Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông khi tiếp nhận tác phẩm văn học

Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh của đề tài

Trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa nằm trên địa bàn thuộc ấp 2A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trường có một khung chính ở ấp 2A; 3 khung lẻ ở ấp 3, ấp 5, và ấp 6, các khung lẻ còn học nhờ tiểu học. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo nhưng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc dạy và học của cô và trẻ. Và môn làm quen văn học là một trong những môn mà giáo viên chưa thể truyền tải kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn trẻ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông khi tiếp nhận tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG TRÔM
Đơn vị: Trường mẫu giáo Thạnh phú Đông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: 
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO THẠNH PHÚ ĐÔNG
KHI TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC
 Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục mầm non
Họ và tên người thực hiện: ĐẶNG ĐỖ NGỌC HÂN
 Chức vụ: Giáo viên
 Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ mẫu giáo lớn
Thạnh Phú Đông, tháng 02/2011
Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa nằm trên địa bàn thuộc ấp 2A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trường có một khung chính ở ấp 2A; 3 khung lẻ ở ấp 3, ấp 5, và ấp 6, các khung lẻ còn học nhờ tiểu học. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo nhưng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc dạy và học của cô và trẻ. Và môn làm quen văn học là một trong những môn mà giáo viên chưa thể truyền tải kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn trẻ.
II. Lý do chọn đề tài:
Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kì nhân cách bắt đầu được hình thành, công trình nghiên cứu về tâm lý học cho thấy những nét tình cách cơ bản trong trong nhân phẩm trẻ được hình thành chính trong thời kì này và ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của trẻ. Trong giáo dục mầm non, giáo dục thẩm mĩ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, mà tiêu biểu là tác phẩm văn học được xem là phương tiện chủ yếu của giáo dục thẩm mĩ. Tác phẩm văn học đã tác động mạnh mẽ đến xúc cảm đạo đức, thẩm mĩ và hứng thú nhận thức của đứa trẻ. Cuộc sống của trẻ ở lứa tuổi mầm non luôn gắn chặt với thế giới văn học. Trẻ say mê thích thú với những câu chuyện cổ tích, những vần nhịp của bài thơ. Đặc biệt trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể phân biệt được đâu là thực, đâu là hư nhưng cái ranh giới thực- hư ấy chưa được rõ ràng và bền vững trong mắt trẻ. Trẻ dễ dàng bị cảm xúc chi phối, cuốn hút trong thế giới văn học nhiều màu sắc và sẵn sàng sống trong thế giới ấy. Khi đó, đứa trẻ có thể thấu hiểu bản thân và cấu trúc của tác phẩm, cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn nhất. Trong cảm thụ văn học bao giờ cũng có 2 yếu tố: cảm xúc và nhận thức. Yếu tố cảm xúc trực tiếp quan trọng để có thể giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học. Trên thực tế, người lớn – giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc, khả năng chú ý, khả năng nhận thức cũng như chưa thực sự quan tâm đến đặc điểm tâm lý của trẻ khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Giáo viên chỉ chú ý đến hoạt động của mình là chủ yếu như tìm cách truyền tải đủ nội dung tác phẩm, đảm bảo đúng trình tự giáo án, đảm bảo đủ thời gian lên lớpChính vì thế đã làm hạn chế sự tiếp nhận của trẻ khi đến với tác phẩm văn học. Nhận thức được điều đó nên tôi chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm về “ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO THẠNH PHÚ ĐÔNG KHI TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC”
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của Trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
- Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tiếp nhận tác phẩm văn học
IV. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tiếp nhận tác phẩm văn học để từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn, có hiệu quả hơn.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tôi tìm được một số phương pháp nhằm góp phần giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn, hiệu quả hơn:
- Một là: biện pháp dùng lời đọc, kể phù hợp với từng thể loại tác phẩm.
- Hai là: biện pháp giáo viên kể chuyện bằng rối.
- Ba là: sử dụng trò chơi trong hoạt động cho trẻ làm quen văn học.
- Bốn là: sử dụng dụng cụ vỗ gõ trong hoạt động cho trẻ làm quen với thơ.
