mới, có khi biết đặt ra các giả thíêt táo bạo, thích suy luận và thích triết lý. Ngôn ngữ phát triển gắn chặt với sự phát triển tư duy. Trí tuệ của các em cũng có những chất lượng mới, thường không ghi nhớ máy móc, đồng thời trí nhớ cũng có nhược điểm như nhớ chung chung ít cụ thể thiếu chính xác . Tưởng tượng phát triển mạnh ở lứa tuổi này, biểu tượng tưởng tượng mang tính chất sáng tạo và khoáng đạt nhưng gắn liền với hiện thực .Đó là cơ sở cho hoạt động sáng tạo của các em. Với một số em khả năng tâm lý chưa kịp phát triển và không vững thì xuất hiện sự đa nghi, suy nghĩ ám ảnh về những điều không cần thiết, họ cho rằng họ lâm bệnh nặng sẽ rất có lợi cho vận động viên cờ vua nếu họ biết chia sẻ những điều mà họ còn băn khoăn và suy nghĩ . II. Khái niệm chung về khai cuộc – khai cuộc thoáng. Khai cuộc là giai đoại đầu tiên của ván cờ . ở giai đoạn này, cả hai bên đều cố gắng động viên các lực lượng thật nhanh, dàn quân ở vị trí thuận lợi để chuẩn bị chiến đấu . Chắc hẳn mọi người chơi cờ đều biết rằng : Nếu như người nào điều động được một lực lượng lớn quân tham gia vào cuộc chiến thì người đó hoàn toàn nắm quyền chủ động . Chính vì vậy, khai cuộc là giai đoạn đặc biệt quan trọng của ván cờ nếu như bạn phát triển quân một cách đúng đắn và hợp lý thì đó chính là tiền đề đề tạo ra ưu thế trong phần trung cuộc để chiến thắng đối phương, và ngược lại nếu bạn ra quân một cách tuỳ tiện thì bạn phải chịu thất bại nhanh chóng. Đối với khai cuộc thoáng, nét đặc trưng chủ yếu là khuynh hướng giành khu trung tâm, đe doạ các vị trí hiểm yếu nhất trong thế trận của đối phương . ở loại khai cuộc này, cả hai bên đều nhanh chóng triển khai lực lượng . Do đó đòi hỏi người chơi cờ phải tính toán từng nước đi thật chính xác. III. Những nguyên tắc cần áp dụng trong giai đoạn khai cuộc. Các nguyên tắc này là kinh nghiệm đã được đúc rút ra từ thực tiễn thi đấu biết vận dụng thì thắng còn vi phạm chơi sai là thất bại .Dù có ý đồ chiến lược khác nhau thế nào, những người chơi cờ giỏi đều phải tuân theo nguyên tắc sau đây: - Nhanh chóng khống chế khu trung tâm. - Phát triển quân nhanh và đầy đủ. - Đưa vua vào vị trí an toàn. - Xây dựng phòng tuyến tốt liên hoàn. IV. Phân loại khai cuộc. Qua nhiều thế kỷ thi đấu các nhà lý luận cờ vua tổng kết kinh nghiệm đến nay có tới hàng trăm kiểu ra quân khác nhau. Để tiện nghiên cứu và học tập người ta có thể chia các kiểu ra quân ( khai cuộc ) thành 3 loại: -Khai cuộc thoáng. -Khai cuộc nửa thoáng. - Khai cuộc kín. 1. Những khai cuộc thoáng . Đó là quy ước gọi tên chung của các khai cuộc mà với nước đi ban đầu của trắng là e4 thì bên đen đáp lại bằng nước đi e5 . Đối với những khai cuộc này, nét đặc trưng chủ yếu là khuynh hướng chủ đạo của chiến lược : Đó là tranh giành khu trung tâm, đe doạ các vị trí hiểm yếu nhất trong thế trận đối phương, các ván cờ luôn sôi động vứi những đòn chiến thuật hay những thế biến phức tạp, đòi hỏi các vận động viên phải tính toán chính xác từng thế biến song con đường thực hiện các kế hoạch này trong nhiều trường hợp rất khác nhau. 2. Những khai cuộc nửa thoáng. Là những khai cuộc mà với nước đi đầu tiên của trắng đi e4, bên đen không đáp lại bằng nước đi e5, mà đi bất kỳ một nước đi nào khác . Điều đó có phải chăng là bên đen trong nhóm