Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi

 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là ngành học đầu tiên xây nền móng cho giáo dục nước nhà .Việc chăm sóc, giáo dục trẻ là cực kỳ quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ .

 Trong xã hội hiện nay bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây hại cho con người đặc biệt là trẻ em. Nếu trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để lựa chọn những giá trị tích cực thì sẽ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực và sẽ bị lệch lạc về sau. Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi là một giai đoạn cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Vì vậy, hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới đã tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lí xã hội nhằm ứng phó với các yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non.

Trên thực tế hiện nay, còn có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, họ luôn che chở và làm giúp trẻ mọi việc. Chính điều đó đã tước đi sự trải nghiệm, sự thích nghi với môi trường sống hiện nay của trẻ. Vì thế là một giáo viên mầm non tôi thấy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là một điều hết sức quan trọng nhưng: Cần cung cấp cho trẻ những gì ? Dạy trẻ những kỹ năng như thế nào để đạt được hiệu quả ?

 Với ý nghĩa và tầm quan trọng nêu trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2020-2021 này.

 

docx33 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUỸ NHẤT
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/MN
 Tác giả: Đặng Thị Hà
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Mầm non TT Quỹ Nhất.
 Quỹ Nhất, ngày 10 tháng 05 năm 2021
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi.
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/MN.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021.
4. Tác giả: 
Họ và tên: Đặng Thị Hà
Năm sinh: 03/10/1988
Nơi thường trú: Khu phố 4 - Thị trấn Quỹ Nhất - Nghĩa Hưng - Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non Thị Trấn Quỹ Nhất - Nghĩa Hưng - Nam Đinh
Điện Thoại: 0345.614.262
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 95%
5. Đồng tác giả (nếu có): Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường Mầm non TT Quỹ Nhất, Trường Mầm non Nghĩa Hải, Trường Mầm non Nghĩa Tân, Trường Mầm non Nghĩa Thành.
Địa chỉ: Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Điện thoại: 02283721722
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là ngành học đầu tiên xây nền móng cho giáo dục nước nhà .Việc chăm sóc, giáo dục trẻ là cực kỳ quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ .
 	Trong xã hội hiện nay bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây hại cho con người đặc biệt là trẻ em. Nếu trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để lựa chọn những giá trị tích cực thì sẽ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực và sẽ bị lệch lạc về sau. Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi là một giai đoạn cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Vì vậy, hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới đã tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lí xã hội nhằm ứng phó với các yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non.
Trên thực tế hiện nay, còn có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, họ luôn che chở và làm giúp trẻ mọi việc. Chính điều đó đã tước đi sự trải nghiệm, sự thích nghi với môi trường sống hiện nay của trẻ. Vì thế là một giáo viên mầm non tôi thấy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là một điều hết sức quan trọng nhưng: Cần cung cấp cho trẻ những gì ? Dạy trẻ những kỹ năng như thế nào để đạt được hiệu quả ?
 	Với ý nghĩa và tầm quan trọng nêu trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2020-2021 này.
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” tôi đã vận dụng những kiến thức, hiểu biết của mình để chuyển tải đến trẻ nhằm giáo dục cho trẻ những kỹ năng cần thiết và đạt được kết quả tốt được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao và khuyến khích nhân rộng đề tài ở các trường mầm non trong cụm và trong huyện.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số năm học tuy nhiên kết quả trên trẻ chưa cao. Ngay từ đầu năm tôi đã tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.
a. Thuận lợi:
 	- Được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục đào tạo huyện Nghĩa Hưng và sự quan tâm của BGH nhà trường đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhóm lớp, thường xuyên kiểm tra, tu sửa các công trình để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho tôi được tham dự các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề do Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng, Sở giáo dục và đào tạo Nam Định tổ chức để củng cố kiến thức phục vụ cho các hoạt động của mình.
- Đầu năm được ban giám hiệu hướng dẫn lập kế hoạch năm học nên có các hoạt động rất cụ thể phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 	- Có sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh và đồng nghiệp giúp tôi tự tin hơn trong các hoạt động ở trường.
b. Khó khăn:
 	 - Đa số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nên khoán trắng cho giáo viên.
 	- Sau thời gian nghỉ hè trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên hay nói leo, trả lời câu hỏi của cô không trọn câu, một số cháu rụt rè, ít nói trong giao tiếp.
 - Nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ một cá tính riêng biệt .
 	 - Một số phụ huynh còn nuông chiều con quá mức khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ không quan tâm đến môi trường xunh quanh.
- Một số phụ huynh thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô
tình hình thành thói quen ở trẻ khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh đến trường trong tình trạng
vừa học vừa phòng chống dịch, nền nếp của trẻ có nhiều xáo trộn: như hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngày lễ, ngày tết, rèn luyện kỹ năng sống thực hiện không thường xuyên. Trước diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ rất cao lây nhiễm trong cộng đồng của dịch bệnh Covid19, nên tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ nuôi ăn bán trú, của lớp có phần ảnh hưởng, đặc biệt là quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
c. Kết quả khảo sát đầu năm học:
- Qua điều tra thực tế trẻ vào đầu năm học để nắm bắt tình hình trên cơ sở đó có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài như sau: Tổng số trẻ là 32 trẻ.
STT

Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa Đạt
SL
%
SL
%
1
Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân.
16
50
16
50
2
Nhóm kỹ năng tự tin
12
38
20
62
3
Nhóm kỹ năng hợp tác
11
34
21
66
4
Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội
15
47
17
53
5
Nhóm kỹ năng học tập
13
41
19
59
Kết quả điều tra chưa cao. Sau một thời gian suy nghĩ tôi quyết định tìm 1 số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ 5-6 tuổi thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội hiện nay.
Từ những kết quả khảo sát tôi đã tìm ra các giải pháp sau:
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học theo từng chủ đề.
 	- Giáo dục kỹ năng sống thông qua chơi và hoạt động ở các góc. 
 	- Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm, ngày lễ, ngày
 hội.
 	 - Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi.
 	 - Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
 - Sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Là giáo viên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để trẻ có một hành trang tốt trước khi vào lớp 1. Chính vì thế, tôi đã tìm ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi .
Dưới đây là một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi .
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến
* Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học theo từng chủ đề.
 	Giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động học giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, giúp trẻ hình thành những thói quen, hành vi có văn hóa. 
VD: Khi thực hiện chủ đề “Bé khám phá bản thân”.
- Hoạt động : Khám phá khoa học “ Bé và các bạn”.
Trẻ biết chia sẻ thông tin về bản thân mình (Năm nay mình bao nhiêu tuổi? Sinh nhật của mình là ngày mấy? Sở thích của mình là gì?..).
Qua đó trẻ học được kỹ năng tự tin, giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói, biết nói rõ ràng để bạn hiểu.
- Hoạt động: LQVH: truyện : “Giấc mơ kỳ lạ”.
 	Cô đàm thoại cùng trẻ :
+ Trong giấc mơ các bộ phận trên cơ thể bạn đã nói những gì?
+ Qua câu chuyện các con nhận thấy điều gì?
+ Chúng mình rút ra được điều gì?
 	Qua câu chuyện trẻ biết được cần phải ăn uống đầy đủ và phải tập thể dục thường xuyên thì cơ thể mới khỏe mạnh được từ đó trẻ có được kỹ năng nhận thức về bản thân.
- HĐ: Thể dục: “Tung và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m.
 	Cô dạy trẻ các kỹ năng vận động, biết rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau, biết phối hợp với nhau ăn ý để tung và bắt bóng qua đó trẻ có được kỹ năng hợp tác với nhau.
- Hoạt động: âm nhạc: “Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề”.
Ở hoạt động này cô sẽ hướng dẫn để trẻ có thể tự tin lên làm MC cho
chương trình, các nhóm tự tin biểu diễn các bài hát trong chủ đề, nghe trọn vẹn tác phẩm và biết thể hiện cảm xúc của mình qua các bài hát.
 	Trẻ được biểu diễn các bài hát trong chủ đề qua đó trẻ thể hiện sự tự tin, sự hợp tác, sự giao tiếp giữa các bạn trong tổ nhóm với nhau.
Hay khi thực hiện chủ đề: “Gia đình thân yêu của bé”
 	 Cô đàm thoại với trẻ về những người thân trong gia đình cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện theo nội dung tranh. Sau đó, cho trẻ kể tên theo nội dung
tranh.
Kỹ năng sống trẻ học được là: Tự tin, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội ứng xử phù hợp với người xung quanh, giao tiếp cởi mở với bạn, nói rõ để người khác hiểu.
- Hoạt động tạo hình: “Vẽ ngôi nhà gia đình bé ở”.
