Phương pháp tập luyện đội hình, đội ngũ trong đội nghi thức mẫu
Trong giai đoạn hiện nay sự nghiệp GD của đất nước được coi là quốc sách hàng đầu. Chính vì lẽ đó giáo dục cho các em học sinh phát triển toàn diện về nhân cách là một vấn đề lớn được đặt ra trong môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội.
Ở nhà trường, ngoài việc giáo dục cho các em về tri thức thì còn giáo dục cho các em về ý thức hình thành nhân cách, bởi lẽ một con ngươì muốn phát triển toàn diện nhân cách của mình phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “ Cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”
Để làm được điều đó ngay từ bây giờ các em phải rèn luyện cho bản thân mình về cả tài lẫn đức để trở thành con người của thời đại mới.
Lứa tuổi hiện nay của các em tham gia tổ chức Đội chính là một môi trường tốt để các em hình thành và phát triển những khả năng của mình từ đó hình thành nhân cách.
Trong tổ chức Đội người đội viên phải nắm rõ 7 yêu cầu cơ bản. Nhưng trên thực tế các em đội viên ít ai thực hiện tốt được những yêu cầu cơ bản đó.
Hàng năm cuộc thi Nghi thức mẫu (NTM) các cấp cũng nhằm đánh giá tình hình hoạt động Đội cũng như kỹ năng của các đội viên tại liên đội.
Tập luyện cho một đội viên đạt chuẩn, thành thạo những kỹ năng của người đội viên đã khó và càng khó hơn khi tập luyện cho cả một đội hình,một tập thể cùng thống nhất thực hiện các yêu cầu trên cùng một lúc.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong giai đoạn hiện nay sự nghiệp GD của đất nước được coi là quốc sách hàng đầu. Chính vì lẽ đó giáo dục cho các em học sinh phát triển toàn diện về nhân cách là một vấn đề lớn được đặt ra trong môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Ở nhà trường, ngoài việc giáo dục cho các em về tri thức thì còn giáo dục cho các em vềø ý thức hình thành nhân cách, bởi lẽ một con ngươì muốn phát triển toàn diện nhân cách của mình phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “ Cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” Để làm được điều đó ngay từ bây giờ các em phải rèn luyện cho bản thân mình về cả tài lẫn đức để trở thành con người của thời đại mới. Lứa tuổi hiện nay của các em tham gia tổ chức Đội chính là một môi trường tốt để các em hình thành và phát triển những khả năng của mình từ đó hình thành nhân cách. Trong tổ chức Đội người đội viên phải nắm rõ 7 yêu cầu cơ bản. Nhưng trên thực tế các em đội viên ít ai thực hiện tốt được những yêu cầu cơ bản đó. Hàng năm cuộc thi Nghi thức mẫu (NTM) các cấp cũng nhằm đánh giá tình hình hoạt động Đội cũng như kỹ năng của các đội viên tại liên đội. Tập luyện cho một đội viên đạt chuẩn, thành thạo những kỹ năng của người đội viên đã khó và càng khó hơn khi tập luyện cho cả một đội hình,một tập thể cùng thống nhất thực hiện các yêu cầu trên cùng một lúc. Như chúng ta đã biết đối với một đội viên, nắm rõ và thực hiện các yêu cầu cơ bản của điều lệ Đội quy định là một sự cần thiết. Nhất là đối với các thành viên ở đội NTM càng phải thực hiện tốt hơn, chuẩn xác hơn. Một đội NTM đạt chuẩn phải bao gồm rất nhiều phần nhỏ. Trong đó có phần đội hình, đội ngũ là một phần quan trọng góp phần làm nên một đội NTM đạt chuẩn. Để những người đội viên thực hiện tốt các kỹ năng đội hình đội ngũ, cùng nhau thống nhất cách luyện tập trong một đội NTM. Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình đã và đang thực hiện phương pháp luyện tập đội hình đội ngũ trong đội NTM tại liên đội trường THCS Nghĩa Trung đạt kết quả cao trong 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009 Hy vọng sẽ áp dụng có hiệu quả đối với trường bạn. