Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung đặc biệt là giáo dục mầm non. Đã có nhiều chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức nhằm bồi dưỡng tạo điều kiện cho giáo viên đứng lớp được học hỏi, trau dồi, rút kinh nghiệm qua các tiết dạy. Nhận thức được tầm quan trọng qua các lớp chuyên đề: Dạy học mọi lúc mọi nơi, đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi mầm non. Từ đó tôi đi sâu hơn vào hoạt động dạy môn “ Làm quen với Toán” nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ để trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái không gò bó áp đặt . Môn làm quen với Toán cũng như những môn học khác giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách ban đầu, và đặc biệt nó góp phần quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Bởi lẽ “ Làm quen với Toán”luôn nhằm hình thành ở trẻ kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về các mối quan hệ số lượng, kích thước, hình dạng.đồng thời làm tăng thêm vốn hiểu biết và phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ. Chính vì vậy, việc dạy toán cho trẻ phải được tiến hành ngay từ khi trẻ còn là một đứa trẻ, vì ở giai đoạn này trẻ bắt đầu nhận thức được các sự vật hiện tượng thế giới xung quanh( còn ở dạng sơ khai),do đó việc giáo dục trẻ phải được thực hịên từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, việc vận dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và đảm bảo được nội dung, nhiệm vụ chương trình đã đề ra. Muốn đạt được mục tiêu ta cần nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý nói chung và hiểu sâu hơn về đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng ban đầu về Toán. Thông qua đó rèn luyện phương pháp tư duy và một số thói quen cẩn thận, chính xác. Điều đó đã khiến tôi trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để tìm ra biện pháp , thủ thụât dạy trẻ “ Làm quen với Toán” đạt kết quả cao qua các giờ học. Và đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ làm quen với Toán” ở mẫu giáo 4 – 5 tuổi để viết sáng kiến kinh nghiệm.
Một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán I . Đặt vấn đề Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung đặc biệt là giáo dục mầm non. Đã có nhiều chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức nhằm bồi dưỡng tạo điều kiện cho giáo viên đứng lớp được học hỏi, trau dồi, rút kinh nghiệm qua các tiết dạy. Nhận thức được tầm quan trọng qua các lớp chuyên đề: Dạy học mọi lúc mọi nơi, đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi mầm non. Từ đó tôi đi sâu hơn vào hoạt động dạy môn “ Làm quen với Toán” nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ để trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái không gò bó áp đặt . Môn làm quen với Toán cũng như những môn học khác giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách ban đầu, và đặc biệt nó góp phần quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Bởi lẽ “ Làm quen với Toán”luôn nhằm hình thành ở trẻ kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về các mối quan hệ số lượng, kích thước, hình dạng...đồng thời làm tăng thêm vốn hiểu biết và phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ. Chính vì vậy, việc dạy toán cho trẻ phải được tiến hành ngay từ khi trẻ còn là một đứa trẻ, vì ở giai đoạn này trẻ bắt đầu nhận thức được các sự vật hiện tượng thế giới xung quanh( còn ở dạng sơ khai),do đó việc giáo dục trẻ phải được thực hịên từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, việc vận dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và đảm bảo được nội dung, nhiệm vụ chương trình đã đề ra. Muốn đạt được mục tiêu ta cần nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý nói chung và hiểu sâu hơn về đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng ban đầu về Toán. Thông qua đó rèn luyện phương pháp tư duy và một số thói quen cẩn thận, chính xác... Điều đó đã khiến tôi trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để