Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng thực hành trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP
Thực hành trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với
thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ
trải qua trong cuộc sống. Thực hành, trải nghiệm không chỉ
giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ
có niềm say mê tìm hiểu, thích tìm tòi khám phá và biết cách
lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới.
Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao
động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó
Hoạt động thực hành, trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng
hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm, làm thí
nghiệm.) có thể tăng khả năng lưu giữ kiến thức lâu hơn.
Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải
pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự
tin.
Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị
hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt
động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những hoạt động mà
trẻ được thực hành, trải nghiệm.
BÁO CÁO BIỆN PHÁP "BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI" THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1. Tên biện pháp: “Biện pháp nâng cao chất lượng thực hành trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi” 2. Lĩnh vực/ Cấp học: Phát triển nhận thức, Mầm non. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Loan Năm sinh: 10/03/1990 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Sơn - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục Mầm non. Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn - Giáo viên dạy lớp 3 tuổi Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Sơn Điện thoại: 0989641628. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Sơn Số điện thoại: 0979773859. BÁO CÁO BIỆN PHÁP I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP Thực hành trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Thực hành, trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích tìm tòi khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó Hoạt động thực hành, trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm, làm thí nghiệm...) có thể tăng khả năng lưu giữ kiến thức lâu hơn. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những hoạt động mà trẻ được thực hành, trải nghiệm. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Tuy nhiên đối với học sinh của lớp tôi khi tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm sự tư duy, sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi còn lúng túng chưa có hiệu quả, hứng thú tham gia các hoạt động chưa cao. Nhận thức cá nhân, sản phẩm trẻ tạo ra còn đơn điệu. Đứng trước những vấn đề trên của lớp, tôi rất băn khoăn, lo lắng, làm thế nào để trẻ thực hành trải nghiệm có hiệu quả? Để giải quyết những vấn đề đó tôi đã mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu để đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng thực hành trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi” II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra biện pháp a. Thuận lợi: Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, và công nhận trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Đặc biệt là khuôn viên rộng, sân trường xanh sạch đẹp là điều kiện để trẻ được tìm hiểu và khám phá về thiên nhiên như: Cỏ, cây, hoa, lálà một điều kiện thuân lợi cho việc thực hành trải nghiệm với môi trường. + Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám hiệu nhà trường. + Đa số trẻ của lớp tôi đều khỏe mạnh, khả năng nhận thức tốt. + Về phía giáo viên: Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ trên chuẩn rất yêu nghề, mến trẻ, từng phụ trách chăm sóc giáo dục trẻ qua nhiều năm công tác, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào hội thi của trường, của ngành phát động và đạt nhiều kết quả tốt nên cũng phần nào