Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một trường Mầm non Nam Điền

I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Cấp học mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho những cấp học tiếp theo của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, việc chăm sóc - giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ mầm non phát triển một cách toàn diện là một vấn đề luôn được toàn xã hội quan tâm chú trọng.

Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự lập tự cường”. Đây là lời nhắc nhở của Bác về tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng những mầm xanh tương lai của đất nước.

Vì thế việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt là đối với trẻ em 5 – 6 tuổi, độ tuổi trẻ đang chuẩn bị chuyển giao giữa hai cấp học, từ cấp học Mầm non lên cấp học Tiểu học là vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới việc học sau này.

 Giai đoạn trẻ chuyển từ mầm non lên lớp Một là một bước chuyển lớn và là bước ngoặt quan trọng đối với trẻ, vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập. Trẻ mầm non đang quen được cô giáo chăm sóc, yêu thương, tự do vui chơi, hoạt động mà chuyển sang một môi trường hoàn toàn mới lạ với hoạt động học tập và có kỷ luật. Điều đó sẽ khiến trẻ khó tiếp cận và thích nghi ngay được, không ít trẻ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập sau này.

 

docx30 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một trường Mầm non Nam Điền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NAM ĐIỀN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp Một trường mầm non Nam Điền”
Lĩnh vực: Giáo dục (03)/MN
Tác giả: Vũ Thị Thoa
Trình độ chuyên môn: ĐHSP mầm non
Chức vụ: Giáo viên mầm non
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nam Điền
Nam Điền ngày 20 tháng 03 năm 2022
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Cấp học mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho những cấp học tiếp theo của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, việc chăm sóc - giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ mầm non phát triển một cách toàn diện là một vấn đề luôn được toàn xã hội quan tâm chú trọng. 
Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự lập tự cường”. Đây là lời nhắc nhở của Bác về tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng những mầm xanh tương lai của đất nước.
Vì thế việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt là đối với trẻ em 5 – 6 tuổi, độ tuổi trẻ đang chuẩn bị chuyển giao giữa hai cấp học, từ cấp học Mầm non lên cấp học Tiểu học là vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới việc học sau này.
 	Giai đoạn trẻ chuyển từ mầm non lên lớp Một là một bước chuyển lớn và là bước ngoặt quan trọng đối với trẻ, vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập. Trẻ mầm non đang quen được cô giáo chăm sóc, yêu thương, tự do vui chơi, hoạt động mà chuyển sang một môi trường hoàn toàn mới lạ với hoạt động học tập và có kỷ luật. Điều đó sẽ khiến trẻ khó tiếp cận và thích nghi ngay được, không ít trẻ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập sau này.
Việc chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp Một cần quan tâm, phát triển toàn diện về mọi mặt như: Thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết. Trang bị đầy đủ hành trang cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vô cùng cần thiết và đó là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non. 
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non và cha mẹ học sinh là tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng khi bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu tốt kiến thức ở bậc học Tiểu học đạt hiệu quả nhất. Chính vì vậy, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi C – Trường mầm non Nam Điền, tôi đã chuẩn bị tâm lí, trang bị đầy đủ kiến thức và một số kỹ năng cần thiết cho học sinh lớp của tôi sẵn sàng bước vào lớp Một. 
Trên đây là những lý do cần thiết để tôi lựa chọn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp Một trường mầm non Nam Điền” 
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
	Chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp Một là trang bị cho trẻ đầy đủ về mặt và là một quá trình tác động nhằm hình thành ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp Một. Vì vậy để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là cần phải chuẩn bị tốt về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
Đây là việc rất quan trọng đối với chúng ta và rất cần thiết. Bởi vì lớp Một được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của trẻ. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi đầu thật suôn sẻ, thuận lợi nhất. Khi đó, trẻ lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm chí sợ đi học.
Với mỗi giai đoạn chuyển giao thì sẽ khiến trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, không theo kịp các bạn cùng lớp, từ đó sợ trường lớp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu bước vào hoạt động học tập là chính, đây là thử thách rất lớn cho trẻ và cả cha mẹ trẻ , giáo viên mầm non.
Năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi C của trường Mầm non xã Nam Điền. Tôi nhận thấy việc chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một là rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh lớp tôi đang phụ trách nói riêng và học sinh lớp mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi) của trường tôi nói chung. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp Một trường mầm non Nam Điền” tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Trong những năm gần đây nhà trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương, sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban nghành đoàn thể, được các bậc phụ huynh quan tâm ,tin tưởng và ủng hộ nên cơ sở vật chất của nhà trường được khang trang hơn.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, lớp tôi đã được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị. Tạo điều kiện cho tôi được học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn trong những buổi tập huấn trường bạn.
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, có trình độ chuyên môn, luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời tôi luôn quan tâm, nghiên cứu, học hỏi để tìm ra những phương pháp tốt nhất áp dụng vào giảng dạy, tạo niềm tin, sự hứng thú và trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trẻ lớp tôi sẵn sàng bước vào lớp Một.
- Trẻ đã được học qua lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, đa số trẻ mạnh dạn, tự tin, thích khám phá, tìm tòi.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp phải những khó khăn trong việc chuẩn bị tâm tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một như sau:
- Trẻ chưa có tính tự lập trong mọi hoạt động, còn ỷ lại.
- Một số trẻ hiếu động không tập trung, chú ý vào các hoạt động.
- Phụ huynh đi làm ăn xa và bận việc chưa quan tâm đến việc trang bị những kỹ năng ,kiến thức cần thiết cho trẻ, lại phó mặc con mình cho giáo viên dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Do vạy, hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một không cao và khi trẻ bước vào lớp Một sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ.
- Một số phụ huynh mới đầu năm học nôn nóng cho con học chữ bất chấp nguyên tắc, sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này, đã ép trẻ học quá sớm vô tình làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này.
- Đa số giáo viên trong trường chưa chú ý và hiểu hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ của lớp tôi các nội dung cần thiết để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến đối với 30 trẻ của lớp mẫu giáo 5 tuổi C
Nội dung khảo sát
Đầu năm học
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Chuẩn bị tâm thế
15
50
Kỹ năng giao tiếp
16
53
Tự phục vụ
13
43
Ngồi học đúng tư thế
14
46
Khả năng tập trung chú ý
17
57
Chủ động trong học tập
9
30
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:  
2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tâm lí cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp Một.
Tại trường mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó, từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi... Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một “học” là hoạt động chủ đạo.Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch và có ý nghĩa xã hội. Mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
Sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên trong nhà trường: Tại trường mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ mang tính chất mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tính chất thầy – trò, trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường. Đồng thời, tại trường Mầm non trẻ lớp 5 tuổi lớn nhất trong các khối lớp nhưng khi vào trường tiểu học, khối Một là khối nhỏ nhất trong trường dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, nhút nhát, rụt rè...
Việc chuẩn bị về mặt tâm lý là một tiền đề cần thiết, quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, sự tự tin hay lo sợ ở trẻ, nếu chưa được chuẩn bị đầy đủ dễ dẫn trẻ đến nguy cơ chán học, sợ đi học ở trẻ. Ngược lại, nếu trẻ được chuẩn bị các điều kiện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường Tiểu học.
Cho nên, việc chuẩn bị một tâm lý thoải mái và sẵn sàng cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Một tâm lý vững vàng sẽ giúp trẻ xóa tan những âu lo, vui vẻ hòa nhập với môi trường mới, háo hức khi bắt đầu được học với thầy cô giáo mới ở trường Tiểu học và cũng là bước khởi đầu cần thiết cho việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
Giáo viên tạo cho trẻ niềm hứng thú, háo hức khi chuẩn bị bước vào lớp Một bằng cách tôi luôn trò chuyện với trẻ về những thay đổi cũng như những niềm vui mà trường Tiểu học mang đến như: Vào lớp Một, con sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn bè mới, thầy cô giáo mới. Vào lớp Một, con học được nhiều điều thú vị, có những trải nghiệm, những hoạt động đáng nhớ Nói cho trẻ nghe về sự khác nhau giữa trường Tiểu học và trường Mầm non. Và cứ thế, con sẽ cảm thấy bản thân mình trưởng thành từng ngày, được học tập, rèn luyện nhiều kỹ năng. Trẻ sẽ biết được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tuyệt đối không nên mang các hình phạt hoặc thầy cô giáo ra để dọa nạt trẻ, khiến trẻ hình thành tâm lý sợ trường lớp. 
