Phương pháp giảng dạy kỹ năng nói môn Tiếng Anh ở trường THCS
Chúng ta biết rằng , hiện nay Tiếng anh là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để giao tiếp , hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin quốc tế về khoa học , kỹ thuật và những nền văn hoá khác nhau trên thế giới .
Vì vậy trong quá trình giảng dạy môn Tiếng anh ở cấp trường THCS đóng vai trò khá quan trọng , giáo viên dạy môn Tiếng anh cần có sự kết hợp các kỹ năng rèn luyện như :Nghe-Nói-Đọc-Viết với nhau để giúp người đọc linh hội được những tri thức vươn tới những tầm cao mới .
A . Lý DO CHọN Đề TàI Đối với học sinh THCS hiện nay, tiếng anh đó trở nờn phổ biến và thầy cụ giỏo cũng đó cung cấp cho học sinh một vốn kiến thức mới, biết được cỏc phương phỏp học, cỏc thủ thuật , cỏc kỹ năng trong học tập , để cỏc em cú được một khối lượng kiến thức sử dụng trong mọi văn cảnh như nghe, núi, đọc và viết . Hơn nữa là được giao tiếp một cỏch chớnh xỏc hơn . vậy vấn đề đặt ra là giỏo viờn phải liờn tục đổi mới phương phỏp dạy học trong tỡnh hỡnh mới hiện nay Trước nhận thức trên của bản thân , tôi mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ về “ Phương pháp giảng dạy kỹ năng nói môn tiếng anh ở trường THCS “ . Vởy vấn đề ở đây dặt ra với mỗi giáo viên là phải thực sự đổi mới phương pháp của mình thì mới đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay và phải nhận thức được giá trị giao tiếp và cách thực hành các loịa hình bài dạy một cách có ý nghĩa I . Đặt vấn đề Chúng ta biết rằng , hiện nay Tiếng anh là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để giao tiếp , hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin quốc tế về khoa học , kỹ thuật và những nền văn hoá khác nhau trên thế giới . Vì vậy trong quá trình giảng dạy môn Tiếng anh ở cấp trường THCS đóng vai trò khá quan trọng , giáo viên dạy môn Tiếng anh cần có sự kết hợp các kỹ năng rèn luyện như :Nghe-Nói-Đọc-Viết với nhau để giúp người đọc linh hội được những tri thức vươn tới những tầm cao mới . Sau đây tôi xin trình bày một số ý kiến của cá nhân trong việc giảng dạy phần luyện kỹ năng - Nói (SPEAK) II . Giải quyết vấn đề Với suy nghĩ trên tôi dựa vào nội dung của các phần , các bài học của chương trình đống thời qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, các lớp thay sách , sách giáo khoa Tiếng anh 6,7,8,9 . Sách bồi dưỡng phương pháp Tiếng anh , chuyên đề bồi dưỡng Tiếng anh đã giúp tôi đưa ra nội dung này . Ngày nay, người ta đặc biệt quan tâm tới việc áp dụng phương páhp giao tiếp và quá trình giảng dạy Tiếng anh . Vì thế cả 4 ký năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp . Kỹ năng nói được dạy phối hợp với ngữ âm , ngữ pháp , từ vựng , chức năng ngôn ngữ và ký năng khác thông qua bài hội thoại , mẫu hội thoại hoặc các nội dung chủ điểm của bài . Điều đầu tiên cần làm cho một lớp học nói là việc phân tích nhu cầu nói của người học để từ đó người dạy có thể chọn lựa ngữ liệu, thiết lập các tình huống thích hợp đẻ soạn các bài tập tương ứng . Nhu cầu nói của người học rất đa dạng , thay đổi tuỳ theo mục đích học , trình độ , lứa tuổi Hoạt động nói của học sinh trong trường phổ thông thường do chương trình và sách giáo khoa xác định và được xây dựng theo một số nguyên tắc nhất định như : Chủ điểm từ vựng , chủ điểm ngữ pháp , chức năng ngôn ngữ Kỹ năng nói thường được rèn luyện tích hợp với một số kỹ năng khác thể hiện trong hoạt động ngôn ngữ . Mục đích của các bài tập rèn luyện nói là để giúp cho người học nói chính xác và trôi chảy những điều cần thông tin . Tùy theo mục đích yêu cầu của bài học mà người dạy có thể lựa chọn một số kỹ thuật thích hợp để xây dựng các sinh hoạt học tập trong lớp và các bài tập giao tiếp giữa người dạy và người học , giữa người học với nhau , để từ đó mở rộng ra thành những ứng dụng giáo tiếp thật sự trong cuộc sống , đáp ứng nhu cầu học nói của người học . Các bài tập rèn luyện nói thường được sắp xếp theo nhiều mức độ , từ những bài tập được kiểm soát chặt chẽ đến những bài tập ít được kiểm soát hơn và đến giai đoạn tập nói tự do . Các hoạt động nói trong lứop thường được tổ chức và xếp loại như sau : + Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp + hành động lời nói + Tham gia + Quan sát Do đó khi dạy phần rèn kỹ năng nói , ta phảỉ đảm bảo quá trình theo các bước sau : a , Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp : Mặc dù các kỹ thuật rèn luyện nói qua các cấu trúc ngữ pháp như “ Lặp lại” ,”Thây thế” , bị phê phán là máy móc , thiếu tính giao tiếp . Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị thực tế do các kỹ thuật này đem lại trong việc giúp cho người học nói “ chính xác “ và “ trôi chảy “ các cấu trúc ngữ pháp đã được rèn luyện . Để giúp người học rèn luyện có hiệu quả , người dạy không nên xem các kỹ thuật rèn luyện lặp lại hay thay thế là phần chính của bài tập nói . Việc cho người cung cấp ngữ liệu đầu vào giúp cho người học có dữ kiện ngôn ngữ chuẩn xác để có thể tiến hành các hoạt động tiếp theo mang tính giáo tiếp . Việc rèn luyện nói phải được đưa vào những tình huống có ý nghĩa thật sự và thú vị để có thể đáp ứng một số yêu cầu của phương pháp giao tiếp . Ví dụ 1 : Bài tập Structured Interview là một ví dụ của sự điều chỉnh vừa nêu . Trong bài học này người học phỏng vấn lẫn nhau , sử dụng cấu trúc ngữ pháp đã học , nhưng họ trả lời với những thông tin có thật mà đồng thời vẫn “ Lặp lại” và “ Thay thế “ các dữ kiện để củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học . Ví dụ 2 : Chủ đề bài học là “Food and Drinks” . Ngữ liệu cần rèn luyện là cấu trúc ngữ pháp với động từ “ Like” . Người học dùng các câu hỏi Yes - No để phỏng vấn lẫn nhau . Minh : Do you like bananas, Mai? Mai : Yes, I do . What about you, Lan? Lan : No, I don’t . I like oranges . Minh, do you like oranges ? Minh : Yes , I do . ở phương pháp này nên cho người học đóng những vai được chỉ địnhtrong những hoạt động hỏi và đáp , đưa ra gợi ý và có lẽ nên sử dụng một số hình thức sau : * Trò chơi về ngôn ngữ cũng có thể góp phần tạo nên các bài tập nói có kiểm soát . * Trò chơi ghép tranh với lời nói là một trong những bài tập tốt dành cho người mới bắt đầu học . Người học chuẩn bị vài bức tranh và viết câu để mô tả nội dung tranh nên những mảnh giấy khác nhau . * Trò chơi sử dụng trí nhớ như Story Building ngưòi dạy bắt đầu nói một câu hoặc một mệnh đề . Người học sẽ lần lượt nói tiếp mỗi người một câu để trở thành câu chuyện . * Ví dụ : ND: I had a friend named Thanh. NH1 : I had a friend named Thanh who cheated whenever she took tests. NH2 : I had a friend named Thanh who chead whenever she took test by writing notes on her shirtsleeve . b , Hành động lời nói trong các hoạt độn thể hiện hành động lời nói , người học có chuẩn bị trước và chuyển thông tin đến một nhóm qua bài tập nói trước lớp . Trong các giáo trình dạy hội thoại thường có các bài tập yêu cầu người học kể chuyện về một kinh nghiệm nào đó của mình . Trong lớp người dạy có thể cho người học chuẩn bị để giải thích về một quy trình hay một thí nghiềm nào đó , sau đó người dạy hay cả lớp có thể phản hồi bằng hình thức Hỏi - Đáp hay đánh giá . Việc đánh giá của ngưòi học sẽ có tác dụng tốt vì : Người học trong lớp có thái độ tham gia và đóng góp tích cực qua việc dặt câu hỏi , nhận xét và đánh giá hành động nói đã thực hiện chú không chỉ thụ động ngồi nghe Việc đánh giá giúp người học tự tin hơn về khả năng đánh giá ngôn ngứ do người khác sử dụng . Bản thân việc đánh giá là một cơ hội giúp cho việc giao tiếp bằng lời nói trong lớp trở nên chân thực hơn , cập nhật hơn và có tầm quan trọng đáng kể đối với người đưa ra nhận xét đánh giá . Một trong những ký thuật giúp cho người đồng học đánh giá việc nói trước lớp của một người học khác là việc người dạy chỉ định chỉ định trước hai người học chính thức chịu trách nhiệm về việc đánh giá . Hai người học này sẽ nêu ra những điểm chính của bài thuyết trình để thể hiện khả năng nghe bài nói của họ . Ngoài ra người dạy cũng có thể thay