Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Mục tiêu phấn đấu của ngành học Mầm Non là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990, trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là “ Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối .” chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ may thẳng tiến trên con đường học hành cũng như trong cuộc sống.

Chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân đang quan tâm và nỗ lực phấn đấu “Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Vì ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn vô cùng quan trọng mà mọi đứa trẻ đều có quyền đón nhận. Bác Hồ đã dạy “Trẻ em như búp trên cành” ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc tốt nhất. Từ nhận thức “Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”- sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nuôi dạy trẻ tốt là yêu cầu cấp thiết.

Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non luôn được đặt lên hàng đầu. Vì trẻ được chăm sóc tốt sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời, hạn chế được ốm đau, bệnh tật . Mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như; ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, tập luyện ở trường mầm non nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì đứa trẻ sẽ không có cơ hội phát triển toàn diện. Do đó, việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là hết sức cần thiết.

Là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường.

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt

 các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu và kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu của tôi được sáng tỏ hơn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu phấn đấu của ngành học Mầm Non là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990, trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là “ Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối.” chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ may thẳng tiến trên con đường học hành cũng như trong cuộc sống. 
Chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân đang quan tâm và nỗ lực phấn đấu “Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Vì ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn vô cùng quan trọng mà mọi đứa trẻ đều có quyền đón nhận. Bác Hồ đã dạy “Trẻ em như búp trên cành” ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc tốt nhất. Từ nhận thức “Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”- sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nuôi dạy trẻ tốt là yêu cầu cấp thiết.
Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non luôn được đặt lên hàng đầu. Vì trẻ được chăm sóc tốt sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời, hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như; ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, tập luyệnở trường mầm non nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì đứa trẻ sẽ không có cơ hội phát triển toàn diện. Do đó, việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là hết sức cần thiết.
Là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường. 
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt
 các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu và kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu của tôi được sáng tỏ hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
1.1.Căn cứ nghiên cứu (căn cứ pháp lý; căn cứ khoa học)
Điều 23 Luật giáo dục 2005 nêu rõ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non “Giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Ngày 22/12/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 
226/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng 
là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng 
cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm 
vóc, thể chất trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống, 
đảm bảo mục tiêu “Đến năm 2020 suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi 
được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam..” 
 	Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường 
mầm non ở điều 8, tiêu chuẩn 5 đã nêu: Chiều cao, cân nặng trẻ phát triển bình 
thường theo độ tuổi đảm bảo sự phát triển thể chất theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non.
 Công văn số 5396/BGDĐT - GDMN ngày 20/8/2012 của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2012 - 2013 có nêu: "Tăng cường biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ 
trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 8% và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp 
còi dưới 10%. Tiếp tục chỉ đạo mở rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng 
cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Đặc biệt là phòng chống suy dinh 
dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng. Quản lý chặt chẽ chất lượng 
bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non”
Công văn số: 251 /GD&ĐT ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017 có nêu: “Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.  Nâng cao chất lượng tổ chức ăn bán trú cho trẻ”
* Về công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ: 
Tiếp tục Kế hoạch liên ngành số 1861/KHLN/YT- GD& ĐT ngày 25/4/2016 của Sở GD & ĐT và Sở Y tế Hà Nội về công tác phối hợp triển khai công tác phòng chống dịch và an toàn thực phẩm trong trường học năm 2016. 
Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16/3/2016 của Uỷ ban nhân dân thành phố Tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” 
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BG ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, Thông tư số 13/2016/TTLT- BYT –BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD& ĐT về công tác y tế trường học. Chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Thực hiện Quyết định 149/2006 /QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “ Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” có nêu “ Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước” 
1.2. Những khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Chỉ đạo: 
Theo chữ Hán: "Chỉ đạo" tức là chỉ đường cho người khác đi, hoặc làm việc gì đó cho đúng hướng đã định trước.
