Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời

 Như chúng ta đã biết trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà chúng ta phải chăm sóc trẻ cho thật tốt ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc chăm sóc cho trẻ ăn ngủ, dạy dỗ thôi chưa đủ mà còn phải trang bị những kiến thức ban đầu .Là một giáo viên mầm non, tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình phát triển của trẻ toàn diện nhất. Muốn trẻ phát triển toàn diện tốt thì cô giáo phải luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và giúp trẻ “Học bằng chơi– chơi mà học” bằng cách thông qua các hoạt động trong đó. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên và được trải nghiệm giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động.

 Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình .

 

doc27 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA TRUNG
.............. š¶› ..............
HỒ SƠ SÁNG KIẾN
Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời
Tác giả : Nguyễn Thị Hay
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Nghĩa Trung, ngày 15 tháng 05 năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
(hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
 1
Nguyễn Thị Hay
13/08/1967
 Trường mầm non xã Nghĩa Trung
 Giáo viên
Cao đẳng sư phạm mầm non 
 
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: 
 “Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời ”
 - Lĩnh vực áp dụng sang kiến:Giáo dục(03)/cấp học GDMN
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Từ ngày 01 tháng 09 năm 2020
 - Mô tả bản chất của sáng kiến:Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ: “Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời ” mà tôi đã và đang thực hiện.
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:Đối tượng áp dụng là trẻ 3-4 tuổi, phụ huynh, giáo viên lớp mẫu giáo độ tuổi 3-4 tuổi
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp ủng hộ cây cảnh, cây hoa, chậu hoa, Hơn nữa còn đóng góp nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu đã qua sử dụng:len,cúc áo, vỏ hộp bánh,các loại hột hạt.giúp trẻ tự thỏa sức sáng tạo trong hoạt động ngoài trời.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
Nghĩa Trung,ngày 18 tháng 05 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)

 Nguyễn Thị Hay
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt dộng ngoài trời
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm kĩ năng xã hội
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.
4. Tác giả: 
Họ và tên: Nguyễn Thị Hay
Năm sinh: 13/08/1967
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện - Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Địa chỉ liên hệ: Xóm 9 - Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định
Điện thoại: 0945248151
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
 Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định
 Điện thoại: 0915781566
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
 Như chúng ta đã biết trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà chúng ta phải chăm sóc trẻ cho thật tốt ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc chăm sóc cho trẻ ăn ngủ, dạy dỗ thôi chưa đủ mà còn phải trang bị những kiến thức ban đầu .Là một giáo viên mầm non, tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình phát triển của trẻ toàn diện nhất. Muốn trẻ phát triển toàn diện tốt thì cô giáo phải luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và giúp trẻ “Học bằng chơi– chơi mà học” bằng cách thông qua các hoạt động trong đó. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên và được trải nghiệm giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động.
 Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình .
 Đối với trẻ thơ, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt, đó là cơ sở ban đầu về nhân cách và là tiền đề cho trẻ phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo,vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy, trong đó nhu cầu về hoạt động vui chơi hay còn gọi là hoạt động ngoài trời rất cần thiết đối với trẻ. Vì hoạt động ngoài trời giúp trẻ khám phá các hiện tượng ở xung quanh mình trẻ sẽ được khám phá tìm tòi sáng tạo rèn luyện trí nhớ, tính quan sát kỹ năng phân biệt, so sánhvv, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển tư duy, một cách toàn diện, thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được quan sát khám phá những cái mới lạ ở xung quanh mà trẻ chưa hiểu được. Chơi hoạt động ngoài trời giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đã nắm được mục đích của nội dung quan sát và làm giàu vốn tư duy,sáng tạo, và tích lũy được kinh nghiệm, tăng sự hiểu biết và phát triển tri thức chotrẻ. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển sự giao lưu, đàm thoại cùng cô, cùng bạn, và làm giàu vốn từ cho trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dung tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nàovà từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, giáo viên giáo dục cho trẻ
hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ, phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Chơi hoạt động ngoài trời giúp trẻ có mối quan hệ giữa trẻ với cô và trẻ với bạn, trẻ với gia đình., những tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua hoạt động ngoài trời. Chơi hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ có tính sáng tạo trong khi chơi hay trong khi quan sát theo nhóm với tinh thần phấnkhởi, vui mừng, khi chơi các trò chơi, song trẻ tích cực học tập mang lại những giátrị, tinh thần tốt thích thú, giúp trẻ phát triển thẩm mỹ và khuyến khích trẻ sáng tạora những cái đẹp. 
 Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Chính vì tầm quan trọng đó đã làm tôi băn khoăn suy nghĩ mình phải làm gì? Và làm như thế nào? Để trẻ phát huy được tính tích cực khi tham gia hoạt động ngoài trời.
 Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn đề ra “Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời” để thực hiện trong trường mầm non .
II. Mô tả giải pháp: 
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 
 Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được
gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh
là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt
động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu
thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có
chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi
dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D (Vitamin D được tổng hợp từ chất 7 –Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng
 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”.
 Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển
mọi mặt của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thõa mãn thực hiện các vận động giải phóng năng lượng. Không gian chơi ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phòng học không thể đáp ứng được.
a.Thuận lợi: 
 * Đối với nhà trường”
 Là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 có đủ các phòng chức
năng, các lớp học khang trang thoáng mát, được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại.
 Trường có diện tích sân rộng, nhiều đồ chơi ngoài trời.
 Có diện tích đất vườn rộng được sắp xếp , xây dựng theo quy hoạch .Có
nhiều cây cho nhiều bóng mát, có vườn rau, vườn cây ăn quả, vườn hoa đẹp rất
thuận lợi cho trẻ tham gia các giờ hoạt động ngoài trời.
 * Đối với giáo viên:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường về chuyên
môn và được nhà trường đầu tư mua sắm tài liệu phong phú.
 Được tập huấn bồi dưỡng và tham gia kiến tập ở trường bạn về các hoạt
động.
 Lớp tôi gồm 2 giáo viên / lớp . Trình độ chuyên môn đạt chuẩn
 Là một giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng tôi luôn phối hợp cùng
cô giáo trong lớp nhiệt tình có nhiều cố gắng, luôn tìm tòi những hoạt động mới để
hướng dẫn trẻ.
 * Đối với phụ huynh:
 Đa phần phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu đa dạng phong
phú mang đến lớp để cho trẻ hoạt động và trẻ thì tích cực tham gia các trò chơi.
 * Đối với trẻ:
 Trẻ ngoan, có nề nếp, đa số trẻ đã học qua lứa tuổi nhà trẻ .
 Trẻ đi học tương đối đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. Trẻ tích cực tham gia
hoạt động chơi
 Đa phần gia đình trẻ sống ở khu dân cư rộng dãi nhà có sân vườn nên nhận
thức của trẻ khá tốt về một số loại cây quen thuộc
b. Khó khăn : 
 Trường có diện tích sân rộng nhưng ít những cây to nên khu vực sân
trường còn ít bóng mát cho trẻ chơi cũng như quan sát
 Trẻ ra hoạt động quan sát ngoài trời còn chưa chú ý tập trung.
 Trẻ ở lứa tuổi này thích chạy nhảy tự do.
 Các nội dung quan sát còn ít, khi chơi ngoài trời trẻ ít tập trung chú ý. 
 Sự liên kết với các nhóm chơi còn hạn chế dẫn đến kết quả giờ hoạt động
ngoài trời đạt tỷ lệ còn thấp.
 Có một số phụ huynh chưa quan tâm và chưa hiểu được tầm quan trọng
của con mình trong học tập.
 Vì vậy khi tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích “Giúp
trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính cực chủ động trong quá trình vui chơi ngoài trời”
phát triển toàn diện hơn.
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
 Hoạt động vui chơi ngoài trời là một trong các loại hoạt động của trẻ ở
trường mầm non, được người lớn hướng dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi hoặc
nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo
 Hoạt động vui chơi chi phối hoạt động khác như học tập, lao động... làm cho
chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mầm non
 Hoạt động vui chơi giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, mở rộng
tầm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời , từ
những thuận lợi khó khăn trên tôi đã đưa ra một biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi
phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời như sau:
a. Giải pháp 1: Khảo sát độ hứng thú của trẻ với hoạt động ngoài trời 
 Trước khi thực hiện đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình của lớp và đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ ở lớp mình (tổng số 36 cháu) vì vậy tôi đã tiến hành một số khảo sát đối với trẻ . Thông qua khảo sát giúp giáo viên nhận biết được độ hứng thú( tính tích cực, tính chủ động và khả năng chú ý ) của trẻ khi tham gia hoạt động
ngoài trời, thông qua đó giúp giáo viên xây dựng lên kế hoạch hoạt động phù hợp
với khả năng của trẻ. 
 Để tổ chức tốt hoạt động vui chơi ngoài trời đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo
viên phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý và đa dạng hóa các hình thức tổ
chức hoạt động. Giáo viên phải tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời để làm
sao có nhiều hình thức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt nhất để giúp cho
trẻ có những giờ hoạt động ngoài trời hiệu quả nhất. 
