Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
Vâng đã là trẻ em các em được quyền học tập vui chơi tuy nhiên đó là những trẻ em bình thường còn những trẻ có kiếm khuyết về tự kỷ thì sao?
Hiện nay trẻ mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng. Cả nước hiện có hàng chục nghìn trẻ mắc chứng tự kỷ. và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm . Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng.
Chúng ta biết rằng ,người khuyết tật và trẻ khuyết tật là một bộ phận dân cư trong xã hội,từ lâu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, đã có những định hướng về giáo dục trẻ khuyết tật, được cụ thể hóa qua các văn bản sau:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 quy định : “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”.
Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã ghi cụ thể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, điều 16:
+ Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học tập hòa nhập
+ Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng.
- Luật Giáo dục năm 1998:
+ Điều 10, mục 2: mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ thông.
+ Điều 58: Nhà nước thành lập và khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng.
Giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo dục và đào tạo. Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục.
ỦY BAN NHÂN DÂN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG =====o0o===== SÁNG KIẾN KINH NGIỆM ĐỀ TÀI: “CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ TỰ KỶ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP” Tên tác giả : Lê Thị Thu Thủy Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non NĂM HỌC: 2018-2019 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan Vâng đã là trẻ em các em được quyền học tập vui chơi tuy nhiên đó là những trẻ em bình thường còn những trẻ có kiếm khuyết về tự kỷ thì sao? Hiện nay trẻ mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng. Cả nước hiện có hàng chục nghìn trẻ mắc chứng tự kỷ. và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm . Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng. Chúng ta biết rằng ,người khuyết tật và trẻ khuyết tật là một bộ phận dân cư trong xã hội,từ lâu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, đã có những định hướng về giáo dục trẻ khuyết tật, được cụ thể hóa qua các văn bản sau: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 quy định : “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã ghi cụ thể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, điều 16: + Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học tập hòa nhập + Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng. - Luật Giáo dục năm 1998: + Điều 10, mục 2: mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ thông. + Điều 58: Nhà nước thành lập và khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng. Giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo dục và đào tạo. Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục. Đặc biệt Luật trẻ em 1016 , Chiến lược phát triển giáo dục năm 2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:” Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình trường lớp, lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 là 70% vào năm 2010”. Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động của nó đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/4 là “Ngày thế giới nhận biết về chúng tự kỷ”. Và hàng năm đều có những chiến dịch của người khuyết tật. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít trường dạy dỗ trẻ tự kỷ theo đúng tiêu chí đạt chuẩn quốc tế. Rõ ràng, xây dựng mô hình hòa nhập hay chuyên biệt để chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ cũng đều cần sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục Quan trọng hơn, đó là sự chung tay sẻ chia của cả cộng đồng xã hội để những gia đình có trẻ tự kỉ không cảm thấy đơn độc trên hành trình giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống. Ở thị trấn Trâu Quỳ nơi tôi sinh sống nhiều gia đình có trẻ tự kỷ chưa được gia đình và xã hội quan tâm đúng mực dẫn đến trẻ chậm phát triển cả về ngôn ngữ và giao tiếp với mọi người xung quanh. Do vậy, việc tìm ra : “Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp”. là một điều quan trọng thiết yếu. Đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi (những giáo viên đứng lớp có cháu tự kỷ), bằng mọi cách giúp trẻ tự kỷ từng bước tiến bộ , nói được bằng chính ngôn ngữ bình thường và giao tiếp tốt với xã hội. II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc). Khi