- Năm là: sử dụng tranh di động làm phương tiện trực quan trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Phần hai: PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo là một quá trình tâm lý, đặc biệt là sự tác động qua lại giữa nhận thức và cảm xúc. Quá trình đó được biểu hiện cụ thể như sau:
Chú ý: Sự phát triển của trẻ trên nền tảng của tính chủ định, biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng gây hứng thú đối với trẻ. Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37-51 phút, nếu đối tượng chú ý hấp dẫn, kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân tán sự chú ý của mình lên 2-3 nhân vật cùng lúc trong tác phẩm, khả năng di chuyển chú ý của trẻ nhanh. Chính vì sự phân tán chú ý của trẻ mạnh nên nhiều khi trẻ không tự làm chủ được bản thân mình. Do đó, trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, lời kể diễn cảm của cô cùng với các thủ thuật hấp dẫn sẽ kích thích được sự tập trung chú ý của trẻ. Trẻ em luôn luôn hứng thú để chú ý một cái gì đó, sự hứng thú có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức chú ý khác nhau, yếu hoặc mạnh, tự động hoặc bị động. Trẻ cảm nhận tác phẩm văn học chỉ bằng cách nghe người lớn đọc kể. Cho nên điều quan trọng là ngay từ nhỏ phải dạy trẻ biết chú ý nghe, biết tiếp thu ngôn ngữ thơ ca, văn xuôi giàu tính biểu cảm, nhất là chú ý đến những từ tượng thanh, tượng hình.
Tri giác: Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tri giác nhìn và tri giác nghe đã phát triển đáng kể. Tuỳ hoàn cảnh mà trẻ tự mình phát biểu lên những điều đã tri giác theo nhiệm vụ do cô giáo đặt ra. Điểm mới trong tri giác của trẻ là xuất hiện các hình tượng nghệ thuật. Việc tri giác thẩm mỹ các tác phẩm nghệ thuật của trẻ có những điểm riêng, nó có mối liện hệ chặt chẽ với cảm xúa thẩm mỹ. Sự phát triển tri giác thẩm mỹ các tác phẩm văn học được thể hiện ở chỗ nghe và cảm thụ, không chỉ ở nội dung mà cả hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Phát triển tri giác nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với quá trình phát triển tâm lý, làm quen và tiếp nhận tác phẩm văn học.
Tư duy: trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khao khát muốn biết hết tất cả . Điều đó, phản ánh quan niệm đơn sơ, thơ ngây của trẻ trong thế giới và trong văn học. trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp, Vì vậy cần giải thích nhất quán tạo nên một khái niệm riêng cho trẻ thì khái niệm đó có sức sống lâu bền làm tăng khát vọng của trẻ khi tìm ra chân lý. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bắt đầu có khả năng phân tích, tổng hợp, trẻ bắt đầu biết tư duy và suy diễn trừu tượng, thích bắt chước và mô phỏng hành vi, lời nói của các nhân vật mà trẻ được xem trên truyền hình hoặc do người khác kể cho trẻ nghe. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể trả lời những câu hỏi thông thường về nội dung mà trẻ biết,Trẻ rất thích nghe và kể lại những chuyện hấp dẫn như truyện cổ tích.Vì vậy, trong giờ làm quen với tác phẩm văn học nếu giáo viên chuẩn bị đồ dùng tốt: tranh ảnh, mô hìnhvà tạo điều kiện để trẻ đóng kịch, chơi các trò chơi liên quan đến nội dung tác phẩm thì trẻ sẽ hứng thú hơn, tiếp thu bài dễ dàng hơn. Đồng thời trẻ biết vận dụng những hành vi được xem là tốt của các nhân vật trong tác phẩm vào trong cuộc sống hàng ngày ở những hoàn cảnh và quan hệ cụ thể, hợp lý.
