Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Tổ chức triển khai thực hiện Chuyên đề “Làm quen văn học”

/ LÝ DO CHON ĐỀ TÀI :

 Trường mẫu giáo Tâm Thắng thuộc địa bàn xã Tâm Thắng, Huyện Cư Jút và là cửa ngõ của tỉnh Đăk Nông. Toàn xã có tổng dân số là : 2237 hộ với 8 dân tộc anh em chung sống, người có đạo chiếm 64,8% tổng dân số toàn xã. Toàn trường có 11 lớp mẫu giáo với 14 giáo viên đứng lớp trong đó 2 giáo viên do nhà trường hợp đồng, 2 giáo viên là người dân tộc tại chỗ số giáo viên còn lại phần lớn đã lớn tuổi. Từ những thực tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng, hiệu quả các chuyên đề nói riêng. Đứng trước tình hình thực tế của nhà trường bản thân tôi luôn trăn trở tìm mọi biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là các chuyên đề đã triển khai trong thời gian qua. Do đó tôi đã chon chuyên đề “ Làm Quen Văn Học” triển khai từ năm học 2002 – 2003 làm đề tài nghiên cứu nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và nâng cao chất lượng chuyên đề LQVH nói riêng cho chị em giáo viên nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, khám phá tình cảm của từng nhân vật, rèn cho trẻ một số kĩ năng “đọc” sách, mở sách để chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Tổ chức triển khai thực hiện Chuyên đề “Làm quen văn học”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	—&–
Đề Tài: Tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề “ LQVH”
Người viết : Lại Thị Định
Đơn vị : Trường Mẫu Giáo Tâm Thắng – Cư Jút – Đăk Nông
I/ LÝ DO CHON ĐỀ TÀI :
 Trường mẫu giáo Tâm Thắng thuộc địa bàn xã Tâm Thắng, Huyện Cư Jút và là cửa ngõ của tỉnh Đăk Nông. Toàn xã có tổng dân số là : 2237 hộ với 8 dân tộc anh em chung sống, người có đạo chiếm 64,8% tổng dân số toàn xã. Toàn trường có 11 lớp mẫu giáo với 14 giáo viên đứng lớp trong đó 2 giáo viên do nhà trường hợp đồng, 2 giáo viên là người dân tộc tại chỗ số giáo viên còn lại phần lớn đã lớn tuổi. Từ những thực tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng, hiệu quả các chuyên đề nói riêng. Đứng trước tình hình thực tế của nhà trường bản thân tôi luôn trăn trở tìm mọi biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là các chuyên đề đã triển khai trong thời gian qua. Do đó tôi đã chon chuyên đề “ Làm Quen Văn Học” triển khai từ năm học 2002 – 2003 làm đề tài nghiên cứu nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và nâng cao chất lượng chuyên đề LQVH nói riêng cho chị em giáo viên nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, khám phá tình cảm của từng nhân vật, rèn cho trẻ một số kĩ năng “đọc” sách, mở sách  để chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông.
