Quan điểm tích hợp trong giảng dạy Tiếng Việt

Trong thời đại ngày nay, nhà trường cần giáo dục, đào tạo học sinh trở thành những người lao động sáng tạo. Bởi vậy ngay từ đầu, việc trang bị cho học sinh một năng lực sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mai sau là hết sức cần thiết. Thậm chí mục tiêu đó càng trở nên bức thiết trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Hiện tượng “bùng nổ thông tin” và nhịp độ khẩn trương của cuộc sống xã hội hiện nay đòi hỏi mọi người phải có óc sáng tạo, có khả năng nhận biết, phê phán, đặt ra và giải quyết được những vấn đề của khoa học, xã hội và cuộc sống. Bởi vậy xin khẳng định lại: đào tạo học sinh trở thành những người có tư duy sáng tạo và hoạt động tích cực là mục tiêu của nhà trường hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó, việc dạy học nói chung và dạy văn nói riêng phải có một hệ thống phương pháp tích cực và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại .

Là một người thầy dạy văn tâm huyết và yêu nghề, trước hết cần phải hiểu: tác phẩm văn chương luôn chứa đựng trong nó mâu thuẫn biện chứng của quan hệ giữa nội dung và hình thức. Hình thức là cái vẻ bề ngoài nhìn thấy được, còn ẩn chứa đằng sau nó là cả một thế giới ý nghĩa phong phú và biết bao vấn đề của cuộc sống dung hợp trong đó. Có nhà phê bình đã từng nhận định: “ Văn chương là hình dung của sự sống, văn chương tạo cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Cuộc đời phù phiếm, chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. Thiết nghĩ nếu văn chương có tác dụng to lớn và lâu dài đối với đời sống tâm hồn và trí tuệ người đọc, người học đến như vậy thì việc dạy văn thực sự đảm trách một sứ mệnh không nhỏ. Tuy nhiên để phát huy được sức mạnh của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường thì như trên đã nói: đòi hỏi phải có phương pháp dạy và học tích cực. Nói cách khác những người dạy văn phải thực sự trở thành sứ giả mùa xuân đánh thức những nụ mầm ngủ yên dưới lớp vỏ xơ cứng của ngôn từ - đánh thức sự sống đang đọng lại im lìm trong lớp chữ nghĩa kia .Để rồi các em có khả năng diễn đạt đúng, hay, truyền cảm những điều mình muốn nói về sự vật, hiện tượng trong đời sống, xã hội

 

doc23 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6465 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Quan điểm tích hợp trong giảng dạy Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo thành phố nam định
Trường THCS trần đăng ninh
Báo cáo sáng kiến 
 Quan điểm tích hợp trong giảng dạy tiếng việt
Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đồng tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
Chức vụ : Giáo viên
Nơi công tác: THCS Trần Đăng Ninh
Nam Định ngày 15-04-2010
Thông tin chung về sáng kiến
1.Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
Quan điểm tích hợp
 trong giảng dạy tiếng việt
2. Lĩnh vực áp dụng: Tổ Văn của trường
3. Thời gian áp dụng: Trong cả năm học 
4. Tác giả:
	- Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ
	- Năm sinh: 24-4-1959
	- Nơi thương trú: 110/98 Nguyễn Trãi- Nam Định
	-Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngành Ngữ văn
	- Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
5. Đồng tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng
	- Năm sinh: 16-8-1962
	- Nơi thương trú: 4/109 Bắc Ninh dài -Nam Định
	-Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngành Ngữ văn
	- Chức vụ: Giáo viên
	- Nơi công tác: Trường THCS Trần Đăng Ninh.