đổi kỹ thuật giúp người học luyện nói bằng cách cho hai hay ba người học cùng chịu trách nhiệm trước lớp . Việc này tạo điều kiện cho những người thuyết trình thảo luận , bàn bạc , chia sẻ thông tin trong nhóm và hỗ trợ nhau khi cần thiết . Hình thức tranh luận cũng là một hành động nói được thể hiện trong lớp học .Người sẽ dùng thời gian trong lớp để chọn các đề tài, bài nghiên cứu thu thập dữ liệu để tập hợp chuẩn bị cho phần trình bày của nhóm và tích trước các câu hỏi của nhóm tranh luận . Do vậy , hình thức tranh luận có thể xem như phần cuỗi của việc chuẩn bị hành động lời nói nhưng đồng thời cung cấp cho nhóm một cơ hội giao tiếp thực sự giữa các thành viên của nhóm trong giai đoạn chuẩn bị để tranh luận . c , Tham gia Các hoạt động này thể hiện sự tham gia của người học trong những khung cảnh hoàn toàn tự nhiên . Một trong những hoạt động này là thảo luận có hướng dẫn . Người dạy sẽ thuyết trình ngắn gọn về một đề tài hay một vấn đề cần thảo luận nào đó thường là nội dung của một bài đọc ngăn sgọn . Người học sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận về đề tài , đề xuất những giải pháp của vấn đề , ra quyết định hay biểu dương Người dạy có thể sử dụng một số kỹ thuật đánh giá đã nêu ở phần “ Hành động lời nói “ như : đánh giá người cùng học , bản tự đánh giá chi tiết của người nói dựa theo nhận xét của những người cùng học . Kỹ thuật thảo luận có hướng dẫn được đánh giá cao vì có thể giúp cho người học có một cơ hội tốt để nắm được các quy luật trong thảo luận như : thay phiên nhau nói , đề tài thảo luận được kiểm soát , việc kiểm tra mức độ chính xác của ngữ âm , từ vựng và ngữ pháp được sử dụng trong khi nói . Bài tập phỏng vấn cũng có thể dùng làm cơ sở cho một bài luyện viết . Nừu người học đã tóm tắt cuộc phỏng vấn bằng miệng thì bài tập viết sẽ cho thấy sự khác biệt giữa văn viết và văn nói trong tiếng anh . d, Quan sát Trong các hoạt động này người học quan sát hay ghi lại các câu nói hoặc cử chỉ trong khi nói giữa hai hay nhiều người nói tiếng anh thành thạo . Loại bài tập này rất có ích trong việc xây dựng cho người học sự quan tâm vì đây là thứ ngôn ngữ được thực sự sử dụng trong đời sống . Ngoài ra , do không tham gia trực tiếp vào các hoạt động hội thoại , người học sẽ có cơ hội tập trung vào đề tài thảo luận và không lo sợ mình sẽ nói sai , một trở ngại cho những người học vì kỹ năng nói chưa được phát triển tốt . Thông thường người dạy chỉ định một nhóm hai người học theo doic cuộc thảo luận của người khác để xem cách họ nói như thế nào trong khi chào hỏi , yêu cầu , ngắt lời nhau , cảm ơn nhau , biểu lộ sự đồng ý hoặc không đồng ý , nhận lời khen . Người học sẽ rất thích thú theo dõi các câu đáp lại những câu nói và sẽ đưa vào sử dụng trong khi đóng vai trước lớp . Người dạy có thể hường dẫn các buổi thảo luận có đề tài liên quan đến chiến thuật trong hội thoại : Làm thể nào để cách diễn đạt trong khi nói giống như người bản xứ trong các tình huống thân tình , trang trọng Nội dung 2 : Trong thực hành giảng dạy có thể chia việc dạy nhóm trong lớp làm các giai đoạn sau đây: Thiết lập tình huống có nghĩa. Giới thiệu ngữ liệu: Ôn lại phần kiến thức nếu cần thiết cho việc thực tập rèn luyện, giới thiệu từ, cấu trúc ngữ pháp mới để chuẩn bị cho người đi học vào thực hành rèn luyện kĩ năng nói trong một môI trường mang ý nghĩa giao tiếp. Hướng dẫn thực hành các bài tập có kiểm soát với mức độ thay đổi từ kiểm soát hoàn toàn đến ít kiểm soát hơn- bài tập có hướng dẫn. Hướng dẫn thực hành có tự do. Ngữ liệu đầu vào được sử dụng chung cho những bài tập trong những giai đoạn này, những hình thức và cấu tạo các bài tập khác nhau tuỳ theo tính chất của mỗi bài tập. Thiết lập tình huống: Người dạy giới thiệu đề tài và tổ chức cho người học tham gia và hoạt động gợi ý bằng một số hình ảnh, hình vẽ trên bảng. Ví dụ: Trong bài học về đề tài quần áo, người dạy thiết lập tình huống bằng cách gợi ý như sau: Your mom is going to buy some new clother for you. And here are some