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 Sau khi tham dự lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyên đề tại sở giáo dục Đăk Lăk bản thân tôi là cán bộ quản lí nhà trường và là người trực tiếp tổ chức hướng dẫn thực hiện chuyên đề đã tiến hành một số công việc như sau . Muốn xây dựng chuyên đề “ LQVH” đạt được kết quả tốt đòi hỏi phải có 2 yếu tố quan trọng đó là: “ Đội Ngũ Giáo Viên Và Csvc” Trước khi thực hiện chuyên đề LQVH thì hầu hết giáo viên dạy tiết văn học chủ yếu bằng hình thức cô kể chuyện cháu ngồi nghe hoặc không có tranh kèm theo để minh hoạ. Phương pháp thì dập khuôn gò bó, đồ dùng, tranh ảnh tuy có những còn hạn chế và chưa phong phú  sau khi được tham gia tập huấn và dự tiết dạy mẫu của chuyên đề bản thân tôi nhận thấy môn làm quen văn học có tầm quan trong rất lớn đối với trẻ mẫu giáo và là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triến nhân cách của trẻ sau này. Do vậy dạy môn văn học không chỉ là cô kể cháu nghe mà phải làm sao cho trẻ cảm thụ hết được cái hay, cái đẹp và tình nhân văn trong tác phẩm đó và muốn là được điều đó người giáo viên phải truyền thụ cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa tác phẩm văn học đến với trẻ nhanh nhất, nhẹ nhàng và dễ tiếp thu. Nhưng do đặc điểm tình hình giáo viên nhà trường có nhiều chênh lệch và hạnh chế do đó tôi đã chọn một số bước sau đây để thực hiện chuyên đề đó là :
 * Bước 1 : 
 @ Trước tiên tôi tiến hành tổ chức bồi dưỡng về lý thuyết chuyên đề LQVH cho toàn bộ giáo viên nhà trường để giáo viên nắm được mục đích, ý nghĩa yêu cầu nhiệm vụ của chuyên đề. Nội dung của chuyên đề về lý thuyết và thực hành hoạt động LQVH nội dung các thể loại văn học và hình thức dạy trẻ làm quen văn học các biện pháp tạo môi trường và cách thức tận dụng các cơ hội cho trẻ làm quen với văn học mọi lúc mọi nơi. Hướng dẫn cho giáo viên thực hiện tốt nội dung các thể loại văn học được gợi ý trong kế hoạch của chương trình. Hướng dẫn giáo viên thiết kế mạng nội dung phù hợp từng chủ đề nhánh nhỏ, nghiên cứu nội dung từng tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau để lựa chọn hình thức dạy cho phù hợp.
 @ Hướng dẫn cho chị em để chuẩn bị tốt cho một tiết dạy môn LQVH theo chương trình đổi mới cần phải chuẩn bị những gì như : 
 + Đọc kỹ tác phẩm nhiều lần, nắm vứng thanh điệu cơ bản nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
 + Xây dựng hệ thống câu hỏi chặt chẽ, rõ ràng phù hợp từng lứa tuổi bé, nhỡ, lớn.
 + Chuẩn bị đồ dùng trực quan, cách sử dụng và màu sắc hài hoà biết kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói phù hợp.
* Bước 2: 
 Sau khi triển khai chuyên đề nhà trường tiến hành tổ chức dạy mẫu trường đã chọn 2 giáo viên dạy giỏi của trường đồng thời cúng đã được dự tiết dạy mẫu của sở mở. Nhà trường tiến hành dạy mẫu tại trường 2 tiết kể chuyện, 1 tiết thơ đề cho chị em nhận xét góp ý kiến, so sánh cái giống và khác nhau giữa phương pháp cũ và phương pháp mới, phần nào chị em còn thắc mắc chưa hiểu tôi trực tiếp giải thích, phần nào còn lúng tứng tôi trực tiếp với cán bộ chuyên môn phòng giáo dục trong quá trình triển khai bản thân tôi cúng vừa làm vừa học hỏi các trường bạn sau khi dự tiết dạy mẫu rút kinh nghiệm bản thân tôi trực tiếp tóm tắt lại những điều mới của chuyên đề và khuyến khích chị em thực hiện và luôn tìm tòi sáng tạo trong bài dạy.
* Bước 3:
 @ Song song với việc triển khai chuyên đề và dạy mẫu cho chị em thì việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh tranh thiết bị csvc phục vụ cho chuyên đề cũng là một phần rất quan trọng do đó bản thân tôi cùng chị em giáo viên trong nhà trường cùng tìm tòi học hỏi cách làm các loại đồ dùng như rối, rối tròn, rối dẹp, mô hình cát,  từ trường sư phạm nơi chungd tôi đã học và các trường bạn như trường 10-3 BMT trường MN hoa hồng vận động chị em tích cực sưa tầm các câu truyện hay tranh đẹp có ý nghĩa giáo dục phù hợp lứa tuổi, tìm mua các băng nhạc, thơ, truyện trong chương trình. Vận động phụ huynh ửng hộ tiền mua máy cát xet. Đối với lớp học chương trình đổi mới tổ chức góc thư viện với nhiều loại tranh, ảnh, sách báo, tạp chí văn phong phú đa dạng phù hợp lứa tuổi có nội dung giáo dục và thẩm mỹ cao để trẻ tìm tòi thực hành và trải nghiệm.