tìm ra biện pháp , thủ thụât dạy trẻ “ Làm quen với Toán” đạt kết quả cao qua các giờ học. Và đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ làm quen với Toán” ở mẫu giáo 4 – 5 tuổi để viết sáng kiến kinh nghiệm. II. Những biện pháp đã làm 1.Nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng Chương trình giáo dục mầm non mới cho phép giáo viên lựa chọn bài mình thấy phù hợp với chủ đề nhất. Vì thế, tuỳ từng bài, loại tiết, tuỳ từng chủ điểm ma lựa chon cách soạn bài, chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp. Tuy nhiên cần phải soạn giáo án chi tiết, đồ dùng chuẩn bị đầy đủ và khai thác triệt để đồ dùng đó tránh cồng kềnh nhưng sử dụng lướt qua. áp dụng công nghệ thông tin cũng tuỳ từng bài, từng tiết không nên gò bó áp đặt. Như chúng ta đã biết, trẻ Mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi nói riêng tư duy trực quan hành động phát triển mạnh và chiếm ưu thế, khi trẻ làm quen về số lượng hoặc kích thướchình dạng thì trẻ phải được nhìn cụ thể vật đó. Đối với việc làm quen về số lượng có rất nhiều tiết có sự lặp lại giống nhau nhưng chỉ khác nhau về số lượng, nếu chỉ chuẩn bị về đồ dúngơ sài đơn điệu thì dẫn tới trẻ học kết quả không cao do trẻ nhàm chán.Do đó tôi có sự chuẩn bị đồ dùng cho các tiết dạy như sau: Ví dụ 1: Đối với tiết dạy trẻ đếm đến 3, nhận biết các nhóm.Có 3 đôí tượng tôi chuẩn bị voi - ô cho mỗi trẻ và cô dạy dưới hìmh thức kể chuyện các chú voi đi dạo chơi gặp trời mưa Ví dụ 2: Tiết dạy trẻ so sánh , thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4 : Tôi chuẩn bị Mèo – cá cho mỗi trẻ và cho cô , dạy dưới hình thức mèo đi câu cá Ví dụ 3: Tiết dạy trẻ tập đếm đến 5 , nhận biết các nhóm có 5 đối tượng : Tôi chuẩn bị Thỏ – cà rốt cho trẻ và dạy dưới hình thức thỏ ra đồng nhổ cà rốt giúp mẹ Thông qua đó trẻ vừa được học đếm , học so sánh , vừa được cảm thụ văn học vừa phát triển ở trẻ tình cảm đạo đức . Đặc biệt khi dạy tôi đã dùng những hình ảnh động qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng cùng những âm thanh giúp trẻ như đang được xem phim vậy . Thêm vào đó cô cần hướng dẫn trẻ các thao tác cất lấy , sắp xếp hợp lí , nhanh gọn thông qua việc sử dụng đồ dùng để củng cố khắc sâu kiến thức cho trẻ học mà không nhàm chán , từ đó thu hút sự chú ý của trẻ để tiết học đạt kết quả cao 2. Tạo hứng thú cho trẻ học tập Đã từ lâu bộ môn toán thường được coi là khô khan, song từ cái khô khan đó tôi đã suy nghĩ , sáng tạo dạy đa số các bài dưới hình thức lồng ghép một số câu chuyện phù hợp vào bài dạy với nội dung liền mạch , lô gíc , hấp dẫn mang tính giáo dục , lời kể và các thao tác của cô cũng như yêu cầu đối với trẻ , thực hiện phải có sự đan xen kết hợp lời kể rõ ràng mạch lạc , có sự trầm bổng đã gây được hứng thú cho trẻ khiến tiết học làm quen với toán của tôi luôn nhẹ nhàng , thoải mái và thu hút được trẻ . Mỗi loại tiết dạy cần đưa ra cốt truyện hoặc cách dẫn dắt khác nhau không dập khuôn cái cũ , mỗi phần trong tiết đều phải có tình huống , lời dẫn khác nhau để lôi cuốn trẻ Ví dụ 1 :Phần ôn luyện kĩ năng đếm đến 3 (Của tiết dạy trẻ đếm đến 4 , nhận biết các nhóm có 4 đối tượng ) Cô kể : Ngày xửa , ngày xưa có một gia đình nhà mèo sống với nhau rất hạnh phúc , luôn vui đùa bên nhau các chú mèo con thi nhau hát tặng mẹ . +Mèo hát : Meo !meo ! meo( 3 tiếng ) + Mèo mẹ rất vui vuốt râu ( 3 lần ) + Mèo mẹ thấy các con hát rất hay gật đầu( 2 lần ), mèo con gật đầu (1 lần ) để đáp lại + Mèo mẹ vẫy đuôi (3 lần ) Mèo con vẫy đuôi ( 3 lần ) Ví dụ 2: Tiết dạy trẻ biết so sánh , thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm đồ vật trong phạm vi 4 . Cô kể : Hôm ấy vào một buổi chiều đẹp trời các chú mèo xin phép mẹ ra bờ sông câu cá . Trước khi đi mèo mẹ dặn các con : Các con ngoan của mẹ không được mải chơi mà về muộn các con nhé ! Các chú mèo vâng ạ !Chào mẹ rồi xếp thành hàng nối đuôi nhau đi ra bờ sông (Cô xếp 4chú mèo thành 1 hàng ngang) Ra đến bờ sông chú mèo nào cũng