Rèn kỹ năng tiếng Việt cho học sinh Trung học cơ sở
- Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa con người với tri thức khoa học, là phương tiện để học các môn khác, là chìa khóa trong giao lưu, giao tiếp .
- Đối với học sinh thì việc rèn kỹ năng Tiếng Việt cho các em là hết sức khó khăn. Ở bậc THCS đòi hỏi kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cao hơn. Các em phải hiểu được nội dung câu chuyện, viết đúng chính tả, hiểu đúng nghĩa của từ thì mới có kỹ năng diễn đạt và biểu cảm hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có phương pháp dẫn dắt hiệu quả và sáng tạo để các em phát triển ngôn ngữ, hiểu sâu sắc hơn về tiếng mẹ đẻ.
- Với những lý do thiết thực đó nên tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng Tiếng Việt cho học sinh trung học cơ sở” để nghiên cứu, mong sao tìm ra được một phương pháp tốt nhất để vận dụng vào giảng môn Ngữ văn một cách có hiệu quả.
gphi: RÈN KỸ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : - Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa con người với tri thức khoa học, là phương tiện để học các môn khác, là chìa khóa trong giao lưu, giao tiếp . - Đối với học sinh thì việc rèn kỹ năng Tiếng Việt cho các em là hết sức khó khăn. Ở bậc THCS đòi hỏi kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cao hơn. Các em phải hiểu được nội dung câu chuyện, viết đúng chính tả, hiểu đúng nghĩa của từ thì mới có kỹ năng diễn đạt và biểu cảm hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có phương pháp dẫn dắt hiệu quả và sáng tạo để các em phát triển ngôn ngữ, hiểu sâu sắc hơn về tiếng mẹ đẻ. - Với những lý do thiết thực đó nên tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng Tiếng Việt cho học sinh trung học cơ sở” để nghiên cứu, mong sao tìm ra được một phương pháp tốt nhất để vận dụng vào giảng môn Ngữ văn một cách có hiệu quả. II. CƠ SỞ KHOA HỌC : - Nói đến môn Ngữ văn là ta nghĩ ngay đến việc nghe, nói, đọc, viết. Nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của học sinh vì nó là cầu nối giữa con người và các lĩnh vực khoa học khác là cơ sở để phát triển ngôn ngữ là phương tiên giao lựu, giao tiếp là vốn sống của học sinh trong suốt quá trình học tập. Cũng qua môn học gợi mở cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hiểu về cuộc sống xung quanh , giáo dục các em những tình cảm chân chính lành mạnh đối với quê hương , làng xóm, gia đình, thầy bạn. Từ đó hình thành ở các em những phẩm chất cao qúy và tốt đẹp. Muốn vậy, học sinh phải được rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng việt: - Nghe: để hiểu văn bản, hiểu nội dung câu nói; hiểu ý nghĩa của câu chuyện. - Nói : rõ ràng, thành câu đúng ngữ pháp, đầy đủ ý nghĩa. - Đọc : đúng từ, biết ngắt, nghỉ đúng chỗ, hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu được ý diễn đạt trong câu - Viết : đúng chính tả, đúng ngữ pháp, biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để trình bày một ý kiến nào đó. Do vậy, việc dạy ngữ văn “ Rèn luyện kĩ năng tiếng việt cho học sinh THCS” rất cần thiết đối với các em. Nó đòi hỏi người giáo viên phải làm thế nào để gây hứng thú trong việc học môn tiếng việt giúp các em cảm thụ bài tốt hơn. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN - Để có cơ sở và cách tiến hành tốt một tiết dạy, bản thân luôn tìm tòi, học hỏi; nghiên cứu điều mới mẻ những phương pháp hay và bổ ích để tôi tiến hành dạy thực nghiệm . - Trước tiên tạo tâm lí cho học sinh yêu thích , hứng thú trong giờ học: giới thiệu bài nhằm gây cho học sinh một ấn tượng sử dụng hình ảnh trực quan, mô hình. - Đặt câu hỏi dẫn dắt , gợi ý tìm tìm hiểu bài thật dễ hiểu để học sinh trả lời đúng, hay và họn một vài câu hỏi nâng cao để học sinh trả lời theo sự suy nghĩ của mình nhằm giúp các em biết vận dụng Tiếng việt vào lời nói cho phù hợp. Ví dụ : Bài : “Nghĩa của từ ”- khối 6 - Để học sinh nắm được giải nghĩa từ bằng cách đưa từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích giáo viên có thể tiến hành như sau : - Học sinh đọc ví dụ : Nao núng , lung lay, không vững lòng tin . - Phần nội dung , từ nào đồng nghĩa với “ nao núng ” lung lai - Từ nào trái