Trẻ có các kỹ năng cơ bản vẽ các nét, biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp qua đó dần hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ.
- Hoạt động: LQCC: Tô viết chữ e,ê .
Trong hoạt động này, tôi luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi tô, cách mở vở... Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn sách vở, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.
* Với biện pháp này tôi đã chia sẻ cho đồng nghiệp trong tổ 5 tuổi của trường mình và các bạn đồng nghiệp của tổ 5 tuổi khác trong trường Mầm non Nghĩa Tân, Mầm non Nghĩa Hải nhằm rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, giúp trẻ hình thành những thói quen, hành vi có văn hóa. 
 Hoạt động làm quen chữ cái của trường mầm non Nghĩa Tân
 Hoạt động tạo hình của trường Mầm non Nghĩa Hải
* Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua chơi và hoạt động ở các góc. 
Chơi và hoạt động ở các góc của trẻ là dạng hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo hiện thực, tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung quanh. Khi chơi và hoạt động ở các góc trẻ được khuyến khích chọn góc chơi, vai chơi, đồ chơi mà trẻ thích không bị gò bó hay bắt buộc, trẻ được thực hành kỹ năng tập làm người lớn mua bán, chuyện trò, giao lưu từ đó hình thành thái độ và tình cảm tích cực của trẻ trong quá trình chơi. Do đó, trẻ có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân không những thế còn hình thành tính xã hội cho trẻ đó là sự giao lưu trao đổi, trò chuyện , thảo luận, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ vai chơi, góc chơi.
VD: Khi thực hiện chủ đề: “Gia đình thân yêu của bé”. 
- Góc phân vai: Ở góc phân vai tôi sẽ lồng ghép một số tình huống để trẻ giải quyết.
+ Nhóm gia đình: Trẻ biết thỏa thuận phân vai chơi (Trong gia đình ai sẽ
là bố? Ai sẽ là mẹ ? Ai sẽ là con? Gia đình hôm nay sẽ làm những gì? Các bạn sẽ làm gì để giúp đỡ bố mẹ?...)
VD: Trong khi trẻ chơi tôi sẽ đưa vào tình huống tôi đóng vai là một người khách lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một mình trẻ sẽ làm gì? (Trẻ biết nhắc nhau “không mở cửa, phải đợi người lớn về”.
+ Nhóm siêu thị: Ai sẽ là giám đốc? Bán những mặt hàng gì?
Người đi mua hàng trật tự, biết chờ đến lượt mình, cách giao tiếp giữa người mua với người bán...Trong khi trẻ chơi cô hỏi trẻ nếu đi cửa hàng hoặc siêu thị mà bị lạc thì các con sẽ làm gì? (Khi bị lạc nếu các con nhớ số điện thoại của bố mẹ thì chúng mình hãy nhờ người lớn gọi điện về cho bố mẹ chúng mình, còn khi mà chúng mình không nhớ số điện thoại của bố mẹ thì chúng mình tìm đến những người mặc đồng phục như: Bác bảo vệ, chú công an, hoặc cô bán hàng để mọi người giúp đỡ chúng mình. Tuyệt đối chúng mình không được đi theo người lạ và không nhận quà hay đồ ăn đến từ người lạ. 
+ Nhóm phòng khám đa khoa: Ai sẽ làm bác sĩ? Ai làm y tá?...
 	 Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá.
Ở nhóm chơi này trước khi trẻ chơi cô có thể cho trẻ xem tranh cảnh báo nguy hiểm về các đồ dùng, thiết bị đưa ra câu hỏi gợi ý, khuyến khích trẻ cùng bàn bạc .
VD: Các gia đình đưa con đi khám bệnh, gợi ý cho trẻ có thể một trẻ đóng vai người bị bỏng do nấu ăn hay bàn là, phích nước, bếp gas, đứt tay... đến nhờ bác sĩ giúp đỡ để trẻ đóng vai bác sĩ có thể khám bệnh và có thể tự nhắc nhở được các bạn phải cẩn thận và tránh những nguy hiểm như các tình huống đưa ra.
- Góc xây dựng: “Xây ngôi nhà gia đình bé”.