khai cuộc này đã nhường khu trung tâm cho đối phương và từ chối không tham gia tranh giành khu trung tâm ? Không phải như thế những ô trung tâm cả trong khai cuộc nửa thoáng vẫn là phạm vi tranh giành ảnh hưởng . Chỉ có điều, ở đây cuộc chiến chỉ tiến hành ở phương pháp khác nhau thông thường với nhịp điệu chậm hơn so với khai cuộc thoáng . Một trong những đề tài chủ đạo của lý thuyết chơi cờ hiện đại trong kiểu khai cuộc nửa thoáng là dùng quân gây áp lực trống lại trung tâm tốt đối phương . Trong những ván cờ như vậy một bên thường nhường trung tâm cho đối phương rồi để sau đó đặt trung tâm này dưới “ làn đạn” của mình. 3. Những khai cuộc kín. Là những khai cuộc bên trắng không đi nước đi e4 các cách ra quân kín có rất nhiều và phần lớn đều phức tạp . Có thể nói, đây là lĩnh vực của bậc thang thứ hai “ trong lý thuyết ra quân” . Các cách khai cuộc này đều dựa trên cơ sở đối chọi giữa áp lực bằng quân và trung tâm tốt . Chiến lược chơi như vậy đòi hỏi sự chuẩn bị sâu sắc sự am hiểu nét tinh tế trong cách chơi thế trận . Nếu như trong khai cuộc thoáng tư tưởng chỉ đạo là phối hợp chiến thuật thì trong các loại khai cuộc kín là vận chuyển chiến lược. ở đây cần nói rằng, thực tế cho thấy, phân loại trên hời hợt mang nặng tính lịch sử. Hiện nay nhiều khi không thể hiện đúng tính chất cuộc đấu, chẳng hạn ván cờ Tây Ban Nha được coi là khai cuộc thoáng, nhưng lại có những thế biến khép kín còn khai cuộc Gambít thuộc về khai cuộc kín, nhưng lại có cả những phương án thoáng với những đường mở. ví dụ 1 : Ván cờ Italia – Khai cuộc thoáng. 1. e2- e4 e7- e5 2. Mg1- f3 Mb8- c6 3. Tf1- c4 Tf8- c5 Đây là khai cuộc cổ điển được đưa vào sử dụng thi đấu từ thế kỷ 15,16 do các nhà chơi cờ Italia sử dụng, do đó gọi là ván cờ Italia. 4. c2- c3 Mg8-f6! Đen phải tấn công ngay tốt e4, sau nước đi thiếu tích cực 4...d6 thì 5.d4 ed, 6. cd Tb6, 7. Mc3 thế cờ của đen rất gò bó. 5. d2- d4 e5:d4 6. c3:d4 Te5- b4+ Đen phải tranh thủ hành động tích cực phản công vào trung tâm, nếu rút lui tượng xuống b6 hay e7 đều phải gặp khó khăn lớn.Đến đây có 2 cách trả lời : a.7.Mb1- c3 Nước đi dũng cảm bỏ tốt e4 ở trung tâm đã được kiện tướng Italia phân tích kỹ. 7... Mf6:e4 Bên đen tiếp nhận sợ thách thức. Đáng nghiên cứu thế biến 7...0- 0 8. e5 Me4 9. 0-0 T:c3 10. bc d5! Mọi nước đi khác đều rất nguy hiẻm cho đen. 8. 0- 0 Tb4:c3 Thời trước đen dùng Mã ăn Mã c3 sau 8:...M:c3 9. dc đen cần phải quyết định ăn hay không ăn tốt c3 . Nếu 9... T:e3 10. Hb3! T :a1? Trắng có thể quyết định ván cờ về phần mình nhờ 11. T:f7+Vf8 12. Tg5 Me7 13. Me5!T:d4 14. Tg6!d5 15. Hf3 nhưng đen không nhất thiết phải ăn xe a1 . Gvêcô đã tìm được nước đi 10... d5! 11. T:d5 0-0 12. T:f X:f7 13. Mg5 Te6 14. H:c3! (đen không đi 14. M:e6 vì 14... M:d4, còn nếu 14. H:e6 thì đen trả lời 16... Hd7) thế cờ giành thuận lợi cho trắng. 9. d7-d5 Tf6 Đây là kế hoạch phòng thủ chặt chẽ nhất. Đen nhanh chóng nhập thành, củng cố f7 và tránh đêợc đe doạ ở cột “e” . Thế biến 9 ...Me5 10. de M:c4 11.d4 f5! (11...cd6 rất nguy hiểm cho đen) 12. H:c4 d6 13. Md4 0-0 14. f3 Mc5 15. xe1 Hh8 (nếu 15...Xe 8 thì 16. Ta3 b6 17. Mc6 Ta6 18. Hd4 Hg5 dẫn đến tình huống phức tạp. Trong ván cờ Rômatốp và Tihicốp (năm 1963) trắng đi tiếp 19. T:c5 dc 20. He5 và có ưu thế. 10. Xf1-e1 Mc6-e7 11. Xe1-c4 d7-d6 12. Tc1-g5!? Trong nhiều năm gần đây, nước đi này được coi là hay nhất trong một ván cờ, nhưng trong một ván cờ của mình, đại kiện tướng người Hungari pooctrơ đã chỉ ra phản công tích cực cho đen, người ta cũng tìm nhiều cách tấn công khác như : 12. g4!? 