Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Trực Đại
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Với mục tiêu giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Giáo dục mầm non đã khẳng định được vai trò quan trọng của cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển những phẩm chất, năng lực, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và học tập suốt đời. Chính vì vậy, các em cần được giáo dục bài bản, khoa học ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Để làm được điều này, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới là hết sức cần thiết.
Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ trí tuệ, có khả năng thích ứng, phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thế kỷ đó chính là giáo dục STEAM. Giáo dục STEAM hiện đã được áp dụng rất nhiều trong nền giáo dục ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật và các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế. Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi về tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo.
UBND HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại Lĩnh vực(mã)/cấp học: Quản lý (01)/ Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Cúc Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Phó hiệu trưởng Nơi công tác: Trường mầm non Trực Đại Trực Ninh, tháng 4 năm 2023 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên biện pháp: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại. 2. Lĩnh vực: Quản lý (01)/Mầm non. 3. Thời gian áp dụng biện pháp: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Cúc Năm sinh: 04/10/1987 Nơi thường trú: Xã Trực Đại- huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non. Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Đại - Trực Ninh - Nam Định. Điện thoại: 0974260122. 5. Đơn vị áp dụng biện pháp: Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Đại. Địa chỉ: Xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Với mục tiêu giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Giáo dục mầm non đã khẳng định được vai trò quan trọng của cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển những phẩm chất, năng lực, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và học tập suốt đời. Chính vì vậy, các em cần được giáo dục bài bản, khoa học ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Để làm được điều này, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới là hết sức cần thiết. Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ trí tuệ, có khả năng thích ứng, phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thế kỷ đó chính là giáo dục STEAM. Giáo dục STEAM hiện đã được áp dụng rất nhiều trong nền giáo dục ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật và các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế. Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi về tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo. Trẻ mầm non không học lý thuyết suông mà học qua những trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan. Trẻ sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi trẻ được ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Chính vì thế khi áp dụng mô hình giáo dục STEAM sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn với trẻ mầm non, những bài học sẽ trở nên hứng thú và ý nghĩa. Tích hợp giáo dục STEAM trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo hướng đồng tâm phát triển về kiến thức và kĩ năng, sẽ thuận lợi và đảm bảo nội dung của chương trình cũng như đạt được kết quả mong đợi dành cho trẻ. Thực hiện kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non Trực Đại đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Trong đó, chú trọng đổi mới việc xây dựng kế hoạch, ứng dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực, điển hình là phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập, vui chơi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng nền tảng cho thành tích học tập sau này ở cấp học phổ thông. Với mong muốn đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại”, huyện Trực Ninh. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến Trường mầm non Trực Đại huyện Trực Ninh đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2; trong nhiều năm qua, nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục luôn trong tốp đầu của huyện; nhà trường luôn đi đầu trong các phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Từ năm học 2022-2023, nhà trường triển khai ứng dụng mô hình giáo dục STEAM đối với các lớp mẫu giáo trong toàn trường. Bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhận thấy cần phải có những đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nhất là trong điều kiện sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu học tập ngày càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xác định rõ trách nhiệm trong công việc, tôi đã tiến hành đánh giá, khảo sát các điều kiện thực tế của nhà trường có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, sáng tạo. Xác định rõ những thuận lợi: Trong những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT Trực Ninh và lãnh đạo UBND xã Trực Đại. Chủ trương chỉ đạo về đổi mới, sáng tạo trong dạy và học được các cấp quản lý giáo dục cũng như nhà trường luôn quan tâm, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, luôn yêu nghề mến trẻ, tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT, nhận Cờ Thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào, nhiều cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, LĐTT. Trong nhà trường, đa số trẻ theo học từ lớp nhà trẻ nên các cháu có nề nếp, nhanh nhẹn, tự tin, có kỹ năng tốt. Trẻ học đúng độ tuổi, đúng nhóm lớp, bản tính thích tò mò, khám phá nên việc phát triển chương trình giáo dục mầm non có áp dụng mô hình tiên tiến giáo dục STEAM cho trẻ được thuận lợi hơn. Các bậc cha mẹ học sinh luôn tin tưởng, ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. nhiều cha mẹ trẻ rất quan tâm đến các hoạt động của trẻ ở trường. Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn luôn ý thức phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc quản lý chỉ đạo về chuyên môn trong nhà trường. Luôn có tinh thần học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, dành thời gian tự học để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý. Bản thân là quản lý cốt cán của Phòng GD&ĐT, thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn của Sở GDĐT, Phòng GDĐT tổ chức. Bên cạnh những thuận lợi ở trên thì vẫn còn một số những khó khăn nhất định như: Do đặc thù công việc, giáo viên chưa có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu ứng dụng giáo dục STEAM vào tổ chức hoạt động học, mà giáo dục STEAM là một hoạt động mới và khó đòi hỏi phải có thực hành và tính ứng dụng cao. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có thời gian và quá trình tìm hiểu kiến thức kĩ lưỡng. Thực tế cho thấy giáo viên mầm non hiện nay chưa được tiếp cận nhiều và sâu với các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới đặc biệt là giáo dục STEAM. Tài liệu về giáo dục STEAM cho giáo viên tham khảo không nhiều và chưa phong phú. Kinh phí của nhà trường còn khó khăn nên đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tập theo phương pháp giáo dục STEAM còn hạn chế. Cộng thêm trường MN Trực Đại nằm ở khu vực nông thôn nên việc CMHS biết đến những phương pháp giáo dục tiên tiến ko nhiều. Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, giáo viên và CMHS ở trường tôi ngay từ đầu năm học, kết quả như sau: - Về phía trẻ: Bảng 1: Khảo sát các kỹ năng giáo dục STEAM trên 250 trẻ mẫu giáo. STT Nội dung Đầu năm Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Kỹ năng tư duy, phản biện 50 20 200 80 2 Kỹ năng giao tiếp 69 27.6 181 72.4 3 Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm 55 22 195 78 4 Khả năng sáng tạo 52 20.8 198 79.2 Bảng 2: Khảo sát nhận thức của 250 trẻ mẫu giáo theo các lĩnh vực STEAM. STT Nội dung Đầu năm Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Khoa học 52 20.8 198 79.2 2 Công nghệ 52 20.8 198 79.2 3 Kỹ thuật 47 18.8 203 81.2 4 Nghệ thuật 63 25.2 187 74.8 5 Toán học 65 26 185 74 Qua bảng khảo sát này chúng ta thấy được thực trạng tỷ lệ trẻ thiếu rất nhiều kỹ năng của công dân trong thế kỷ 21: Tư duy phản biện, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, đặt vấn đề Trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin, chưa biết cách nói lên suy nghĩ của mình, khả năng sáng tạo còn hạn chế. Bảng 2: Khảo sát thực trạng trên 44 giáo viên dựa trên phiếu khảo sát ( PHỤ LỤC I) 2.1. Hiểu biết của giáo viên về giáo dục STEAM: Kết quả khảo sát cho thấy 34% giáo viên hoàn toàn chưa nghe đến giáo dục STEAM; 48.5% giáo viên có nghe đến nhưng chưa hiểu rõ; 7% giáo viên nghe và tìm hiểu nhưng chưa tổ chức; 10.5% giáo viên hiểu nhưng chưa tổ chức thường xuyên; đáng chú ý là không có giáo viên nào hiểu rõ và thường xuyên tổ chức cho trẻ. 2.2. Nhận thức của giáo viên về các lĩnh vực STEAM: 92.5% giáo viên cho rằng giáo dục STEAM chỉ chú trọng khoa học; 65% lựa chọn công nghệ và toán; 63.5% giáo viên lựa chọn nghệ thuật; 49.7% giáo viên lựa chọn kỹ thuật. Có thể thấy hiểu biết của giáo viên về STEAM còn rất mơ hồ, mới mẻ. 2.3. Nguồn hiểu biết giáo dục STEAM: Chủ yếu giáo viên hiểu biết về giáo dục STEAM qua phương tiện thông tin đại chúng chiếm đến 45%; Giáo viên tự nghiên cứu, tìm hiểu chiếm 35%; Qua tập huấn, tài liệu chính thống: 7% Bảng 3: Khảo sát trên 250 CMHS có con ở độ tuổi mẫu giáo bất kì dựa trên phiếu khảo sát ( PHỤ LỤC II) Qua khảo sát nhận thấy trên 90% CMHS chưa biết đến các phương pháp giáo dục tiên tiến, trên 70% CMHS chưa đề cao việc ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến như STEAM vào giáo dục trẻ vì vậy chưa nhiệt tình phối kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ. Từ những thuận lợi, khó khăn trên, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới, linh hoạt trong giáo dục, đặc biệt là ứng dụng các phương pháp giáo dục mới, hiện đại; với chức năng nhiệm vụ được giao, tôi đã mạnh dạn đổi mới “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức một số hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại”, huyện Trực Ninh. 2. Mô tả kết quả sau khi có biện pháp Từ năm học 2022-2023, thực hiện kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non Trực Đại đã chú trọng đổi mới việc xây dựng kế hoạch, ứng dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực, điển hình là phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tôi đã ứng dụng một số biện pháp và đạt được kết quả như sau: Giải pháp 1: Hướng dẫn giáo viên tìm hiểu mô hình giáo dục STEAM Tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về mô hình giáo dục STEAM thông qua các tài liệu, nguồn tham khảo trên Internet chính thống của Bộ Giáo dục; Nghiên cứu trên mạng, sách báo về STEAM và những điều cần biết; Tìm đọc những thí nghiệm STEAM; Bộ giáo án STEAM tham khảo Khích lệ giáo viên trẻ tham gia các lớp học trực tiếp có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia; học online về mô hình giáo dục STEAM. Hình ảnh một số giáo viên của trường tự học online, học trực tiếp Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo chuyên đề cấp trường; tham gia các buổi hội thảo chuyên đề cấp huyện về triển khai, ứng dụng, chia sẻ kinh nghiệm trong ứng dụng STEAM vào chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Hình ảnh CBQL, giáo viên dự Hội thảo chuyên đề cấp trường Hình ảnh CBQL, giáo viên dự Hội thảo chuyên đề cấp huyện Xây dựng nội dung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng; Ban giám hiệu tăng cường dự giờ, tư vấn, hướng dẫn giáo viên về cách xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục ứng dụng STEAM theo quan điểm“Lấy trẻ làm trung tâm”. Hình ảnh CBQL, giáo viên dự hoạt động trong buổi SHCM của trường Chỉ đạo khối mẫu giáo xây dựng kho dữ liệu dùng chung gồm các kiến thức về giáo dục STEAM; các bài tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của STEAM mà cha mẹ cần biết; những video bài giảng, hướng dẫn cha mẹ chơi cùng trẻ tại nhà; cách trang trí lớp theo hướng mở có ứng dụng STEAM; hình ảnh kho nguyên liệu Những dữ liệu trong kho do chính các đồng chí giáo viên tự làm, tìm tòi, chọn lọc đưa vào và khai thác, sử dụng, học hỏi lẫn nhau. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các trường mầm non trong và ngoài huyện về ứng dụng giáo dục STEAM có hiệu quả nhất. Giải pháp 2: Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch ứng dụng giáo dục STEAM phù hợp với trẻ mẫu giáo. Để triển khai có hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu và kết hợp với các đ/c trong Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ứng dụng STEAM đối với trẻ mẫu giáo. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn khối mẫu giáo, căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều kiện thực tế của địa phương, khối lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng nhận thức của trẻ từng độ tuổi để thống nhất xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung giáo dục của từng khối, lớp về việc ứng dụng STEAM trong các hoạt động giáo dục trẻ theo từng giai đoạn, từng tháng và từng tuần; trong đó tập trung vào việc lựa chọn các hoạt động học tập gần gũi, thiết thực, phù hợp với nhận thức, hứng thú của trẻ ở các lĩnh vực khám phá khoa học, tạo hình, văn học. Các hoạt động được tích hợp, lồng ghép linh hoạt, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên các lớp xuyên suốt các chủ đề trong năm học và được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tăng dần độ khó các nội dung theo mức độ tư duy và kỹ năng của trẻ từng độ tuổi. Kế hoạch hoạt động ứng dụng STEAM trong các chủ đề Tháng Chủ đề Khối 3 tuổi Khối 4 tuổi Khối 5 tuổi 9 Trường mầm non - Làm những chiếc hộp đựng bút (Ứng dụng trong HĐ tạo hình) - Làm đèn lồng, chuông gió(Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Làm khung ảnh để bàn (Ứng dụng trong HĐ tạo hình) - Kể chuyện sáng tạo “ Vì sao bé Bin khóc” - Làm đồng hồ cát (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Kể chuyện sáng tạo “ Học trò của cô giáo chim khách” 10 Bản thân - Làm khẩu trang - Làm sữa chua ( Ứng dụng trong hoạt động góc - Kể chuyện sáng tạo “ Đôi tai tôi dài quá”, “Ai tài giỏi hơn” - Chế tạo nước rửa tay từ quả quýt - Làm đèn xông tinh dầu từ vỏ cam (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Làm kính mắt, khẩu trang - Vắt nước cam, làm nước sinh tố hoa quả ( Ứng dụng trong hoạt động góc) - Kể chuyện sáng tạo “Ai đáng khen nhiều hơn” - Làm bàn tay rô bốt (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Pha nước ngâm chân (Ứng dụng trong hoạt động góc) - In dấu chân ( Ứng dụng trong hoạt động tạo hình - Kể chuyện sáng tạo “ Giấc mơ kỳ lạ” 11 Gia đình thân yêu - Làm bộ bàn ăn (Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Tìm hiểu người thân trong gia đình - Khám phá ngôi nhà - Khám phá bộ dụng cụ, đồ dùng để ăn ( Ứng dụng trong hoạt động học) - Làm nhà cao tầng đứng được (Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Quy trình pha nước muối (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Làm cây gia đình ( Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Làm nhà 3 tầng có bậc cầu thang - Thiết kế thiệp tặng mẹ (Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Làm đèn ngủ sáng được (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Kể chuyện sáng tạo “Ba cô gái” 12 Nghề nghiệp - Pha màu (Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Kể chuyện sáng tạo “Bé hành đi khám bệnh” - Làm cầu bắc qua sông (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Làm cái cuốc (Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Kể chuyện sáng tạo “ Ba chú lợn nhỏ” - Làm gara ô tô - Kể chuyện sáng tạo “Bác sĩ chim” 1 Thực vật - Sự đổi màu của hoa (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Thiết kế bông hoa mùa xuân (Ứng dụng trong hoạt động tạo hình) - Kể chuyện sáng tạo “Hoa mào gà” - Sự nảy mầm của hạt - Làm ống bắn pháo hoa - Kể chuyện sáng tạo “Quả