Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

- Tất cả chúng ta đang sống giữa một thiên nhiên kỷ mới, một thiên nhên kỷ với nền khoa học tiên tiến và hiện đại. Bởi lẽ đó nên vai trò của con người có tính chất quyết định thúc đẩy nền khoa học ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó ngành giáo dục, đào tạo giao trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên mầm non một nhiệm vụ: “ Đặt nền móng làm cơ sở đầu tiên cho việc hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có tài, có sức khoẻ để nối tiếp và phát triển hơn nữa nền khoa học hiện đại của đất nước.

 - Do cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn thiện dần các chức năng, tâm sinh lý nhưng sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể còn non yếu. Những thói quen, nề nếp, kỹ năng bắt đầu được in ấn. Như Các Mác đã khẳng định : “ Việc kết hợp giáo dục trí tuệ và thể chất không chỉ là một phương tiện tăng thêm sản xuất cho xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để con người phát triển toàn diện”.

- Với đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh của trẻ còn yếu. Sự hưng phấn lan toả nhiều hơn sự ức chế, dẫn đến hệ thần kinh hay choáng và mệt mỏi. Nếu ta không có cách tổ chức các hoạt động ( học – chơi – ăn - ngủ ) phù hợp thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể trẻ. Một trong những công việc đó là đảm bào cho trẻ có một giấc ngủ ngon.

- Nếu chế độ sinh hoạt một ngày mà được thực hiện thường xuyên, hợi lý thì không những hiệu quả hoạt động của trẻ được nâng cao mà lại còn phòng chống được các bệnh tật có thể xảy ra. Vì giấc ngủ sẽ tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi để bù đắp lại sự thiếu hụt về năng lượng do học tập vui chơi lao động quá mệt mỏi để giữ lại trạng thái cân bằng sau một thời gian làm việc. Giấc ngủ trưa của trẻ chiếm khoảng thời gian từ 120 đến 150 phút, trong thời gian này các cơ quan nội tạng của trẻ được nghỉ ngơi( giảm mức độ hoạt động). Các tể bào thần kinh được hồi phục lại sau một buổi làm việc tạo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể giúp trẻ thực hiện tốt công việc tiếp theo.

 

docx23 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
* Lý do chọn đề tài	2-3
PhẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Đặc điểm tình hình thực tế	4-6
II. Biện pháp thực tiễn	6-7
1. Thuận lợi	6-7
2. Khó khăn	7
III. Biện pháp thực hiện .. 7-18 
1. Biện pháp 1:Khảo sát giấc ngủ của trẻ................................... 7
2.Biện pháp 2.Khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động từ lúc đón trẻ đến giờ ngủ trưa	8-11 3.Biện pháp 3.Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ ..................................... 12 
 4.Biện pháp 4.Rèn trẻ ngủ đúng giờ...................................................... 12-13 
5.Biện pháp 5: Chăm sóc khi trẻ ngủ............................................ 13-15 
 6.Biện pháp 6: Chăm sóc khi trẻ ngủ dậy . 15-17
 7.Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh........................... 15-17
IV.Kết quả.18-20
1.Hiệu quả 18-19
2.Bài học kinh nghiệm. 19
 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..... 20
1.Kết luận. 20
2.Kiến nghị.. 20
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
*. Lí do chọn đề tài:
- Tất cả chúng ta đang sống giữa một thiên nhiên kỷ mới, một thiên nhên kỷ với nền khoa học tiên tiến và hiện đại. Bởi lẽ đó nên vai trò của con người có tính chất quyết định thúc đẩy nền khoa học ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó ngành giáo dục, đào tạo giao trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên mầm non một nhiệm vụ: “ Đặt nền móng làm cơ sở đầu tiên cho việc hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có tài, có sức khoẻ để nối tiếp và phát triển hơn nữa nền khoa học hiện đại của đất nước.
 - Do cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn thiện dần các chức năng, tâm sinh lý nhưng sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể còn non yếu. Những thói quen, nề nếp, kỹ năng bắt đầu được in ấn. Như Các Mác đã khẳng định : “ Việc kết hợp giáo dục trí tuệ và thể chất không chỉ là một phương tiện tăng thêm sản xuất cho xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để con người phát triển toàn diện”.