Thông qua góc xây dựng trẻ có kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, tự tin, biết giao lưu liên kết với nhóm gia đình khi thực hiện mua bán những đồ cần thiết để trang trí cho ngôi nhà, biết phân công mỗi người một công việc...
- Góc thư viện: Trẻ được kể chuyện, đóng thành các nhân vật trong 
chuyện và trong một số câu chuyện cô có thể khuyến khích trẻ sáng tạo một số chi tiết để câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn, có kết mới hơn.
VD: Câu chuyện “Ba cô gái”. Khi trẻ kể chuyện tôi khuyến khích trẻ có thể sáng tạo :
+ Con thấy câu chuyện này như thế nào?
+ Con có suy nghĩ gì về các thành viên trong gia đình?
+ Trong gia đình các con thấy mọi người nên đối xử với nhau như thế nào?
+ Nếu là các con các con sẽ làm gì? Hãy thể hiện suy nghĩ của mình qua các nhân vật trong chuyện.
 	Từ các câu chuyện trẻ kể giúp trẻ tự tin, biết cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói, hiểu từ đó dần hình thành các kỹ năng tự tin, giao tiếp và quan hệ xã hội của trẻ.
- Góc nghệ thuật: “Bé tập làm thợ trang điểm”.
Ở góc chơi này trẻ được hóa thân làm thợ trang điểm biết chào mời khách,
biết giới thiệu cho khách các sản phẩm của tiệm mình và biết nói cho khách nghe về các bước để trang điểm cho khách, khách hàng thì biết lắng nghe bạn nói từ đó hình thành kỹ năng giao tiếp kỹ năng tự lập, tự phục vụ của trẻ.
- Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây.
Thông qua hoạt động chăm sóc cây trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng, có ích và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn. Vì thế cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen làm việc qua đó giúp trẻ hình thành kĩ năng tự lập, tự phục vụ.
Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép mà giáo viên cần phải lồng ghép qua các hoạt động vui chơi. Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết để ứng phó hiệu
quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
 Hình ảnh minh họa
* Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động.
 	Hoạt động lao động đối với trẻ 5-6 tuổi không nhằm mục đích tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi như: kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng lao động trực nhật và kĩ năng lao động trong sinh hoạt.
- Kỹ năng lao động tự phục vụ.
Ngay từ đầu năm học giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ củng cố những kỹ năng tự phục vụ trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày của trẻ: rửa mặt, rửa tay, đánh răng
Trẻ sử dụng một số dụng cụ trong sinh hoạt: Xếp giày dép đúng nơi quy định, để ba lô, đồ dùng, tư trang của bản thân đúng vị trí...
 	Ngoài ra giáo viên cần quan sát, hướng dẫn cho trẻ thực hiện đúng các thao tác và đưa thêm các kỹ năng có nội dung phong phú, phức tạp hơn như: chải đầu, tết tóc, gấp quần áo, gấp chăn cá nhân, rửa ca, cốc, giặt khăn, phơi khăn... để giúp trẻ hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân để trẻ có kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất và có tính tự lập sau này.
 Hình ảnh minh họa
- Kỹ năng lao động trực nhật: 
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi nội dung trực nhật phong phú mang tính chất thường xuyên và phần lớn chuyển thành nhiệm vụ. Thông qua lao động trực nhật có thể rèn luyện ở trẻ kỹ năng tổ chức công việc của mình và công việc chung, biết chuẩn bị và thu dọn dụng cụ sau khi làm việc. 
VD: Giáo viên lập bảng cho các tổ trực nhật theo tuần.
Tháng 10
Tổ mây xanh
Tổ mây trắng
Tổ mây hồng
Tổ mây tím