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A/ THỰC TRẠNG Liên đội trường THCS Nghĩa Trung là một trong những ngôi trường lớn của Huyện Bù Đăng. Với gần 1000 đội viên, hoạt động Đội của liên Đội trong những năm gần đây có sự phát triển đáng khích lệ. Trong năm học 2007-2008 trường đã thành lập đội NTM để tham gia các hoạt động tại nhà trường, địa phương, cũng như hoạt động của cấp Huyện. Đội NTM của nhà trường khi mới thành lập có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.Thuận lợi : - Đội NTM của liên đội được sự quan tâm giúp đỡ và hổ trợ của H Đ Đ Huyện Bù Đăng. - Được sự quan tâm giúp đỡ của Chi bộ, BGH, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội CMHS trường THCS Nghĩa Trung. - Một điều đặt biệt các em đã học được những điều cơ bản từ cấp I. 2. Khó khăn: - Bản thân là một TPT mới nhận công tác, chưa nắm rõ cách hoạt động của một đội NTM là như thế nào? Chưa thật sự nắm rõ Điều lệ Đội. Không được tham gia thường xuyên các lớp tập huấn. Mà điều lệ Đội có nhiều thay đổi trong những năm gần đây và những thay đổi đó đang được áp dụng thực nghiệm. - Trường THCS Nghĩa Trung tuy là một ngôi trường lớn, hơn 1000 hs, với 27 lớp học, có 5 lớp 2 buổi, trường lại có hai điểm trường với số lớp tại mỗi điểm tương đương nhau. CSVC còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn rộng lớn, số học sinh từ địa bàn khác đến học rất đông. Để tập hợp được các em tham gia tổ chức Đội cùng một thời gian là rất khó. Bên cạnh đó lịch học của nhà trường lại dày đặt, thời gian rảnh của các em là không có. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phong trào của Đội tại trường cũng như là việc đội viên tham gia đội NTM. - Đội viên được học những điều cơ bản từ cấp I là một điều thuận lợi rất lớn, thế nhưng các em học ở rất nhiều nơi khác nhau mà mỗi trường lại có cách tập luyện nghi thức cho các em không giống nhau vì sự thay đổi của điều lệ Đội trong những năm gần đây. Dẫn đến đội hình được chọn tập luyện không thống nhất cách tập. Phải sửa đổi những thói quen cho các em là rất khó. - Đội viên không thấy được tầm quan trọng của tổ chức Đội nói chung và NTM nói riêng. Dẫn đến không có lòng say mê với nghi thức Đội, chưa thật sự tâm huyết với công tác Đội và cố gắng hơn trong luyện tập. Từ những thuận lợi và khó khăn trên. Sau đây là những biện pháp tôi áp dụng để tập luyện cho đội NTM trong hai năm học vừa qua đã đạt được thành tích cao. B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Trong đội NTM phải thực hiện rất nhiều nội dung. Ơû đề tài này, tôi chỉ tập trung đưa ra biện pháp thực hiện cho đội NTM về luyện tập Đội hình, đội ngũ. Các biện pháp ấy như sau: 1. Nghiên cứu điều lệ Đội - Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập từ ngày 15/5/1941. đến ngày nay tổ chức đội có nhiều lần thay đổi tên gọi cũng như điều lệ cho phù hợp với vai trò và nhiệm vụ của tổ chức Đội. - Chính sự thay đổi điều lệ nên chúng ta phải kịp thời nghiên cứu, nắm bắt những thay đổi giữa cái cũ và cái mới để so sánh, thực hiện tập luyện đúng chuẩn đề ra. Bởi lẽ người TPT muốn tập luyện cho một đội NTM đạt chuẩn, trước tiên phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác các yêu cầu. Thực hiện phương châm “ mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Ví dụ : Chỉnh đốn đội ngũ trong đội hình chữ U ( theo tài liệu triển khai nội dung sửa đổi Nghi thức Đội) Nghi thức Đội khóa V quy định: “.. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự ly rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang chạm vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2( hoặc 3,4,5.. nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối. Nghi thức sửa đổi, bổ sung: “..Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự ly rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang, ( lòng bàn tay nhiêng, vuông góc với mặt đất) chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối. ( Nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều hàng ngang thì các phân đội trưởng của các phân đội 3,4,5.