Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi

Trong nội dung sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được việc dạy kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non, thông qua các hoạt hàng ngày của trẻ như: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua giờ ăn, giờ ngủ, giờ hoạt động vệ sinh cá nhân, giờ đón trả trẻ. Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ với các bậc phụ huynh học sinh.

 Một trong những lí do tôi lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non bởi tôi muốn trẻ mạnh dạn, tự tin và có kĩ năng phòng tránh các tai nạn để bảo đảm an toàn cho bản thân. Nên tôi đã giành thời gian lựa chọn, nghiên cứu nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động hàng ngày đạt hiệu quả.

 Tôi xin khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong huyện. Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.

 

docx30 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: ‘‘Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tích hợp tất cả các lĩnh vực
 3. Tác giả: Nguyễn Thị Tính Giới tính : nữ
 Ngày, tháng, năm sinh: 20/09/1991
 Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy lớp 4 tuổi
 Trường mầm non: Kim Tân- Xã Kim Tân– Huyện Kim Thành – Tỉnh Hải Dương.
 Điện thoại: 0793357888
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Kim Tân
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Đề tài của tôi đã được nghiên cứu tại lớp 4 tuổi tôi đang chủ nhiệm.
 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Quan sát các hoạt động của trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày 
 - Cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ nhận thức của giáo viên
 - Nghiên cứu tài liệu chương trình giáo dục mầm non, các tập san
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 / 2022 -> 2 / 2023
 TÁC GIẢ 
 Nguyễn Thị Tính
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
 SÁNG KIẾN
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 
 Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng khó lường trước được và có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi nhất là ở lứa tuổi mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ về thể lực, về tâm lí. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thơ. 
 Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của người giáo viên đối với việc giáo dục trẻ thơ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Trên thực tế, trẻ 4 tuổi ở nhóm lớp tôi phụ trách, trẻ ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện. Các cháu lại rất hiếu động, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, nhưng trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa biết tự bảo vệ mình, vì vậy nên rất dễ xảy ra các tai nạn thương tích. Để phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi nhận ra rằng: trước tiên cần làm cho trẻ hiểu: tai nạn thương tích là khó tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày; và điều quan trọng là chúng ta đối mặt và xử lý ra sao. Điều đó lại phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của mỗi người. Do đó, trang bị những kiến thức và kỹ năng phòng tránh và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng 
 1. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 
 Xuất phát từ thực trạng về tai nạn thương tích của trẻ mầm non, nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, bản thân tôi đã suy nghĩ tự tìm tòi và tôi đã chọn đề tài: ‘‘Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi” để nghiên và cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
 Đề tài này được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại lớp 4 tuổi do tôi chủ nhiệm tại trường mầm non nơi tôi đang công tác từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. Sáng kiến này của tôi đưa ra một số biện pháp dạy kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non.
 3. Nội dung sáng kiến
 Trong nội dung sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được việc dạy kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non, thông qua các hoạt hàng ngày của trẻ như: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua giờ ăn, giờ ngủ, giờ hoạt động vệ sinh cá nhân, giờ đón trả trẻ. Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ với các bậc phụ huynh học sinh.
 Một trong những lí do tôi lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non bởi tôi muốn trẻ mạnh dạn, tự tin và có kĩ năng phòng tránh các tai nạn để bảo đảm an toàn cho bản thân. Nên tôi đã giành thời gian lựa chọn, nghiên cứu nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động hàng ngày đạt hiệu quả.
 Tôi xin khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong huyện. Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện. 
 4. Kết quả đạt được của sáng kiến 
 - Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kĩ năng trong việc phòng tránh tai nạn trương tích xảy ra cho bản thân và bạn bè xung quanh.
 - Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích.
 Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giáo đục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 tuổi” một cách đồng bộ linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng kể: Giáo viên tổ chức hoạt động có lồng ghép tích hợp nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hiệu quả. Đa số trẻ đã có kĩ năng cũng như thái độ đúng đắn từ đó hình thành ý thức trong từng việc làm của bản thân. Phụ huynh quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên, với nhà trường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 
 5. Đề xuất kiến nghị hoặc mở rộng sáng kiến 
 Để thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm mon, theo tôi cần phải được sự quan tâm hơn nữa của ngành giáo dục đào tạo trong việc phổ biến kiến thức kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đến tập thể đội ngũ giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên tham dự để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trao đổi năng lực sư phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục kĩ năng cho trẻ phòng tránh tai nạn thương tích. Cung cấp các tài liệu có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích để giáo viên học tập và tự nghiên cứu. 
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 
 Như chúng ta đã biết trẻ em có thể bị tai nạn bất kỳ ở đâu, trong trường học, gia đình hay nơi công cộng, những tai nạn đó có thể do chính đứa trẻ đó gây ra, do không được trang bị những kiến thức sơ đẳng về cách phòng chống một số tai nạn thương tích. Là một giáo viên Mầm Non đã giảng dạy nhiều năm. Tôi hiểu được việc bảo đảm an toàn cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để hướng dẫn, dạy trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, bảo vệ an toàn bản thân đạt hiệu quả cao. Chính vì những lý do trên mà tôi đã tìm ra ‘‘Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trẻ 4 tuổi ” để nghiên cứu và trao đổi cùng đồng nghiệp.   
 2. Cơ sở lí luận	
 Trường mầm non là ngôi nhà thứ 2 của trẻ. Khi ở trường trẻ phải được đảm bảo an toàn về thể lực, sức khỏe, tâm lí và tính mạng. Trong cuộc sống thường ngày dạy cách phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non là việc rất quan trọng. Với bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá những điều mới lạ, trẻ hay phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống mà không phải lúc nào cũng có người lớn ở bên để giúp đỡ. Vì vậy phải dạy cho trẻ kỹ năng phòng tránh các mối nguy hiểm thường trực trong cuộc sống hàng ngày. Có các kỹ năng trẻ sẽ biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm, từ đó mỗi ngày trẻ lại có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi trẻ đã tự tin thì trẻ sẽ hoàn toàn chủ động trước tình huống và xử lý các tình huống một cách thành thục, điều này còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy rất cao. 
 Để dạy trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn, hiểu được tâm sinh lý của trẻ, biết cách truyền đạt để trẻ hiểu và làm theo. Thông qua giáo dục trực quan, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực, tự tin trong cuộc sống và phòng tránh được những tai nạn thương tích thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Thực trạng của vấn đề 
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như các kĩ năng tự bảo về an toàn thân thể của từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu khả năng tự tin, khả năng phản ứng để vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống đồng thời có những biện pháp giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn và nâng cao khả năng ứng xử với các mối nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ. Trước khi bước vào thực hiện đề tài, tôi tiến hành khảo sát các hoạt động học và các hoạt động khác có lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ với số trẻ là 30 cháu và kết quả như sau.
Kết quả điều tra thực trạng: 
 KẾT QUẢ TRÊN TRẺ
TIÊU CHÍ 
 KẾT QUẢ
 Đạt
 Chưa đạt
Nhận ra các đồ vật, địa điểm có thể gây nguy hiểm
12 = 40 %
 18 = 60 %
Biết tránh xa các mối nguy hiểm
11 = 37 %
17 = 63 %
Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn
9 = 30 %
21 = 70%
 Qua bảng đánh giá, có rất ít trẻ đạt được các tiêu chí thể hiện kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi trẻ 3 tuổi chịu tổn thất về sức khỏe và tâm sinh lý do nguy cơ, tình huống không an toàn mang lại luôn cao nhất. Bởi trẻ còn quá nhỏ nên nhận thức hạn chế, khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ rất kém. Bên cạnh đó, tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ lại không đồng đều (có nhiều trẻ sinh cuối năm). Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nhỏ nên không tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên để giáo dục trẻ.