nghĩa với “ nao núng ” vững - Từ “nao núng ” được giải nghĩa như thế nào? ( giáo viên mở rộng ) dùng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa - Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “ trung thực ”? + Đồng nghĩa : thật thà, thẳng thắn , ngay thẳng - Tìm từ trái nghĩa với “ trung thực ” ? + Trái nghĩa: dối trá, giả dối. - Hãy giải thích “ trung thực ” theo cách vừa học ? Trung thực : ngay thẳng ,không dối trá. - “ không vững , không dối trá” khi dùng từ trái nghĩa để giải thích thì cần phải có điều kiện gì? + Có từ “ không ” ở phía trước . - Giáo viên mở rộng nâng cao : “ phải có từ phủ định “ không , chưa, chẳng” - Học sinh vận dụng vào đặt câu + Đặt câu: trung thực , dối trá . * Nhận xét CN- VN - Đồ dùng trực quan phải áp đặt kiến thức một cách gò ép , làm sao hướng dẫn học sinh nắm bắt được nội dung bài; đơn giảng , nhẹ nhàng mà có hiệu quả, tránh lan man . Khi cần thiết giáo viên có thể mở rộng, nâng cao để học sinh cảm nhận, tiếp thu được những cái mới mà trong bài học không có. - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh, mô hình, giáo viên đưa ra những câu hỏi để học sinh tìm hiểu, khắc sâu kiến thức. Ví dụ : văn bản : Vượt thác Giáo viên cho học sinh xem tranh. - Bức tranh đoạn nào trong văn bản: + Học sinh xem văn bản và xác định đoạn - Đoạn đó nhằm nêu lên điều gì ? + Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư - Nhìn tranh, hãy xác định nhân vật dượng Hương Thư ? Vì sao em biết đó là dượng Hương Thư ? + Học sinh xem tranh, kết hợp chi tiết miêu tả trong văn bản để trả lời - Nhìn tranh em thấy dượng Hương Thư là người như thế nào ? + Khỏe mạnh - Dượng Hương Thư lao động trong khung cảnh như thế nào ? + Khó khăn, vất vả, nguy hiểm - Nhìn tranh , cảnh thiên nhiên đó như thế nào ? + Rộng lớn, hùng vĩ - Từ đó ,em có suy nghĩ gì về quê hương , đất nước ? + Tươi đẹp, hùng vĩ yêu nước - Liên hệ giáo dục nhằm hình thành cho các em những nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. - Củng cố bài học bằng nhiều hình thức : câu hỏi trắc nghiệm, điền vào mô hình, nối ô chữ - Luyện tập : bài tập nhanh, đặt câu , dựng đoạn - Dặn các em xem bài; chuẩn bị bài trước ở nhà đó là bước rất tốt để học sinh nắm bắt nhanh kiến thức . - Dự giờ ở tổ để rút kinh nghiệm cho bản thân học hỏi bạn đồng nghiệp những cái hay để vận dụng vào tiết dạy . IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG Sau khi vận dụng phương pháp rèn luyện kĩ năng tiếng việt cho học sinh THCS tôi thấy tính hiệu quả cao vì : + Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh + Giảm thời gian phân tích + Tăng thời gian luyện tập + Gây hứng thú học tập cho học sinh. - Đánh giá: + Học sinh viết được một số câu, đoạn văn hay phù hợp với ngữ cảnh . + Qua 1 tiết dạy : “ Nghĩa của từ ” Sỉ số :41 học sinh Giỏi : nắm vững, vận dụng tốt : 20 học sinh Khá: nắm vững, vận dụng còn sai :12 học sinh Trung bình : nắm được , vận dụng còn sai nhiều :7 học sinh Yếu : nắm chưa vững , vận dụng chưa được :2 học sinh V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Nghe, nói, đọc, viết là vốn sống của mỗi con người . Nếu ta không hiểu một cách thành thạo thì chúng ta không thể làm được mọi việc Ví dụ : Muốn giải thích được một bài toán, yêu cầu các em phải đọc đề, hiểu đề . Nếu không hiểu đề thì không giải được bài toán đã cho. - Chính vì tầm quan trọng ấy nên tôi đã đầu tư nghiên cứu để làm thế nào dạy tốt môn này cho học sinh. - Qua tham khảo tài liệu , tổng kết kinh nghiệm trên hai cơ sở đó tôi rút ra được kết luận : Nội dung kiến thức phải gọn , nhẹ, vừa sức và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Vì vậy : + Bản thân luôn tham khảo, nghiên cứu tài liệu + Luôn bồi dưỡng nâng cao tay nghề + Soạn giảng nắm bắt trình độ tiếp thu của học sinh + Hiểu được bản chất của việc dạy môn ngữ văn . Tóm lại, rèn kỹ năng Tiếng việt cho học sinh THCS là phải dạy cho học sinh vận dụng được 4 kỹ năng : nghe để hiểu; nói; đọc; viết phải đúng từ , đúng chính tả, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn cảnh để thể hiện được tư tưởng, tình cảm mà mình muốn diễn đạt .
File đính kèm:
- Ren luyen ki nang tieng viet cho hoc sinh THCS.doc