Ví dụ: Thông qua chủ đề “ Trường Tiểu học”, thông qua các hoạt động hằng ngày tôi dạy trẻ biết tên trường, đặc điểm của trường chuẩn bị trẻ vào học lớp Một khác với ngôi trường mầm non trẻ đang học.
 Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ về trường Tiểu học.
Hình ảnh trường Tiểu học Nam Điền 
Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ làm quen, tiếp cận và hình dung ra những điều gần gũi nhất và chân thực nhất về mái trường Tiểu học bằng cách cho trẻ xem những hình ảnh về trường Tiểu học nơi trẻ chuẩn bị học tập hoặc trên wedsie của nhà trường. Tổ chức cho trẻ thăm quan ,tìm hiểu về trường Tiểu học, xem các anh chị trong học tập, trải nghiệm làm học sinh lớp Một. Việc cho trẻ trải nghiệm trực tiếp môi trường lớp Một là điều kiện tuyệt vời để trẻ làm quen và sẵn sàng nhập cuộc ở ngôi trường mới. Cô nói cho trẻ nghe về những thay đổi sắp tới, những điều tốt đẹp, các mối quan hệ bạn bè, thầy cô mà trẻ sẽ được tiếp nhận trong thời gian tới. Và chỉ cho trẻ biết “Đây là ngôi trường mà con sẽ học, ở đó có cô hiệu trưởng, có cô giáo, có bác bảo vệ, đặc biệt có rất nhiều bạn và những anh chị đeo khăn quàng, có những buổi chào cờ đầu tuần và giờ ra chơi sau những tiết học”. Giới thiệu cho trẻ làm quen với những đồ dùng học tập mà học sinh lớp Một cần có.
Hình ảnh trẻ thăm quan trường Tiểu học, trải nghiệm làm học sinh lớp Một.
2.2. Biện pháp 2: Trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết 
Không chỉ cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, trẻ trước khi vào lớp Một cần có những kỹ năng cần thiết để chủ động trong môi trường mới như: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng thể hiện bản thân, kỹ năng giao tiếp, rèn tính kỷ luật Việc thay đổi môi trường học tập đòi hỏi trẻ cần được rèn luyện và trang bị những kỹ năng cần thiết khi bước sang một môi trường mới. 
*Kỹ năng tự phục vụ: 
Một kỹ năng quan trọng chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là khả năng tự phục vụ bản thân, vì kỹ năng này rất cần thiết với trẻ. 
Giáo viên dạy cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ như: Đánh răng, mặc quần áo, rửa tay, rửa mặt, cất dọn đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định, trẻ tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng, quần áo, tự đi vệ sinh, giúp cô làm những công việc nhẹ nhàng ở lớpvv. Vì khi ở mầm non, trẻ có thể nhờ cô giáo giúp đỡ, nhưng khi vào tiểu học thì điều đó không được đáp ứng , bởi vì thầy cô ở trường Tiểu học sẽ không chăm sóc trẻ như ở mẫu giáo mà trẻ phải tự phục vụ cho bản thân. 
Hình ảnh: Trẻ giúp cô phơi khăn mặt, chăm sóc cây.
 Hình ảnh trẻ rửa tay
Hình ảnh trẻ rửa rửa mặt.
Bên cạnh đó rèn luyện 1 số kỹ năng của hoạt động học tập cho trẻ như: Sắp xếp bàn ghế, hoạt động nhóm, cách cầm bút, tư thế viết, cách mở sách, làm quen một số đồ dùng hoạ tập để trẻ quen dần với việc học ở trường Tiểu học.
Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút.
