Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)

Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện.

Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân đã xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ cần phát triển một số nét giá trị, tính cách phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: Mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở các bậc học sau này.

Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là bậc học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trí tuệ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới. Nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới của xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ ngay từ bậc học mầm non và đặc biệt là trẻ mẫu gáo bé ( 3 - 4 tuổi ) là rất quan trọng và cần thiết.

Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo, đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu.

Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành GD& ĐT là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. 
Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân đã xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ cần phát triển một số nét giá trị, tính cách phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: Mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở các bậc học sau này. 
Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là bậc học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trí tuệ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới. Nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới của xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ ngay từ bậc học mầm non và đặc biệt là trẻ mẫu gáo bé ( 3 - 4 tuổi ) là rất quan trọng và cần thiết.
Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo, đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu.
Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành GD& ĐT là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.
 	Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau. 
Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại.                 
  Đứng ở góc nhìn tổng thể có thể thấy việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v nhưng tính đến kết quả giáo dục toàn diện trên mỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố phương pháp dạy học cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng nhất.
Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo. Cùng với thời gian thực hiện, chương trình GDMN gắn với sự phát triển về mặt sinh lý đang dần hoàn thiện của trẻ. 
Mỗi giáo viên cần ý thức và hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ không đơn thuần do thực thi, nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên mà quan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của xã hội, bản thân tôi nhận thấy cần thiết phải thay đổi phương pháp giáo dục để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn của trẻ và phát triển của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức nâng cao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều khó khăn. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé 
( 3 - 4 tuổi ), đã nhận thức được tầm quan trọng của việc “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng làm sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2017 - 2018
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 . Cơ sở lý luận:
   “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và  xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Chương trình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu và đánh giá đúng.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm gần đây. Năm học 2017 - 2018, nhằm thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này. Sở, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường mầm non đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ theo các nội dung của Bộ tiêu chí đánh giá trẻ 
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè. Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
Vậy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia. Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn. Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề. Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau. Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ. Tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường mầm non mà tôi đang công tác là: Trường vùng xa thuộc cuối huyện Gia Lâm. Trường đã nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện. Trường tập trung ở 1 khu, với 10 nhóm lớp và có 36 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 90%
Những năm vừa qua được sự quan tâm của SGD&ĐT Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, khuôn viên trường rộng rãi thoáng mát. Cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học áp dụng công nghệ thông tin như: Máy chiếu, máy tính, ti vi, đầu đĩa... tương đối đầy đủ. Trường có khu vườn cổ tích, khu vui chơi, khu giáo dục thể chất. Có phòng vi tính, phòng nghệ thuật riêng, rất thuận lợi cho các hoạt động của trẻ. Đồng thời được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã trang bị mua sắm đồ dùng, đồ chơi dạy học đa dạng phong phú. 
Từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé C2. Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 32 trẻ: 17 trẻ nam, 15 nữ, trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát không mạnh dạn tự tin để tham gia vào các hoạt động của trường lớp đề ra
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi
	 Ban giám hiệu luôn có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, các đồ dùng dạy học...phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
	Giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnh vực.
	 100% trẻ sinh hoạt bán trú tại trường, số trẻ được phân chia theo chỉ tiêu và đúng độ tuổi, tạo thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình, đây là một lợi thế tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xã hội hóa giáo dục. Hơn nữa, tôi còn được sự quan tâm động viên của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các tài liệu tham khảo và trao đổi kinh nghiệm về “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé ( 3- 4  tuổi ) ” 
Là một giáo viên mầm non tâm  huyết với nghề, có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. 
Bản thân luôn tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học của ngành học mầm non. Và với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, tôi luôn sáng tạo, tìm tòi những phương pháp hay nhất, mới nhất để đưa vào giảng dạy cho trẻ	
2.2. Khó khăn
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp một vài khó khăn nhất định.
Địa bàn của trường là một xã nằm xa trung tâm, nên điều kiện của các gia đình hầu như còn khó khăn, kinh tế hạn hẹp, trình độ dân trí thấp... Một số phụ huynh sự nhận thức, sự quan tâm đến con còn hạn chế.
