Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cha mẹ trẻ nâng cao khả năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ tại nhà

 Biện pháp 1: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm qua ngữ điệu giọng, thể hiện cảm xúc, tính cách nhân vật phù hợp.

Để nhận thức đúng về việc đọc diễn cảm là phải có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức văn học, nghiên cứu kỹ từng tác phẩm để hiểu được rằng muốn truyền thụ các tác phẩm văn học đến trẻ một cách tốt nhất cần phải sử dụng ngôn ngữ đọc một cách tốt nhất và có nghệ thuật. Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có tác dụng phát triển ngôn ngữ, hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ đối với sự vật, con người ở môi trường xung quanh.

 Khi đọc thơ, giọng điệu đọc sẽ thể hiện cảm xúc chính cho bài thơ. Trình bày một tác phẩm văn học nghệ thuật, giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại, nội dung tư tưởng phong cách ngôn ngữ của tác phẩm.

 

docx8 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cha mẹ trẻ nâng cao khả năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ tại nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp
giúp cha mẹ trẻ nâng cao khả năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ tại nhà.
 Biện pháp 1: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm qua ngữ điệu giọng, thể hiện cảm xúc, tính cách nhân vật phù hợp.
Để nhận thức đúng về việc đọc diễn cảm là phải có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức văn học, nghiên cứu kỹ từng tác phẩm để hiểu được rằng muốn truyền thụ các tác phẩm văn học đến trẻ một cách tốt nhất cần phải sử dụng ngôn ngữ đọc một cách tốt nhất và có nghệ thuật. Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có tác dụng phát triển ngôn ngữ, hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ đối với sự vật, con người ở môi trường xung quanh.
 	Khi đọc thơ, giọng điệu đọc sẽ thể hiện cảm xúc chính cho bài thơ. Trình bày một tác phẩm văn học nghệ thuật, giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại, nội dung tư tưởng phong cách ngôn ngữ của tác phẩm.
Ví dụ: Với bài thơ “Tết đang vào nhà” cần đọc với giọng điệu rộn ràng vui vẻ để khắc họa cảnh vật và hoạt động của con người rất sáng sủa, sinh động thực sự gợi tâm trạng vui sướng, yêu đời với mùa xuân đang tới.
Hoa đào trước ngõ
Cười vui sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Rung rinh cánh trắng
Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đối
Tết đang vào nhà
Với bài thơ “Gà mẹ đếm con” giọng điệu khi đọc phải hồn nhiên, trong trẻo để thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng mà giản dị, có pha chút tinh nghịch như cái nhìn của trẻ thơ.
Cục cục gà mẹ đếm
Một, hai, bavà nhiều
Đàn gà con vừa nở
Chẳng biết là bao nhiêu
Có hạt nắng bé xíu
Vừa rơi trên nền nhà
Thế là cả đản gà
Ùa lên tranh nhau nhặt
Gà mẹ sợ con lạc
Cục cục đuổi theo sau
Phải bắt đầu đếm lại
Một, hai, ba và nhiều
Việc lựa chọn và thể hiện giọng điệu cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, bởi vì một trong những yêu cầu của việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ cũng là việc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các giọng điệu khác nhau khi trình bày: Trang trọng hay vui vẻ, êm dịu hay hóm hỉnh
Trên nền của giọng điệu cơ bản, người đọc còn phải sử dụng các sắc thái khác nhau tùy theo diễn biến nội dung để trình bày trọn vẹn tác phẩm. Một trong những sắc thái của giọng đọc được thể hiện ở yếu tố ngữ điệu. Ngữ điệu là những thay đổi chủ yếu về độ cao của giọng khi đọc, nó có thể miêu tả lại được tâm trạng hành động, cá tính của các nhân vật, bộc lộ thái độ của mình trước các nhân vật đó.
Ví dụ: khi dạy trẻ đọc bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” của tác giả Khải Minh, trẻ học được cách nói với mẹ khi tặng hoa cho mẹ đồng thời có tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ qua ngôn ngữ đọc diễn cảm của cô.
 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mầm non là cơ sở ban đầu cho việc cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ là hết sức quan trọng.
Hình ảnh1: Trẻ đang đọc thơ
 Biện pháp 2: Giáo viên, cha mẹ trẻ phải biết phân tích câu thơ, ngắt nghỉ đúng chỗ, giới thiệu nội dung bài thơ rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích đến trẻ.
Hình ảnh 2: Cô đọc thơ qua tranh minh họa.
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy chưa phát triển cao vì thế việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho chúng có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
- Đọc diễn cảm giúp trẻ phát âm rõ ràng (đảm bảo sự nghiêm ngặt chính âm)
- Phân biệt từ, cụm từ, câu, đoạn với cấu trúc chính xác (chính tả và ngữ pháp)
- Tái tạo đầy đủ nội dung ý nghĩa tác phẩm trên cơ sở nắm vững sự thống nhất giữa cái biểu đạt (hình thức nghệ thuật) và cái được biểu đạt (tư tưởng nghệ thuật) làm nên chỉnh thể toàn diện của tác phẩm.