đứng sau phân đội trưởng phân đội 2). - Và một điều đặt biệt là chính bản thân người TPT luôn luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm, trao dồi kiến thức. 2.Chọn ban chỉ huy và thành viên trong đội NTM - Là một TPT Đội mới vào nghề, kinh nghiệm hoạt động chưa có. Tôi không ngừng học hỏi từ các anh chị TPT đi trước, nghiên cứu nắm vững về điều lệ cũ cũng như những thay đổi của điều lệ mới và các mô hình hoạt động Đội có hiệu quả. Nhìn vào thực tế của trường cũng như tìm hiểu tại các liên đội khác và nghiệm lại những hoạt động Đội của chính bản thân mình đã tham gia trong thời gian đi học Tôi rút ra một điều : để một người đội viên thực hịên tốt các yêu cầu đội viên như điều lệ Đội đã quy định trước hết cá nhân người đó phải có ý thức, tinh thần tự giác cao ( đó là một trong những tiêu chí đầu tiên để chọn lựa các thành viên trong đội NTM). * Chọn người chỉ huy đội hình: Một tập thể hoạt động tốt phải có người đứng đầu gương mẫu và có tính tự quản tốt.Chính vì lẽ đó , trước khi thành lập đội nghi thức mẫu tôi đã chọn và luyện tập một người chỉ huy có khả năng tự quản tốt, có năng lực, nắm rỏ và thực hiện tốt các kỹ năng,ý thức trách nhiệm cao, linh hoạt ,nhạy bén trong công tác Đội, đặt biệt là phải thực sự tâm huyết với phong trào Công tác Đội. * Chọn đội tuyển NTM Sau khi chọn được người chỉ huy, tôi tiến hành chọn đội tuyển từ các chi đội thông qua các buổi sinh hoạt đội, phong trào của trường lớp. Đội hình được chọn gồm 22 đội viên - tiến hành tập luyện các em vào các ngày chủ nhật trong tuần ( lí do các em trong đội tuyển có cả học sinh lớp 1 buổi , 2 buổi và học sáng chiều khác nhau) * Chọn ban chỉ huy đội hình - Tuy đã chọn người chỉ huy từ đầu nhưng muốn để các thành viên trong đội thực sự nghiêm túc và tín nhiệm người chi đội trưởng của mình tôi phải tiến hành bầu chọn công khai , dân chủ ( bởi người chỉ huy là người đại diện cho TPT trong quá trình tập luyện, các em có tín nhiệm mới có kết quả tốt ) - Các thành viên có quyền ứng cử và đề cử người chỉ huy, tiến hành bầu chọn ï. TPT phải hướng dẫn đội viên cách lựa chọn – trình bày , giải thích cho tất cả các đội viên thấy được vai trò quan trọng , trách nhiệm của người chỉ huy. - Mỗi thành viên đều được đứng vào vai trò chỉ huy đội hình một lần để thấy cái khó và nhiệm vụ của chỉ huy. Từ đó các tøhành viên sẽ chonï và tín nhiệm người chỉ huy như ý TPT đã chọn. * Chọn phân đội trưởng và phân đội phó . Sau khi chọn được người chỉ huy đội việc tiếp theo là chọnï đội hình chỉ huy hỗ trợï là các phân đội trưởng và phân đội phó ( cũng tiến hành như chọn chỉ huy – có thể là chọn những người được đề cử hoặc ứng cử chỉ huy đội hình) 3. Tạo sự say mê và hứng thú cho các thành viên trong đội NTM - Sự say mê hứng thú trong công việc bao giờ cũng mang lại kết quả, thành công cao. - Đối với tập luyện đội NTM, chúng ta cũng phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú vì: các em phải có đam mê mới cố gắng, quyết tâm với đội, có hứng thú mới lôi cuốn các em hăng hái tham gia các hoạt động. - Để làm được điều này TPT phải giúp các em thấy được vai trò quan trọng của đội NTM trong tổ chức Đội. Thông qua đó cho các em thấy được sự vinh dự khi đứng trong hàng ngũ của đội NTM, tạo cho các em tinh thần phấn đấu, nổ lực . - Lồng ghép trong buổi tập luyện là những trò chơi nhỏ, hay giới thiệu một mô hình hoạt động Đội có hiệu quả(tìm hiểu trên mạng và tạp chí người TPT, các trường bạn)nhằm lôi cuốn các em đến với tổ chức đội nói chung và đội NTM nói riêng. - Thực hiện phương châm “gần gũi, lắng nghe và chia sẽ” đến từng đội viên trong đội. Khi người TPT