 Khi vào đầu năm học ban giám hiệu đã bố trí thời gian hoạt động ngoài trời
giữa các lớp từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo lớn so le nhau để trẻ được hoạt động thoải
mái. Điều này giúp giáo viên chúng tôi tự lên kế hoạch hoạt động ngoài trời cho
lớp mình sao cho hợp lí và hiệu quả nhất. 
 b. Giải pháp 2. Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ trong đó có phần tạo
môi trường hợp lý để cho trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động vui chơi
ngoài trời.
 Môi trường hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động vui
chơi ngoài trời. Một môi trường tốt, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú cho trẻ, thu hút
trẻ tham gia và đặc biệt môi trường tốt sẽ giúp trẻ hoạt động tích cực và đạt kết quả
tốt. 
 Do đó tôi đã xây dựng kế hoạch và tham mưu với BGH. BGH nhà trường
cũng đã xây dựng và tạo một quanh cảnh sư phạm hết sức đẹp, khoa học, hấp dẫn
và gần gũi với trẻ như: trồng nhiều cây ăn quả, nhiều luống rau phong phú với rất
nhiều loại rau khác nhau, vườn hoa trồng các loại hoa đa dạng và gần gũi với trẻ ,
khu vận động , khu vực chơi dân gian để trẻ khám phá khi tham gia hoạt động
ngoài trời.
 BGH nhà trường còn rất sáng tạo, cẩn thận trong việc trải thảm cỏ nhân tạo
những khu vực cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trởi để đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
Khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời : đồ chơi ngoài trời được sắp xếp gọn gàng , có
bóng mát ...thuận tiện cho trẻ khi tham gia học tập và vui chơi.
Hình ảnh “ Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời”
 Khi muốn cho trẻ tiến hành thí nghiệm thì tôi sẽ lựa chọn và tạo ra môi
trường phù hợp cho trẻ tham gia : môi trường thoáng mát , sạch sẽ . Ví dụ như khi
cho trẻ chơi với cát , sỏi , các vật liệu thiên nhiên tôi sẽ chuẩn bị hồ cát , sỏi , bể
nước và các vật liệu như xẻng , chai lọ , ô tô tải , rổ , thì , bát để trẻ hoạt động.”
 Ở lớp tôi đã tạo được một góc thiên nhiên có một số cây cảnh, hoa ở góc
và một số tranh ảnh sưu tầm, tranh ảnh do các phụ huynh ủng hộ để trẻ được tìm
hiểu, khám phá qua các hoạt động như trò chơi phân loại các bức tranh về những
hình ảnh nên làm và không nên làm về môi trường xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt giúp
trẻ có những kiến thức đúng về môi trường, “Nhận xét được một số hành vi đúng
sai của con người đối với môi trường” “ Có hành vi bảo vệ môi trường” Không
chỉ trong lớp mà tôi còn tìm tòi suy nghĩ tạo ra các hoạt động cho trẻ chơi ngoài
trời. Đây cũng là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã
hội xung quanh để kích thích óc tìm tòi quan sát khám phá của trẻ, giúp trẻ có
những kiến thức về bảo vệ môi trường. Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có rất
nhiều thông tin phong phú khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ.
Môi trường có tốt, bố trí hợp lý thì sẽ có ảnh hưởng lớn và rất` quan trọng trong
việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Đặc biệt trẻ phải được trải nghiệm trong giờ hoạt
động vui chơi ngoài trời. Chính vì vậy biện pháp tạo môi trường hợp lý để cho trẻ
trải nghiệm qua các hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tìm tòi khám phá ra các điều
mới lạ ở xung quanh mình củng cố các kiến thức, kỹ năng. Góp phần hình thành
nâng cao mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ 
a. Tổ chức cho trẻ quan sát
 Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xung quanh trẻ
để kích thích óc quan sát phám phá tìm tòi của trẻ. Những nội dung quan sát
thường dựa vào khả năng của trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu của quan
sát cụ thể.
 Để trẻ quan sát được tốt hơn tôi đã hướng cho trẻ cùng cô chuẩn bị trước khi
quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà
như tìm hiểu về một số loại cây, hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng
xem. Ngoài ra, tôi cũng cần chuẩn bị các câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của
trẻ
 *Ví dụ: Tôi chọn đề tài “ Quan sát cây khế” 
* Môi trường : ngoài sân , rộng rãi , thoáng mát .
* Chuẩn bị : Địa điểm: Khu vườn cây ăn quả của trường: cây khế, cây bưởi, 
 Đồ chơi ngoài trời : Sỏi , cát, chậu , đu quay, xích đu ...
