Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán có lời văn
Chương trình giải toán tiểu học, việc giải bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc hình thành các khái niệm toán học, các quy tắc đều được giảng dạy thông qua giải toán có lời văn.
Ví dụ như: Muốn hình thành phép nhân một số thập phân cho một số tự nhiên. Trước hết ta phải đưa ra bài toán như SGK / 55: Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét?
Học sinh phải giải bài toán bằng cách lấy 1,2 x 3 = ? (m). Từ đó chúng ta đã hình thành được cho học sinh quy tắc nhân. Đồng thời, thông qua giải toán cũng giúp giáo viên nắm được mức độ kiến thức, kĩ năng của từng học sinh, từ đó giúp giáo viên có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Việc hướng dẫn học sinh cả lớp giải đúng được bài toán đã khó nhưng việc giải đúng, lời giải hay, tạo ra nhiều cách giải lại càng khó hơn. Đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải đúng chứ chưa chú trọng đến việc giải hay và giải nhiều cách. Khi học sinh trình bày, giáo viên chữa bài thì chưa chú ý đến sáng tạo của học sinh trong khi đặt lời giải, vì học sinh đặt lời giải không giống nhau nhưng vẫn thể hiện đúng ý. Chính vì sợ mất nhiều thời gian nên nhiều giáo viên chưa khai thác hết các cách giải khác nhau hoặc chưa ra thêm bài tập đồng dạng và nâng cao hơn để học sinh tự rèn luyện.
Giải toán giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ như những bài toán về tính số tiền, tính số viên gạch, tính diện tích, chu vi thửa ruộng, mảnh đất,
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ************** I-Đặt vấn đề: Chương trình giải toán tiểu học, việc giải bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc hình thành các khái niệm toán học, các quy tắc đều được giảng dạy thông qua giải toán có lời văn. Ví dụ như: Muốn hình thành phép nhân một số thập phân cho một số tự nhiên. Trước hết ta phải đưa ra bài toán như SGK / 55: Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét? Học sinh phải giải bài toán bằng cách lấy 1,2 x 3 = ? (m). Từ đó chúng ta đã hình thành được cho học sinh quy tắc nhân. Đồng thời, thông qua giải toán cũng giúp giáo viên nắm được mức độ kiến thức, kĩ năng của từng học sinh, từ đó giúp giáo viên có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh cả lớp giải đúng được bài toán đã khó nhưng việc giải đúng, lời giải hay, tạo ra nhiều cách giải lại càng khó hơn. Đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải đúng chứ chưa chú trọng đến việc giải hay và giải nhiều cách. Khi học sinh trình bày, giáo viên chữa bài thì chưa chú ý đến sáng tạo của học sinh trong khi đặt lời giải, vì học sinh đặt lời giải không giống nhau nhưng vẫn thể hiện đúng ý. Chính vì sợ mất nhiều thời gian nên nhiều giáo viên chưa khai thác hết các cách giải khác nhau hoặc chưa ra thêm bài tập đồng dạng và nâng cao hơn để học sinh tự rèn luyện. Giải toán giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ như những bài toán về tính số tiền, tính số viên gạch, tính diện tích, chu vi thửa ruộng, mảnh đất,… Chính vì thế việc giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Để giúp học sinh giải tốt dạng toán này trước tiên mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, phải có sự đầu tư kĩ lưỡng từ phương pháp hướng dẫn cho đến việc hướng dẫn giải nhiều cách và ra bài tập nâng cao hơn. Từ những điều trên tôi thấy đây là một vấn đề không chỉ là nỗi lo của học sinh, của giáo viên mà là sự quan tâm sát sao của phụ huynh, của ngành. Khi giảng dạy lớp 5, tôi nghĩ bất kỳ một giáo viên nào thực sự tâm huyết với nghề đều phải dày công nghiên cứu làm cách nào, bằng biện pháp nào để nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 5 nhằm góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh khá, giỏi của lớp mình. Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán có lời văn II-Nội dung – Biện pháp thực hiện: 1/-Nguyên nhân làm cho việc giải toán của học sinh lớp 5 còn hạn chế: *Do đặc điểm tâm lí: -Nhiều năm liền tiếp xúc với học sinh lớp 5, qua trao đổi với các em về môn Toán, đa số các em đều cảm thấy chán ngán đối với những bài toán giải. Dù biết rằng những dạng toán điển hình các em đã được học lặp đi lặp lại nhưng khi tiếp xúc với toán giải thì các em bị ức chế, ngán ngại. -Đặc thù của toán giải là mang tính khô khan dễ nhàm chán. Nhưng nếu giáo viên xác định, tìm ra phương pháp dạy học thích hợp sẽ gây hứng thú cho học sinh nhưng nếu chúng ta không có phương pháp hướng dẫn phù hợp học sinh sẽ không khắc sâu kiến thức và không giải được dẫn đến nhàm chán, không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, dẫn đến các em bị ức chế khi giải toán. -Khi lên lớp 5, các em có sự thay đổi tâm lí rõ rệt. Các em dạn dĩ hơn, quan sát, nhận xét các sự vật tỉ mỉ hơn. Nhưng các em cũng rất hay mặc cảm, tự ti khi chưa hiểu rõ vấn đề hoặc thắc mắc về một vấn đề nào đó các em chưa mạnh dạn trao đổi với bạn hay thầy (cô) vì sợ bạn cười. Ngoài ra các em còn chịu sự chi phối của các phương tiện thông tin hiện đại mà các em tiếp xúc hằng ngày. *Do hoàn cảnh gia đình: -Trường thuộc địa bàn xã, nằm cách xa thị xã, thị trấn nên đa số học sinh thuộc gia đình lao động nghèo, phải vất vả kiếm sống nên bố mẹ không quan tâm đến việc học của con em (nhất là học sinh yếu), dẫn đến các em chưa có ý thức học tốt. Phụ huynh bị hạn chế về trình độ nên khi học sinh học ở nhà gặp lúc không hiểu thì không biết hỏi ai. Hoặc phụ huynh không kiểm tra việc học ở nhà, quan tâm đến việc làm bài tập ở nhà của học sinh. Từ đó kiến thức ngày càng mai mọt, mau quên, các em rơi vào tình trạng chán nản. -Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh thường cảm thụ lối truyền đạt một chiều theo kiểu thầy hỏi - trò đáp phần nào đã làm mất đi khả năng sáng tạo của các em. Do giáo viên chúng ta cũng còn thói quen làm giúp, làm thay cho học sinh nhiều để tránh mất thời gian. Từ khi áp dụng chương trình tiểu học mới, bản thân tôi cũng còn lúng túng khi phải hướng dẫn học sinh giải toán nhất là những bài toán phức tạp. Đôi lúc chưa mạnh dạn thực hiện phương pháp thảo luận nhóm, chia nhóm để các em trao đổi tìm ra cách giải nên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh. *Do chưa nắm vững dạng toán và phương pháp giải toán: một phần giáo viên đứng lớp chưa nắm hết các dạng toán điển hình ở tiểu học và phương pháp giải đặc trưng cho từng dạng toán. Chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học và các đồ dùng dạy học sáng tạo để kích thích tinh thần học tập của học sinh. Qua kết quả giảng dạy môn Toán của những năm học trước do lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng dạy học Toán chưa cao (nhất là học sinh khá, giỏi). Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL TL SL TL SL TL SL TL 2006 – 2007 26 5 19,3% 8 30,7% 11 42,3% 2 7,7% Cả năm 2007 – 2008 32 7 21,9% 10 31,2% 13 40,6% 2 6,3% Cả năm Trước thực trạng trên, tôi luôn tự hỏi mình phải làm sao để nâng tỉ lệ học sinh khá, giỏi môn toán. 2/-Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm kiến thức từng học sinh: Đầu năm học, khi nhận bàn giao, tôi tìm hiểu tình hình học tập của lớp qua trao đổi với giáo viên lớp 4 tôi chú trọng những học sinh có năng khiếu học Toán và những học sinh yếu Toán ghi lại danh sách. -Khi thực hiện giảng dạy một, hai tuần đầu ôn tập lại kiến thức và kiểm tra chất lượng đầu năm. Qua đó, tôi tách ra học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh yếu môn Toán. Qua một, hai tuần đầu thực tế đứng lớp tôi luôn tạo điều kiện thăm hỏi hoàn cảnh gia đình của từng đối tượng về hoàn cảnh kinh tế, về địa bàn cư trú, về lí lịch,… Qua đó, tôi có thể nhận biết vì sao một số em lại học giỏi Toán hoặc yếu Toán. 3/-Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn: Muốn hướng dẫn học sinh giải được bài toán có lời văn thì trước hết giáo viên cần nắm vững các dạng toán cơ bản mà học sinh đã được học ở tiểu học và những phương pháp để giải các dạng toán đó, nhất là các dạng Toán ở lớp 4+ 5. Từ đó, đề xuất nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các dạng toán cơ bản đó là: -Tìm số trung bình cộng. -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. -Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. -Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. -Bài toán về tỉ số phần trăm. -Bài toán về chuyển động đều. -Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích). ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………….. Một số phương pháp giải toán có lời văn ở Tiểu học thường là: - Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng. -Phương pháp chia tỉ lệ. -Phương pháp thay thế. -Phương pháp thử. -Phương pháp tính ngược từ cuối. -Phương pháp lựa chọn. ……………………………………… ………………………………………. ………………………………………… Sau khi nhận thấy bản thân đã nắm vững được các dạng toán điển hình và các phương pháp giải toán tôi tiến hành làm một số công việc như sau: a/-Gặp gỡ phụ huynh đầu năm (phiên họp lần 1) trao đổi vấn đề học tập của học sinh: -Giáo viên nêu khó khăn, thuận lợi, tình hình học tập của học sinh qua một, hai tuần thực học. -Thông qua chất lượng kiểm tra đầu năm. Từ đó, kiến nghị phụ huynh quan tâm hơn, theo dõi, nhắc nhở con em làm bài tập về nhà đầy đủ, thường xuyên hơn, cần sự hỗ trợ của gia đình nhiều hơn. b/-Phân nhóm học sinh theo trình độ: -Qua danh sách học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu đã lập sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm tôi chia học sinh của lớp thành 3 nhóm: +Nhóm 1: Những học sinh giỏi Toán, có kiến thức cơ bản vững chắc, đa số các em thuộc thành phần gia đình khá, có điều kiện học tập tốt, được cha mẹ quan tâm hoặc gia đình nghèo nhưng có ý chí học tập tốt nên học giỏi. +Nhóm 2: Những học sinh khá Toán cũng nắm kiến thức khá vững nhưng do thiếu cẩn thận. +Nhóm 3: Những học sinh thuộc dạng trung bình, yếu Toán, đa số các em bị mất căn bản do: phụ huynh không quan tâm, gia đình lao động nghèo, nghỉ học thường xuyên để giúp đỡ gia đình hoặc lười học. 4/-Tổ chức các biện pháp: Sau khi phân nhóm học tập theo trình độ tôi tiến hành một số biện pháp nâng cao kĩ năng giải toán của học sinh qua các công việc cụ thể: a/-Sinh hoạt với từng nhóm đối tượng và giao việc cụ thể: +Đối với nhóm 1: Tôi tiếp xúc với từng em và nắm được những điểm mạnh của từng em. Tôi ra các bài tập nâng cao hơn và yêu cầu các em giải bằng nhiều cách. Khuyến khích các em hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giải toán (nhất là học sinh yếu). Phân các em gần nhà lập thành một nhóm nhỏ để giúp đỡ nhau học tập. +Đối với nhóm 2: Tiếp xúc với các em qua 1, 2 tuần đầu, tôi nắm được những hạn chế thiếu sót của từng em. Từ đó, tôi luôn khuyến khích các em cần phải lưu ý, cẩn thận