Theo từ điển tiếng Việt: “Chỉ đạo” là hướng dẫn theo đường hướng, chủ trương nhất định
Theo chức năng của quản lý: “Chỉ đạo” là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ. Đôn đốc, động viên, kích thích; Giám sát và sửa chữa; Thúc đẩy các hoạt động phát triển. Người quản lý giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận trong tổ chức theo đúng thẩm quyền, đúng kế hoạch, đúng vị trí công tác thông qua những quyết định quản lý.
1.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng: 
Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  là quá trình thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày tại trường mầm non nhằm theo dõi, đánh giá quá trình phát triển của trẻ để từ đó có biện pháp tác động tích cực giúp trẻ được phát triển cân đối, hài hòa về thể chất. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bao gồm:
Chăm sóc dinh dưỡng 
Chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh 
Chăm sóc vệ sinh 
Đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích 
1.2.3. Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:	
Là quá trình người cán bộ quản lý tác động, tổ chức, hướng dẫn giáo viên, nhân viên trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non theo quy định của ngành học và hướng dẫn nhiệm vụ cấp học mầm non, hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn trong năm học để thu được kết quả tốt nhất.
1.3. Ý nghĩa/ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
	Việc tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” sẽ mang lại hiệu quả nhất định:
	Đối với nhà trường: Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình với cộng đồng. Chất lượng chăm sóc - giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. 
	Với đội ngũ cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo, đánh giá được những cái làm được và những tồn tại hạn chế để có hướng khắc phục nhằm chỉ đạo nhà trường tốt hơn.
	Với giáo viên: Từng bước giúp giáo viên thực hành những kỹ năng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ ngày một tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của phụ huynh và của toàn xã hội.
Đối với đội ngũ nhân viên: giúp cho nhân viên nắm được các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng sức khỏe, cách chọn và chế biến thực phẩm, cách tính khẩu phần ăn cho trẻ, kỹ năng nấu ăn ngon và những điều cần biết, cần thực hiện để chăm sóc trẻ đạt được hiệu quả cao.
	Đối với trẻ: Trẻ được chăm sóc - nuôi dưỡng trong một môi trường tốt nhất. Từ đó, giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, chuẩn bị tâm thế cho trẻ tự tin để học tập và vui chơi trong môi trường cao hơn.
	Vì  vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong trường mầm non. Song song với việc tạo môi trường cho trẻ học tập tốt thì phải có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để làm được điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non phải được trang bị kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học, biết kết hợp hài hòa giữa chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt hơn cả, họ phải có cái tâm với nghề, luôn coi trẻ
 như chính con em của mình. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
2.1. Giới thiệu khái quát về nhà trường
Trường Mầm non nơi tôi công tác là một ngôi được công nhận: Trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2014, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 2 năm 2015 với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ.
Trường có 10 phòng học đạt tiêu chuẩn theo quy định Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, có đầy đủ các phòng chức năng và phòng phụ trợ khác, có khu vườn cổ tích, vườn hoa, cây cảnh, khu giáo dục thể chất với nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, có cây xanh bóng mát, sân chơi có đầy đủ các loại đồ chơi ngoài trời. Môi trường trong và ngoài lớp được sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, thuận lợi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
Trường có 371 trẻ/9 nhóm lớp với tổng số 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn yêu nghề, mến trẻ, đa số có năng lực và kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Ảnh đồ dùng, đồ chơi trong khu giáo dục thể chất
2.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường hiện nay
	Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước; Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung, ngành học mầm non huyện Gia Lâm nói riêng đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới với quan điểm giúp trẻ phát triển đầy đủ các mặt thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thế kỷ mới. Cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thì vấn đề quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tế về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ cũng cần được chú trọng. 
 Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự đồng bộ, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Mức tiền ăn của trẻ/ ngày còn thấp so với giá cả thực phẩm luôn biến động như hiện nay (14.000 đồng/trẻ/ ngày) chưa thực sự đảm bảo định lượng các chất cũng như tỷ lệ Calo cho trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức khá cao, nhất là tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi. Công tác truyền thông về chăm sóc, nuôi dưỡng; về dinh dưỡng cho trẻ chưa phổ biến đến từng hộ gia đình. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm lo bữa ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng chưa được chặt chẽ, chưa thường xuyên. Một số phụ huynh thiếu kiến thức và chưa quan tâm đến chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường đều mới được bổ nhiệm nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
	Từ thực trạng trên, tôi thấy việc tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” là vô cùng quan trọng và cần thiết, đó chính là hoạt động thiết thực giúp cho nhà trường từng bước thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
2.3. Những thuận lợi, khó khăn: 
2.3.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, đặc biệt đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đã tạo điều kiện về mọi mặt.