Thành phố Nam Định
	- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Du- Nam Định
	- Điện thoại 0350.3847034
6. Đơn vị áp dụng: Tổ văn
 trường THCS Trần Đăng Ninh Thành phố Nam Định
A. Điều kiện, hoàn cảnh tạo sáng kiến : 
Trong thời đại ngày nay, nhà trường cần giáo dục, đào tạo học sinh trở thành những người lao động sáng tạo. Bởi vậy ngay từ đầu, việc trang bị cho học sinh một năng lực sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mai sau là hết sức cần thiết. Thậm chí mục tiêu đó càng trở nên bức thiết trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Hiện tượng “bùng nổ thông tin” và nhịp độ khẩn trương của cuộc sống xã hội hiện nay đòi hỏi mọi người phải có óc sáng tạo, có khả năng nhận biết, phê phán, đặt ra và giải quyết được những vấn đề của khoa học, xã hội và cuộc sống. Bởi vậy xin khẳng định lại: đào tạo học sinh trở thành những người có tư duy sáng tạo và hoạt động tích cực là mục tiêu của nhà trường hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó, việc dạy học nói chung và dạy văn nói riêng phải có một hệ thống phương pháp tích cực và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại .
Là một người thầy dạy văn tâm huyết và yêu nghề, trước hết cần phải hiểu: tác phẩm văn chương luôn chứa đựng trong nó mâu thuẫn biện chứng của quan hệ giữa nội dung và hình thức. Hình thức là cái vẻ bề ngoài nhìn thấy được, còn ẩn chứa đằng sau nó là cả một thế giới ý nghĩa phong phú và biết bao vấn đề của cuộc sống dung hợp trong đó. Có nhà phê bình đã từng nhận định: “ Văn chương là hình dung của sự sống, văn chương tạo cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Cuộc đời phù phiếm, chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. Thiết nghĩ nếu văn chương có tác dụng to lớn và lâu dài đối với đời sống tâm hồn và trí tuệ người đọc, người học đến như vậy thì việc dạy văn thực sự đảm trách một sứ mệnh không nhỏ. Tuy nhiên để phát huy được sức mạnh của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường thì như trên đã nói: đòi hỏi phải có phương pháp dạy và học tích cực. Nói cách khác những người dạy văn phải thực sự trở thành sứ giả mùa xuân đánh thức những nụ mầm ngủ yên dưới lớp vỏ xơ cứng của ngôn từ - đánh thức sự sống đang đọng lại im lìm trong lớp chữ nghĩa kia ...Để rồi các em có khả năng diễn đạt đúng, hay, truyền cảm những điều mình muốn nói về sự vật, hiện tượng trong đời sống, xã hội 
Muốn diễn đạt đúng, hay, truyền cảm, học sinh không chỉ hiểu sâu sắc điều
mình muốn nói, biết tổ chức, sắp xếp các ý một cách lô gích mà cần phải có vốn từ ngữ phong phú, chính xác. Giúp học sinh có vốn từ, biết cách sử dụng từ là nhiệm vụ của phần từ ngữ của môn Ngữ văn. ở chương trình THCS phần từ ngữ có 4 mảng :
.Tri thức về đơn vị từ ngữ
. Tri thức về nghĩa của từ
. Tri thức về tu từ
. Tri thức về phát triển từ vựng
 Ngoài mảng phát triển từ vựng vốn từ, các mảng còn lại cung cấp cho học sinh theo khả năng biểu đạt của từ. Có thể nói các mảng này chứa các bài hết sức quan trọng. Nếu giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt những bài này thì sẽ rất thuận lợi trong giao tiếp cũng như trong cảm thụ tác phẩm văn chương. Nhất là phần Từ ngữ có vị trí, ý nghĩa, nhiệm vụ rất quan trọng trong việc học văn, viết văn, giao tiếp trong đời sống của mỗi người 
Theo qui luật, xã hội ngày càng phát triển, hiện thực cuộc sống ngày càng phong phú thì vốn từ ngày càng phát triển, sự vật hiện tượng nhiều lên, phải có từ để biểu thị chúng nên rất nhiều từ mới xuất hiện như: siêu thị, siêu bền, internet, elnino
 Từ ngữ là tài sản riêng của mỗi quốc gia, nó giúp con người hiểu biết về dân tộc. Dân tộc ta ở vùng nhiệt đới, gần với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá nên ông cha ta hay dùng thiên nhiên để diễn tả sự vật. Chẳng hạn : “ Sen tàn cúc lại nở hoa” là chỉ thời gian bốn mùa luân chuyển; tả người con gái xinh đẹp thuỳ mị, tươi tắn thì “Miệng cười như thể hoa ngâu”; nói về hành động hèn nhát phản bội thì “Cõng rắn cắn gà nhà”Thông qua từ ngữ ta thấy tâm lí nhân dân, tâm hồn dân tộc .