 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
 Xuất phát từ những khó khăn và kết quả khảo sát như trên, để giúp trẻ hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
 4.1. Giáo viên thường xuyên kiểm tra loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm
 Đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Thời gian tiếp xúc trong ngày của trẻ với đồ chơi là rất nhiều, chính vì vậy phải loại bỏ đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ ( đồ đã bị hỏng, đồ sắc nhọn ). Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được đổi và sửa ngay. Dụng cụ thể thao phải chắc chắn đảm bảo an toàn 
Theo quy định của nhà trường giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi và kiểm tra đồ dùng đồ chơi để loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
 4.2. Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi 
 Cô trò chuyện với trẻ: Vì sao phải cẩn thận giúp trẻ biết môi trường xung quanh có nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và cách phòng tránh
Tôi luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở độ tuổi này trẻ hiếu động và muốn khám phá xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Đặc biệt khi cho trẻ chơi với hột hạt, đất nặn, trứng nhựatôi thường hỏi trẻ: Theo các con những đồ này dùng để làm gì? Có thể cho vào mồm, mũi, tai được không? Nếu cho vào thì sẽ làm sao? Khi chơi xong các con phải làm gì? Có bạn cho đồ chơi vào trong túi áo các con sẽ làm gì? Khi các con thấy đồ chơi đó rơi trong lớp các con sẽ làm gì? Qua những câu hỏi này giúp trẻ có thể ghi nhớ để trẻ tránh những việc làm có thể gây nguy hiểm cho bản thân trẻ. 
 Ví dụ: Hôm nay bạn A mang những quả bóng bay rất đẹp đến lớp
 Bóng bay đẹp nhưng các con không được ngậm vào miệng
 Các con có biết vì sao không được ngậm bóng vào miệng không?
 Đúng rồi, vì nó làm bẩn miệng
 Nó còn làm cho mình bị độc vì màu của nó
 4.3. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động chơi
 Giờ chơi sau khi đón và trước khi trả trẻ
 Thông qua hoạt động đón, trả trẻ tôi đưa ra cho trẻ những câu hỏi tình huống để trẻ thảo luận. 
Ở giờ đón trẻ, trong điều kiện cụ thể của nhóm lớp tôi cho trẻ chơi, quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ: Hành vi nào là hành vi gây nguy hiểm? ( Ném đồ chơi, đánh bạn, ). 
 Để bảo đảm an toàn cho con, cho bạn con phải làm gì khi chơi? ( không ném đồ chơi, không đánh bạn?
 Khu vực nào của lớp là khu vực không an toàn?( Lan can, cửa sổ,)
 Khi đến các khu vực đó con phải làm gì? ( Nghe lời cô giáo, không thò đầu vào,)
 Vật dụng nào là vật dụng không an toàn? ( Dao, kéo, đồ chơi bị gẫy, que)
 Con thường thấy những vật dụng đó ở đâu?
 Qua đây trẻ không còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các tình huống để phòng chống tai nạn thương tích
 Ở giờ trả trẻ, tôi thấy một số trẻ hay nô đùa, tôi nhắc nhở trẻ ngồi ngoan chờ ông bà bố mẹ đến đón. Tôi hỏi trẻ: Nếu các con chạy bị ngã thì khi bố mẹ các con đến đón các con sẽ phải làm gì? Khi bố mẹ đón con đi xuống cầu thang con sẽ đi như thế nào? Trời mưa sân rất trơn các con phải làm gì? Nếu bố mẹ đón con bằng xe đạp hoặc xe máy thì khi ngồi trên xe con sẽ ngồi như thế nào? Nếu đi bộ cùng bố mẹ thì con nên như thế nào? 