Nhà trường đã đầu tư đầy đủ đồ dùng trang thiết bị cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Đội ngũ giáo viên mầm non chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học.
 Đội ngũ nhân viên đạt trình độ chuẩn, kinh nghiệm tương đối đồng đều.
100% trẻ đều ở bán trú thuận lợi cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Phụ huynh chấp hành đầy đủ nội qui, qui định của nhà trường.
Bản thân luôn tìm tòi học hỏi khắc phục khó khăn, chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
2.3.2. Khó khăn:
Trường có hai khu: khu bếp ăn + các phòng chức năng và khu lớp học.
Bếp ăn ở riêng biệt nên việc vận chuyển thức ăn gặp nhiều khó khăn.
Một số giáo viên, nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng và an toàn thực phẩm của đa số phụ huynh học sinh còn hạn chế.
 Đứng trước những khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp thực hiện sau:
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về nhiệm vụ chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp giáo dục mầm non. Họ là những người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. 
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường là nhiệm vụ hàng đầu để khắc phục những hạn chế trong quá trình công tác. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đảng, Nhà nước, Quốc hội và ngành Giáo dục đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo rất cụ thể (trong cuốn Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục)
Do đó, nhà trường cần chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nói chung và công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, cách sơ cấp cứu ban đầu, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn cho trẻ nói riêng trong trường mầm non. 
* Đối với cán bộ quản lý phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
 Ngay từ đầu năm học, cần nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc - nuôi  dưỡng trẻ, xác định những nội dung chính trong việc quản lý chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non bao gồm: 
+ Chăm sóc dinh dưỡng, Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
+ Chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh 
+ Chăm sóc vệ sinh 
+ Đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
 	Tham gia các lớp bồi dưỡng giúp cho người quản lý thấy được tầm quan trọng của những nội dung này. Sự đan xen lẫn nhau của những nội dung đó khi thực hiện việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non. Muốn trẻ phát triển thể lực tốt thì cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng hợp lý là sự cân đối hài hòa giữa các nhóm thực phẩm, cân đối tỷ lệ các chất, thực phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh và phù hợp với tiền ăn hàng ngày của trẻ.....Một chế độ nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh sẽ có 1 trí tuệ thông minh, đó chính là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
 	Đội ngũ cán bộ quản lý hiểu được những việc cần làm khi tổ chức công tác bán trú. Bên cạnh đó, cần thường xuyên cập nhật nội dung mới về giáo dục dinh dưỡng nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý thấy được điểm mới của chương trình giáo dục mầm non trong việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, các nội dung tuyên truyền về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ với các ban, ngành liên quan và phụ huynh.
	Cần nắm vững các điều kiện tối thiểu để phục vụ việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ như: Đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo bếp ăn đúng qui định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị phục vụ công tác bán trú, điều kiện đảm bảo vệ sinh ăn, ngủ, bảo đảm an toàn cho trẻ tại lớp học. 
Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền dinh dưỡng với các ban, ngành liên quan và phụ huynh trong việc phối hợp chăm sóc - nuôi dạy trẻ.	
* Đối với nhân viên:
	Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng đa phần có tuổi đời còn khá trẻ, tuổi nghề còn ít (03 nhân viên đã công tác được trên 6 năm, 03 nhân viên còn lại có thời gian công tác chỉ từ 2 tháng - 3 năm). Trước tình hình đó, Ban giám hiệu đã có kế hoạch bố trí, sắp xếp các cô vào dây chuyền sao cho phù hợp. Những cô nuôi mới vào làm việc được sắp xếp kèm với các cô cũ, đã có kinh nghiệm. Sau 2-3 tuần mới cho vào nấu chính. Song song với việc sắp xếp đó, Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra, dự dây chuyền làm việc để uốn nắn, giúp đỡ kịp thời giúp cho quy trình chế biến được thuần thục. 
Ngoài ra, cần bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng nắm được một số nội dung sau:
Nắm chắc các quy định về nhà bếp như:
	Quy định về đồ dùng, trang phục, vệ sinh cá nhân: Là người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải chấp hành đầy đủ cách thực hành vệ sinh cá nhân (thực hành rửa tay theo quy định, mặc quần áo bảo hộ lao động, không đeo nhẫn, đeo khẩu trang theo quy định, không hút thuốc lá, không ăn uống khi làm việc)
	Quy định về trang thiết bị nhà bếp: Phù hợp với từng loại thực phẩm (giá, kệ, tủ đựng, bát, thìa, xông nồi đảm bảo vệ sinh, có trang thiết bị thông gió và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm). Trang thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại không han rỉ được bảo dưỡng và làm vệ sinh thường xuyên. Thiết bị dụng cụ an toàn (bình ga, tủ hấp cơm, bếp ga, tủ hấp khăn, tủ sấy bát thìa) phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm tra theo định kỳ đúng quy định.
	Nắm được yêu cầu công tác vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông tư 30/2012 /TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
 Nắm được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ:
	Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chất dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng như chất đạm, chất béo, chất bột đường và các chất không sinh năng lượng như các loại Vitamin, các chất khoáng và nước.
	Chất đạm có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển các chất cơ bản của hoạt động sống, là nguyên liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể, là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn. Chất đạm có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc. Chất đạm có nhiều trong thức 

File đính kèm:

  • docquanlyphungthithuymnkimlan_32202016.doc
Giáo Án Liên Quan