cuộc sống ngày càng phát triển với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai gấp 4 lần các bé gái. - Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ em. Quá trình điều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian. - Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có suy kém về mặt nhận thức ở tất cả các lĩnh vực, trẻ tự kỷ mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như không nói lời nào, lặp lại lời nói, đảo ngược câu, nói không đúng ngữ cảnh, không tiếp xúc mắt, gọi không quay lại, không biểu lộ tình cảm, không tự khởi xướng lời nói, thường có biểu hiện rập khuôn, xoay vòng, nhón gót, nhìn cận, bịt tai, chơi một mình Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ. Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng. Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường. Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ. Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp. Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non: - Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô. - Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh qua các chủ đề. - Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được. - Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi). - Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày. 2. Cơ sở thực tiễn - Với diện tích hơn 1 nghìn m2 gồm 10 phòng học toàn trường có 360 cháu với 11 lớp, trong đó 9 lớp mẫu giáo và 2 nhóm nhà trẻ. - Trường mầm non Quang Trung nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.. - Năm học 2018 - 2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A4 Lớp có 02 cô giáo, bản thân 2 cô đã tốt nghiệp cao đảng sư phạm mầm non và cả 2 đều đang theo học lớp Đại học Sư phạm Mầm non. - Lớp mẫu giáo lớn A4 trường mầm non Quang Trung có tổng số 30 cháu, trong đó có 12 cháu gái và 18 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Phạm Khôi Nguyên .Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1. Thuận lợi - Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. - Lớp học sạch sẽ ,thoáng mát, Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán, giáo viên ... Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc - giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp . - Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Lâm luôn tổ chức các lớp tập huấn để giáo viên năng cao trình độ sư phạm. Đặc biệt là lớp tập huấn, kiến tập chuyên đề giáo dục trẻ tự kỷ. - Được ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như chuyên môn. - Đối với trẻ tự kỷ: + Phụ huynh cháu Khôi Nguyên cũng đã tạo điều kiện cho con đi học thêm ở lớp rành riêng cho trẻ khuyết tật và có sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà nên gặp nhiều thuận lợi. 2.2 Khó khăn - Gia đình trẻ luôn mang mặc cảm khi có con bị khuyết tật. - Bản thân cháu Khôi Nguyên mắc tự kỷ thể nặng hầu như không nói được và trong sinh hoạt hàng ngày hầu như cần có sự giúp đỡ của người lớn. - Việc kết hợp giữa nhà trường với Trung tâm hổ trợ và gia đình trẻ khuyết còn khó khăn. - Các chế độ hổ trợ, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập hầu như không có. - Bản thân tôi không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. - Đối với trẻ tự kỷ: + Kỹ năng nhận thức: Chưa có khả năng phối hợp tay, mắt, Chưa biết cầm bút vẽ, tô màu + Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác + Cười không đúng lúc, đúng cách. + Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, Ngồi một chỗ.... + Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống. + Không phản ứng với lời nói của người khác + Trẻ tự kỷ có vẻ lơ đãng, không lắng nghe. Vốn từ và giao tiếp xã hội của trẻ còn rất hạn chế. + Trẻ tự kỷ khó tiếp thu ngôn ngữ. + Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu. + Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều. Xuất phát từ những đặc điểm tình hình của lớp và của trường cùng với những thuận lợi và khó khăn đã nêu, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở cần có những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp”. 3.Biện Pháp thực hiện Để dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp tốt, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây: 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ * Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2018) tôi phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó tôi xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. * Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2018, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo) * Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu Phạm Khôi Nguyên .