Tưởng tượng: giàu sức tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền năng lực hiểu biết của trẻ. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là thời kì phát triển sức tưởng tượng phong phú . Khi trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học, trẻ tiếp nhận những ấn tượng từ thực tại, cải biến chúng và tạo ra cách hiểu, cách cảm thụ riêng.Từ đó, xuất hiện khát vọng và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc với tác phẩm văn học. Với ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh là nơi để hình thành và bộc lộ tư tưởng còn rất ngây thơ, ít kiểm chứng của trẻ. Nó hoạt động được là nhờ tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú của trẻ.
Ngôn ngữ: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã sử dụng được tiếng mẹ đẻ rõ ràng, mạch lạc và từng bước thể hiện các sắc thái cảm xúc hợp lý trong hành vi, lời nói. Tác phẩm văn học chiếm một vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua tác phẩm văn học, vốn từ của trẻ được phong phú hơn, trẻ có thể sử dụng từ vào đúng mục đích, đúng hoàn cảnh. Ngoài ra, về cấu trúc ngữ pháp của trẻ cũng được phát triển, trẻ biết nói diễn cảm, biết dùng cử chỉ điệu bộ phù hợp với lời nói. Giáo viên sẽ nắm được trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, cũng như đánh giá được đặc điểm cá nhân của trẻ khi cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Tình cảm, xúc cảm: do trẻ không tự mình đọc được, không có điều kiện tự nhận ra những âm vang chứa đựng ý nghĩa của từ, câu, đoạn. Tính liên tục liền mạch của nội dung thường bị gián đoạn, Cũng vì không tự đọc được tác phẩm, trẻ không chủ động tìm đến tác phẩm mà phải dựa vào cách đọc, cách kể của người lớn. Điều này làm hạn chế vai trò của trẻ, cũng vì tiếp nhận gián tiếp nên gần như trẻ nhận lại sự tiếp nhận của người lớn .Trẻ mẫu giáo thường khong làm chủ được cảm xúc của mình, trẻ dễ bị xúc động. Điều này ai cũng thấy rõ, bởi vì đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Vấn đề quan trọng của trẻ không phải tri thức mà là cảm xúc, đó là năng lực hoá thân của trẻ, cái nhìn ngây thơ đối với các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tự đồng nhất mình với nhân vật, cũng như hoà mình vào thiên nhiên. Suy nghĩ của trẻ xuất phát từ bản thân, lấy bản thân làm trung tâm và chỉ hướng vào bản thân mình là chính. Việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mang đậm màu sắc cảm xúc. Nó biểu hiện một trạng thái chưa ổn định, dễ dao động trước những tác động ở bên ngoài. Nên khi giáo dục văn học nghệ thuật cho trẻ, ngoài kiến thức và năng lực, chủ yếu tạo phong cách sống. trẻ luôn nhìn thế giới trong tác phẩm cũng như hiện thực ngoài đời dưới con mắt ngây thơ nên trẻ thực lòng chia sẻ, hoá thân vào nhân vật. Do dễ xúc động nên khi tiếp nhận trẻ ít bị ràng buộc bởi lý trí. Từ điểm này tạo cho trẻ khả năng tự đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của nhân vật, tự tìm ra cách giải quyết truyện. Cũng như trẻ tự hoà mình vào nhân vật của truyện, hoà mình vào thiên nhiên muôn màu muôn vẻ của những bài thơ. Ngoài ra, tác phẩm văn học còn làm nảy sinh ở trẻ những xúc cảm, rung cảm thẩm mỹ đích thực. Trẻ nhận thức rõ cái đẹp tự nhiên, cái đẹp tự tạo, cái đẹp hình thức, cái đẹp nội dung trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học. Qua đó, trẻ mong muốn khao khát tạo ra cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong uộc sống
Nắm được đặc điểm chủ yếu trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu và đánh giá thực tế việc tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được tuyển chọn trong chương trình dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
II. Thực trạng của vấn đề
Thông qua dự và trực tiếp lên lớp tiến hành hoạt động làm quen văn học, Tôi nhận thấy phần lớn giáo viên lên lớp đảm bảo truyền tải đủ nội dung bài dạy, tiến hành đúng trình tự các bước lên lớp, đảm bảo được thời gian. Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất nên phần lớn các hoạt động làm quen văn học được thực hiện “ tĩnh”, giáo viên chưa cho lớp di chuyển, trẻ ngồi yên thụ động tiếp thu nên một số trẻ tham gia hoạt động một cách uể oải, mệt mỏi, lo ra không chú tâm vào hoạt động, chưa phát huy tính tích cực của trẻ. Phần lớn giáo viên lên lớp với phương tiện trực quan là tranh từ đối với thơ và “tranh bất động” đối với chuyện nên chưa thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ, gương mặt trẻ không gợi vẻ hứng thú khi nghe chuyện, nghe thơ. Và ở một số hoạt động giáo viên chuẩn bị không kĩ lưỡng nên quên thơ, quên chuyện, giọng đọc, giọng kể chưa diễn cảm nên đã làm gián đoạn tri giác nghe của trẻ, trẻ không hứng thú, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của trẻ. 