 Một số cây thật để cho trẻ trồng cây
* Chuẩn bị trước khi ra sân : 
 Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ , nhắc trẻ sửa tư thế , đầu tóc quần áo gọn gàng.
 Cô giới thiệu nội dung buổi dạo chơi ngoài trời .
* Cho trẻ ra sân 
 Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “ Quả ” và đến vị trí quan sát 
 Tôi cho trẻ kể tên các loại quả có trong bài hát 
 Tôi cho trẻ quan sát , trò chuyện với bạn xung quanh về cây khế .
 Cho trẻ kể lại những gì mà trẻ thấy được .
 Những chiếc lá đung đưa, thân cây to hay nhỏ ,nhiều cành nhỏ, trẻ thấy được
tất cả những chi tiết như: vết sâu ăn lá hay sự biến đổi màu sắc của lá. Khi trẻ được
quan sát như vậy nhiều trẻ rất thích thú và reo lên khi phát hiện thấy quả khế
trong khe lá. Có những trẻ đưa ra những câu hỏi bất ngờ và rất ngây thơ ‘ Cô ơi
sao lá lại bị thủng như thế này? Quả này sao lại màu xanh? Quả kia lại màu vàng?
Quả chỗ kia lại màu xanh? Ngoài ra tôi còn đặt câu hỏi nhằm gợi ý phát triển tư
duy cho trẻ.
 Cuối cùng tôi giáo dục trẻ về cách chăm sóc và bảo vệ các loại cây. Từ đó
trẻ biết được những hành động nên làm và những hành động không nên làm. Với
cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động tích cực, hứng thú và không những thế tôi
nhận được sự tham gia nhiệt tình của phụ huynh học sinh
* Trò chơi vận động : Chuyển quả
* Chơi tự do :
 Cô giới thiệu một số góc chơi ngoài trời :
 Cô hướng dẫn trẻ cách trồng cây , chăm sóc cây.
 Chơi với thiên nhiên : cho trẻ nhặt lá làm tranh
 Chơi xích đu , cầu trượt , ném vòng cổ chai 
 Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn , biết nhường nhịn,
yêu thương , đoàn kết với bạn.
 Cô cho trẻ chơi và bao quát trẻ.
 Với chủ điểm thế giới động vật khi cho trẻ ra sân dạo quanh sân trường tôi
nhìn thấy đàn kiến tôi sẽ cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về đặc điểm của kiến, kiến tha
mồi bằng gì? Kiến đi như thế nào? Vì sao phải đi thẳng hàng? Hay khi nhìn thấy
trời nhiều mây có mưa tôi cho trẻ quan sát trời mưa trẻ đưa tay hứng những giọt
mưa và rất thích thú đàm thoại cùng cô và đưa ra những câu trả lời rất thông minh:
Cô ơi nhiều mây đen là mưa to con ít mây là mưa nhỏ ạ? Cô ơi mưa là nước bốc
hơi lên trời ạ? ngoài ra tôi còn đưa ra câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy quan sát
của trẻ
 Và tôi đã tạo ra một góc thiên nhiên ở ngoài sảnh của lớp và những hôm trời
mưa, hay nắng , rét thì trẻ vẫn có thể quan sát được. Tôi vận động phụ huynh cùng
tham gia ủng hộ các chậu hoa, cây cảnh để ở góc thiên nhiên ngày càng phong phú
hơn. Ngoài ra tôi phải thường xuyên thay đổi các đối tượng cho trẻ quan sát. 
 Tôi còn sưu tầm và cho trẻ cùng cô trồng thêm những loại rau củ theo mùa 
ở góc thiên nhiên (trẻ được tự tay trồng, chăm sóc và hàng ngày được theo dõi sự 
phát triển của chúng nên vô cùng thích thú)
 Qua quá trinh cho trẻ quan sát tôi nhận thấy không nên kéo dài thời gian
quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động
và kết thúc trong trạng thái tích cực hoặc là khi cho trẻ tham quan cánh đồng
gần trường học như: Vườn ngô,vườn rau muống thì trẻ được nhìn, được sờ và quan
sát các bộ phận cũng như các loại rau, loại cây đó xem có gì khác biệt với hôm
trước.Tôi thấy trẻ rất hứng thú và sôi nổi đàm thoại cùng cô và “nhận ra sự thay
đổi trong quá trình phát triển của các loại rau, loại cây đó”
 Bằng những hình thức trải nghiệm trẻ gieo hạt, được trồng cây và hằng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_3_4_tuoi_hung.doc
Giáo Án Liên Quan