chăm chỉ câu cá , đến chiều mỗi chú đều câu cho mình một con cá , riêng chỉ có mèo trắng buồn ngủ quá nên không câu được cá ( Cô xếp mỗi chú mèo một con cá , mèo trắng không có cá ).Khi tỉnh giấc mèo trắng thấy mình không câu được cá liền oà khóc . Vì vậy chúng mình tặng cho mèo trắng 1 con cá và nhắc nhở mèo lần sau không được ngủ quên như vậy nữa ( Cho trẻ lấy cá tặng cho mèo trắng , đếm nhóm cá và nhóm mèo , nhận xét gắn thẻ số 4 tương ứng ). Mặt trời xuống núi đi ngủ các chú mèo vội vã về nhà , mèo trắng biết mình có lỗi vội chạy lại xin lỗi mẹ . Mèo mẹ rất vui mang 2 con cá đi nướng cho các con . Lấy cất 2 con cá , nhận xét số cá và số mèo , sau đó chọn thẻ số có số tương ứng với nhóm cá gắn thẻ số và cô cho trẻ thêm bớt tạo nhóm nhiều lần . Cùng với việc đưa nội dung chuyện vào tiết dạy và kết hợp xen kẽ các trò chơi , nhất là các tiết ôn luyện tôi sử dụng các trò chơi mang tính tập thể để nhiều trẻ cùng lúc được tham gia nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đồng thời giáo dục trẻ tính đoàn kết khi chơi . Chính vì thế tiết dạy làm quen với toán của tôi luôn được trẻ hưởng ứng và tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. 3. Tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ học mọi lúc mọi nơi Để giúp trẻ làm quen với toán mọi lúc mọi nơi thì trong lớp tôi thường trang trí chủ điểm , góc học tập , cách bài trí đồ dùng đồ chơi theo nội dung tiết học để giúp trẻ củng cố rèn luyện và khắc sâu kiến thức . Ví dụ : ở góc chơi dân gian tôi cho trẻ chơi “ Tập tầm vông” để chia nhóm hạt có số lượng là 5 làm 2 phần để trẻ đoán. Còn ở góc học tập tôi cho trẻ nối số lượng tương ứng trong phạm vi 5, cùng với đó là những chi tiết trang trí trên tường đều liên quan đến số lượng trong phạm vi trẻ học, và có sự chênh lệch về độ dài – ngắn, cao – thấp, để trẻ được khắc sâu kiến thức. Ngoài ra để trẻ có kĩ năng lĩnh hội tri thức toàn vẹn thì giáo viên cần phải tổ chức tốt tập luyện dưới nhiều hình thức như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, buổi chơi sáng tạo và sau buổi học .... 4. Biện pháp lồng ghép các môn học Thực tế ở trường Mầm non việc cho trẻ làm quen với toán không chỉ riêng lớp tôi mà kể cả các lớp trong trường nói chung, trẻ học toán như một sự bắt buộc, gò ép, trẻ tiếp thu một cách uể oải, nhàm chán. Chính vì thế việc lồng ghép tích hợp các môn học một cách nhuần nhuyễn có hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết.Song không phải lúc nào và môn học nào cũng có thể lồng ghép được. Do đó tuỳ từng tiết mà ta có thể áp dụng cho phù hợp để trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng thoả mái ở đa số các tiết tôi dùng phương pháp dẫn dắt dạy trẻ bằng những câu truyện ngắn gọn phù hợp với nội dung bài dạy. Bên cạnh đó ngoài việc đưa các môn học khác lồng ghép vào môn toán thì tôi còn đưa tích hợp toán vào các môn học khác một cách hợp lý, hấp dẫn trong từng bài dạy, mục đích giúp trẻ củng cố nhận thức, rèn luyện thành thạo các thao tác, tư duy cần thiết theo quan điểm tích hợp lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ thực sự được hoạt độngđược trải nghiệm một cách tích cực chủ động sáng tạo mà giáo viên chỉ là người đưa ra hình thức tổ chức cho trẻ học, gợi mở cho trẻ hoạt động và cuối cùng là hệ thống hoá, chính xác hoá lại những thông tin mà trẻ đã tiếp nhận được. Ví dụ: - Môn thể dục: Bài dạy nhảy khép tách chân Nói tên hình?