 @ Đầu tư các loại tranh ảnh liên quan đến nội dung truyện, thơ trong chương trình, bổ xung các tài liệu tham khảo giúp giáo viên mở rộng mạng nội dung các chue đè nhanh, sâu hơn, rông hơn, phù hợp hơn với quỹ thời gian.
 @ Đầu tư, cải tiến hệ thống kệ, giá treo tranh ảnh, sách báo
* Bước 4 :
 Qua 3 bước thực hiện giáo viên đã nắm được phương pháp mới của chuyên đề, đã có sự chuẩn bị và một số kinh nghiệm lamø đồ dùng dạy học thì việc tạo cho trẻt một cách học mới, một cách tiếp thu mới và kỹ năng tiếp thu mới là khâu quan trong nhất vì nếu có đổi mới và cải tiến bao nhiêu đi nữa mà kết quả trên xẽ thấp thì các bước tiến hành và đổi mới coi như là thất bại, do đó trong quá trình thực hiện chuyên đề chúng tôi đã dùng nhiều hình thức cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi, cho trẻ làm quen với thơ, đồng dao, cao dao trong giờ học, hoạt động ngoài trời, đón trẻ, trả trẻ, dạy trẻ cách kể diễn cảm, cách mở vở, mở chuyện, cách xắp xếp các bức tranh theo trình tự hợp lý, đóng kịch kể lại truyện và có thể tự kể lại phần kết câu truyện theo ý trẻ một cách sáng tạo
III/ KẾT QUẢ
 Sau khi tiến hành triển khai chuyên đểø từ năm học 2002 – 2003 cho đến nay nhà trường đã đạt được những kết quả như sau :
 A/ Đối Với Giáo Viên: Nếu như trước khi chưa triển khai chuyên đề LQVH tiết dạy của giáo viên còn dập khuôn, gò bó tiết dạy chưa phong phú , đồ dùng phục vụ cho môn học còn sơ xài chủ yếu là tranh được cấp và tự vẽ. Sau 3 năm thực hiện chuyên đề kết quả đã chuyển biến rõ rệt phương pháp giảng dạy của giáo viên đã linh động và nhiều sáng tạo hơn, đồ dùng dạy học đa dạng và phong phú hơn. Nhà trường tổ chức được 3 hội thi làm đồ dùng về chuyên đề LQVH với 34 loại đồ dùng dự thi chủ yếu là rối, mô hình cátsinh động và đẹp mắt nhân dịp 20/11 và ngày 8/3 các năm.
 + Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp về chuyên đề LQVH cấp trường đạt 70% chọn đi dự thi cấp huyện 5 cô đạt 4/5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện chuyên đề LQVH riêng cấp tỉnh chưa tổ chức.
 B/ Đối Với Cháu : Trước đây cháu chỉ được làm quen với các bài thơ, câu chuyện trong chương trình thì nay cháu được tiếp cận nhiều bài thơ, câu chuyện hay phù hợp lũa viên, nghe cô mở băng mọi luc, mọi nơi, cháu được tập đóng kịch , tập sử dụng con rối rất hứng thú và tích cực. Thông qua việu kể chuyện bằng tranh chữ to cháu được làm quen với các chữ cái đã học do đó trẻ nhận biết và ghi nhớ lâu các chữ đã học, biết cách sử dụng và mở truyện nhìn vào tranh không lời có thể tự kể một câu truyện phù hợp nội dung tranh theo tưởng tượng của cháucuối năm có tới 90% số trẻ thuộc các bài thơ, nội dụng câu truyền và các nhân vật trong truyện, một số lời thoại ngắn hay của các nhân vật cháu yêu thích. Theo kế hoạch năm học thì đến tháng 3 trường sẽ tổ chức hội thi “ văn học với trẻ thơ”
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Từ việc chọn đề tài để nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
 1/ Muốn tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề đạt kết quả cao cho từng giáo viên và học sinh người tổ chức, trực tiếp là hiệu trưởng phải nắm vững những nội dung cơ bản của chuyên đề mới và phương pháp cũ để so sánh tìm ra được điểm khác nhau giữa 2 phương pháp từ đó có kế hoạch triển khai chuyên đề cho giáo viên một cách phù hợp và dễ hiểu nhất.