Tuần 1
 Chăm sóc vườn rau của bé

Nhặt lá cây
 Chăm sóc góc thiên nhiên
Thu dọn đồ dùng ở khu vận động

Tuần 2

Nhặt lá cây

Chăm sóc góc thiên nhiên
 Thu dọn đồ dùng ở khu vận động
 Chăm sóc vườn rau của bé

Tuần 3
 Chăm sóc góc thiên nhiên
 Thu dọn đồ dùng ở khu vận động
 Chăm sóc vườn rau của bé

Nhặt lá cây

Tuần 4
 Thu dọn đồ dùng ở khu vận động
 
Chăm sóc vườn rau của bé

Nhặt lá cây

Chăm sóc góc thiên nhiên
Như thế, cho trẻ trực nhật theo tuần vừa hình thành thói quen cho trẻ, vừa giúp trẻ quan sát được quá trình phát triển, khơi gợi sự sáng tạo của trẻ để trẻ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng hơn.
- Kỹ năng lao động trong sinh hoạt.
Lao động trong sinh hoạt đi vào toàn bộ cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường Mầm non. Các nhiệm vụ cá nhân được đặt ra trong các hình thức lao động mà trẻ chưa có kỹ năng hoặc phải học kỹ năng mới. Đó là hình thức tập thể, theo nhóm buộc trẻ phải có sự tổ chức, phân công với nhau. Lao động trong sinh hoạt nhằm phục vụ cho tập thể: Bày bàn ăn, chuẩn bị đồ cần thiết trong giờ học, rửa đĩa, cốc, lau bụi trên giá đồ chơi, giữ gìn sạch sẽ lớp học...
 Bằng các việc cụ thể sẽ hình thành cho trẻ những kỹ năng về sự hợp tác, kỹ năng học tập có ý thức trách nhiệm.
 * Ở biện pháp này tôi cũng đã chia sẻ cho đồng nghiệp trong tổ 5 tuổi của trường mình và các bạn đồng nghiệp của tổ 5 tuổi khác trong trường mầm non Nghĩa Thành để giáo dục trẻ những kỹ năng về sự hợp tác, kỹ năng có ý thức trách nhiệm trong công việc
 Hình ảnh lao động trực nhật của trường mầm non thị trấn Quỹ Nhất
 Hình ảnh lao động của trường mầm non Nghĩa Thành 
* Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm, ngày lễ, ngày hội.
Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngày lễ, ngày hội đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ Mầm non. Vì thế giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được thực hiện hiệu quả thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm. Đây được coi là điều kiện phù hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sự hấp dẫn của các hoạt động lễ hội và trải nghiệm sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc nhất đối với trẻ, làm cho cho trẻ có cơ hội nhận thức và ghi nhớ lâu. Qua đây cũng là hình thức ôn luyện, củng cố các nội dung, kiến thức trẻ đã được học, trẻ được giao tiếp với mọi người, cô giáo, bạn bè, các cô các bác ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Để trẻ có thêm những hiểu biết về các ngày lễ, ngày hội và các hoạt động trải nghiệm tôi đã đưa các hoạt động cụ thể vào kế hoạch năm học theo từng chủ đề trẻ có thể nhận thức các ngày lễ hội chủ yếu qua những hình ảnh, hành động mang tính trực quan trải nghiệm và dựa vào chính vốn kinh nghiệm của trẻ.
VD: Tổ chức “Ngày hội đến trường của bé” theo chủ đề trường Mầm non. Trẻ được tham gia giao lưu, trò chuyện, múa hát, chơi trò chơi... qua đó giáo dục trẻ biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh.
- Tổ chức “Tham quan trạm y tế, khu bếp ăn, làng nghề đan lát” của địa phương theo chủ đề nghề nghiệp. Trẻ được trò chuyện, giao lưu với các cô, các bác để hiểu hơn về công việc của họ qua đó giáo dục trẻ về sự biết ơn và quý trọng những sản phẩm mà các cô, các bác làm ra. Từ đó trẻ có thêm về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập.
- Chủ đề “Trường tiểu học” trẻ thăm quan trường tiểu học Thị trấn Qũy Nhất. Mỗi một nội dung của chủ đề đều có những hình thức thể hiện riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các hoạt động trải nghiệm. Trẻ thoải mái tự do, thỏa sức tìm hiểu, khám phá thông qua thực hành từ đó hình thành năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm của trẻ.
- Tổ chức “Hoạt động trải nghiệm gói bánh trưng ngày tết” và “lễ hội
mừng xuân” cho trẻ theo chủ đề thế giới thực vật xun

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx
Giáo Án Liên Quan