biết lắng nghe và chia sẽ với các em, giúp các em thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình, từ đó các em thấy thân thiện với tổ chức, với mọi người Ví dụ : khi có một em trong đội hình thực hiện không tốt các yêu cầu đề ra, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn cho em cái khó mà em gặp phải, khuyến khích, khích lệđể em cố gắng hơn và đạt đựợc kết quả tốt trong thời gian sau đó.. - Các em học sinh có lịch học dày đặt nên việc sắp xếp thời gian để tham gia tập luyện NTM là rất khó khăn, người TPT phải biết làm cho các em nhận thức được rằng khi đi tập NTM cũng giống như là một buổi vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó phải tích cực tham mưu với BGH, GVCN, PHHS sắp xếp thời gian, cũng như ủng hộ về mặt tinh thần cho các em thỏa mái tham gia tập luyện. Ví dụ : Có đội viên mỗi sáng chủ nhật phải đi lễ nhà thờ. TPT đã tham mưu với BGH cùng GVCN gặp gỡ PHHS trao đổi về việc cho các em tham gia tập luyện vào ngày chủ nhật, có thể chuyển việc đi lễ vào tối thứ 7 và gia đình đã đồng ý ( các em cũng có quyền thực hiện tự do tín ngưỡng của mình mà không ảnh hưởng đến việc học tập, tập luyện đội NTM).. 4.Tiến hành tập luyện đội Nghi thức mẫu Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong đó nổi bậc là giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho độïi viên; tạo ra vẽ đẹp, tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội. Với mục đích như vậy khi tập luyện cho đội hình NTM tôi đã tiến hành như sau: * Phần I : Giai đoạn khởi đầu + Chọn một đội hình làm chuẩn, tập luyện thành thạo các kỹ năng đội hình đội ngũ – đó là những động tác cá nhân di động và tại chỗ( trong đó có chi đội trưởng - phân đội trưởng – phân đội phó): tất cả là 7 người. + Sau khi chọn và tập luyện đội hình chuẩn sẽ chia đều đội hình về các phân đội ( mỗi phân đội là hai thành viên ) + Cho các phân đội tập luyện dưới sự chỉ huy của ïphân đội trưởng. + Khi cho từng phân đội tập luyện với đội hình chuẩn nhất chúng ta đã sử dụng phương pháp nhân rộng điển hình để đi đến thống nhất đội hình cùng một kiểu mẫu. * Phần II : Giai đọan tập luyện ( phát huy vai trò tự quản, tự giác, tích cực của các em đội viên) - Trong phần đội hình, đội ngũ bao gồm 4 loại đội hình ( đội hình hàng dọc, đội hình hàng ngang, đội hình chữ U, đội hình hình tròn). Để phân tích, hướng dẫn thực hiện các động tác ra theo từng đội hình thì dễ bị lặp lại bởi ở mỗi loại đội hình có một số động tác nhỏ giống nhau. Nên tôi sẽ đưa ra một số phương pháp tập luyện chung. + Trong quá trình các phân đội tập luyện người chỉ huy đã quan sát được khả năng của các bạn như thế nào. Khi kết hợp tập luyện cả đội hình người chỉ huy phải chú ý đến các thành viên còn yếu kỷ năng để giúp đỡ và phân công người giúp đỡ cho các bạn ( TPT quan sát chỉ huy tự quản đội hình và hướng dẫn giúp đỡ chỉ huy hoàn thiện vai trò của mình, cùng với các đội viên trong đội tuyển) + Sau khi thống nhất tập luyện với đội hình tập thể, sẽ đi vào hướng dẫn cụ thể cho các em tập hợp các loại đội hình. Chú ý đến điểm rót, tạo cho các em sự nhạy bén, quan sát , xác định vị trí điểm rót. + Giai đọan này việc quản lí giúp đỡ các em trong đội phải thống nhất với nhau thực hiện các kỹ năng là quan trọng nhất. Chúng ta phải hình thành cho các em kỹ năng quan sát, lắng nghe. - Với người chỉ huy khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát. Giữa động lệnh và dự lệnh phải có nhịp nghỉ. Dự lệnh kéo dài và động lệnh dứt khoát. Ví dụ : Quay bên phải thì “bên phải” là dự lệnh , “quay” là động lệnh Người chỉ huy hô : Bên phảiiiiiiiiiii - quay - Đối với những động tác nhanh gọn thì các em đứng trong đội hình phải sử dụng khả năng nghe của mình khi có “dự lệnh” của người chỉ huy phải lập tức xác định ngay