 Từ ngữ tiếng Việt có khả năng biểu đạt rất cao. Có những từ có nhiều nghĩa. Chẳng hạn từ “đánh” theo nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học có tới 27 nghĩa :
Làm cho đau bằng sức lực cơ bắp hoặc vũ khí, mưu trí (đánh con mèo hay ăn vụng)
Tìm cách diệt địch bằng sức mạnh vũ khí, mưu trí ( đánh cho Mĩ cút ngụy nhào )
Gõ vào một vật nào đó cho kêu ( mang chuông đi đánh nước người)
Khuấy một chất lỏng cho lắng (đánh phèn chua vào bể nước)
Rèn kim loại thành đồ vật (đánh con dao)
Xoa hay xát cho sạch, đẹp ( đánh xi đôi giày)
Xát, gõ vào một vật nhằm đạt hiệu quả ( đánh diêm, đánh máy chữ)
Đào cả vầng (đánh cây)
Dự một cuộc chơi (đánh cờ)
Xếp gọn, gấp lại (đánh đống, đánh luống)
Bắt con vật bằng bẫy (đánh cá)
Tỉa bớt đi (đánh lông mày)
Vạch một vệt cho dễ tìm (đánh dấu)
Gửi tin tức đi (đánh điện)
Lảng tránh (đánh tháo)
Vô ý để mất (đánh rơi)
Kết tình thân (đánh bạn)
Qui định cho người kinh doanh nộp một phần thu nhập vào công quĩ (đánh thuế)
Lấy của người khác (đánh cắp)
Ngửi thấy mùi từ xa (đánh hơi)
Cứ làm dù cho nguy hiểm ( đánh liều)
Ghi thứ tự vào vật để dễ kiểm soát (đánh dấu )
Cho người khác biết ý mình một cách gián tiếp qua người trung gian (đánh tiếng)
Làm cho không đạt thứ vị (đánh trượt)
Tim đập quá mạnh vì xúc động (đánh trống ngực)
Ghép nguyên âm, phụ âm để đọc thành tiếng ( đánh vần)
Làm cho lộ xộn (đánh lộn, đánh tráo )
Ngược lại, có những sự vật hiện tượng lại được thể hiện bằng nhiều từ khác nhau. Chẳng hạn, biểu thị sự việc ngừng sự sống có các từ : chết, từ trần, băng hà, khuất núi, về già, tử trận, hi sinh, ra đi, hai năm mươi, tỏi, toạch, tịch, viên tịch, thu thần thị tịch 
 Như vậy, đối với học sinh, hiểu biết và trau dồi vốn từ là hết sức quan trọng. Nói cách khác, phân môn từ ngữ có ý nghĩa rất lớn 
 Vì vậy, nhiệm vụ của phân môn từ ngữ là phải đạt được 3 mục tiêu :
Cung cấp cho học sinh tri thức về từ pháp, từ nghĩa để nâng cao năng lực dùng từ từ tự phát đến tự giác 
Cung cấp vốn từ có tính toán đến tần số sử dụng trong cuộc sống 
Luyện tập cho các em biết vận dụng từ ngữ chuẩn xác 
 Các mục tiêu đó dẫn đến các nhiệm vụ sau:
Trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống từ vựng Tiếng Việt và các qui tắc lựa chọn, sử dụng từ ngữ tiếng Việt 
Làm phong phú hoá vốn từ ngữ của học sinh cả về số lượng lẫn chất lượng 
Làm tích cực hoá vốn từ ngữ cho học sinh, học sinh chủ động sử dụng từ để tạo câu trong giao tiếp .