nắm vững kiến thức chuyên môn và tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi này. Bản thân luôn biết lắng nghe, tiếp thu và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi học tập thuận lợi cho việc dạy và học. Lớp luôn được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, các cấp ủy Đảng và chính quyền Bản thân tôi đã tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm nhưng hiệu quả chưa cao. Đối với lớp tôi, một số trẻ chưa thực sự hứng thú trong các hoạt động trải nghiệm mà cô đã tạo ra, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động, chưa có ý thức tập thể, thường chơi theo ý thích cá nhân, sản phẩm trẻ tạo ra còn đơn điệu. Hơn nữa ở địa phương tôi, đa phần người dân sản xuất nông nghiệp và làm công nhân tại các xí nghiệp nên ít có thời gian quan tâm và chưa thực sự xem trọng đến việc học của trẻ ở độ tuổi mầm non. Vì vậy, rất khó khăn trong việc phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm nói riêng kết quả của trẻ còn rất thấp. Năm học 2021-2022 là năm học đầy khó khăn và thử thách đối với ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kế hoạch giáo dục của trẻ có nhiều thay đổi. Do đó so với mọi năm thì các cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ những thực trạng trên đây gây không ít khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm. Tôi đã tiến hành khảo sát về khả năng thực hành trải nghiệm của trẻ đầu năm và đạt kết quả như sau: Lớp có 25 trẻ. Bảng 01. Kết quả đánh giá trẻ khi chưa thực hiện biện pháp: TT Nội dung Số trẻ được khảo sát Kết quả khi chưa áp dụng biện pháp Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % tham gia thực hành trải nghiệm 2 Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả 25 12 48% 13 52 % 3 Trẻ tự tin bày tỏ ý kiến, nhận xét của mình về một số hiện tượng xảy ra khi tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm 25 8 32% 17 68% 4 Trẻ có tư duy, sáng tạo trong khi thực hành trải nghiệm 25 6 24% 19 76% Qua khảo sát đầu năm bản thân nhận thấy: Trẻ chưa thực sự hứng thú khi tham gia các hoạt động thực hành trải nghiệm. Trẻ tham gia thực hành trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao. Một số trẻ chưa biết cách diễn đạt câu hỏi, câu trả lời chưa rõ ràng, mạch lạc. Tư duy, sáng tạo của trẻ trong khi thực hành trải nghiệm còn hạn chế. Trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi chưa thực sự có hiệu quả Đứng trước những vấn đề trên của lớp, tôi đã mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu để đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng thực hành trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi” nhằm giúp bản thân thực hành trải nghiệm và điều quan trọng hơn giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động, thúc đẩy phát triển tư duy tưởng tượng và kết quả trên trẻ cao hơn. 2. Mô tả kết quả sau khi có biện pháp. Các giải pháp đưa ra phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, kích thích tính tò mò ham hiều biết của trẻ. Các giải pháp nhằm giúp các hoạt động thực hành trải nghiệm hấp dẫn, thu hút trẻ, phù hợp nhận thức của trẻ. Tăng cường kĩ năng sống đầy ý nghĩa và bổ ích đối với các bạn nhỏ. Qua hoạt động này trẻ có cơ hội trải nghiệm thực tế, giúp trẻ tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn (so với việc tiếp nhận thông tin qua hình ảnh hay trò chuyện ở cô giáo hoặc người lớn) Kích thích trí tò mò, hứng thú, say mê khám phá môi trường xung quanh. Phát triển khả năng tư duy của trẻ, trẻ hăng hái tham gia hoạt động đồng thời vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên được tăng lên rất nhiều. Các trò chơi, thí nghiệm đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động thực hành trải nghiệm mà giáo viên tổ chức. Trẻ chú ý hơn, trẻ nắm được kiến thức, thích nói lên ý kiến của mình, trẻ có khả năng tư duy, sáng tạo trong khi thực hành trải nghiệm. * Nội dung của giải pháp: a. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể cho trẻ thực hành trải nghiệm Việc xây dựng kế hoạch cụ thể để trẻ được thực hành trải nghiệm là một trong những điều kiện vô cùng cần thiết nhằm giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức hoạt động thực thực hành, trải nghiệm cho trẻ, trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm có hiệu quả, chất Xây dựng kế hoạch nhằm đưa ra những định hướng cụ thể để giáo viên và học sinh thực hiện tốt những nội dung đã đưa ra trong kế hoạch. Bên cạnh đó tôi luôn lưu ý xây dựng kế hoạch cho trẻ thực hành trải nghiệm bám sát mục tiêu nội dung chương trình giáo dục, dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ và tôi tiến hành lập kế hoạch giáo dục gồm 3 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung giáo dục dựa trên các văn bản chỉ đạo chuyên môn cấp trên . Dựa vào các văn bản, kế hoạch do chuyên môn trường xây dựng, dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình. Tôi luôn cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên để xây dựng các mục tiêu đánh giá trẻ năm học, bộ công cụ. Bước 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể * Kế hoạch giáo dục chủ đề Là sự cụ thể hóa các nội dung giáo dục, nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo 5 lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, vui chơi trải nghiệm của trẻ trong chủ đề cụ thể. * Kế hoạch giáo dục tuần Sắp xếp các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm của trẻ vào các ngày trong tuần, và các thời điểm trong ngày. Lên kế hoạch cụ thể cho cả tuần. Tuần này sẽ cho trẻ thực hành trải nghiệm gì? Và tiến hành khi nào? Ở đâu? * Kế hoạch giáo dục ngày Một ngày của trẻ ở trường mầm non bắt đầu từ 6h45 sáng cho đến 17h chiều gồm các hoạt động như thể dục sáng, học, chơi hoạt động ở các góc, chơi ngoài trời, chơi hoạt động theo ý thích, theo kế hoạch ngày. Từ những văn bản chỉ đạo của cấp trên và dựa trên kế hoạch của trường, tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho trẻ thực hành trải nghiệm theo chủ đề lồng ghép các sự kiện trong tháng sư sau: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ STT Chủ đề Thời gian Nội dung 1 Lớp mẫu giáo 3 tuổi của bé 6/9/ - 30/9/2022 - Tham quan những khu vực trong trường - Trò chuyện về ngày Tết Trung thu. + Tiết mục văn nghệ trung thu. + Đố vui Tết Trung thu. + Tổ chức trò chơi. + Phá cỗ rằm trung thu. + Làm lồng đèn. 2 Gia đình thân yêu của bé 3/10 -28/10/2022 lúa chín. * Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. - Trò chuyện về ngày Phụ nữ Việt Nam. - Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. - Đố vui . - Tổ chức trò chơi. - Làm bưu thiếp tặng cô và mẹ. - Cắm hoa. - Làm bánh - Gói quà 3 Những nghề bé biết 31/10 -2/12/2022 - Quan sát công việc các bác thợ xây. - Quan sát, tìm hiểu về chiếc máy cày. - Thí nghiệm “ Lốc xoáy mini” * Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Đố vui . - Tổ chức trò chơi. - Làm bưu thiếp tặng cô 4 Bé với dinh dưỡng, sức khỏe và đảm bảo an toàn 5/12-23/12/2022 của nhà Bé với dinh dưỡng, sức khỏe và đảm bảo an toàn trường. - Quan sát vườn rau quanh trường - Tham quan nhà thờ. *Ngày thành lập Quân đội nhân dân VN 22/12. - Trò chuyện về ngày Quân đội nhân dân VN 22/12. - Tiết mục văn nghệ - Đố vui . - Tổ chức trò chơi 5 Những con vật gần gũi xung quanh bé 26/12-13/1/2022 - Quan sát con các con vật. - Hội thi bé kể chuyện, hát hay - Thí nghiệm hoa giấy nở trong nước 6 Mùa xuân tươi đẹp 26/01-7/02/2023 tết( Cùng cô bày mâm ngũ quả) - Quan sát vườn rau, vườn hoa quanh trường. - Tham quan khu dân cư. - Làm thí nghiêm “ giấy tô màu sáp không ngấm nước” - Tổ chức cho trẻ tham quan Trạm y tế xã. - Thực hành kỹ năng nhặt rau. 7 Làng quê của bé và thủ đô thân yêu 20/2- 17/3/2023 *Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. (Tham quan Nhà văn hóa thôn) + Trò chuyện về ngày quôc tế phụ nữ 8/3. + Tiết mục văn nghệ, làm bưu thiếp tặng cô và mẹ. + Đố vui . +Tổ chức trò chơi 8 Bé đi đường an toàn 20/3-7/4/2023 - Thực hành tham gia giao