Bản thân trẻ đang được sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mởi mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, có nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát, hay thể hiện cá tính riêng của mình chưa chịu nghe lời cô giáo. Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều.  Một số  bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Phương Mai, Thu An, Ngân Phương,.Một số bé lại quá hiếu động  như bé: Trí Đức, Đức Lộc, Trí Bảo, Đăng Khôi. Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” nên rất khó gây được sự chú ý tập trung của trẻ.
Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng chương trình giáo dục Mầm non vào thực tế giảng dạy cũng như vận dụng các phương pháp và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm tích cực trong các hoạt động 
Mặc dù một số phụ huynh rất quan tâm đến con nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa quan tâm đến tầm quan trọng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
	Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tiễn, bản thân tôi đã đề ra Một số biện pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé ( 3- 4  tuổi ) ” trong suốt năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau:
3. Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé(3 - 4 tuổi )
3.1 Biện pháp 1: Điều tra, khảo sát về mức độ nhận thức và sự hứng thú của trẻ trong lớp MG bé C2 đầu năm
Từ mục đích đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, kiến thức kỹ năng, hiệu quả sau mỗi hoạt động, mỗi tiết học của trẻ trên lớp, kết quả cụ thể cho thấy đa số trẻ không hứng thú tham gia vào các hoạt động. Nắm kiến thức, kỹ năng còn hời hợt, không rõ ràng cụ thể. Sau đây là bẳng khảo sát trẻ đầu năm: 
Tổng số trẻ là 32 
Nội dung
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỷ lệ %
Khả năng hứng thú trong các hoạt động
14
44%
18
56%
Kiến thức, kỹ năng đạt được sau mỗi tiết học
10
31%
22
69%
Với kết quả khảo sát trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng hứng thú và kiến thức, kỹ năng của trẻ đạt được sau các hoạt động, mỗi tiết học còn hạn chế, chưa đồng đều. 
3.2 Biện pháp 2: Nâng cao trình độ chuyên môn
a.Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn”.
Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giáo viên, BGH nhà trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương pháp giảng dạycho trẻ
Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Mấy năm gần đây tôi luôn coi trọng đề cao công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và nhất là từ đầu năm học 2017 - 2018 toàn ngành giáo dục đã thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký bồi dưỡng “ Phương pháp dạy học tich cực” để nghiên cứu và tự học bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân.
Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng để BGH nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết dạy, tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí BGH phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: Tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy cũ và tiết dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm’’ 
b. Tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và khả năng của đội ngũ giáo viên là chủ yếu. Do vậy, công tác sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cho giáo viên cần được quan tâm thích đáng, thực hiện thường xuyên, có kế hoạch cụ thể.
Giáo viên là lực lượng quan trọng nhất của nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh, giữa học sinh với các lực lượng xã hội. Giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng và quyết định chất lượng của các hoạt động giáo dục ở nhà trường.
Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tôi luôn được đề cập một cách đúng mực, phân công cụ thể người thực hiện, chỉ rõ tiến độ thời gian, đã xây dựng được kế hoạch chi tiết cho học kỳ, tháng, tuần. Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được tổ chức thường xuyên trong các tháng, tổ giáo viên cùng nhau thảo luận đưa ra được ưu điểm trong tháng vừa qua để phát huy và nhược điểm để rút kinh nghiệm, cố gắng hơn trong tháng tới và lập ra kế hoạch lên tiết kiến tập trong tháng cho giáo viên trong trường đến dự để nhận xét, học hỏi lẫn nhau, để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Bảng phân công chuẩn bị hoạt động kiến tập luôn đưa ra rõ ràng cụ thể: 
Ví dụ : Lịch phân công chuẩn bị hoạt động kiến tập
STT
DỰ KIẾN
NỘI DUNG
I
Họp
Đánh giá công tác tháng 2/2018
Triển khai công tác tháng 3/2018
III
Đ/C: Nguyễn Thị Uyên 
Thể dục giờ học
Đ/C: Nguyễn Thị Thu Thảo 
Nhận biết phân biệt
Qua sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, được đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ. Được giao lưu, gắn kết tình bạn, tình đồng nghiệp... Chính vì vậy tôi đã tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tham gia các buổi kiến tập các chuyên đề do nhà trường tổ chức.
Đồng thời, tôi đã mạnh dạn đưa lồng ghép “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ vào tổ chức hoạt động góc để kiến tập cho giáo viên trong trường dự. Qua buổi kiến tập đó chị em giáo viên trong trường đánh giá rất cao. Ngoài những kiến thức mà mình có được, tôi thường trao đổi với giáo viên cùng lớp và đồng nghiệp của mình qua các buổi họp tổ chuyên môn để tìm ra phương pháp tôt nhất góp phần vào việc Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng.
Hình ảnh:Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Hình ảnh: Nghiên cứu tài liệu
	Qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cả về chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động, xử lí các tình huống trong mọi hoạt động. Giúp tôi thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn
3.3.Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên. Việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.
	Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Giáo viên phải hình dung được rỏ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trong nhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp.
Giáo viên cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm để xác định các nội dung phù hợp nhất đối với trẻ trong lớp mình. Qua đó, tôi có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có những tác động phù hợp. 
Để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước hết giáo viên cần hiểu rõ: Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa là căn cứ khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung. Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
- Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám 

File đính kèm:

  • docgiaoducmaugiaonguyen_thi_kim_dung_mnkim_lan_2_32202016.doc
Giáo Án Liên Quan