 Làm chuẩn hoá vốn từ của học sinh 
Cả bốn nhiệm vụ trên với các mảng : lớp từ , nghĩa của từ, tu từ (phạm vi của đề tài này) không chỉ hướng tới việc rèn luyện cho học sinh cách dùng từ sao cho có hiệu quả mà học sinh còn phải thấy ý nghĩa văn chương của các từ trong giao tiếp (ngôn bản hoặc văn bản). Như vậy, giáo viên không chỉ hướng dẫn để học sinh hiểu khái niệm, thấy dụng ý của tác giả khi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ mà còn phải chỉ cho học sinh biết con dường khám phá giá trị thẩm mĩ của các phương tiện ngôn ngữ 
Những suy nghĩ ấy khiến người thày dạy văn như chúng tôi luôn trăn trở: phải làm gì và làm như thế nào đây để việc dạy và học Văn – Tiếng Việt bắt nhịp được với xu thế phát triển của thời đại? Để đáp ứng được những yêu cầu không ngừng đổi mới của nền giáo dục hiện đại? Và trên hết là để học sinh yêu thích những giờ văn của mình để môn văn thực sự trở thành nguồn mạch trong lành nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm tốt đẹp của lớp lớp thế hệ học sinh thân yêu của chúng ta? Mà chương trình văn – Tiếng Việt của trường THCS có nhiều phân môn, mỗi phân môn có một nhiệm vụ riêng. Phân môn văn cung cấp cho học sinh những hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam cũng như thế giới. Học sinh được làm quen với các tác giả, tác phẩm văn học của từng giai đoạn, để từ đó có những hiểu biết về đất nước, con người ở những địa bàn, những thời điểm khác nhau. Phân môn từ ngữ mang lại cho học sinh hiểu về câu, các thành phần câu, các kiểu câu để viết câu cho đúng. Phân môn tập làm văn giúp học sinh biết làm các bài văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luậnDù mỗi phân môn có nhiệm vụ riêng nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Chính mối quan hệ này giúp học sinh có khả năng diễn đạt điều mình muốn nói cho dù đó là điều thuộc lĩnh vực cuộc sống, xã hội, hay khoa họcVà để làm được điều đó thì tích hợp Tiếng Việt vào các bài nói hay viết là vô cùng cần thiết .
Trong sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi không có ý định viết về những vấn đề to tát như: đổi mới phương pháp giảng dạy hay quy trình soạn giảng những giờ đọc hiểu văn bản. Đây chỉ là một số kinh nghiệm chúng tôi đã đúc rút được từ các bậc thày, từ đồng nghiệp, từ sách báo, song hơn hết là từ thực tế đã và đang áp dụng vào công việc giảng dạy trong hơn 20 năm qua để có những giờ giảng môn Ngữ Văn hiệu quả .
B.Thực trạng trước khi tạo sáng kiến:
Thực tế cho thấy, ngày nay, học sinh không thích học văn. Phụ huynh không muốn cho con em theo học môn Văn và càng không muốn cho con em mình lựa chọn ngành học mà đầu vào phải thi văn. Chất lượng môn Văn qua các kỳ thi vượt cấp, thi đại học giảm sút trầm trọng. Thậm trí có những bài thi còn bộc lộ những nhận thức sai lầm, lệch lạc đáng lo ngại trong thế hệ trẻ hiện nay.
Vậy nguyên nhân tại đâu? 
- Một phần là do xu thế xã hội.
- Phần lớn là lỗi tại ngành Giáo dục của chúng ta. Giáo dục Việt Nam đang chới với trong nhiều bất cập:
+ Bất cập trong chương trình giảng dạy
+ Bất cập trong biên soạn sách giáo khoa
+ Bất cập trong phương pháp giáo dục và đào tạo.