*Kỹ năng giao tiếp: 
Khi bước vào môi trường học tập mới, trẻ tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mới. Vì thế việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ tạo cho trẻ sự cởi mở, tự tin khi giao tiếp, để trẻ có thể hòa nhập môi trường mới tốt hơn. 
Giáo viên cần tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, phù hợp để trẻ thực hành bằng cách cho trẻ tham gia vào các trò chơi, đóng vai vào các vai chơi khi chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giải đáp câu đố. 
Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc.
Tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động nhóm với các bạn, trẻ có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với bạn bè sẽ giúp trẻ cởi mở, hòa đồng hơn. Tương tác qua lại với các bạn, trao đổi, đàm phán, cùng nhau giải quyết vấn đề .
Thường xuyên trò chuyện với trẻ, luôn lắng nghe những suy nghĩ, giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của trẻ, khích lệ trẻ nói ra những mong muốn, sở thích của bản thân hoặc tạo ra những tình huống giao tiếp cho trẻ. 
Hình ảnh trẻ trò chuyện với cô giáo.
Ví dụ: Dạy trẻ biết lễ phép với người lớn (chào hỏi), biết giúp đỡ cha mẹ làm một số việc đơn giản...
Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sẽ giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Cho trẻ tham gia vào hoạt động biểu diễn văn nghệ của trường , của lớp rèn tính tự tin, mạnh dạn ở trẻDo đó, trẻ có kỹ năng này sẽ hòa nhập tốt hơn và dễ thích nghi với môi trường mới. 
Ví dụ: Trong năm học này tôi đã lên kế hoạch và cho trẻ tham gia các hoạt động dã ngoại trải nghiệm như: Thăm quan vườn rau của các bác nông dân, thăm quan trạm y tế, thăm quan bãi biển, trải nghiệm làm chú bộ đội, trải nghiệm xin chữ ngày tết, trải nghiệm gói bánh trưng.vv.
Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm
Hình ảnh trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ.
* Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
Ở môi trường nào trẻ cũng có thể gặp ngững nguy hiểm tiềm tàng, do đó cần trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ, bị người khác tấn công, tìm kiếm sự trợ giúp trong hoàn cảnh nguy hiểm, cách thoát hiểmvv
Ví dụ: Dạy trẻ kỹ năng sống, cách bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại “ Quy tắc 5 ngón tay” hoặc dạy trẻ cách thoát hiểm khi gặp đám cháy.vv.
* Tính kỷ luật: 
Từ môi trường học trẻ được tự do vui chơi, sang một môi trường có nề nếp, kỷ luật, việc học là nội dung chính trong suốt thời gian trẻ ở trường cho nên trẻ khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Do đó, giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ tính kỷ luật, có nề nếp ngay từ khi ở trường Mầm non. Bởi vì ở trường Tiểu học thì trẻ phải ngồi vào bàn ghế học tập, không được lựa chọn các góc chơi, cũng không được phép nói chuyện khi thầy cô đang giảng bài. Giáo viên cần rèn luyện cho trẻ những nề nếp sau: Rèn cho trẻ thói quen giơ tay khi phát biểu, biết lắng nghe người khác, biết tập trung chú ý nghe giảng bài, xếp hàng chờ đến lượt, đi học đúng giờ, không đem quà vặt đến trường Bên cạnh đó giáo viên rèn luyện cho trẻ thói quen giờ nào việc ấy, đồng thời đề ra các nội quy, quy định của lớp buộc trẻ tuân thủ. Trẻ cần hiểu được rằng, dù là ở môi trường nào cũng có những quy tắc nhất định mà tất cả mọi người đều phải thực hiện.
Hình ảnh trẻ nghiêm túc ngồi học bài.
Hình ảnh trẻ xếp hàng chờ đến lượt rửa tay.
Những kỹ năng này không phải có thể có luôn được mà là sự tích lũy của một quá trình. Chính vì vậy, để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một có một khởi đầu hoàn hảo, giáo viên nên hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phối hợp với phụ huynh, cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm rèn các kỹ năng cho trẻ, kiên trì và đồng hành cùng với trẻ để giúp trẻ bước qua giai đoạn tâm lý khá nhạy cảm và có nhiều thay đổi này.