hơn. Cần học tập, trao đổi thêm cách giải toán với bạn, giải toán và hỗ trợ những em chưa biết giải toán hoặc giải chậm. +Đối với nhóm 3: Đây là những đối tượng học sinh cần được quan tâm nhiều hơn. Tôi lên kế hoạch phụ đạo 1 buổi / tuần, trong những giờ phụ đạo đó tôi củng cố lại cho học sinh nắm từng cách giải cho từng dạng toán, ra bài tập cụ thể theo dạng toán đó (đặc biệt là số nhỏ, dễ tính) để các em chủ yếu là biết cách giải, giải được, rồi từ từ ra bài tập khó hơn một chút. Ngoài ra tôi còn khuyến khích các em là phải mạnh dạn trao đổi khi họp nhóm và nên thắc mắc với giáo viên khi chưa hiểu được gì khi giải toán. Tôi còn thông tin cho các em biết sắp tới phải học nhóm nhỏ ở nhà và phải cố gắng làm bài tập nhiều hơn. -Đối với học sinh cá biệt như em Nguyễn Trí Hiếu: đầu óc hay quên, hay em Nguyễn Hữu Phong: nhà nghèo, ba mẹ làm ăn xa, sống với ông nội già yếu. Tôi luôn tạo điều kiện cho các em thực hành giải toán nhiều trên bảng lớp (nhất là những bài tập đơn giản). Bằng tình cảm chân thành, yêu thương, lo lắng cho các em từ đó tôi thấy các em thích làm bài tập hơn, tôi thường ra thêm bài tập đồng dạng cho học sinh tự giải ở nhà. b/-Giao việc cụ thể và tiến hành thực hiện: *Giao việc cụ thể cho học sinh: Tôi tiến hành lập các nhóm nhỏ (5 – 6 học sinh). Mỗi nhóm như thế bao gồm đủ các đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, học sinh yếu. Tôi dặn dò các em cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong khi học nhóm; học sinh giỏi phải làm gương, giảng giải cách làm cho các bạn học yếu chưa biết giải toán. Học sinh khá cố gắng khắc phục những thiếu sót, tính toán cẩn thận hơn. Các học sinh trung bình, yếu chưa biết giải toán phải chăm chú nghe hướng dẫn của bạn, làm bài tập nhiều hơn. Tôi đưa vào tiêu chí thi đua giữa các tổ. Mỗi ngày, sau buổi học tôi ra bài tập về nhà. Đầu buổi học hôm sau tôi tổ chức chữa bài, sau khi chữa bài xong, các em đổi vở cho nhau kiểm tra; Mỗi em làm đúng thì được ghi một điểm 10 cho tổ. Qua hai năm thực hiện tôi rất tâm đắc về điều này. Chỉ cần 1, 2 bài tập mỗi ngày, các em sẽ giải được bài dễ, dần dần giải bài khó hơn, nhiều cách hơn. Cứ như thế cuối mỗi buổi học là các em yêu cầu tôi ra bài tập về nhà. *Tiến hành thực hiện: Khi giảng dạy trên lớp tôi cố gắng nghiên cứu kĩ từng bài toán giải và đề ra phương pháp hướng dẫn, nội dung câu hỏi chính xác, phù hợp từng đối tượng học sinh. Khi học sinh chưa trả lời được tôi ra câu hỏi gợi ý, giảng giải; sau đó cho các em lặp lại ý đúng nhiều lần để khắc sâu kiến thức. Tôi cải tiến phương pháp hướng dẫn giải toán bằng nhiều cách. *Sử dụng phương pháp theo 4 bước: Để có thể giải được một bài toán, thường phải tuân theo một đường lối chung gồm bốn bước như sau: -Bước 1: Đọc kĩ đề toán (ít nhất là hai lần), để nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài toán: xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm. Cần hết sức lưu ý tìm hiểu ý nghĩa cho các từ quan trọng trong đề toán. Chớ vội bắt tay vào tính toán khi chưa đọc kĩ đề. -Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn. Thông qua đó, thiết lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm. Ví dụ 1: Với bài toán “Lớp em có 46 bạn. Số bạn trai nhiều hơn số bạn gái 6 bạn. Hỏi số bạn trai và số bạn gái của lớp em? Ta có thể tóm tắt như sau: ? Bạn gái: 6 46 bạn Bạn trai: ? Ví dụ 2: Với bài toán “3 thùng mật ong đựng được 27lít. Hỏi có 5 thùng như vậy thì đựng được bao nhiêu lít?”