- Đọc diễn cảm là giọng đọc hay đọc đúng, biết phối hợp giữa chất giọng tự nhiên với các nội dung tác phẩm.
- Biết làm chủ giọng đọc và kỹ thuật đọc phù hợp với giọng điệu cảm xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản.
Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến trẻ một cách trọn vẹn, dễ dàng thì người giáo viên mầm non (cha mẹ trẻ) cần phải rèn luyện nắm được các thủ thuật đọc, có được kỹ năng, thậm chí kỹ xảo đọc diễn cảm. Việc rèn luyện này đòi hỏi chúng ta phải đọc kĩ tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ của tác phẩm để từ đó xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, ngắt giọng theo đúng nhịp điệu, cường độ của âm thanh ngôn ngữ của mình.
Liên quan đến cường điệu và cường độ phải kể đến ngắt giọng. Quãng ngắt giọng ngắn thường ở trong nhịp điệu nhanh, cường độ mạnh, thể hiện tính chất náo nhiệt hoặc căng thẳng. Quãng ngắt dài thường trong nhịp điệu chậm, cường độ nhẹ, thể hiện tính chất buồn bi thương.
Do đó, giáo viên (cha mẹ trẻ) cần phải trang bị cho mình các thủ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học.
Ví dụ: Trong bài đồng dao “Cây lúa”, nhịp 2/4. 
Trẻ phải biết cách đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ với nhịp của bài đồng dao.
Đông giá / vừa tan
Trời đổ / nắng vàng
 Rộn ràng / mùa mới
 Mầm xanh / phơi phới
Khi trẻ đọc bài đồng dao kết hợp với nhạc cụ thì trẻ cũng có thể vỗ vào đúng nhịp của câu. 
Ví dụ: Trong bài thơ “Cô và mẹ”, nhịp 2/3.
 Buổi sáng / bé chào mẹ
 Chạy tới / ôm cổ cô
 Buổi chiều / bé chào cô
 Rồi xà / vào lòng mẹ.
Như vậy là các thủ thuật về ngữ âm có vai trò rất quan trọng đối với việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ, tác phẩm văn học có cuốn hút được trẻ và trẻ có cảm thụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật hay không là phụ thuộc vào cách đọc của cô.
 Biện pháp 3: Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ khi đọc tác phẩm văn học như:
Tư thế, nét mặt, ánh mắt, cử chỉđể tăng thêm sức biểu cảm cho lời nói là cần thiết.
Hình ảnh 3: Cô đọc thơ kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
Những cử chỉ đơn giản, chân thực có nội dung sâu sắc sẽ tăng thêm sức diễn cảm cho tác phẩm; Vì thế khi truyền đạt một tác phẩm đến với trẻ người giáo viên cần chú ý đến điều này.
Đọc diễn cảm chính là cách dùng lời kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả trong bài thơ. Khi dạy trẻ đọc thơ cần dạy cho trẻ dọc từ từ không vội vàng, trẻ thường có thói quen đọc nhấn mạnh vào từ có vần vì thế, cô cần chủ động phân bổ các điểm nhấn trong câu giúp cho trẻ đọc đúng bài thơ đó. Sau khi đọc xong bài thơ cần liên hệ nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ.
Khi đọc cô phải có sự sáng tạo của cá nhân, sử dụng mọi sắc thái của giọng mình như ngắt giọng đúng lúc, đọc dúng nhịp điệu cường độ cùng các biểu hiện khác như: Nét mặt, tư thếđể đọc cho đúng ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên một âm thanh tương ứng.
Ví dụ: Khi trình bày bài thơ “Chim chích bông” Giáo viên phải đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên. Ngữ điệu của 6 câu đầu là miêu tả hơi trầm. Đoạn sau là đối thoại, ngữ điệu cần cao hơn có thể kết hợp cử chỉ giơ tay lên vẫy khi đọc đoạn:
Em hãy gọi!
Chích bông ơi!
Chim xuống nhé
Có thích không?
Và có thể cúi xuống gật gật đầu kết hợp nét mặt tươi vui khi đọc đoạn:
Chú chích bông
Liền xà xuống
Bắt sâu cùng
Và luôn mồm
Thích!
Thích!
Thích!
Việc kết hợp các tư thế nét mặt, cử chỉ với những thủ thuật ngữ âm sẽ có tư duy truyền thụ rất lớn tới người nghe. Nét mặt, ánh mắt tưởng tượng nếu là tác phẩm vui, diễn biến có hậu, có tình tiết ngộ nghĩnh.
Nét mặt buồn nếu tác phẩm có tính chất bi thương. Sự giao cảm giữa người đọc, người kể với người nghe chính là thể hiện ở nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Tuy nhiên tư thế cử chỉ sẽ mất đi sức biểu cảm mạnh mẽ nếu lạm dụng nó. Vì thế cần sử dụng có mức độ để trẻ khỏi bị phân tán bởi những ấn tượng bên ngoài tác phẩm.
Ví dụ: Bài thơ “Trăng sáng”
Cô đọc chậm rãi nét mặt vui vẻ nhấn vào câu so sánh:
 Trăng tròn như cái đĩa
Trông giống con thuyền trôi
Khi đọc cô kết hợp với điệu bộ tay lượn một đường mô phỏng trên không làm giống hình cái đĩa và lướt tay nhẹ “Trăng giống như thuyền trôi”. Nhấn mạnh vào các từ: Sáng quá, sáng ngời, tròn, lơ lửng. Chú ý ngắt giọng trong câu “Em đi / trăng theo bước. Như muốn / cùng đi chơi.
Hình ảnh 4: Cô và trẻ đọc kết hợp vỗ tay.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Cây đào” của tác giả Nhược Thủy, cô cho trẻ đọc bài thơ nhiều lần và chú ý dạy trẻ cách ngắt, nghỉ lên giọng, xuống giọng cho hợp lý.
 Cây đào / đầu xóm
Lốm đốm / nụ hồng
 Chúng em / chỉ mong
 Hoa đào / mau nở
 Bông đào / nho nhỏ
 Cánh đào / hồng tươi
Hễ thấy / hoa cười
Đúng là / tết đến.
 Tác giả
Giáo viên Lê Thị Vân – Lớp 4-5 tuổi số 4
 Năm học 2021-2022

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_cha_me_tre_nang.docx
Giáo Án Liên Quan