0-0 (12...h6 13. h4) 13. g5 (trong trường hợp đen trả lời tốt bằng 13...Te5) 13...Te5 14. M:e5 de 15. X:e5 Mg6 để có thể trận vững. 12... Tf6:g5 13.Mf3 h7- h6! Sau 13... 0- 0 trắng có thể thí quân 14. M:h7 nhưng sẽ chỉ đạt được thế cờ hoà sau 14... Vh7 15. Hh5+Vg8 16. Xh4 f5 17. Hh7 Vf7 18. Xh6. 14... Td7 15. Hd1- e2 Td7:b5 16. He2:b5 Hd8-d7 Nếu 16...Vf8 thì 17. Xae1. Trắng đã đâm lao phải theo lao, nếu đi 18. Mf3 thì đơn giản là 18...M:d5. Bởi vậy, trong ván cờ giữa vacxi – pooctisơ (1969) trắng đã đi 18.M:f7 Xe7 19. Xe1 Mg8! 20. Xe6 Vf8 21. f4 Mf6 22. Xe7 Xe8! Và cuộc tấn công của trắng không thành công. Vậy đợt phá trực tiếp không thành công, điều này được đặc trưng cho mọi kiểu ra quân nếu đen biết phòng thủ chính xác và tổ chức phản công. Nhưng trong biến chính của ván cờ Italia không nhất thiết phải thí tốt sau6...Tb4 7. Mc3, có thể chơi thận trọng hơn .(hình 1) b. 7. Te1-d2 Tb4:d2 8. Mb1:d2 Đến lượt đen phải bỏ hoàn toàn hàng rào tốt trung tâm rất nguy hiểm của trắng, có 2 thủ pháp thông thường áp dụng trong các tình huống như trên 8...d5 hoặc đổi một tốt trung tâmbằng 8...M:e4. 8... d7-d5 9. e4:d5 Mf6:d5 10. Hd4-b3 Mc6-e7 11. Xf1-e1 c7-c6 Đây là cách giải quyết tốt nhất . Đen củng cố khu trung tâm. Mã chiếm ô thiết yếu d5 trước tốt cô lập của đối phương. Trong cuộc chiến tiếp tục trắng thường đặt Mã ở e5 hay e4 còn đen có đề nghị đổi Hởu ở b6, thế trận cờ ở đây cân bằng. 8... Mf6:e4 9. Md2:e4 Nếu 9. T:f7 thì V:f7 10. M:e4 Xe8 đen có ưu thế. 9... d7-d5 10. Hd1-e2 0-0 11. 0-0-0 Tc8-g4 12. h2-h3 Tg4-f3 13. g2-f3 d5-c4 14. He2:c4 Hd8-h4 15. Vc1-b1 Trắng chiếm ưu thế vì có thể sử dụng cột “g”, tốt cô lập d4 có điều kiện xâm nhập trận tuyến đen vị trí của Mã ở trung tâm cũng rất tích cực . 2.4.4. Trình tự giảng dạy trong khai cuộc thoáng (Dlốtnhic 1987). 1. Ván cờ Italia. 2. Phòng thủ 2 Mã. 3. Ván cờ Tây Ban Nha. 4. Khai cuộc 3 Mã. 5. Khai cuộc 4 Mã. 6. Ván cờ Nga. 7. Gam bít vua. 8. Gam bít Êvanxa. 9. Khai cuộc trung tâm (gam bít). 10. Các bẫy trong khai cuộc . 2.4.5. Những thay đổi trong chiến lược khai cuộc . Qua những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, nội dung và tính chất của ván cờ đổi thay cùng với sự kiện hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn. Từ 150 năm trở lại đây nhờ sự chuyển biến rộng rãi của môn cờ vua cũng như sự tăng cường các quan hệ trao đổi giữa VĐV các nước sự tiến bộ diễn ra rất nhanh chóng. Các đấu thủ trường phái Italia (thế kỷ 16 và 17) hoàn toàn chưa có khái niệm trung tâm mặc dù trong nhiều ván cờ họ cũng thực hiện nước đi đầu tiên là e4, nhưng mục đích của những nước đi này là mở đường Hậu và Tượng nhanh chóng công phá vị trí Vua đối phương. Những đợt tấn công vũ bão xuất hiện sau đó không cần đếm đến sự mất mát của một vai trò tốt kể cả những tốt trung tâm, phía tấn công hoặc đạt được mục đích hoặc thất bại vì mất mát lực lượng . Nhà chơi cờ người pháp Philiđô (1726 – 1775) đã chấm dứt sự vung phí phương tiện tấn công như thế . Các tốt trong tay