2.3.Biện pháp 3: Chuẩn bị cho trẻ tốt về thể chất
Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa về chiều cao và cân nặng, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan.Tôi luôn tuân thủ đúng lịch sinh hoạt được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “ Bản thân” tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn các bộ phận cơ thể sạch sẽ, tắm gội thường xuyên, để tránh một số bệnh cho cơ thể.
Luyện tập cho trẻ thường xuyên khả năng vận động thô như: Chạy sức bền, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cátPhát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan như: Tự cất và sắp xếp đồ dùng đồ chơi , tự cài cúc áo, tự vệ sinh cá nhân... Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Cho trẻ chơi một số trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo trong giờ vui chơi ngoài trời hay giờ tạo hình.
Ví dụ: Hoạt động thể dục: Tôi tổ chức giờ học chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ thực hiện. Để trẻ cảm thấy tự tin tôi chú trọng việc làm mẫu, hướng dẫn trẻ thực hiện, tôi còn đưa ra các bài tập từ dễ đến khó cho trẻ vận động theo nhóm, phù hợp với trẻ.
Hình ảnh trẻ tập thể dục và chơi các trò chơi vận động.
Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ 2 lần trên năm, cân đo chiều cao, cân nặng, chấm biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển của trẻ theo định kỳ. Tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Hình ảnh trạm y tế khám sức khỏe cho trẻ
Hình ảnh giáo viên trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ với phụ huynh.
2.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt phát triển trí tuệ và phát triển ngôn ngữ.
* Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ:
Chuẩn bị về kiến thức cho trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như hoạt động học sau này của trẻ ở trường Tiểu học. Thông qua các hoạt động học ở trường mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi cần được trang bị các kiến thức cơ bản như : Hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, định hướng về không gian và thời gian vv. Các kỹ năng hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp. 
Giáo viên cần phát triển cho trẻ về khả năng nhận thức như: Có hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ như nắng, mưa, nóng - lạnh, các con vật, đồ vật, các mối quan hệ trong xã hội....vv.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật xung quanh bé” tôi cung cấp kiến thức cho trẻ biết được môi trường sống, thức ăn và đặc điểm, lợi ích của các con vật như: Con cá sống dưới nước, thức ăn của cá chủ yếu là rong, rêu hoặc các con vật phù du,.vv.
Phát triển kỹ năng hoạt động trí óc, phân tích, tổng hợp, so sánh sự giống và khác nhau của hai hay nhiều đối tượng, sự vật hiện tượng về hình dạng, kích thước, màu sắc...Tôi thường đặt ra các câu hỏi nhằm kích thích sự tò mò, vốn hiểu biết, thích khám phá ở trẻ, đồng thời nắm bắt được những khó khăn và hạn chế của trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm thí nghiệm “ Cầu vồng giấy”, tôi cho trẻ thực hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra, bên cạnh đó tôi đưa ra các câu hỏi kích thích khả năng tư duy của trẻ như: “tại sao”, “như thế nào”, “vì sao lại thế?”. 
Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm “ Cầu vồng giấy”
Khả năng định hướng trong không gian và thời gian, trẻ biết xác định không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái và thời gian như sáng, trưa, chiều ,tối, các mùa trong năm.
Ví dụ: Dạy trẻ về các mùa trong năm: Miền bắc có bốn mùa Xuân – Hạ - Thu - Đông. Mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông rét buốtvv.
Hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán học cho trẻ như: Dạy trẻ nhận biết, đếm thành thạo từ 1 đến 10, thêm bớt, tách gộp, tạo nhóm các đối tượng trong phạm vi 10, các hình học, khối hình họcvv. 
Hình ảnh trẻ học làm quen với các khối hình học.
* Chuẩn bị về mặt phát triển ngôn ngữ:
Bên cạnh đó giáo viên cần trang bị cho trẻ vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ linh hoạt trong giao tiếp giúp trẻ trình bày rõ ràng suy nghĩ, ý kiến, tình cảm của bản thân. Để giúp trẻ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_hanh_trang_c.docx