+ Bất cập trong nội dung dạy với yêu cầu thi cử
Trong đó, những người thầy - nhất là những thầy dạy Văn-Tiếng Việt cũng cần nghiêm khắc xem lại mình:
- Giáo viên ít học hỏi, ít nghiên cứu, dành nhiều thời gian cho mưu sinh hơn là cho việc chuẩn bị những giờ dạy.
- Giáo viên đi theo lối mòn của phương pháp giảng dạy xưa cũ, biến giờ
văn thành giờ đọc chép, hoặc hỏi - đáp nặng nề, làm cho học sinh trở lên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Từ đó các em dễ chán ghét học Văn và xa lánh môn Văn.
Thử nghĩ xem nếu với tình trạng này, nếu giáo viên không yêu nghề, không có sự đầu tư cần thiết cho những giờ giảng thì việc học Văn - Tiếng Việt, việc dạy Văn –Tiếng Việt sẽ đi về đâu?
c. Giải pháp thực hiện :
I.Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ và quan điểm tích hợp
1.Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ :
a)Rèn luyện ngôn ngữ kết hợp với tư duy:
 Ngôn ngữ và tư duy gắn bó mật thiết, luôn đi đôi với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển trong một chủ thể nhận thức. Muốn phát triển năng lực ngôn ngữ, cần phát triển tư duy, ngược lại muốn phát triển tư duy không thể không phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy từ ngữ, cần phát triển năng lực ngôn ngữ đi đôi với phát triển tư duy cho học sinh 
b) Nguyên tắc giao tiếp hướng tới lời nói :
 Giao tiếp là hoạt động thường ngày không thể thiếu của con người. Chỉ thông qua giao tiếp, con người mới hiểu, cảm thông, cùng nhau thống nhất hành động và thống nhất ý chí. Chỉ có trong giao tiếp thì các yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ hết đặc điểm của mình .
 Ví dụ: Trong câu: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” thì từ “đi” không còn nghĩa gốc mà đã được dùng theo nghĩa chuyển chỉ sự việc Bác đã qua đời. Hay trong câu “áo bào thay chiếu anh về đất” thì từ “về” cũng dùng theo nghĩa chuyển chỉ cái chết thanh thản nhẹ nhàng. Người chiến sĩ xem nhẹ cái chết, họ coi chết tức là trở về đất mẹ vĩnh hằng ấm áp. Từ “về” đã nâng câu thơ lên mức thần thoại hoá như An Dương Vương trở về với Long Vương, Thánh Gióng trở về với Thiên Vương. Chỉ một từ “về” cũng đủ ca ngợi vẻ đẹp của người chiến sĩ Tây Tiến .
 Nói cách khác, chỉ có quan sát ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, chỉ có sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp các em mới có dịp quan sát, phát hiện và chiếm lĩnh được các tri thức, cũng như hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt .
 Dạy theo nguyên tắc giao tiếp, phải thực hiện một số yêu cầu sau:
Đặt các đơn vị của hệ thống tiếng Việt vào hệ thống hành chính của nó. Từ là đơn vị sẵn có, mỗi từ có thể có nhiều nghĩa. Đặt từ vào hoàn cảnh giao tiếp nhất định sẽ mất đi tính đa nghĩa, nhưng bù lại, sắc thái phong cách, sắc thái tình cảm lại thể hiện cụ thể hơn.
