Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Như chúng ta đã biết khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn ngày nay xã hội hiện đại có những hành động ngày càng dồn dập cùng với sự bùng nổ thông tin sẽ tiếp cận với đủ thứ tác động có tốt có xấu. Những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau, qua bạn bè , truyền thông đại chúng, phim ảnh, trong nhiều trường hợp trẻ phải tự ứng phó một mình do ngày càng có nhiều việc cần phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay, mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức. Không những thế nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện liên tục trong những năm gần đây như hiện tượng trẻ không biết làm việc nhà không biết tự phục vụ thiếu kỹ năng giao tiếp với ông bà cha mẹ không có thái độ giúp đỡ bố mẹ bất kỳ việc gì hiện tượng bố mẹ phải chăm sóc trẻ đến tận tuổi trưởng thành, hiện tượng trẻ em khi xử lý tình huống của cuộc sống thực tế thiếu sự tự tin trong giao tiếp thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn thiếu sáng kiến và dễ nản trí ngày càng nhiều. Chính sự thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến giới trẻ gặp khó khăn trong ứng xử với các tình huống thực của cuộc sống và hoang mang khi gặp những cú sốc đầu đời. Vì thế thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết để giúp trẻ điều chỉnh nhận thức giá trị thái độ và thay đổi hành vi của mình qua cách giáo dục kỹ năng sống, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai? mình muốn gì? có mục đích gì trong cuộc sống ảnh nét dung hòa những giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng.

 

doc30 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“ Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non”
Lĩnh vực: 3 - GDMN – Cấp học: Mầm non
Tác giả: Phạm Thị Lan
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh
 Nghĩa Minh, Ngày 05 tháng 7 năm 2020
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:..................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TING KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3 - GDMN 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 26 tháng 8 năm 2019 đến ngày 4 tháng 7 năm 2020
4. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Lan
	Năm sinh: 1982
	Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên 4 tuổi
Nơi làm việc: Trường Mầm non Nghĩa Minh
Điện thoại:0392557251
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 80%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Minh
	Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Điện thoại: 0944169382
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
Như chúng ta đã biết khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn ngày nay xã hội hiện đại có những hành động ngày càng dồn dập cùng với sự bùng nổ thông tin sẽ tiếp cận với đủ thứ tác động có tốt có xấu. Những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau, qua bạn bè , truyền thông đại chúng, phim ảnh, trong nhiều trường hợp trẻ phải tự ứng phó một mình do ngày càng có nhiều việc cần phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay, mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức. Không những thế nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện liên tục trong những năm gần đây như hiện tượng trẻ không biết làm việc nhà không biết tự phục vụ thiếu kỹ năng giao tiếp với ông bà cha mẹ không có thái độ giúp đỡ bố mẹ bất kỳ việc gì hiện tượng bố mẹ phải chăm sóc trẻ đến tận tuổi trưởng thành, hiện tượng trẻ em khi xử lý tình huống của cuộc sống thực tế thiếu sự tự tin trong giao tiếp thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn thiếu sáng kiến và dễ nản trí ngày càng nhiều. Chính sự thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến giới trẻ gặp khó khăn trong ứng xử với các tình huống thực của cuộc sống và hoang mang khi gặp những cú sốc đầu đời. Vì thế thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết để giúp trẻ điều chỉnh nhận thức giá trị thái độ và thay đổi hành vi của mình qua cách giáo dục kỹ năng sống, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai? mình muốn gì? có mục đích gì trong cuộc sống ảnh nét dung hòa những giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng. 
 	Giáo dục kỹ năng sống  trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làmGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
 	 Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột,.. trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi” để nghiên cứu.
II. Mô tả giải pháp: 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 
Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non tuy không còn mới mẻ song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lại không cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn. Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non tuy không còn mới mẻ song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lại không cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn. 
 	Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, nhưng với tôi đề tài này nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác”, những hành vi lễ giáo của trẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi, đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ, không nói trống không, không nói leo, biết xưng hô thân mật. Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
Năm học 2019- 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 4 – 5 tuổi với tổng số cháu là 34 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn kỹ năng sống của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
 a. Thuận lợi :
 	 Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Phòng GD-ĐT Huyện Nghĩa Hưng, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
	Trường tôi là một trong những đơn vị top đầu của bậc học huyện nhà, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị khá đầy đủ đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
	Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm, chỉ đạo sát sao vì vậy bản thân tôi đã học hỏi được nhiều bài học quý báu trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đa số phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con em mình.
	Bản thân tôi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, nhất là hoạt động “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệu quả”, đây chính là hoạt động để giáo viên rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống cho trẻ, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác: Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Sự phối kết hợp của hai giáo viên ở lớp đem đến sự thống nhất về phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Cả 2/2 giáo viên đều đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn.
 b. Khó khăn:
	- Lớp tôi là lớp mẫu giáo lớn vì thế cha mẹ thường rất sốt sắng trong việc dạy con, do đó, khi trẻ chưa biết đọc, biết viết, biết làm toán thì thường lo lắng một cách thái quá, từ đó chỉ chú trọng việc dạy học cho trẻ mà không quan tâm nhiều đến những kỹ năng sống. Bên cạnh đó, đa số cha mẹ làm công nhân, việc đưa đón trẻ đều do ông bà vì thế việc tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.
- Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lại có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạt động là điều hết sức khó khăn.
	- Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác.
- Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
- Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
 Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi đã tổng hợp được kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
	Tổng số trẻ được điều tra: 34 trẻ.
STT
Kỹ năng sống
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng tự nhận thức bản thân
17
50%
17
50%
2
Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
17
50%
17
50%
3
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
15
44%
19
56%
4
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
18
53%
16
47%
5
Kỹ năng giải quyết vấn đề
15
44%
19
56%
6
Kỹ năng thích nghi
16
46%
18
54%
7
Kỹ năng tự bảo vệ
15
44%
19
56%
8
Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc
16
46%
18
54%
 
Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp. Qua đó tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, đáp ứng được với xu thế phát triển của xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay. Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5tuổi” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 4 - 5 tuổi mà tôi đang chủ nhiệm. 
	2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: 
2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ học các kỹ năng. Lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng của trẻ.
 - Dựa trên bảng khảo sát trên tôi đã xây dựng một kế hoạch bao gồm tất cả
những kỹ năng gì cần dạy cho trẻ trong cả một năm học. Liệt kê từng loại kỹ năng và chủ đề cần lồng ghép, nội dung lồng ghép cho phù hợp.
Các kỹ năng
Chủ đề thực hiện rèn kỹ năng
Kỹ năng tự nhận thức bản thân
Chủ đề “Bé với dinh dưỡng”
Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
Chủ đề “Lớp mẫu giáo 4 tuổi của bé”
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Chủ đề “Gia đình của bé”
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
Chủ đề “Những nghề bé biết”
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Chủ đề “Những con vật”
Kỹ năng thích nghi
Chủ đề “Ngày tết và mùa xuân”
Kỹ năng tự bảo vệ
Chủ đề “Làng quê”
Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc
Chủ đề “Bé đi đường an toàn”; “Nước mùa hè”
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung rèn các kỹ năng cho trẻ, xác định độ khó của từng kỹ năng và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó. Nội dung trong chương trình đã được trình phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. 
Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định rất kém. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nếu các kỹ năng chúng ta dạy trẻ không được cũng cố bằng cách luyện tập thường xuyên thì chúng sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững và không bị lãng quên. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ.
2.2. Biện pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
	 Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ?
- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. 
- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ. 
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
- Để thực hiện tốt những biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trước hết bản thân mỗi giáo viên mầm non cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Không ngừng tự học tập và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo độ tuổi mình đang dạy nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất, từ đó nắm được đặc điểm nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ, trên cơ sở đó mới lồng ghép, tích hợp việc dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi mầm non thường rất hay bắt chước người lớn trong mọi hoạt động, chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người trực tiếp dạy trẻ càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đềĐây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi người giáo viên cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. 
 	 - Tham gia đầy đủ các đợt kiến tập và các chương trình bồi dưỡng chuyên đề do phòng giáo dục, cụm, trường, tổ chuyên môn tổ chức.
	- Đưa những nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất.
 	- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non như:
 	+ Sách hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuất bản đại học quốc gia).
 	+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuất bản đại học quốc gia).
 	+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo. 
 	+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống
 + Xem các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ trên báo, mạng internet
2.3. Biện pháp 3: Xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với độ tuổi cần dạy cho trẻ. 
	- Việc xác định và rèn luyện đúng những kỹ năng cần thiết, phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh. Ngoài ra còn giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn hoạt động phù hợp để lồng ghép dạy kỹ năng sống sao cho đạt kết quả tốt nhất.
	- Đối với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4- 5 tuổi thì có nhiều những kỹ năng cần thiết mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung học các môn học, trong đó gồm các kỹ năng:
+ Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức là giúp trẻ sớm hiểu đúng về mình, nhận ra được mình là một cá thể riêng biệt, không giống một ai khác, từ đó trẻ chấp nhận sự riêng biệt đó, vui vẻ và tự tin vào chính mình, có những hành động, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnh thực tế. Ngoài ra trẻ còn tự tin thể hiện các khả năng của bản thân trong các mối quan hệ với xã hội, không ngại khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong cuộc sống. Tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt qua hầu hết những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. 
Giáo viên có thể động viên, khuyến khích trẻ trong các hoạt động giúp trẻ tự tin hơn vào chính mình, mạnh dạn thể hiện những điều mình thích. VD: Cô thấy con hát rất hay, cô và các bạn rất thích nghe giọng hát của con, hãy cho mọi người được thưởng thức khả năng của con nhé!
Với những lời động viên và khuyến khích như thế trẻ nhận ra mình có năng khiếu về ca hát, cảm thấy thích thú, vui sướng khi mọi người thích nghe mình hát, từ đó trẻ trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
+ Kỹ năng tự lập, tự phục vụ: Đây là kỹ năng rất quan trọng cần trang bị cho trẻ ngay từ thời gian trẻ còn học lớp bé. Việc cho trẻ sớm tham gia vào những công việc lao động phù hợp như: Cho bé tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, trẻ biết phụ mẹ, cô giáo những công việc vừa sức, tự thay đồ hay biết tự rửa tay, tự vệ sinh cá nhân sẽ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_tre.doc