. Ta có thể tóm tắt theo một vài cách như sau: *Cách 1: 3 thùng : 27 lít 5 thùng : ? lít *Cách 2: 27 l ? l v.v… Ví dụ 3: Với bài toán “Cứ 13,5m vải thì may được 9 cái áo đồng phục cho học sinh. Biết rằng lớp 5A có 45 học sinh, lớp 5B có ít hơn 5A là 3 học sinh. Hỏi cần phải dùng bao nhiêu mét vải để may áo đồng phục cho cả hai lớp?”, ta có thể tóm tắt như sau: Dùng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng 13,5m 9 áo 45hs 5A 3hs ? hs ? m 5B -Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải Thường thường, ta xuất phát từ cái phải tìm, tức là từ câu hỏi của bài toán mà suy luận ngược lên cho tới những điều đã cho để tìm cách giải (phương pháp này là phân tích). Như vậy, ta thường phải tự hỏi mình: +Bài toán hỏi gì? +Muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết cái gì? +Muốn biết cái đó thì phải thực hiện phép tính nào? Ví dụ: Với bài toán nêu trong “Ví dụ 3” ở trên, có thể phân tích để tìm cách giải như sau: +Bài toán hỏi gì? (Số mét vải cần dùng cho cả hai lớp) +Muốn tìm số vải đó ta phải làm như thế nào? (Lấy tổng số học sinh của cả hai lớp nhân với số vải để may 1 áo) +Muốn tìm tổng số học sinh của hai lớp ta làm thế nào? (Lấy số học sinh lớp 5A cộng lớp 5B) +Số học sinh lớp 5A biết chưa? (Biết rồi, 45) +Số học sinh lớp 5B biết chưa? (Chưa biết). Có thể tính bằng cách nào? (Lấy học sinh lớp 5A trừ đi 3) +Bấy giờ, muốn tìm số vải để may 1 áo ta làm thế nào? (Lấy số vải đã dùng để may 9 áo chia cho 9; tức là 13,5m : 9) Quá trình phân tích trên thường được lần lượt ghi lại vắn tắt thành sơ đồ như sau: Tổng số vải = Tổng số HS x Số vải để may 1 áo 5A + 5B (Số vải để may 9 áo) : 9 45 5A – 3 13,5m : 9 Đi ngược lại sơ đồ trên (từ dưới lên) ta có trình tự giải bài toán: Đây là phương pháp tổng hợp, giúp học sinh trình bày lời giải của bài toán (1) Tính số học sinh lớp 5B (Số học sinh lớp 5A – 3) (2) Tính tổng số học sinh hai lớp (3) Tính số vải để may 1 áo (13,5m : 9) (4) Tính tổng số vải cần dùng (Kết quả bước 2 nhân với bước 3) -Bước 4: Thực hiện chính xác các phép tính và trình bày bài giải +Thực hiện các phép tính theo trình tự đã được thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính xong cần thử lại xem đã tính đúng chưa. Giải xong, phải thử xem đáp số có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? +Trình bày bài giải của bài toán: Ví dụ, với bài toán nêu ở trên, ta trình bày bài giải như sau: Giải: Số vải để may một áo là: 13,5 : 9 = 1,5 (m) Số học sinh lớp 5B là: 45 – 3 = 42 (học sinh) Số học sinh cả hai lớp là: 45 + 42 = 87 (học sinh) Tổng số vải cần dùng là: 1,5 x 87 = 130,5 (m) Đáp số: 130,5m *Sử dụng phương pháp lựa chọn: Ví dụ: Cho 1 số có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. Nếu lấy số đó cộng với 7 thì được số có hai chữ số giống nhau. Hãy tìm số đã cho. Giải Số có 2 chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. Vậy số đó có thể là: 12 ; 24 ; 36 ; 48 Xét lại điều kiện của bài toán: Nếu lấy số đó cộng với 7 thì được số có hai chữ số giống nhau. Vậy ta có: 12 + 7 = 19 ( loại ) 24 + 7 = 31 ( loại ) 36 + 7 = 42 ( loại ) 48 + 7 = 55 ( nhận ) Vậy số cần tìm là : 55 *Sử dụng hình ảnh trực quan, thực tế: Đối với những bài toán mang tính suy luận tôi thường sử dụng hình ảnh trực quan, thực tế để mang đến cho các em sự hứng thú khi giải toán. Ví dụ như: Bài 2 trang 21 / SGK: Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hằng tháng là 800000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền? -Tôi sẽ mời 3 học sinh đứng trước lớp đóng vai bố, mẹ và con. Mỗi bạn cầm 1 tờ phiếu ghi số 800000 đồng, tôi hỏi: +Lúc đầu gia đình có mấy người? (Có 3 người) +Bình quân hằng tháng mỗi người thu nhập được bao nhiêu