thông tại sân chơi giao thông của nhà trường. - Làm thí nghiệm chìm, nổi. 9 mùa hè 10/4-28/4/2023 với nước cô tự tạo. - Làm thí nghiệm “ Sự biến đổi màu sắc” 10 Bác Hồ và ngày tết thiếu nhi 01/5-19/5/2023 * Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. - Trò chuyện, nói ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. - Tiết mục văn nghệ. - Đố vui . - Tổ chức trò chơi. VD: Cô tổ chức cho trẻ trải nghiệm không khí ngày Tết Trung thu. Các con được biểu diễn văn nghệ, phá cỗ và dưới sự hướng dẫn của cô trẻ tự tay làm những chiếc đèn lồng, các con biết được ý nghĩa, các hoạt động thường diễn ra trong ngày tết trung thu. Bé vui phá cỗ Trung thu VD: Trẻ cắm hoa,làm bưu thiếp tặng cô và mẹ nhân ngày 20/10. Qua hoạt động trẻ biết ý nghĩa ngày 20/10 và biết thể hiện tình cảm đối với cô và mẹ. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ thích bắt trước ngưới lớn muốn được làm các công việc của người lớn chính vì thế qua hoạt động ở khu Spa, Siêu thị các con dđược thỏa thích đóng vai, bắt trước các công việc của người lớn. Ảnh:Trẻ vui chơi ở khu spa của trường Trẻ chơi ở khu siêu thị Trẻ tự tay chuẩn bị những chiếc bưu thiếp thể hiện tình cảm của mình dành cho bà, cô giáo và mẹ. Bé làm bưu thiếp tặng cô và mẹ ngày 8/3 b. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường thực hành, trải nghiệm cho trẻ. * Xây dựng môi trường bên trong lớp học: Như chúng ta đã biết môi trường lớp học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hứng thú học tập của trẻ chính vì thế điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tạo ra một môi trường trong lớp khoa học, sáng tạo, an toàn cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi phong phú theo chủ đề giúp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong hoạt động thực hành trải nghiệm ở môi trường trong lớp học. Trang trí lớp theo chủ đề, bố trí các góc hoạt động, góc chơi hợp lí. Khảo sát không gian thực hành trải nghiệm cho trẻ để nắm được vị trí đó có thể tổ chức theo những hình thức nào: nhóm nhỏ, nhóm lớn, cá nhân hay tổ chức, tập thể, không gian đó có thể thực hành các hoạt động tĩnh hay động. Trẻ mầm non chưa biết đọc chính vì thế ở các góc chơi tôi lựa chọn hình ảnh minh họa hợp lý, đẹp mắt để trang trí giúp trẻ nhận biết góc chơi và gợi ý vai chơi cho trẻ và để tạo mối trường hoạt động cho trẻ tôi chủ động làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, hay từ các nguyên vật liệu phế thải dễ kiếm, dễ tìm để làm ra những đồ chơi tại góc như: Góc thiên nhiên tôi sử dựng thùng xốp,vổ chai nhựa để làm bể chơi nước cho trẻ, sử dụng một số nguyên liệu như hạt kim tuyến, nước rửa chén, khay nhựa, nước, hoa giấy để trẻ làm thí nghiệm; góc nghệ thuật tôi sưu tầm hột hạt, tăm bông, lá cây,.. để trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình; góc “ bé thực hành kỹ năng sống” tôi chuẩn bị chậu gội đầu, khăn lau, vỏ chai dầu gội, máy sấy để trẻ chơi thực hành gội đầu cùng bạn. Sau khi đã sắp xếp các góc chơi một cách hợp lý, cung cấp và làm đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu mở thì việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu mở tại các góc chơi là một khâu tiếp theo trong việc tôi tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Đây là bước cuối cùng để tạo cho trẻ có góc chơi hoàn hảo nhất giúp trẻ hoạt động trải nghiệm một cách tích cực hứng thú và say mê trong hoạt động. Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi một cách đẹp mắt, hợp lý dễ nghiệm qua các góc chơi. Ví dụ: Giờ chơi, hoạt động ở các góc chủ đề “Mùa xuân tươi đẹp” Trước giờ chơi tôi xây dựng kế hoạch giảng dạy xác định rõ mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Xác định phải chuẩn bị những gì phục vụ cho giờ chơi . Giờ chơi hoạt động ở các góc này ngoài những đồ chơi sẵn có của lớp tôi còn sử dụng một số nguyên vật liệu khác như: hoa tươi, trái cây thật, xoong nồi, tủ bếp, quầy hàng, ghế gội đầu,.Bằng việc sử dụng kết hợp các loại đồ chơi, nguyên liệu khác nhau thì tôi nhận thấy kết quả giờ chơi của trẻ rất tốt, trẻ rất hứng thú tham gia giờ chơi và tạo ra các sản phẩm rất sáng tạo. Cụ thể sản phẩm giờ chơi của trẻ như sau: - Góc xây dựng: Góc xây dựng trẻ tạo ra công viên cây xanh rất đẹp. - Góc kỹ năng sống: Trẻ hứng thú chơi khâu áo, tết tóc, thực hành kỹ năng gội đầu, chải tóc và buộc tóc cho bạn. - Góc phân vai: Trẻ chơi bán hàng với quầy hàng hoa quả tươi, nước ép hoa quả nhóm khác đi mua nguyên liệu về tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho bạn dâu tây và mời các bạn đến dự. Ở góc chơi này với rất nhiều nguyên liệu thật các đầu bếp thỏa sức bắt trước người lớn nhập vai các đầu bếp khéo tay khi tạo ra chiếc bánh sinh nhật sáng tạo làm bằng trái cây, làm món tôm chiên, salat rau củ quả, nước ép trái cây, hoa quả dầm,.. - Góc nghệ thuật: Các con biết mua hoa tươi về cắm thành lẵng hoa đep, biết sử dụng vỏ lạc để dán thành bông hoa, sử dụng đất nặn để nặn hoa sen. - Góc học tập: Cô sử dụng những miếng xốp cũ để tạo nên chiếc hộp kỳ diệu giúp trẻ chơi và nhận biết các hình. - Góc sách truyện: Trẻ sử dụng rối, đóng vai nhân vật cùng Hoạt động tại góc phân vai diễn ra sôi nổi Ảnh: Đầu bếp nhí làm bánh sinh nhật bằng trái cây Ảnh: Góc kỹ năng sống các bé thực hành kỹ năng gội đầu Ảnh: Góc nghệ thuật các bé đang say sưa sáng tạo các sản phẩm tạo hình Ảnh: Bé cắm hoa tươi, nặn hoa bằng đất nặn Ảnh: Bé khéo léo kết hợp các nguyên liệu để tạo hình hoa Ảnh: Góc học tập các bé cùng nhau làm tranh thơ, sách truyện và chơi với các hình Ảnh: Góc KNS trẻ thực hành kỹ năng gội đầu Ảnh: Sản phẩm sau giờ chơi của trẻ vô cùng sáng tạo và đẹp mắt Ảnh: Công viên cây xanh được tạo nên bởi các kỹ sư tài ba VD: Giờ KPKH “ Trò chuyện về ngày Tết cổ truyền” Cô và trẻ cùng tìm hiểu về ngày tết cổ truyền, trẻ biết được ý nghĩa , các phong tục tập quán trong ngày tết và trẻ thực hành bày mâm ngũ quả, trẻ biết cách bày mâm ngũ quả và biết có thể phối hợp nhiều loại quả để tạo thành mâm ngũ quả. Ảnh: Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày Tết cổ truyền VD: Trẻ cùng nhau làm bưu thiếp ngày 8/3 Trẻ tự tay chuẩn bị những chiếc bưu thiếp thể hiện tình cảm của mình dành cho bà, cô giáo và mẹ. Ảnh: Trẻ làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 8/3 Hình ảnh: Cô cùng trẻ bày mâm ngũ quả. Ảnh: Bé thực hành kĩ năng nhặt rau Ảnh: Bé thực hành kỹ năng làm bánh * Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về “Đức- trí- thể- mỹ”. Phù hợp với phương châm : "Học bằng chơi, chơi mà học". Ngoài việc nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp như: Khu chơi thể thao (cột bóng rổ, sân chơi bóng đá mini); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, xích đu, ); khu vực trẻ chơi với cát nước; khu chợ quê; khu vườn cổ tích; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối. Tôi tận dụng không gian hành lang bên ngoài lớp học để trang bị những đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm, chăm sóc cây, chơi với các đồ chơi cát, nước. Ảnh: Góc thiên nhiên với những nguyên liệu cô chuẩn bị bé thỏa sức trải nghiệm VD: Trẻ chơi cùng các dụng cụ âm nhạc tự tạo. Trẻ đã rất quen với các dụng cụ âm nhạc như trống cơm, sắc xô, phách tre ở trên lớp chính vì thế tôi cho trẻ trải nghiệm các dụng cụ âm nhạc được tạo ra từ các vỏ hộp bánh, lon nước ngọt, xoong cũ kết hợp trang trí các họa tiết đẹp mắt tôi nhận thấy trẻ rất thích thú tham gia trải nghiệm và dưới sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo trẻ biết được mỗi dụng cụ âm nhạc được tạo ra từ các nguyên liệu khác nhau thì phát ra những âm thanh khác nhau, và biết chúng ta có thể tái chế những phế liệu để tạo ra các đồ dùng có ích. VD: Trẻ trải nghiệm tại sân chơi giao thông. Khu sân chơi giao thông các con được cùng tham gia trải nghiệm tại sân giao thông cùng các anh chị qua hoạt động các con biết được văn hóa khi tham gia giao thông cũng như biết được
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_thuc_han.pdf