Tổ chức cho học sinh sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện của quá trình dạy học tiếng Việt. Học Tiếng Việt, học sinh không chỉ nghiên cứu, phát hiện ra các đặc điểm của nó, mà chủ yếu là phải biết sử dụng nó với tư cách là một phương tiện giao tiếp và tư duy. Như vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động, nói năng trong giờ Tiếng Việt. Muốn đạt được yêu cầu này, cần phải tạo ra bằng được các tình huống giao tiếp phù hợp để kích thích học sinh, tạo động cơ và nhu cầu giao tiếp cho học sinh 
Cần lựa chọn, sắp xếp tri thức sao cho phù hợp với hoạt động giao tiếp. Các nhà ngôn ngữ thường lần lượt trình bày các thành tựu của mình trên cơ sở cấu tạo hệ thống ngôn ngữ. Các nhà giáo cũng cần có cách trình bày hệ thống tri thức sao cho vừa phù hợp với hệ thống ngôn ngữ lại vừa phù hợp với mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh.
c)Nguyên tắc chú ý đến trình độ Tiếng Việt của học sinh:
Trong khi học tập các môn học khác, học sinh thường tiếp xúc với những hiện tượng hoàn toàn mới lạ, thì trái lại, khi học bộ môn Văn- tiếng Việt, các em thường tiếp xúc với những hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Đây là một lợi thế. Song sự hiểu biết của các em, cảm nhận của các em, cảm xúc của các em về những hiện tượng ấy lại khác nhau. Chính vì thế, giáo viên luôn phải chú ý đến trình độ của học sinh.
 Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc giao tiếp hết sức quan trọng. Nó tạo điều kiện để học sinh hiểu, vận dụng chính xác các phương tiện ngôn ngữ. Khi dạy các bài thuộc phân môn Tập làm văn, Ngữ pháp, Văn học, giáo viên dễ dàng quán triệt nguyên tắc này bằng cách cho học sinh đặt câu, dựng đoạn theo tình huống. Còn khi dạy các bài tu từ thì không chỉ tạo tình huống để học sinh vận dụng mà phải dạy cho học sinh cảm thụ được cái hay của các biện pháp tu từ, biết cách phân tích giá trị của các biện pháp tu từ . Từ đó học sinh có thể cảm thụ được các tác phẩm văn chương.
2.Quan điểm giao tiếp trong giảng dạy Tiếng Việt:
Trước đây, việc giảng dạy Tiếng Việt nặng nề về cung cấp kiến thức, mọi hiện
tượng ngôn ngữ thường phân tích tách biệt với văn bản, với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp .Vì vậy, giờ Tiếng Việt không tạo được tình huống để học sinh hoạt động ngôn ngữ. Qui trình giảng dạy chung là: giáo viên cùng học sinh phân tích các ví dụ rời rạc, không chung câu, chung đoạn, chung bài. Sau đó,rút ra các khái niệm rồi củng cố khái niệm ấy cũng như bằng các ví dụ tách biệt. Phương pháp giảng dạy như vậy không còn phù hợp vì nó không thấy được bản chất, chức năng của ngôn ngữ .
 Chức năng của ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, công cụ của tư duy, một chức năng mang tính đặc thù và tính xã hội hóa cao. Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp tức là hướng tới học sinh những hoạt động giao tiếp –hoạt động cảm thụ và sản sinh văn bản. Chính vì thế mà dạy học Tiếng Việt hiện nay là phải nhận thức đúng quan điểm giao tiếp. Quan điểm giao tiếp đã chi phối qui trình lên lớp, phương pháp giảng dạy. Quan điểm giao tiếp trong giảng dạy Tiếng Việt thể hiện bằng việc dạy tiếng mẹ đẻ cho người bản ngữ, bằng mục đích cuối cùng là rèn luyện và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh- năng lực sử dụng những phương tiện và qui luật của hệ thống Tiếng Việt để cảm thụ và sản sinh ra lời nói. Nói tóm lại, dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp phải tuân theo qui luật hoạt động nói năng. Điều đó có nghĩa là khi dạy Tiếng Việt, giáo viên không đưa ra những khái niệm, những tri thức có sẵn cho trước mà phải đưa ra những văn bản có tính định hướng tri thức cần lĩnh hội được hình thành trong đó. Từ những văn bản này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lĩnh hội được tri thức, sau đó được luyện tập qua hệ thống bài tập. Cứ như thế,học sinh tích luỹ tri thức cơ bản phổ thông hiện đại về Tiếng Việt .