bầu tiên” 2 Động vật - Khám phá về trứng (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Kể chuyện sáng tạo “Thỏ con ăn gì” - Làm chuồng nuôi Thỏ (Ứng dụng trong hoạt động góc) - Kể chuyện sáng tạo “Cá rô lên bờ”, “Chó sói và cừu non” - Làm con vật từ lá cây (Ứng dụng trong hoạt độngchơi ngoài trời) - Kể chuyện sáng tạo “Chú dê đen” 3 Giao thông - Làm bè nổi (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) - Kể chuyện sáng tạo “Ô tô con học bài” - Chế tạo ô tô tải (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH, tạo hình) - Kể chuyện sáng tạo “Con yêu mẹ lắm” - Làm khinh khí cầu Ứng dụng trong HĐ khám phá KH, tạo hình) - Chế tạo thuyền chạy từ lực đẩy của nước (Ứng dụng trong HĐ khám phá KH) 4 Nước, hiện tượng tự nhiên - Làm áo phao - Hạt tiêu nhảy múa - Làm chuông gió - Làm chong chóng quay (Ứng dụng trong HĐ chơi ngoài trời, KPKH) - Thiết kế máy lọc nước mili - Núi lửa phun trào - Sáng, trưa, chiều, tối (Ứng dụng trong hoạt độnglàm quen với Toán) 5 Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Hoàn thiện bức tranh Bác Hồ từ sỏi trắng (Ứng dụng trong HĐ tạo hình) - Làm bản đồ Việt Nam từ nút chai - Khám phá cảnh đẹp quê hương yêu dấu. - Khám phá về Bác Hồ (Ứng dụng trong HĐ học) - Khám phá sự kì diệu của các hành tinh (Ứng dụng trong HĐ học) - Sự phân hủy của túi nilong (Ứng dụng trong HĐ học) - Làm khung ảnh Bác Hồ (Ứng dụng trong HĐ tạo hình) 6 Trường Tiểu học - Làm ống nhòm (Ứng dụng trong HĐ KPKH, HĐ góc) - Làm dụng cụ phát ra âm thanh (Ứng dụng trong HĐ KPKH) - Làm thùng rác thông minh (Ứng dụng trong HĐ KPKH, HĐ góc) Giải pháp 3. Hướng dẫn giáo viên lồng ghép ứng dụng giáo dục STEAM trong các hoạt động học. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Vì vậy tôi đã lựa chọn các lĩnh vực khám phá khoa học, tạo hình, văn học để chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động tích hợp STEAM vào các hoạt động học ở các lĩnh vực đó dựa trên kế hoạch hoạt động ứng dụng giáo dục STEAM trong các chủ đề. Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động; quan sát phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu để vun đắp, bồi dưỡng thêm; giáo viên cũng là người hỗ trợ trẻ trong việc tìm ra các mối liên hệ giữa các lĩnh vực có trong sản phẩm trẻ muốn tạo ra nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện; trẻ sẽ tự khám phá, tự chơi, tự học dưới sự quan sát của giáo viên trên tinh thần tôn trọng trẻ; trẻ được học theo hứng thú, theo sở thích, được tự do lựa chọn cách thức thực hiện, cách khám phá, tìm hiểu sự vật, hiện tượng, nguyên liệu học tậpQua mỗi hoạt động, trẻ được tự mình tạo ra những sản phẩm điều đó tạo cho trẻ hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá, tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. + Lồng ghép giáo dục STEAM trong hoạt động khám phá khoa học là một việc làm rất cần thiết. Đây chính là cơ hội để giáo viên cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách tốt nhất. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải xác định mục tiêu trong khám phá khoa học là trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, sự phát triển, nguồn gốc, các loại và hiện tượng; Trẻ Quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suy luận và chia sẻ. Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn hình thức phù hợp, nội dung sáng tạo với bài dạy, với chủ đề và nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú. Với hoạt động khám phá khoa học thì mục tiêu chính của hoạt động là khoa học, mục tiêu tích hợp là công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán. Khi tiến hành tổ chức hoạt động thay vì cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng đã định sẵn, giáo viên cho trẻ khám phá đối tượng phù hợp bằng 5 giác quan, yêu cầu trẻ tự đặt ra các câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Khi nào? Ở đâu?... và tiến hành cho trẻ tìm tòi khám phá, phát triển kỹ năng diễn đạt và trẻ được nói về những gì trẻ khám ph
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_ung.doc