(trẻ tự kỷ): KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CỦA TRẺ Các tiêu chí đánh giá Lời nói/ngôn ngữ/ giao tiếp Kỹ năng xã hội Nhận thức Sức khỏe/thể chất/hành vi Mức độ Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đánh giá x x x x Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá trẻ như trên tôi nhận thấy cháu Khôi Nguyên lớp tôi mắc các rối loạn ở thể tự kỷ năng về ngôn ngữ và thể chất cháu hầu như không nói được đi lại và các nhu cầu cá nhân luôn cần sự giúp đỡ của cô.. Tôi đã thông báo kết quả đánh giá này tới phụ huynh của cháu, góp ý với gia đình cho con đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám, chuẩn đoán chính xác căn bện của cháu; từ đó phối hợp với gia đình để có biện pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp với trẻ. Từ kết quả khảo sát đó tôi đã tiếp tục đề ra các biện pháp tiếp theo như. 3.2. Biện pháp 2: Lên kế hoạch giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật Trong quá trình chăm sóc – giáo dục tôi thường xuyên lên kế hoạch giáo dục , theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá. – Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể .Sau mỗi tháng có nhận xét và trao đổi với phụ huynh để đề ra những kế hoạch cụ thể cho tháng tiếp theo. – Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động. – Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung , hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ. - Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tuần: Lập kế hoạch giáo dục cá nhân của từng tuần từng tháng của trẻ khuyết tật Ví dụ: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9 NĂM 2018 Lĩnh vực Mục Tiêu Đồ dùng/ Biện Pháp thực hiện Ngày can thiệp 5/9 10/9 13/9 18/9 26/9 Phát triển vận động - Bước đầu trẻ giữ được thăng bằng khi đi theo cô, hoặc đi trong đường hẹp. ĐD:Vạch kẻ trên sàn, đường hẹp BP: Giáo viên , phụ huynh làm mẫu kết hợp lời nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin.. Giáo viên tổ chức các hoạt động theo hướng tăng dần. - - + + ++ - Bước đầu trẻ biết cầm thìa. ĐD: Thìa BP: Giáo viên , phụ huynh làm mẫu kết hợp lời nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin.. - - - - + Phát triển nhận thức Bước đầu biết nhìn vào các đối tượng khi cô gọi tên DĐ: Sách vở, dép.. BP: Giáo viên , phụ huynh vừa gọi tên vừa chỉ vào đồ vật để trẻ nhìn theo và kết hợp lời nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin.. - - - - + Bước đầu biết chỉ tay vào đối tượng khi cô gọi tên DĐ: Sách vở, dép.. BP: Giáo viên , phụ huynh vừa gọi tên vừa chỉ vào đồ vật để trẻ nhìn theo và kết hợp lời nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin - - - - + Phát triển ngôn ngữ Biết quay đầu về phía phát ra âm thanh DĐ: BP: Giáo viên , phụ huynh tạo ra các âm thanh sau đó hướng trẻ về nơi phát ra âm thanh , luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin - + + + ++ Biết hướng mắt vào đồ dùng khi cô nói tên đồ dùng. DĐ: Sách, vở BP: Giáo viên , phụ huynh vừa gọi tên chỉ vào đồ vật vừa phát âm: sách, vở kết hợp lời nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin - - - - - Phát triển tình cảm xã hội Bước đầu biết nhìn mắt vào đồ vật mà mình thích DD: Đồ trẻ thích và không thích BP: Giáo viên phụ huynh đưa 2 đồ vật ra cho trẻ và nói thích cái nào kết hợp lời nói chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin - - + + ++ Bước đầu biết nếu làm sai, đúng thì cô sẽ buồn, vui Khi trẻ làm làm sai s, đúng cô vừa nói vừa thể hiện khuôn mặt, thái độ : buồn, vui để dần hình thành phản sạ khi làm sai 1 việc gì đó trẻ sẽ nhìn xem cô phản ứng thế nào. - - - - + Phát triển thẩm mỹ Bước đầu cô hướng dẫn bắt tay trẻ để trẻ cầm bút ĐD: Bút màu, tranh tô màu BP: Cô cho trẻ cầm bút và bắt tay trẻ Cô vừa bắt tay cho trẻ cầm bút nói chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Nhận xét của giáo viên và định hướng giai đoạn tiếp theo: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ý kiến của gia đình trẻ: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội ngày......... tháng......... năm 2018 Phụ huynh Giáo viên dạy trẻ Hàng tuần giáo viên đánh giá sự phát triển của trẻ Tốt:++ Chưa rõ dệt: + Chưa đạt: - Sau mỗi tháng tôi trao đổi với phụ huynh về sự phát triển của trẻ trong tháng những mặt làm được và những mặt chưa làm được để có kế hoạch giáo dục trẻ trong những tháng tiếp theo. 3.3 . Biện pháp 3: Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe Trong những giờ học buổi chiều tôi sử dụng phòng yên tĩnh, giảm các tác đ
File đính kèm:
- csgdthuymnquangtrungdoc_22420209.docx