Từ thực trạng trên tôi quyết định nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tiếp nhận tác phẩm văn học, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ tiếp thu tác phẩm văn học tốt hơn 
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Trên cơ sở lý luận, qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy đặc điểm tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học. Chính vì thế, tôi xin đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng cảm thụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Biện pháp phải gắn với mục tiêu, phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Biện pháp phải gây được hứng thú, kích thích sự tập trung chú ý của trẻ, phù hợp với đặc điểm tư duy, tưởng tượng, tình cảm của trẻ 
Biện pháp phải đảm bảo với tiến trình hoạt động .
Biện pháp phải phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Biện pháp đề xuất bao gồm:
Biện pháp dùng lời đọc, kể phù hợp với từng thể loại tác phẩm.
 Tác dụng: các tác phẩm được truyền tải đến trẻ bằng giọng đọc, kể diễn cảm của giáo viên sẽ giúp trẻ tập trung chú ý theo dõi tác phẩm. Trẻ dễ dàng phân biệt được cái thiện cái ác, cái cao thượng cái thấp hèn, làm phong phú đời sống nội tâm, giúp cho sự nhìn nhận phán đoán về việc đời, lòng người thêm tinh tế, sắc bén ở tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó, biện pháp sử dụng giọng đọc, kể diễn cảm của giáo viên còn tạo được ấn tượng sâu sắc với trẻ, phát huy được trí tưởng tượng của trẻ, trẻ thấu hiểu sâu sắc cái chất độc đáo tromng từng tác phẩm.
Chuẩn bị: nghiên cứu kĩ tác phẩm, tập đọc, kể diễn cảm nhiều lần trước khi tổ chức hoạt động làm quen văn học cho trẻ.
Mỗi tác phẩm có cái chất, có diện mạo riêng, hài hước hay bi hùng, mua vui đơn thuần hay có ý nghĩa giáo dục đạo lýVì thế giáo viên phải đọc kĩ tác phẩm, nắm vũng những nét riêng biệt ấy. Tập đọc, kể diễn cảm nhiều lần để biết được đoạn nào chưa thông suốt, hình ảnh nào còn mờ nhạt, lời kể nào còn khô khan thiếu cảm xúcđể tìm cách sữa chữa. Khi đọc, kể diễn cảm trên lớp thì giọng giáo viên cần rõ, êm nhẹ vừa đủ nghe. Nét mặt cử chỉ, điệu bộ có tác dụng hỗ trợ lời đọc kể thêm diễn cảm, nhưng cần xử lý vừa phải, tự nhiên, mọi sự cường điệu giả tạo đều không đạt hiệu quả mong muốn. Khi bắt đầu đọc, kể diễn cảm, giáo viên nên khéo léo tạo ra không khí chờ đợi, sự chú ý ban đầu, tránh lập trật tự bằng những lời nhận xét, những cử chỉ thiếu tế nhị. Trong quá trình đọc, kể diễn cảm, nên tránh dừng lại để nhắc nhở trẻ này, phê bình trẻ kia. Vì làm như thế sẽ làm gián đoạn sự chú ý của trẻ, gây ra sự vướng mắc trong mối giao cảm giữa giáo viên và trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần lưu ý đến cách bố trí chỗ ngồi cho trẻ, sao cho tất cả đều thấy và nghe rõ giọng cô, phải có sự gần gũi trong không gian mới tạo ra được sự gần gũi trong tình cảm. Trong khi đọc kể diễn cảm, giáo viên cần có sự giao lưu tình cảm với trẻ, cùng trẻ chia sẻ những vui buồn, lo lắng cho các số phận của các nhân vật có trong tác phẩm.