- Với đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh của trẻ còn yếu. Sự hưng phấn lan toả nhiều hơn sự ức chế, dẫn đến hệ thần kinh hay choáng và mệt mỏi. Nếu ta không có cách tổ chức các hoạt động ( học – chơi – ăn - ngủ ) phù hợp thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể trẻ. Một trong những công việc đó là đảm bào cho trẻ có một giấc ngủ ngon.
- Nếu chế độ sinh hoạt một ngày mà được thực hiện thường xuyên, hợi lý thì không những hiệu quả hoạt động của trẻ được nâng cao mà lại còn phòng chống được các bệnh tật có thể xảy ra. Vì giấc ngủ sẽ tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi để bù đắp lại sự thiếu hụt về năng lượng do học tập vui chơi lao động quá mệt mỏi để giữ lại trạng thái cân bằng sau một thời gian làm việc. Giấc ngủ trưa của trẻ chiếm khoảng thời gian từ 120 đến 150 phút, trong thời gian này các cơ quan nội tạng của trẻ được nghỉ ngơi( giảm mức độ hoạt động). Các tể bào thần kinh được hồi phục lại sau một buổi làm việc tạo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể giúp trẻ thực hiện tốt công việc tiếp theo.
- Khi một đứa trẻ có giấc ngủ tốt thì tinh thần sảng khoái phấn khởi tích cực tham gia vào các hoạt động. Còn những trẻ ngủ ít sự mệt mỏi càng dồn lại, sự hưng phấn xúc cảm rất dễ nảy sinh như quấy khóc trái tình trái nết phát sinh nhiều khi vô cớ.
+ Páp lốp cho rằng “ Giấc ngủ có thể nói là sự ức chế ngủ chia cuộc sống của cơ thể thành hai giai đoạn thức và ngủ, hai trạng thái bên ngoài của cơ thể là tích cực và thụ động. Sự ức chế này được tạo ra do sự cân bằng diễn ra khắp cơ thể hướng trực tiếp ra bên ngoài, sự cân bằng giữa các quá trình phân huỷ các chất dự trữ trong cơ thể khi cần phải hoạt động và sự khôi phục lại các chất đó khi có thể đã được nghỉ ngơi.
+ Như vậy là trạng thái thức và ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau.
+ Thức và ngủ là điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động sống bình thường của cơ thể con người. Ngủ tạo cho cơ thể khôi phục lại khả năng làm việc đã tiêu hao, thức tích cực hoạt động sẽ đảm bảo cho giấc ngủ say hơn.
+ Giấc ngủ trưa chiếm lượng thời gian ngắn hơn giấc ngủ đêm nhưng lại rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao đối với sức khoẻ, sự phát triển tâm lý, trí tuệ của con người, đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng tuổi. Trẻ có thời gian ngủ đủ thì sẽ tỉnh táo, tiếp thu hết các thông tin xung quanh qua các hoạt động chơi – ăn – học tập – đi dạo.
+ Do đặc điểm các hệ cơ quan của trẻ đang phát triển hoàn thiện dần các chức năng cơ quan cho nên sự rèn luyện học tập vui chơi trong ngày làm trẻ chóng mệt mỏi. Nếu ta không tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến tư chất thông minh, kết quả học tập rèn luyện không cao.
+ Giấc ngủ trưa cũng là giấc ngủ chính như giấc ngủ đêm, vì ngủ là nhu cầu sinh lý cần thiết cho sự sống, nó tuân theo nhịp điệu phát triển sinh học khi cơ thể được cung cấp đông đủ các nhu cầu cả về lượng và chất.	
+ Ngủ là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể, khi đó các quá trình sinh lý đều giảm mức độ. Giấc ngủ đảm bảo khôi phục khả năng phân tích và tổng hợp của bộ não, khả năng làm việc của tế bào nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Chính vì vậy giấc ngủ là một nhu cầu sinh lý của con người.	
+ Quá trình này lúc đầu chỉ xuất hiện ở một nhóm tế bào sau đó có xu hướng khuếch tán ra xung quanh. Nếu không có gì cản trở của ngoại cảnh thì ức chế sẽ lan khắp vỏ não và xuống cả các trung khu dưới vỏ não. Kết quả làm cho cơ thể chuyển sang trạng thái ngủ.