pieces of clothes for you to consider. (a blouse, a dress, a shirt, shorts, a skirt, a sweater). Giới thiệu ngữ liệu: + Work in pairs. Discuss what you want, and put a check against the things you want to buy. A blouse a hat ... a dress a cap a shirt a sweater a shirt a pair of jeans a pair of shorts a pair of gloves... a piar of shoes + What do you want? You can shoose three pieces of clothers! Fill in the blanks. I want.., and. 3. Thực hành: + Information gap: Work in pairs. You have a shopping list. Your partner knows where to buy them. Discuss with your partner. + Group work: You’re discussing your favorite daily and Sunday clothes. Give reasons to support you’re your likes/dislikes. Here are some possible language items needed for your discussion: I want/ I don’t want to wear I like/ I don’t like. Because It is/ they are ( very) small/ tigh/ large/ long/ easy/ uneasy/ cluinsy/ rough/ cheap/ expensive/ comfortable/ uncomfortable. Bài tập củng cố: Write a letter to your friend/ sister/ brother who lives in another city to inform her/him about some new clothes you have shopped recently. Vậy trước khi dạy dạng bài này giáo viên cần phải nghiên cứu bài học và đánh dấu nội dung có chức năng cần dạy , cần luyện để phục vụ cho các tình huống giao tiếp thực tế như thế nào và những tình huống ngôn ngữ nào có thể dùng để thực hành luyện , phần nào cần thay thế nội dung nào cần hỏi và trả lời và làm thế nào để học sinh tạo ra lời nói có ý nghĩa . Không giới hạn việc luyện tập trong khuôn khổ của bài học mà nên cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết khác để học sinh luyện tập một cách có ý nghĩa với loại hình đã chọn . Cuối cùng là yêu cầu học sinh thuộc lòng và luôn tỏ ra cần thiết , nhất là đối với học sinh yếu . 5 . Kết quả Sử dụng loại hình này giúp học sinh mang lại nhiều ưu điểm với nhiều trình độ của học sinh ngay trong cùng một lớp , học sinh khá giỏi học theo để rrồi có khả năng sáng tạo trên nền các nội dung đã luyện tập để giao tiếp Học sinh chưa khá giỏi thì việc học thuộc lòng những nội dung đã học giúp chúng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách chính xác , tiến tới sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo . III . Kết luận Việc giảng dạy kỹ năng nói trong việc học ngoại ngữ giúp người học nắm bắt và sáng tạo trong những tình huống gắn với đời sống của học sinh . Hơn nữa , sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp duy trì được sự tập trung trong học tập và có ý thức được quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình . Việc rèn luyện kỹ năng nói còn giúp học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ học sinh yếu kém thường lo sợ mắc lỗi trước thầy cô . Qua đó học sinh còn có cơ hội để giúp đỡ , học hỏi lẫn nhau nhiều hơn . Các kết quả thu lượm được từ việc quan sát , lắng nghe giáo viên sẽ nắm được các điểm yếu , mạnh của học sinh , những vấn đề cần bổ xung cho các bài sau . Những lỗi không quan trọng không làm ảnh hưởng đến nghĩa của lời nói và khuyến khích học sinh mạnh dạn hơn khi sử dụng ngoại ngữ . B . Đề xuất ý kiến Khi thực hiện nội dung này , giáo viên nên chú ý tới chủ điểm , cấu trúc , ngữ pháp và từng đối tượng học sinh để đưa ra yêu cầu cho phù hợp . Hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ nội dung yêu cầu . Song nó phải mang tính logic , mặt khác phải tôn trọng sự độc lập , sáng tạo của học sinh . C . Suy nghĩ của bản thân Khi nghiên cứu viết chuyên đề này , tôi muốn áp dụng những nội dung yêu cầu của dạng bài dạy kỹ năng nói vào việc giảng dạy môn tiếng anh ở trường THCS , đồng thời tôi cũng rất mong đựơc sự tham gia đóng góp của bạn bè đồng nghiệp . Bởi lẽ , trong khi trình bày nội dung trên chắc rằng còn có những hạn chế , việc đóng góp giúp tôi rất nhiều để nội dung vấn đề thêm phong phú và hoàn hảo hơn . Xin chân thành cảm ơn ! Phương Định , ngày 18 tháng 3 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Mai Hương
File đính kèm:
- SAG KIEN KINH NGHIEM TIENG ANH _ DUNG.doc