Biện pháp giáo viên kể chuyện bằng rối
Tác dụng: Giúp cho giờ học sinh động hấp dẫn. Trẻ dễ dàng theo dõi toàn bộ diễn biến câu chuyện. Trẻ thực sự hứng thú khi thấy những cử động của các nhân vật, do đó trẻ dễ tập trung chú ý theo dõi tác phẩm.
Chuẩn bị: sân khấu rối, mô hình, các laọi rối dẹt, rối tay, rối quephù hợp với nội dung bài dạy.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ tác phẩm để chọn rối cho phù hợp. Giáo viên cần tập kể, tập điều khiển rối nhiều lần sao cho lời kể và cử động của các nhân vật khớp với nhau. Để khi lên lớp, nội dung tác phẩm được chuyển tải đến trẻ một cách mạch lạc liên tiếp, không làm gián đoạn sự theo dõi của trẻ. Giáo viên có thể dùng rối tay để kể lại câu chuyện “ chú dê đen” dùng cùng lúc hai tay, một tay sử dụng rối Sói, một tay sử dụng rối Dê. Cử động của nhân vật trùng khớp với lời kể của cô. Hoặc giáo viên dùng rối dẹt để kể lại câu chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”, giáo viên chuẩn bị mô hình thật đẹp, trên mô hình giáo viên điều khiển cho rối dẹt cử động. Từng lúc, rối Thỏ mẹ, thỏ anh, thỏ em xuất hiện phù hợp với lời kể của cô, làm cho hoạt động diễn ra thật sinh động. trẻ hứng thú theo dõi câu chuyện và dễ dàng nắm bắt được nội dung câu chuyện.
Sử dụng trò chơi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Tác dụng: phù hợp với tâm lý “ học mà chơi, chơi mà học” của trẻ, giúp trẻ nắm và hiểu được nội dung tác phẩm một cách nhẹ nhàng, trẻ thực sự hứng thú khi tham gia vào trò chơi. Chơi là hoạt động thể họên sự tổng hợp những năng lực người như: phát triển trí tuệ, tình cảm, hứng thú, sức bền, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động này. Trò chơi chính là hoạt động học tập, thời kì mẫu giáo cũng là thời kì vui chơi nhưng cũng là thời kì học tập. Vì sự học tập này kèm theo sự thích thú, thoả mãn nhu cầu được hoạt động trong bản tính hồn nhiên đầy xúc cảm của tuổi mẫu giáo.
Chuẩn bị: lựa chọn trò chơi phù hợp vhới nội dung bài dạy, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi.
Giáo viên tìm trò chơi phù hợp để dẫn dắt trẻ vào bài. Ví dụ cho trẻ chơi tạo hình nặn bánh hình vuông hình tròn để giới thiệu “ Sự tích bánh chưng bánh giầy”. trong lúc đàm thoại về nội dung tác phẩm, giáo viên có thể tổ chức hco trẻ chơi “ thi ai nhanh”, chia đội cho chơi “ Đội nào tài”. Giáo viên còn có thể cho trẻ chơi trò chơi để củng cố bài, để chuyển hoạt động. Như cho trẻ đóng lại chuyện “ Quả bầu tiên”, cho chơi têm trầu cánh phượng sau khi kể xong câu chuyện “ Tấm Cám” hay cho chơi “thử hài”. Giáo viên tìm trò chơi phù hợp để trẻ có cảm giác đươc5 chơi trong suốt quá trình hoạt động diễn ra. Qua trò chơi trẻ hcọ được nhiều điều bổ ích.
