Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống
giáo dục quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con
người mới – xã hội chủ nghĩa đồng thời hình thành và phát
triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng để chuẩn bị cho trẻ vào lớp
1. Vì vậy để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ
những năm đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp
lý.
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non PHẦN I: MỞ ĐẦU Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới – xã hội chủ nghĩa đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong những năm qua Vụ Giáo dục Mầm non đã triển khai thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới với quan điểm và mục tiêu chung là giúp trẻ phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời.Vì vậy bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ thì việc quan tâm chăm sóc, đối với trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Giai đoạn này được đánh giá là “Giai đoạn vàng” giai đoạn phát triển thể chất mạnh nhất, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Với sự phát triển vượt trội đó thì giai đoạn này chính là giai đoạn quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng cho việc phát triển toàn diện của trẻ. Do đó việc chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn một số cơ sở GDMN có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khá cao, nguyên nhân một phần do đời sống kinh tế của nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, mức thu nhập không ổn định còn lệ thuộc vào thời vụ nên sự đóng góp tiền ăn cho trẻ ở nhiều trường quá thấp. Chính vì vậy bữa ăn các cháu chưa đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu. Đồng thời đội ngũ giáo viên còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng khẩu phần thực đơn phù hợp với địa phương, phù hợp với trẻ, bên cạnh đó công tác truyền thông dinh dưỡng chưa thực sự đến tận hộ gia đình nhằm đảm bảo sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”. Tính mới và điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm. *Sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp được trình bày có gì khác so với giải pháp cũ trước đây. Với những giải pháp mới của sáng kiến được đưa ra sẽ góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, Tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ, tăng cường công tác kiểm tra, công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. - Sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp được trình bày dưới đây dựa trên thực tế nghiên cứu và thực hiện tại trường Mầm non Hoa Mai nơi tôi công tác nó mang tính sát thực, phù hợp với điều kiện tổ chức công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường. Giúp cho bản thân có thêm kiến thức, kĩ năng trong công tác chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. *Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị - Chủ điểm nổi bật của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị trường Mầm non Hoa Mai năm học 2020-2021 với ưu điểm nổi bật là chỉ ra được thực trạng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Hoa Mai, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm. Cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường xác định được tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non. Từ đó xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng hàng năm. Giúp đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non đạt kết quả cao hơn. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giảm tỷ CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT. Vài nét khái quát về địa phương. Phường Đáp Cầu nằm ở phía Bắc của Thành phố Bắc Ninh. Với diện tích tự nhiên khoảng gần 1km2, dân số khoảng hơn 8.000 nhân khẩu, là một trong những phường có diện tích tự nhiên nhỏ, đời sống kinh tế của nhân dân trong phường còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, vượt qua khó khăn cán bộ và nhân dân phường Đáp Cầu đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ. Đời sống nhân dân có nhiều sự thay đổi. Trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt. Tình hình nhà trường. Năm học 2020-2021 trường Mầm non Hoa Mai có 9 nhóm lớp với tổng số 250 trẻ. Trong đó: Nhóm trẻ 24-36 tháng: 1 nhóm: 30 trẻ Mẫu giáo: 8 lớp: 220 trẻ. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường: 250/250 đạt 100%. Thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng” giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng “Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học”; “Kế hoạch thực đơn tiêu chuẩn và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường mầm non” chi tiết cụ thể đảm bảo theo Thông tư 02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 100% trẻ đến trường đã có nền nếp, thói quen xuyên thay đổi thực đơn các món ăn theo mùa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường. Trong thực hiện kế hoạch năm học 2020-2021 nhà trường có một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Thành phố, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh. Cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn phường. Trong năm học 2020-2021 nhà trường đã mua sắm bổ xung nhiều trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình bếp 1 chiều, trường có hệ thống nước sạch, phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường. Trong những năm gần đây tập thể cán bộ giáo viên của trường đã luôn nỗ lực cố gắng và tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh, nhân dân trong phường. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn và luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số những khó khăn sau: Với đặc điểm là một phường có nền kinh tế phát triển chậm, mức sống của nhân dân trong phường chưa đồng đều. Điều kiện kinh tế của một số gia đình phụ huynh còn nhiều khó khăn do đó việc đóng góp mức tiền ăn của trẻ chưa cao 20.000 đồng/2 bữa/ ngày. Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có mức thu nhập thấp, chưa thực sự yên tâm công tác. Một số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong thực hiện công việc chăm sóc giáo dục trẻ. *Về tình hình sức khỏe của trẻ: Qua kiểm tra theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng lần I. Kết quả đạt như sau: Độ tuổi Tổng số trẻ được cân đo đợt I Trẻ có cân nặng phát triển bình thường Trẻ thừa cân, béo phì Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Trẻ có chiều cao phát triển bình thường Trẻ suy dinh dưỡng thể, thấp còi Nhà trẻ 17 16 1 0 17 0 3- 4 tuổi 61 56 1 4 61 0 4-5 tuổi 67 62 3 2 66 1 5-6 tuổi 86 74 7 5 82 4 Cộng 231 208 12 11 226 5 Tỷ lệ % 100 90 5.2 4.7 97.8 2.2 Với kết quả đầu vào tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì còn cao. * Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường có tổng số 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trongđó có: + Quản lý: 03 đ/c + Giáo viên: 19 đ/c + Nhân viên hành chính: 02 đ/c + Nhân viên nấu ăn: 05 đ/c. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn về nghiệp vụ nuôi dạy trẻ mầm non. Có 18 đồng chí trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ trên lớp. Qua kiểm tra, giám sát tôi thấy kĩ năng và kinh nghiệm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở một số giáo viên còn hạn chế. *Về cơ sở vật chất. Nhà trường có tổng số 10 phòng học chia làm 09 nhóm/lớp và 01 phòng học chức năng, 01 nhà bếp được xây dựng và sắp xếp theo quy trình bếp 1 chiều. Các phòng 100% đều là kiên cố, có phương tiện, đồ dùng nhà bếp tương đối đầy đủ cho việc phục vụ chế biến nấu ăn cho trẻ. Từ những thực trạng và kết quả trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Mai” như sau: CHƢƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƢỢC ÁP DỤNG Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. chức cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. Trước hết xây dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của trường đề ra một cách nghiêm túc, vì đội ngũ giáo viên của nhà trường có một số đồng chí chỉ được đào tạo qua lớp vừa học vừa làm, ít có thời gian, thậm chí không được đi thực hành tại các trường mầm non mà chỉ được học qua lý thuyết. Hơn nữa có một số giáo viên trẻ tuổi chưa thực sự nhiệt tình, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ do vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức bán trú tại trường. Nhận thức được vấn đề đó, Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên gần gũi, động viên, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc để giúp chị em yên tâm và tích cực hơn, cùng sát cánh bên nhau để làm tốt hơn việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. *Đối với nhân viên nuôi dưỡng: Nhân viên nuôi dưỡng là lực lượng nấu ăn cho trẻ, chất lượng công việc và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong khối nuôi dưỡng gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Bởi vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng cho các đồng chí trong tổ nuôi dưỡng đều phải ký cam kết trách nhiệm về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các đồng chí trong công việc. Đồng thời tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng tạo điều kiện cho 100% nhân viên nuôi dưỡng được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức an toàn thực phẩm do Ban quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Bắc Ninh tổ chức, tham gia các hội thảo về chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, chuyên đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non Phối hợp với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội thi “Cô nuôi giỏi cấp trường”.. Qua hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức giúp nhân viên nắm vững kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, biết lựa chọn thực phẩm tươi, ngon, biết xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ, biết tính khẩu phần ănKết thúc hội thi đã có 2/4 nhân viên dự thi đạt giải nhì, 2/4 nhân viên đạt giải ba. Đồng thời vào các buổi họp hội đồng nhà trường, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng tôi đều đánh giá kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ để rút kinh nghiệm những việc đã làm được và những tồn tại cần phải khắc phục, sửa chữa đồng thời cùng đồng nghiệp xây dựng thực đơn và đưa ra phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sao cho phù hợp. Hội thi “Cô nuôi giỏi cấp trường” * Đối với giáo viên. Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết cách xử lý và phòng tránh một số tai nạn thương tích ở trẻ như: Trẻ bị sặc, hóc xương, ngậm thức ăn các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề như: Chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non Ngoài việc bồi dưỡng trên, nhà trường còn mua một số loại sách hướng dẫn về cách chế biến các món ăn cho trẻ hoặc sách báo tuyên truyền về cách nuôi dưỡng – chăm sóc sức khỏe như: Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ cho các độ tuổi. Dinh dưỡng cho bé yêuđể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng tham khảo. Với nhiệm vụ được giao là Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng của nhà trường. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu lồng ghép nội dung tuyên truyền vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các buổi họp hội đồng, họp tổ chuyên môn, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với các cháu thừa cân, béo phì, các cháu bị suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với phụ huynh điều chỉnh và có chế độ ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt. Thường xuyên cập nhật và có những bài viết, tranh tuyên truyền về dinh dưỡng ở góc tuyên truyền để phụ huynh tham khảo. Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với từng chủ đề. VD: Chủ đề: Trường mầm non. Nội dung giáo dục có thể lồng ghép được như: Làm quen các món ăn của trường, tập cho trẻ ăn hết suất, rèn luyện các thói quen văn minh cầm thìa bằng tay phải, tự xúc cơm gọn gàng, tránh làm đổ, vãi thức ăn, ăn từ tốn, ăn chậm, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong giờ ăn VD: Khi chơi bán “Cửa hàng rau quả” giáo dục trẻ khi mua rau, củ, quả con phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không bị héo úa hay dập nát VD: Qua trò chơi “Nấu ăn” giáo dục trẻ biết rửa tay, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến trước khi chế biến thức ăn và giáo dục trẻ phải biết ăn chín, uống sôi, ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm mà trẻ biết. Nhóm thực phẩm nào trẻ nên ăn nhiều và nhóm thực phẩm nào trẻ ăn hạn chế. Chỉ đạo các nhóm, lớp trang trí lớp có góc tuyên truyền dinh dưỡng tới phụ huynh, sắp xếp đồ dùng sao cho hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng, khoa học, thuận lợi cho việc giảng dạy và chăm sóc trẻ. Chỉ đạo giáo viên rèn thói quen tốt về vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Rửa mặt, rửa tay khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, xúc miệng bằng nước muối loãng sau khi ăn. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Giữ gìn vệ sinh môi trường không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định Tập cho trẻ tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, uống nước, xúc miệng nước muối và lấy gối lên giường đi ngủ. Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thực tế nhà trường và theo mùa để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi các cô giáo, cô nuôi phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện cả về đảm bảo 3 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ. Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, mỳchất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể. Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua, trứnggiúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể. Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ, lạc, vừng dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin. Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hóa chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất. Nguyên tắc 2: Nhu cầu nước của trẻ em chiếm từ 10 - 15 % trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1 - 1,5 lít nước/ ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá đậm hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ kém. *Nguyên tắc 3: Thực phẩm an toàn. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống, đảm bảo không có thuốc sâu hay hóa chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy kín. Đối với thực phẩm thịt, các loại rau, trái cây không nên cắt nhỏ ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin nằm ngay dưới lớp vỏ. hợp nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, do đó hằng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và thay đổi từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ. Chính vì để đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày cho trẻ tôi cùng tổ nuôi dưỡng đã phối hợp, xây dựng bảng thực đơn cho trẻ tại trường Mầm non Hoa Mai như sau: Ví dụ: Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và được thay đổi theo ngày, theo mùa cho trẻ như sau: Ngoài việc xây dựng thực đơn phù hợp theo tháng, theo mùa, hàng ngày tôi còn tính khẩu phần ăn trên phần mềm dinh dưỡng xem khẩu phần ăn của trẻ trong ngày đã cân đối các chất chưa, có đảm bảo năng lượng không để kịp thời điều chỉnh trong những ngày sau. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên sưu tầm các bài viết liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh do thực phẩm bẩn gây ra để giáo viên, nhân viên và phụ huynh nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc. Thường xuyên có mặt tại bếp ăn, phối hợp cùng phụ huynh trong trường nhận và kiểm tra thực phẩm hàng ngày vì thực phẩm là khâu quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng trong bữa ăn của trẻ. Người nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm có kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn. Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. trò quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn. Nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, là một cán bộ quản lý phụ trách nuôi dưỡng trong nhà trường tôi luôn chú trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm là hàng đầu và đã thực hiện một số việc như sau: Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng trong việc tuyển chọn nhân viên nuôi dưỡng phải là người có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ quan y tế cấp, không mắc các bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm, có phẩm chất đạo đức tốt làm việc có trách nhiệm và đã được bồi dưỡng qua các lớp kỹ thuật chế biến món ăn. Đồ dùng phục vụ ăn uống luôn được rửa sạch, sấy khô trước khi cho trẻ ăn. Đồ dùng phục vụ vệ sinh hàng ngày luôn được giặt, rửa sạch sẽ, phơi khô ráo như: Khăn mặt, ca, cốc,. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như: rửa tay bằng xà phòng, lau mặt trước khi ăn, sau khi vệ sinh, không để móng tay dài, giữ ấm mùa đông và mát về mùa hè. Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng thực hiện vệ sinh đồ dùng, dụng cụ chế biến thức ăn hàng ngày sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng khoa học, đồ dùng để sơ chế, chế biến thực phẩm sống riêng, đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm chín riêng và có biển chỉ dẫn rõ ràng. Hàng tuần tổng vệ sinh môi trường trong, ngoài bếp sạch sẽ, tổ chức diệt côn trùng, phun thuốc diệt muỗi, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải đúng nơi quy định. Sử dụng nguồn nước sạch (nước máy) để phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng làm xét nghiệm nước tại Trung tâm kiểm dịch bệnh tật và dịch tễ tỉnh để đảm bảo trẻ được sử dụng nguồn nước ăn, uống sạch, hợp vệ sinh. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện tốt việc cho trẻ ăn chín, uống sôi. Để đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ đầu năm học tôi đã bán thực phẩm với các công ty có uy tín chuyên cung cấp thực phẩm sạch và
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_cham_soc_nuoi_d.pdf