nội dung cần thực hiện, sau khi nghe “động lệnh” sẽ tiến hành thực hiện. Ví dụ : Khi có dự lệnh “bên phảiiiiiii” thì người đội viên phải xác định ngay bên phảùi là hướng nào. Khi có động lệnh “quay” thì tiến hành quay. - Đối với động tác nhiều công đọan thì ta phải có người làm chuẩn hoặc người ra dấu hiệu cho các động tác thống nhất ( như thắt khăn quàng, giương cờ ..) Ví dụ : ° Động tác thắt khăn với đội hình hàng ngang thì các động tác nhỏ sẽ theo sự điều khiển của chỉ huy, các thành viên đều nhìn chỉ huy ra hiệu để thực hiện các bước - người chỉ huy quan sát các thành viên trong đội và ra dấu cho các bạn thực hiện động tác như quy định. °Nhưng với việc thắt khăn quàng ở đội hình chữ U thì khó khăn hơn. Khi nghiên cứu các động tác thắt khăn tôi đã thống nhất với các em sẽ tiếng hành các bước theo nhịp trống chào cờ. Bởi vì đội hình NTM chuẩn cũng nắm rõ và thực hành tốt các bài trống quy định ( lúc này các em đồng loạt đọc nhẩm sau khi chỉ huy dứt khẩu lệnh “thắt khăn”. ( ví dụ : 12345 12 11- tiến hành động tác dựng cổ áo , 12345 12 12 – tiến hành dùng tay trái nắm đuôi khăn còn lại đưa ngang trước ngực, 12345 12 13 12345 12 14 12345 12 15 – tiến hành xếp khăn theo cánh quạt , 123456789 – đồng loạt đưa khăn vào cổ áo hướng từ trái sang cứ tương tự như vậy chia đều động tác với nhịp trống. Luyện tập cho các em thuần thục động tác, thực hiện một cách nhanh gọn , dứt khoát.(Mặc dù vậy, cũng có khi các thành viên trong đội làm không chuẩn động tác cùng đội hình. Lúc này tôi cũng chỉ cho các em một mẹo nhỏ : khi thắt khăn xong, động tác cuối cùng của các em là bẽ cổ áo, dù có làm xong các em cũng phải làm động tác kiểm tra lại đến khi có khẩu lệnh “thôi” của chỉ huy đồng loạt sẽ bỏ tay xuống) - Trong đội hình NTM mỗi động tác nhỏ đều góp phần tích cực, bởi lẽ “Mẫu” là phải chuẩn, phải chính xác. Cho nên tôi phải thống nhất cách tập luyện cho các thành viên trong đội tuyển từ những điều nhỏ nhất. Kể cả việc sắp xếp động tác cho các em thực hiện. Ví dụ : Trong đội hình hàng dọc - Thống nhất cho chỉ huy ra khẩu lệnh dứt khoát, thực hiện các động tác theo thứ tự : Tập hợp đội hình à chỉnh đốn cự ly à điểm số à các động cá nhân tại chổ à các động tác cá nhân di động. - Trong mỗi động tác tôi cũng thống nhất cho các em phải làm như thế nào để đội hình đều , đẹp mà không bị rối. Ví dụ : So cự ly hàng dọc. Đội hình đang ở cự ly rộng, khi có khẩu lệnh “cự ly hẹp – nhìn chuẩn thẳng” phân đội trưởng phân đội 1 đưa tay chống ngang hông như quy định , phân đội trưởng phân đội hai bước sang phải một bước và đặt tay tương tự, phân đội trưởng phân đội 3 sẽ bước sang phải hai bước. Các thành viên còøn lại nhìn chuẩn và cũng có những thao tác tương tự ( đối với các thành viên phân đội 1 vẫn làm chuẩn như quy định là tay trái chạm vai người phía trước lòng bàn tay hướng ra ngoài đội hình). Lưu ý ở đây chúng ta nhắc học sinh khi bước sang phải hay trái thì bước chân rộng bằng vai nhưng ở một số trường hợp ta cũng phải linh độâng như rộng hơn hoặc nhỏ hơn vì trong đội hình có bạn cao, bạn thấp Tương tự , ở mỗi đội hình tôi đều tính và quy định bước chân khi so cự ly, như vậy các em sẽ thực hiện đều mà không rối đội hình. Trong mỗi quy định cho đội hình thực hiện đều và đẹp TPT cho đội viên có ý kiến đóng góp, thảo luận cùng đưa ra cái biện pháp khả thi nhất. Và cứ như thế ở mỗi đội hình tôi đều quy định học sinh mình thực hiện các động tác như thế nào cho phù hợp và cùng thực hiện đều với nhau để tạo thành một thể thống nhất. Đó cũng chính là mục đích của việc tập luyện đội hình, đội ngũ trong Nghi thức Đội. 5.Sử dụng phương pháp thi đua khen thưởng: - Trong quá trình tập luyên đội NTM tôi luôn lồng
File đính kèm:
- mot so kinh nghiem tap luyen doi hinh doi ngu trong doi NTM.doc