Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24 - 36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Bác Hồ đã nói một câu rất hay:
‘‘ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp’’
Để giúp trẻ dễ dàng tiếp cận, tôi luôn kể chuyện cho trẻ nghe góp phần vào việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Trẻ mới đi học chưa có nề nếp, thói quen giống các anh chị mẫu giáo. Trẻ rất hiếu động không chịu ngồi yên một chỗ, nói tự do không chú ý nghe cô kể chuyện. Tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng . Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ , tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, ghi chép, học hỏi. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện” những kinh nghiệm mà cá nhân tôi tích lũy được trong quá trình thực hiện giảng dạy trẻ. Tôi gần gũi với trẻ, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để phục vụ tốt cho tiết học của môn kể chuyện.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA TRUNG HỒ SƠ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ THU HÚT TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI VÀO HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Tác giả: Ngô Thị Quyên Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo Viên Nơi công tác: Trường mầm non Nghĩa Trung Nghĩa Trung, Ngày......tháng.......năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH trường mầm nnon xã Nghĩa Trung Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Ngô Thị Quyên 02/05/1991 Trương mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên Cao đẳng sư phạm mầm non Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: ‘‘Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện’’ - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( 03)/ cấp học GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 01 tháng 09 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ‘‘Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện’’ mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 24-36 tháng. Phụ huynh giáo viên lớp mẫu giáo độ tuổi 24-36 tháng - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho tiết dạy. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):............................................. ................................................. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày ... tháng... năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Ngô Thị Quyên THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng vào hoạt động kể chuyện ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. 4. Tác giả: Họ và tên: Ngô Thị Quyên Năm sinh: 02/05/1991 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ liên hệ: Xóm 2 - Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0941597883 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Bác Hồ đã nói một câu rất hay: ‘‘ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp’’ Để giúp trẻ dễ dàng tiếp cận, tôi luôn kể chuyện cho trẻ nghe góp phần vào việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trẻ mới đi học chưa có nề nếp, thói quen giống các anh chị mẫu giáo. Trẻ rất hiếu động không chịu ngồi yên một chỗ, nói tự do không chú ý nghe cô kể chuyện. Tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng . Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ , tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, ghi chép, học hỏi. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện” những kinh nghiệm mà cá nhân tôi tích lũy được trong quá trình thực hiện giảng dạy trẻ. Tôi gần gũi với trẻ, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để phục vụ tốt cho tiết học của môn kể chuyện. II. Mô tả giải pháp kỹ thuật 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trẻ em là tương lai của đất nước, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ nhỏ hình thành những nhân cách đầu tiên của trẻ. Thông qua các câu chuyện mà trẻ từng nghe, trẻ có khả năng cảm thụ văn học, hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất nước. Trẻ biết hướng đến cái đẹp, căm ghét cái xấu. Kể chuyện giúp trẻ hình thành khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. Trẻ mới tập nói những câu nói đầu tiên, suy nghĩ của trẻ còn non nớt. Cô cần phải gần gũi với trẻ , nói chuyện thường xuyên và đặt ra những câu hỏi đơn giản . Ngôn ngữ của trẻ thông qua các môn học, để đạt được hiệu quả cao thì: “ Biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện” là vô cùng qua trọng. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi : - Lớp có diện tích rộng rãi, khá thoáng mát - Đa số trẻ đi học rất đều - Ban Giám Hiệu nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất: Tivi, đầu đĩa, bộ đĩa truyện của các lứa tuổi. - Lớp tôi có hai giáo viên luôn tận tình với công việc được giao. - Bản thân tôi rất yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi cao. - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi - Cả hai cô đều nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, làm đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên để phục vụ cho tiết dạy b. Khó khăn: - Các cháu mới đi học, còn khóc nhiều chưa quen với trường, lớp,cô giáo. - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , nhiều trẻ còn nói ngọng, nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp cùng cô, cùng bạn, trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ dễ nhớ, dễ quên tên truyện và các nhân vật trong truyện. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. - Tôi được phân công dạy lớp 24-36THA1, lớp tôi có rất nhiều trẻ nói ngọng, có trẻ nhút nhát hay khóc nhè. Trong quá trình tiếp xúc với trẻ, tôi đã ghi chép, suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp tạo hứng thú cho trẻ học tốt hơn môn kể chuyện. Tổng số trẻ được điều tra: 32 trẻ. STT Kỹ năng sống Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Khả năng chú ý có chủ định 17 53,1% 15 46,9% 2 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm 13 56,5% 19 43,4% 3 Vốn từ 17 53,1% 15 46,9% 4 Khả năng nói đúng ngữ pháp 13 56,5% 19 43,4% 5 Khả năng giao tiếp 17 53,1% 15 46,9% 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt môn kể chuyện thì tôi phải nắm chắc phương pháp giảng dạy của môn kể chuyện để linh hoạt sáng tạo. Trong khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để giúp trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện thông qua một số biện pháp như sau: Biện pháp 1: Gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện thông qua đồ dùng đồ chơi. Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý , nhận thức của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là lối tư duy trực quan hình tượng, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện . Tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời sống sinh hoạt hằng ngày, nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ dạy. Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, vải dạ, vải vụn, kéo, keo nến khéo léo cắt tỉa, khâu tạo thành những nhân vật trong truyện để làm đồ dùng trực quan kể cho trẻ. Khi kể chuyện: “Quả trứng” cho trẻ nghe tôi dùng vải dạ, kéo, kim khâu,chỉ, bút.Tôi vẽ những nhân vật như gà trống, lợn con, quả trứng ra vải dạ, tôi cắt rời từng nhân vật ra và khâu để tạo thành những con rối ngón tay, để kể chuyện cho trẻ nghe. Ví dụ : Tôi làm những chiếc mũ thỏ để cho trẻ đội khi tham gia trò chơi: “Trời nắng trời mưa” Biện pháp 2: Gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện qua các thủ pháp nghệ thuật. Trước khi vào giờ học, tôi luôn cho trẻ chơi các trò chơi để đưa trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng . Khi kể cho trẻ nghe các câu chuyện, tôi luôn dùng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, thay đổi giọng kể của các nhân vật để trẻ nghe không cảm thấy nhàm chán. Ví dụ: Trong câu truyện “Thỏ con không vâng lời” tôi giả giọng Thỏ mẹ âu yếm và dặn dò con “Thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ đi chơi xa con nhé!” giống như câu nói hằng ngày mà mẹ hay nói với con, giọng nói của bạn bươm bướm thì ngây thơ,giọng nói của bác gấu thì ồm ồm, trẻ rất chú ý lắng nghe và ghi nhớ rất lâu. Biện pháp 3: Gây hứng thú thông qua các trò chơi Đối với trẻ mầm non thì việc “Chơi mà học, học mà chơi”sẽ giúp trẻ tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng.Trò chơi càng phong phú bao nhiêu thì trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu hơn. Ví dụ: Trò chơi: “Lộn cầu vồng” hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài đồng dao.Hát đến cùng “ Lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia.Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau.Tiếp tục hát bài đồng dao, tôi thấy trẻ rất thích thú chơi. Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời và ở mọi lúc mọi nơi Khi cho trẻ ra ngoài trời quan sát , trẻ quan sát được là những hình ảnh sống động ,tôi tận dụng và gợi mở hướng trẻ tới các câu truyện có liên quan tới các nhân vật có trong câu chuyện. Ví dụ: Khi quan sát con vịt, tôi đọc ngay lời thoại trong câu truyện “Đôi bạn nhỏ” “vít vít vịt đây vịt đây” và hỏi trẻ: câu nói đó trong câu truyện gì? Thì trẻ nói ngay là “ bạn vịt ạ” có trong câu truyện “Đôi bạn nhỏ” và tôi nói “Bạn vịt hôm nay đến thăm lớp mình đấy, các con quan sát xem bạn vịt như thế nào?” Tôi thấy trẻ rất chăm chú quan sát từng cử chỉ của bạn vịt. Khi dạo chơi ngoài trời trẻ nhìn thấy các “bạn Chim” đang bay tôi chỉ và giới thiệu luôn cho trẻ “bạn chim trong câu truyện: “Chim và cá” tôi đọc ngay lời thoại: “Không sao chim ơi – Cá bơi dưới nước- Chim bay trên trời- Ta cùng đi chơi- Thích lắm thích lắm” đọc đến đây trẻ rất thích và hào hứng và bắt chước hành động của cô. Biện pháp 5: Gây hứng thú giúp trẻ học tốt môn kể chuyện qua rối bóng. Kể chuyện qua rối bóng kích thích sự tò mò ở trẻ, cô giáo là người nhạy bén, linh hoạt. Trong khi kể, cô giáo kể diễn cảm, kết hợp âm thanh cô có thể ghi âm tiếng kêu của các con vật, để cho câu chuyện được hay hơn.Qua câu chuyện cô giáo lồng ghép giáo dục trẻ, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ: Trong câu truyện “Cóc gọi trời mưa” tôi đã làm một rạp chiếu bóng có các con vật như Cóc, gà, vịt, thần mưa. Tôi lồng tiếng cóc kêu “ọc!ọc!ọc” tiếng trời mưa. Tôi thấy trẻ rất thích xem. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh: - Tôi luôn luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi về cách chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho phụ huynh nắm bắt được. - Hàng ngày phụ huynh và cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, gần gũi với trẻ, cho trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh, luôn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. - Tôi còn nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm những hộp xốp, vải len, chai lọ nhựa để rửa sạch sẽ, mang đến lớp để tôi làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền) - Tôi có thể tận dụng bìa cát tông, vải dạ để làm các con rối góp phần mang lại hiệu quả về kinh tế. 2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền(nếu có)): a. Giá trị làm lợi cho môi trường - Tạo được môi trường phong phú cho trẻ tích cực hoạt động - Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của kể chuyện đối với trẻ. - Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi để đưa vào tiết kể chuyện b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động - Tôi đã làm rất nhiều đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như bìa cát tông, vỏ sữa chua, lon bia,dây kẽm - Tất cả các sản mà tôi đã làm đều sử dụng vào tiết dạy, những con rối tay từ những mũ len,áo len không dùng đến qua bàn tay của giáo viên đã tạo ra những con rối nhiều màu sắc kích thích sự tò mò của trẻ. c. Giá trị làm lợi khác - Trẻ biết bảo vệ môi trường xung quanh - Trẻ biết yêu quý giữ gìn đồ dùng đồ chơi 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy các cháu lứa tuổi 24 -36 tháng. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng cho trẻ thỏa mãn và hứng thú trong khi học. - Giáo viên phải nhiệt tình chịu khó tìm tòi, tham khảo tài liệu và nắm chắc phương pháp giảng dạy. - Sáng tạo làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, đảm bảo an toàn, đảm bảo tính thẩm mĩ. - Tổ chức luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Sưu tầm các băng đĩa có hình ảnh, vạn vật xung quanh để trẻ được quan sát, khích lệ trí tò mò ở trẻ. Trên đây là: “Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi vào hoạt động kể chuyện” Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép vi phạm bản quyền.Nếu tôi sai xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) .......................................................................................................................................... ................................................................. (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Ngô Thị Quyên CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1.Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Hình ảnh minh họa: Đồ chơi của bé Hình ảnh minh họa: Mũ của trẻ Hình ảnh minh họa: Cô đang kể chuyện cho trẻ nghe Hình ảnh minh họa: Các bé đang xem tranh Hình ảnh minh họa: Cô và trẻ đang chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” Hình ảnh minh họa: Sa bàn: “Đôi bạn nhỏ” Ảnh minh họa: Kể chuyện rối bóng Ảnh minh họa: Kể chuyện rối bóng “Cóc gọi trời mưa” Hình ảnh minh họa: Cô giáo và phụ huynh đang nói chuyện rất vui vẻ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_thu_hut.docx