ông cũng thực sự là vũ khí đáng sợ . Philiđô đã xây dựng lý thuyết về khu trung tâm tốt về dây chuyền tốt cùng nhau tiến lên đêu đặt theo kế hoạch còn sự hỗ trợ các quan khác ông ứng vào “loại 2”. Trong lời tựa cho cuốn sách của mình “cờ quốc tế luân giải” ông viết: “ý đồ chính của tôi là đưa ra cho công chúng một cách chơi mới mà chưa ai hiểu thấu đáo tôi muốn nói tới lối chơi bằng các tốt . Chúng là linh hồn của ván cờ, chỉ có chúng mới tạo ra thế công hay phòng thủ. Cách bố trí chúng quyết định kết cục ván cờ”. Giai đoạn tiếp theo trả lại các quân ( Xe, Hậu Tượng Mã ), vai trò quan trọng hàng đầu chuẩn bị Philicô xem nhẹ nhưng cũng có chú trọng hơn đến giá trị các tốt . Các ván cờ thế kỷ này làm sống lại những đợt tấn công bằng quân nặng hay quân nhẹ vào vua tuy nhiên vẫn chưa có quan điểm phát triển mới đối với trung tâm. Pôn Moóc Phi ( người Mỹ 1837- 1884) đã tìm cách giải quyết đúng đắn vấn đề này theo góc độ hiện đại . Chiến lược ra quân của ông ra quân là tập trung nhanh chóng nhất Tốt và các quân ở khu vực trung tâm tranh thủ từng nước đi. Tư tưởng phát triển nhanh chóng được biết trước đó trong tay Moóc phi đã trở thành nguyên tắc cơ bản khi chơi cờ . Điểm tập trung lực lượng chiến đấu không phải là khu vực vua đối phương mà là khu trung tâm. Sau khi đạt được thế phát triển quân nhanh chóng nhờ ý đồ chơi như vậy Mooc phi tạo ra các đường mở tăng cường hoạt động các quân của mình và nhanh chóng giành được thắng lợi. Sự phát triển tiếp theo của những tư tưởng cờ gắn liền với tên tuổi của nhà vô địch thế giới đầu tiên V. Xtâyních ( người Tiệp Khắc 1836- 1900 ) nhà vô địch nước Nga M. Triggôrin ( 1850-1908) . Xtâyních đưa ra một loạt nguyên tắc chung làm cơ sở của kiến thức hiện đại về cách chơi . Ông xây dựng học thuyết về các điểm mạnh điểm yếu về lợi thế bố trí quân và những nhược điểm này là những khuyết điểm trong phòng thủ tốt chẳng hạn những tốt đẩy lên quá cao ở khu vực nhập thành dễ bị tấn công hay những ô cờ trước các tốt cô lập . Nâng cao vai trò phòng thủ lên tầm cao mới Xtâyních đưa ra những nguyên tắc công phá có cơ sở tức là chỉ bắt đầu và cần bắt đầu ngay khi đã được một lợi thế nào đó về thế trận chẳng hạn như sự trì hoãn trong phát triển quân hoặc sự xuất hiện những điểm yếu của thế trận của đối phương . Xtâyních xây dựng cách chơi theo đúng nguyên tắc này, ông chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi công phá, lấn dần thế trận đối phương ông chỉ rõ : “Gom góp các lợi thế nhỏ đem lại một lợi thế đáng kể” . Cách chơi như vậy đòi hỏi phải thường xuyên di chuyển và bố trí lại các quân, cũng bởi vậy mà Xtâyních thường thích các ván cờ kín với nhịp điệu chậm cho phép thực hiện sự bố trí hoàn thiện lực lượng của mình. Một yếu tố quan trọng đáng chú ý là sự phối hợp hoạt động quân và vị trí của vua . Trong “ Giáo khoa cờ vua” của mình, Laxke viết : “Giá trị của một nhóm quân không phải là tổng giá trị của từng quân bởi vì ta còn phải xét đến sự phối hợp giữa các quân này. Cũng bởi vậy, không thể coi một quân nào đó ngang sức với một quân đối phương nếu như không tính đến hình thái chơi của đối thủ”. Về giá trị yếu tố không gian trên bàn cờ Laxke viết : “không chỉ riêng việc ăn hơn quân hay tốt mà
File đính kèm:
- HUONG SANG KIEN KINH NGHIEM 2008 - 2009.doc