 Chính vì lý do trên nên tôi đã mạnh dạn đi đến quyết định chọn đề tài 
“ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa” để làm đề tài thực nghiệm và áp dụng vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình thực tế:
*.Đối với hệ thần kinh của trẻ.
- Hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng: Để có một cơ thể vận động thành một khối thống nhất. Hệ thần kinh của trẻ cần phát triển tốt và ổn định nhờ việc tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
- Trẻ càng nhỏ thì hệ thần kinh càng non nớt và nhanh chóng mệt mỏi. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ không phù hợp, không theo thời gian quy định thì các trung khu thần kinh sẽ bị mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ. Nếu không kịp thời cho các trung khu đó nghỉ ngơi thì sẽ dẫn đến những rối loạn thần kinh. Do vậy cần tổ chức cho trẻ có giấc ngủ ngon để đảm bảo cho trẻ hoạt động học tập vui chơi thoải mái, tự tin.Trẻ 24-36 tháng tuổi có phản xạ đặc biệt cùng với sự giúp đỡ của người lớn bằng cử chỉ, lời nói. Dần dần vốn từ của trẻ được tăng lên một cách nhanh chóng và các kích thích tự vệ được hình thành rõ hơn.
- Như vậy hệ thần kinh ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi còn non nớt và phát triển chưa hoàn thiện. Do những đặc điểm trên mà vấn đề vệ sinh hệ thần kinh, giữ hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn thích hợp phụ thuộc vào việc tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Đó là vấn đề tổ chức cho trẻ ngủ trưa tốt tại lớp học của mình.
* Các quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
- Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế:
 Nhà khoa học Páp lốp nêu “ Bất cứ một kích thích nào kéo dài ít nhiều khi va chạm đến một điểm nhất định của bán cầu đại não, dù cho ý nghĩa sinh tồn của nó to lớn đến đâu đi chăng nữa và tất nhiên nếu chẳng có hậu quả gì đối với những kích thích đồng thời của những đặc điểm khác thì nhất định sớm muộn nó sẽ dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến lúc giấc ngủ” chẳng hạn như tiếng ru à ơicủa các bà, các mẹ, các cô giáo làm cho trẻ ngủ dần. Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não và đối với toàn bộ cơ thể.
- Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ:
+ So với quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế, quy luật này chỉ có tính chất tương đối, nghĩa là quy luật này không đúng trong mọi trường hợp. Nếu kích thích quá yếu hoặc quá mạnh thì khi kích thích càng tăng phản xạ sẽ càng giảm vì xuất hiện ức chế vượt giới hạn.
- Quy luật khuếch tán và tập trung của hưng phấn và ức chế:
+ Từ một quan điểm trên vỏ não đang hưng phấn hoặc ức chế được lan toả ra xung quanh theo hình phóng xạ đó là quá trình khuếch tán của hưng phấn hoặc 
ức chế. Sự khuếch tán và hưng phấn bị ức chế trên vỏ não là một hiện tượng
mang tính quy luật. Đó là quá trình lan toả và tập trung.
Ví dụ: Quá trình ngáp – díp mắt – ngủ ngật – ngủ say thức sự là một quá trình lan toả ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não và toàn bộ vỏ não. Quá trình từ ngủ sang thức là quá trình tập trung của ức chế sau khi lan rộng khắp vỏ não.
- Quy luật cảm ứng qua lại:
+ Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình hoặc tiếp sau mình của các quá trình thần kinh cơ bản.
+ Chẳng hạn khi ta chú ý vào một đối tượng nào đó thì các sự vật khác ở xung quanh bị bỏ rơi, đó là sự cảm ứng âm tính theo không gian. Nếu ta nhắm mắt lại vài phút rồi mở mắt ra ta nhìn thấy rõ dưới ánh sáng mờ vì hứng phấn ở trung khu thị giác tăng lên. Đó là cảm ứng dương tính theo thời gian.
+ Hiện tượng cảm ứng qua lại xảy ra do tác động của nhiều yếu tố. Nhưng trước hết nó phụ thuộc vào hoạt động của trung khu thần kinh bị kích thích tập trung mạnh thì khi kích thích sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng. Còn yếu hoặc mạnh quá mức sẽ gây lan toả.