tiền? (800000 đồng) +Đề bài cho biết có thêm mấy người nữa? (1 người) +Vậy gia đình đó có tất cả mấy người? (4 người); Giáo viên gọi thêm 1 học sinh nữa bước vào nhóm +Đề bài cho biết số tiền thu nhập hằng tháng của mỗi người có tăng thêm không? (không) +Nhiệm vụ của các em sẽ tìm gì? (Số tiền thu nhập hằng tháng của mỗi người sẽ bị giảm đi bao nhiêu?) Từ cách gợi mở như thế, tôi nhận thấy học sinh của tôi vô cùng thích thú khi giải những bài toán có liên quan đến thực tế cuộc sống. *Sử dụng đồ dùng dạy học linh hoạt, sáng tạo: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoài những đồ dùng dạy học sẵn có, tôi cùng với đồng nghiệp bàn luận hoặc sưu tầm thêm để gây sự chú ý cho học sinh Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 / 31 SGK: “Để lát nền một căn phòng hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng đó, biết rằng căn phòng đó có chiều rộng 6m, chiều dài 9m?” (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể) Tôi mang theo viên gạch hình vuông cạnh 30cm để các em quan sát. Sau khi cho học sinh tìm hiểu đề, tôi hỏi: +Bài toán cho biết gì? (Người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 30cm để lát kín căn phòng có chiều rộng 6m, chiều dài 9m) +Bài toán hỏi gì? (Cần bao nhiêu viên gạch để lát kín căn phòng?) +Để tìm được số viên gạch để lát kín căn phòng, ta cần biết gì? (Diện tích căn phòng và diện tích một viên gạch) -Giáo viên giới thiệu viên gạch: Đây là viên gạch hoa hình vuông có số đo một cạnh là 30cm (Giáo viên dùng thước đo kiểm tra lại cho cả lớp quan sát) +Khi biết được diện tích căn phòng và diện tích một viên gạch ta tìm số viên gạch bằng cách nào? (Lấy diện tích căn phòng chia cho diện tích một viên gạch) -Giáo viên cần giới thiệu cho học sinh hiểu phần mạch vữa không đáng kể nghĩa là diện tích chỗ tiếp xúc giữa 2 viên gạch khi lát nền căn phòng không tính. Kết quả là các em nhớ lâu dạng toán này và ham thích học. Ví dụ 2: Khi dạy bài 3 / 60 SGK: Trên bảng đồ tỉ lệ 1 : 1000000, quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết đo được 19,8cm. Hỏi độ dài thực của quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết là bao nhiêu ki – lô – mét? Tôi sử dụng bản đồ phân môn địa lý tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh khi tiếp xúc dạng toán này. Có thể cho học sinh đo đạc trực tiếp trên bản đồ giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tế. *Sử dụng các hoạt động ôn tập hỗ trợ: Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để cùng với gia đình đôn đốc, nhắc nhở các em học tập tốt hơn, làm bài tập đầy đủ hơn. Vì hằng ngày, cuối mỗi buổi học tôi thường ra bài tập về nhà dạng nâng cao cho học sinh làm thêm. Khi gặp bài toán khó, ngoài khả năng hỗ trợ của những phụ huynh, phụ huynh đến hỏi tôi nhiệt tình giải thích từ đó phụ huynh rất hài lòng về cách làm của tôi và đôn đốc các em học tập tốt hơn. Điều quan trọng nhất đối với môn Toán là ôn luyện kiến thức một cách thường xuyên. Đây là yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập của các em. Tôi thường tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức mà các em hay quên và hạn chế vào chiều thứ sáu hàng tuần, đầu giờ ôn bài và 5 – 10 phút sau mỗi buổi học. 5/-Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Qua nhiều năm áp dụng biện pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy học môn Toán nâng lên đáng khích lệ (nhất là tỉ lệ học sinh khá, giỏi), học sinh trung bình yếu tiến bộ rõ rệt. Các em nắm chắc các dạng toán và giải chính xác hơn. Bi
File đính kèm:
- SKKN_NGUYEN_VAN_ANH_20092010.doc