 2/ Thường xuyên bám sát chỉ đạo chuyên môn của phònh giáo dục, bám sát vào chuyên đề để có hướng điều chỉnh kịp thời và trao đổi về phương pháp bộ môn phần nào còn lúng túng .
 3/ Khâu triển khai và dạy mẫu chuyên đề là quan trọng nhất do đó khi lựa chon giáo viên dạy mẫu cần lựa chọn giáo viên dạy giỏi lâu năm có nhiều kinh nghiệm, khéo tay, nhiệt tình trong giảng dạy để chị em học tập.
4/ Qua từng năm học có đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề rút ra kinh nghiệm cho từng năm, thường xuyên tổ chức thao giảng, dạy mẫu thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học để chị em tham gia mục đích là để chị em ngày càng cũng cố nắm vững phương pháp bộ môn, tích cực làm đồ dùng dạy học và học hỏi nhiều cách làm đồ dùng khác nhau.
** Bên cạnh những tích cực kết trên thì qua thực hiện chuyên đề này tôi có rút ra một số mặt còn hạn chế như sau :
Chuyên đề LQVH khi nghiên cứu chỉ dành cho chương trình đổi mới do vậy các lớp dạy chương trình cải cách và 26 tuần khó áp dùng và thực hiện do đó chỉ áp dụng một phần nào đó dẫn đến ở nhứng lớp này kết quả không cao so với dạy chương trình đổi mới.
Tuy các cô đã tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học môn LQVH xong do sự khéo léo của các cô còn hạnh chế nên đồ dùng, sản phẩm do các cô làm còn thô sơ tinh nghệ thuật còn chưa cao.
- Một số giáo viên năng khiếu kể chuyện và đọc truyền cảm tác phẩm văn học còn hạn chế ( như giọng đọc, kể diễn cảm )
V/ KIẾN NGHỊ 
 Qua thực hiện chuyên đề LQVH được 3 năm bản thân tôi có một số kiến nghị đối với cấp lãnh đạo như sau :
- Tuy chuyên đề đã thực hiện bước sang năm học thứ 4 xong chúng tôi chỉ được đi tập huấn có 1 lần tại sở giáo dục đăk lăk, tài liệu phục vụ cho chuyên đề còn quá nghèo nàn hấu như không có do vậy trong quá trình thực hiện chúng tôi gặp rất nhiều lúng túng chủ yếu là tự đi học hỏi các trường trọng điểm của đăk lăk chúng tôi đề nghị phòng giáo dục và sở giáo dục tạo điều kiện cho chúng tôi về tại liệu phục vụ chuyên đề tổ chức các lớp dạy mẫu và triển khai một số đổi mới của chuyên đề, tích cực tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp để cho chị em học hỏi lẫn nhau.
 - Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm qua 3 năm thực hiện chuyên đề LQVH của tôi tuy chưa phải là những kinh nghiệm hay xong đó là những gì mà bản thân tôi đã làm và thực hiện trong suốt thời gian qua. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của các cấp lánh đạo để tôi thực hiện chuyên đề ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn !
	 Tâm thắng; Ngày 20 Tháng 01 Năm 2006
	 Người Viết
 Xác Nhận Của PGD
	 Lại Thị Định
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CƯ JÚT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Mẫu Giáo Tâm Thắng Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
 —(–
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
—&–
 ĐỀ TÀI : TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “LQVH, CHỮ VIẾT”
 NGƯỜI VIẾT : LẠI THỊ ĐỊNH
 ĐƠN VỊ : TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂM THẮNG – CƯ JÚT – ĐĂK NÔNG
 NĂM HỌC 2005 - 2006

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KN.doc