Sử dụng dụng cụ vỗ gõ
Tác dụng: gây được hứng thú cho trẻ, trẻ tapộ trung chú ý lắng nghe, tri giác nghe của trẻ cũng được phát triển. Trẻ dễ dàng cảm nhận được vần nhịp của bài thơ cũng như cảm thụ được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Chuẩn bị: dụng cụ vỗ gõ: xắc xô, thanh tre, gáo dừanhững dụng cụ phát ra âm thanh rõ, lớn vang. Các dụng cụ này cần được trang trí đẹp mắt.
Giáo viên cần lữa chọn dụng cụ vỗ, gõ phù hợp với nội dung bài dạy. Dụng cụ vỗ gõ vừa tay cô và phù hợp với tay trẻ, giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu kĩ vần nhịp của bài thơ để chọn cách vỗ gõ thích hợp. Khi đã chọn được cách vỗ gõ thích hợp, giáo viên cần luyện tập nhiều lần trước khi lên lớp. Không để bị “ vấp” hoặc vỗ trật nhịp bài thơ. Vì như thế sẽ làm gián đoạn sự chú ý, cảm xúc của trẻ. Sau khi dạy thơ, kết hợp với vỗ gõ cho trẻ nghe, giáo viên có thể phát dụng cụ vỗ gõ cho mỗi trẻ, và yêu cầu trẻ vỗ gõ theo cô. Ví dụ bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” của Vũ Thuỳ Hương giáo viên có thể vỗ gõ theo nhịp 2/4
“Mưa rơi* mưa rơi*
Lộp bộp* lộp bộp*
Áo dù *có ướt*
Vẫn đi *vẫn đi*”
2.5. Sử dụng tranh di động làm phương tiện trực quan trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
- Tác dụng: gây được hứng thú cho trẻ, trẻ say mê lắng nghe, tập trung chú ý vào bộ tranh di động, tri giác nhìn của trẻ phát triển. Từ sự tập trung chú ý cao độ đã giúp trẻ nắm đuợc toàn bộ tình tiết xảy ra trong câu chuyện, nắm được tính cách nhân vật, nhận biết và đánh giá được hành động nào phù hợp với qui tắc xã hội.
- Chuẩn bị: tranh minh hoạ phù hợp với câu chuyện, bài thơ. Những chi tiết là điểm nhấn của câu chuyện, bài thơ thì có thể di chuyển, hoạt động được. 
Giáo viên nên tập kể nhiều lần, để lời kể trùng khớp với hành động của nhân vật trong tranh. Giáo viên dùng tranh di động để kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe. Biện pháp này sẽ thu hút được trẻ nếu giáo viên có sự đầu tư chuẩn bị kĩ lưỡng. Ví dụ như trong chuyện Quả bầu tiên, kể đến đoạn cậu bé tung con én nhỏ lên bầu trời thì ngay lập tức giáo viên kéo con én rời khỏi tay cậu bé, trẻ sẽ vô cùng ngạc nhiên thích thú. Hay như trong bài thơ “Hoa kết trái”, trong bức tranh có rất nhiều loài hoa, khi đọc đến loài hoa nào thì giáo viên làm cho hoa đó cử động như đang chào các bé, ấn tượng để lại trong trẻ sẽ rất sâu và trẻ thuộc thơ cũng rất nhanh.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cụ thể là ở lớp mẫu giáo 26 tuần ấp 2A Trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông, tôi nhận thấy hầu hết trẻ đều hứng thú, có sự tập trung chú ý cao độ vào lời kể diễn cảm của giáo viên; trẻ thích thú, hào hứng khi được cho quan sát tranh di động. Trẻ thực sự ấn tượng khi cô giáo hóa thân vào nhân vật có trong tác phẩm, nội dung câu chuyện đọng lại trong lòng trẻ lâu hơn. Và trẻ sẽ tập trung chú ý lắng nghe, dễ dàng cảm nhận tác phẩm hơn.
Phần ba: PHẦN KẾT LUẬ

File đính kèm:

  • docthêm SKKN.doc
Giáo Án Liên Quan