Việc vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy và học Tiếng Việt đòi hỏi sự lựa chọn và định hình phương pháp giảng dạy cho có hiệu quả nhất.Thực ra để tích cực hoá quá trình dạy học thì không thể có một phương pháp độc tôn, nhưng phương pháp chủ đạo lại là điều cần thiết. Phương pháp chung trong giảng dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là qui nạp – thực hành 
3. Quan điểm tích hợp trong giảng dạy từ ngữ:
Từ khi thay sách giáo khoa (năm học 2002-2003), môn Văn học và Tiếng Việt đã được gọi chung là môn Ngữ văn. Tên gọi này thể hiện một cách nổi bật nhất của việc xây dung chương trình cải cách là quan điểm tích hợp. Từ lâu nay ở trung học cơ sở đã hình thành cái đang được tạm gọi là ba phân môn. Trước mắt, ranh giới rạch ròi giữa ba phân môn ấy không còn nữa. Theo quan điểm tích hợp, “tam vị” này phải hướng tới nhất thể, phải nhập làm một. Chính vì thế mà mỗi bài học thường có cấu trúc: Văn bản- Tiếng Việt- Tập làm văn. Văn bản sẽ là trục chính, là đối tượng, là phương tiện để học sinh tiếp cận kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn. Thực hiện quan điểm tích hợp này, giáo viên cũng phải làm sao để học sinh biết huy động kĩ năng của phần Đọc hiểu văn bản phục vụ cho phần Tiếng Việt,Tập làm văn và ngược lại.
 Trên đây là những điều có tính chất lí luận về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp. Bản thân chúng tôi đã nhận thấy tính chất đúng đắn của vấn đề nên đã luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi, áp dụng, quán triệt nguyên tắc giao tiếp, tích hợp trong giảng dạy Tiếng Việt nói chung, giảng dạy từ ngữ nói riêng. Đối chiếu với phương pháp giảng dạy cũ, học tập các đồng nghiệp và qua sự tìm tòi, chúng tôi đã rút ra đôi điều về quán triệt nguyên tắc giao tiếp trong giảng dạy các bài tu tù, từ vựng ở cấp PTCS
II. Quán triệt nguyên tắc giao tiếp, tích hợp trong giảng dạy các bài về từ vựng và tu từ ở cấp THCS:
 Nếu xét về nhiệm vụ cung cấp tri thức và rèn luyện tri thức thì ta có thể thấy, một giờ Tiếng Việt có hai phần: dạy lí thuyết và thực hành. Một số giáo viên cho rằng nguyên tắc giao tiếp, tích hợp chỉ thực hiện ở khâu thực hành. Nhưng thực tế, cả khi dạy lí thuyết cũng như thực hành ta đều phải quán triệt giao tiếp. 
1.Phần dạy lí thuyết được tiến hành chủ yếu ở hai mục: Các đơn vị kiến thức lí thuyết và luyện tập. ở mục các đơn vị kiến thức lí thuyết, để quán triệt quan điểm giao tiếp, tích hợp học sinh được tiếp xúc với các đơn vị ngôn ngữ. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các đơn vị ngôn ngữ là học sinh đã giao tiếp với văn bản. Chẳng hạn dạy bài Nói qua, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách nói quá trong bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh that như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
 Để đỡ mất thời gian, sau khi cho học sinh đọc kĩ bài ca dao, giáo viên nêu luôn nội dung của bài gồm hai ý: hai câu đầu nói về nỗi vất vả của người nông dân, hai câu sau là lời khuyên biết đến công lao của người lao động. Học sinh đọc 
lại hai câu đầu, hình dung lại cảnh mà tác giả miêu tả. Sau đó giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích hình ảnh nói quá bằng những câu hỏi sau:
GV: Giữa trưa hè nắng gắt

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(7).doc