( hình vuông). Đếm 1-5 tất cả là 5 hình vuông III. những kết quả đạt được Qua nhiều chuyên đề nhiều bài dạy , nhiều loại tiết khi cho trẻ làm quen với Toán bằng những kinh nghiệm tôi học hỏi và tích luỹ khi áp dụng vào giảng dạy , kết quả đạt được tương đối tốt - 100% trẻ hứng thú , hiểu và nắm bắt được nôi dung bài học - Trẻ thông minh và sáng tạo hơn có khả năng quan sát tư duy, so sánh tìm tòinhận biết được mối quan hệ số lượng, kích thước, hình dạng..... - Trẻ có ý thức học tập , hồn nhiên , nhanh nhẹn , hoạt bát . Trẻ nhút nhát mạnh dạn lên nhiều , trẻ trẻ hiếu động bớt dần tính hiếu động và luôn tham gia tích cực vào các hoạt động - Thông qua hoạt động trẻ được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức qua tính cách các nhân vật trong các tác phẩm văn học , trẻ yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau , tạo nếp sống văn hoá thói quen nề nếp tốt Bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm qua các chuyên đề do Phòng giáo dục và trường tổ chức , được rút kinh nghiệm từ Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp nên tôi đã có rất nhiều tiết dạy đạt kết quả cao. Cói được thành tích trên là do nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu , phụ trách chuyên môn tổ , chị em trong khối tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm khi tổ chức cho trẻ “ Làm quen với Toán ” IV.bài học kinh nghiệm - Cô giáo phải thực sự yêu nghề mến trẻ , ham học hỏi , phấn đấu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phù hợp , hấp dẫn trẻ, đảm bảo tính khoa học an toàn đối với trẻ - Giáo viên nắm được dặc điểm tâm sinh lí của trẻ - áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách phù hợp khai thác triệt để đồ dùng - Tích cực làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề , đồ dùng cần phong phú đa dạng hấp dẫn . Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ mua đồ dùng phục vụ môn học , tạo môi trường trong và ngoài lớp học - Chú ý nhiều đến hoạt động cá nhân trẻ đặc biệt là trẻ nhút nhát , thay đổi hình thức học linh hoạt theo tập thể , nhóm , cá nhân - Hình thức lên lớp cần đa dạng, phong phú, linh hoạt sáng tạo. Luôn tạo những tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích tính tò mò, suy luận để phát triển tư duy lo gich cho trẻ. - Tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ học mọi lúc mọi nơi. - Sưu tầm thơ ca, câu đố, bài hát ... có nội dung phù hợp xen kẽ động tĩnh để thay đổi hình thức học cho trẻ. - Tham gia các lớp chuyên đề do phòng, trường tổ chức để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ đó dần hoàn thiện tiết dạy của mình Trên đây là một số biện pháp thủ thuật mà tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với Toán , trong thời gian qua bằng công thức tìm tòi học hỏi của bản thân , tôi rất mong đợc sự đóng góp ý kién của cấp trên để tôi rút ra đợc những bài học quý giá thiết thực cho mình góp phần đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay . Tôi xin chân thành cảm ơn Ban thi đua Phòng Giáo dục- Đào tạo Vũ Thư . Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Mầm non Tân Lập Tân lập , ngày 2 tháng 5 năm 2012 Xác nhận của nhà trường Người viết Lại Thị Hồng Lý - Tích cực làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề , đồ dùng cần phong phú đa dạng hấp dẫn . Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm sách truyện hoạ báo mua đồ dùng phục vụ môn học , tạo môi trường trong và ngoài lớp học - Chú ý nhiều đến hoạt động cá nhân trẻ đặc biệt là trẻ nhút nhát , thay đổi hình thức học linh hoạt theo tập thể , nhóm , cá nhân - Hình thức lên lớp cần đa dạng, phong phú, linh hoạt sáng tạo. Luôn tạo những tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích tính tò mò, suy luận để phát triển tư duy lo gich cho trẻ. - Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tham gia các lớp chuyên đề do phòng, trường tổ chức để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ đó dần hoàn thiện tiết dạy của mình Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với Toán , trong thời gian qua bằng công thức tìm tòi học hỏi của bản thân , tôi rất mong đợc sự đóng góp ý kiến của cấp trên để tôi rút ra được những bài học quý giá thiết thực cho mình góp phần đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay . Tôi xin chân thành cảm ơn Ban thi đua Phòng Giáo dục- Đào tạo Vũ Thư . Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Mầm non Tân Lập Tân lập , ngày 2 tháng 5 năm 2012 Xác nhận của nhà trường Người viết Đinh Thị Thuận
File đính kèm:
- SK_TOAN_45_TUOI.doc