Từ những câu hỏi trẻ giúp cho trẻ ghi nhớ và hình thành thói quen để bản thân mình khỏi bị thương tích
 Giờ dạo chơi ngoài trời: 
 Trong giờ chơi ở ngoài trời có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, cả về thể lực và trí não. Tuy nhiên, cô giáo hướng dẫn trẻ chơi như thế nào để trẻ vẫn chơi thoải mái, không gò ép mà vẫn an toàn, Do đó, cô giáo cần hướng dẫn trẻ đến những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ chơi ngoài trời: an toàn ở sân chơi, an toàn dưới ánh mặt trời, đồ chơi ngoài trời, cỏ cây, an toàn của các thiết bị đồ chơi
 Khi bé chơi các món đồ chơi vận động như cầu trượt xích đu, thì cô giáo nên dặn dò bé các con phải đu nhẹ thôi kẻo bạn bị ngã hoặc chạm vào bạn khác sẽ ngã, hướng dẫn con cách chơi để bé không bị ngã hay bị trầy xước chân tay... Cô giáo không khuyến khích trẻ leo trèo ở những nơi không an toàn. Khi trẻ trèo thang cô hướng dẫn trẻ bước vào giữa mặt bậc, mắt nhìn xuống chân, tay vịn vào lan can, không được nhảy từ trên cao nhảy xuống
 Với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường cũng đã có bảng tuyên truyên, tranh ảnh, biển, xung quanh trường về phòng tránh tai nạn thương tích và cách phòng tránh cho cô và trẻ cùng thực hiện. Chơi đùa ngoài trời là cơ hội rất tốt để bé tập tính tự lập, tự mình xoay xở, học thêm những điều mới mẻ và trưởng thành hơn. Khi cho trẻ chơi ngoài trời cần đặc biệt hỗ trợ giúp trẻ phát triển kĩ năng ứng xử đảm bảo an toàn, thông qua chơi để giúp trẻ phát triển về: khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh không an toàn khi chơi và ứng xử phù hợp với tình huống xảy ra. 
 Qua giờ chơi ngoài trời trẻ phân biệt, nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm. Biết thận trọng khi chơi với những đồ vật có thể gây nguy hiểm như: cây, đồ chơi, sân trơn trượt Biết cách phòng tránh và xử lý khi bị ngã, biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn. 
 Qua hoạt động vui chơi ở các góc
 Hoạt động vui chơi là hoạt động mang tính chủ đạo của trẻ mầm non. 
 Khi cho trẻ chơi ở các góc tôi luôn nhắc trẻ các con phải để đồ chơi cẩn thận không đổ đồ sàn, khi trẻ đi lại trẻ dẫm lên đồ chơi có thể bị ngã vào đồ chơi và cũng có thế gây ra thương tích. Trong tình huống này cô hỏi trẻ: “ Con xem đồ chơi con để đã được chưa?
 - Vì sao con lại thấy chưa được? 
 - Nếu cứ để đồ chơi như vậy thì điều gì sẽ sảy ra? 
 - Nếu ngã vào đồ chơi này thì sao? 
 - Vậy khi chơi các con để đồ chơi như thế nào? 
Như vậy qua hoạt động vui chơi ở các góc trẻ đã tích lũy kinh nghiệm phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân trẻ một cách thiết thực. Trẻ đã biết ứng xử phù hợp với với những tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ một cách hợp lý. 
4.4. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua hoạt động học
 Việc lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn cho trẻ vào hoạt động chơi để cung cấp cho trẻ những kỹ năng sơ đẳng về tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, tránh xa những vật có thể gây tai nạn cho trẻ. Dạy cách phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua hoạt động học là việc rất quan trọng. Bởi thông qua giáo dục trực quan, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống và phòng tránh được những tai nạn thương tích thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. 
 Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non trẻ những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường ( Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy, không để thùng chậu có nước trong phòng nhóm lớp ). Đồ dùng dao, kéo, bút chì, đất nặn phải để vào rổ gọn gàng. Các tủ trong lớp phải kê đảm bảo an toàn và vừa tầm với trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với ổ cắm điện, dây điện phải để trên cao tránh gây tai nạn cho trẻ
 Qua giờ hoạt động ngoài trời, trò chuyện khám phá về các khu vực của trường tôi hỏi trẻ: Con chơi ở những khu vực nào trong trường? Vì sao? Ở trong lớp con tránh những vật dụng nguy hiểm nào và chơi ở chỗ nào?
 Ở chủ đề Bản thân dạy trẻ nhận biết và tránh một số vật dụng như bấm móng tay, kéo: Tôi hay trò chuyện và hỏi trẻ, các con đã bấm được móng tay của mình chưa? Phải nhờ ai? Vậy các con có được tự ý lấy kéo cắt tóc của bạn không? Vì sao? Khi học, cắt xong các con phải làm gì?
 Ở chủ đề gia đình dạy trẻ nhận biết và tránh những nơi không an toàn như nuốt hột hạt, cho đồ chơi vào mồm, nghịch dao kéo. Các con có tự ý dùng nghịch ổ cắm điện, bật lửa, phích nước không? Ở nhà ai nấu cơm cho các con ăn ? Khi bố mẹ các con đang nấu cơm con có lại gần cho tay vào vung nồi cơm không? Con có lấy phích nước ở nhà làm đồ chơi cho búp bê không? Khi bố mẹ đang đun ấm nước con có tự ý sờ tay vào không? Nếu sờ vào sẽ bị làm sao?
 Ví dụ: Trong chủ đề: Phương tiện giao thông. Tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, khi đi chơi mà thấy cột đèn giao thông báo đèn đỏ thì các con bảo với bố mẹ như thế nào? Các con chú ý nghe, phân biệt tiếng còi của xe gì để còn tránh đường Các con còn nhỏ khi đi phải đi cùng người lớn, không tự ý đi ngoài đường, chơi nghịch ao nước khi người lớn chưa cho phép. Tôi lồng ghép những bài hát để giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ : Em đi qua ngã tư đường phố, đường em đi, em đi chơi thuyền Thông qua việc giảng nội dung bài hát, tôi giúp trẻ hiểu rằng không nên chơi ở lòng đường, gần bờ sông, bờ ao, vì bản thân trẻ có thể bị đuối nước do ngã xuống sông, xuống ao.
 Hoặc khi soạn bài cô chuẩn bị hình ảnh, vi deo để lồng ghép vào dạy các buổi chiều ( chơi, hoạt động theo ý thích ) với trò chơi: Đoán hình ảnh đúng - sai Bé ngồi sau xe hai tay giơ ra để nghịch, trèo lan can, đá bóng ngoài đường, nuốt hột hạt, cho đồ chơi vào mồm, nghịch dao kéo...Hỏi trẻ: Theo các con hành động nào là đúng, sai ? Rồi yêu cầu trẻ chọn hình ảnh hành động mà trẻ nên làm, và hỏi trẻ vì sao con nên làm như vậy? Nếu con không làm như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra?...Trên cơ sở đó cô củng cố giáo dục trẻ: 
Chủ đề nghề nghiệp: trẻ phải tránh một số nơi lao động và dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm như cào, cuốc.
Ví dụ cô hỏi trẻ: Lớn lên con thích làm nghề gì? Trẻ trả lời nghề cắt tóc. Thế con không sợ kéo đâm vào tay, mùi thuốc dầu gội hơi à?
Ở nhà bố mẹ con dạy cách cầm kéo cẩn thẩn để không chọc vào bạn khác chảy máu, khi con tập gội đầu cho búp bê con sẽ đeo khẩu trang. Hoặc trẻ thích làm chú cảnh sát ( thế con không sợ làm cảnh sát đứng ở đường sẽ bị xe đâm à, không con đứng ở bên phải đường)
 Ví dụ: Chủ đề 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phon.docx
Giáo Án Liên Quan