- Quy luật hoạt động của hệ thống vỏ não:
+ Bất kỳ một hoạt động nào của con người( hô hấp, ăn , ngủ)đều là những tổ hợp của nhiều phản ứng qua lại nó tác động tương hỗ lẫn nhau để thích ứng với môi trường, cho nên những phản ứng này không thể hoạt động riêng lẻ mà chúng phải hoạt động thành một hệ thống gồm nhiều hệ thống. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính hệ thống trong hoạt động của vỏ não là hình thành “ định hình động lực”.
* Các giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ.
+ Giai đoạn thiu thiu ngủ: Các tác nhân kích thích mạnh va yếu đều gây phản xạ như nhau.
+ Giai đoạn trái ngược: Những tác nhân kích thích gây phản xạ thì gây ức chế và các tác nhân kích thích gây ức chế thì lại gây phản xạ.
+ Giai đoạn cực kỳ trái ngược: Các tác nhân kích thích gây phản xạ thì gây ức chế và các tác nhân kích thích gây ức chế thì lại gây phản xạ.
+ Giai đoạn ức chế hoàn toàn( ngủ say): Các tế bào vỏ não hầu như ở trạng thái ức chế, do đó cơ thể không còn phản ứng với các tác nhân gây kích thích.
* Các dạng giấc ngủ.
+ Giấc ngủ sinh lý bình thường: Có ở người bình thường.
+ Giấc ngủ động có ở con vật (gấu, dơi, nhím)
+ Ngủ do gây mê, do uống thuốc ngủ.
+ Ngủ bệnh lý: Ngủ do những biến loạn của hệ thần kinh trung ương.
+ Ngủ thôi miên.
+ Ngủ do các giác quan tổn thương quá nhiều.
* Thời gian ngủ của trẻ.
+ Thời gian ngủ của trẻ phụ thuộc vào từng lứa tuổi khả năng làm việc của tế bào thần kinh. 
+ Nhu cầu của trẻ từ 0 – 6 tuổi phát triển bình thường.
Lứa tuổi
(tháng)
Số lần ngủ ban ngày
Thời gian ngủ
Ngày
Đêm
Một ngày
3 - 6
4
7h30
9h30
17h
6 - 12
3
6h30
10h
16h
12 - 18
2
4h30
10h30
15h
18 - 36
1
3h00
10h30
13h30
36 - 72
1
2h00
10h00
12h
 Như vậy trẻ càng nhỏ thì số lần ngủ càng nhiều, giấc ngủ ngắn, số lần ngủ nhiều.
II. Biện pháp thực tiễn:
Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của nhà trường, ban giám hiệu đã phân công tôi dạy lớp nhà trẻ D1 và tạo điều kiện xây dựng phòng học khang trang thuận lợi cho các hoạt động của trẻ. Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị như giường, chiếu, chăn, gối, đệmphục vụ cho giấc ngủ của trẻ. 
 - Bản thân tôi là một giáo viên dạy nhà trẻ lại thêm lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn quan tâm đến từng trẻ do đó phụ huynh tin tưởng và yêu quý. Thường xuyên chủ động trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như quá trình chăm sóc các con hàng ngày khi các con đến lớp.Tổ chức các hoạt động xen kẽ nhau phù hợp với lứa tuổi tạo nhiều hứng thú cho trẻ tham gia.
 - Lớp học theo đúng độ tuổi.Trẻ ngoan, có nề nếp, có sức khỏe tốt,trẻ thích đi học, điều này đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện được việc nâng cao hiệu quả giấc ngủ cho trẻ được thuận lợi hơn. 
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, tôi còn gặp phải một số khó khăn đó là: 
Phòng học, phòng ngủ còn sử dụng chung.
Lớp học còn xen kẽ nhà dân. 
 Có một số cháu trai rất hiếu động. 
Đại đa số là học sinh nam ( số học sinh nam chiếm 3 / 4 số học sinh của lớp). 
Đặc biệt trong lớp có một trẻ mắc bệnh tự kỉ, chậm nói cháu tham gia vào các hoạt động rất khó khăn.
Một số phụ huynh chưa cho con đi học đầy đủ và chưa hiểu được tầm
quan trọng của giấc ngủ trưa của trẻ 24-36 tháng tuổi. 
III: Biện pháp thực hiện:
 Với những khó khăn, thuận lợi ấy, một câu hỏi lớn đã đặt ra khiến tôi băn khoăn suy nghĩ là làm gì? Làm như thế nào để chăm sóc sức khỏe cho trẻ được tốt. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng một cách hiệu quả, bền vững, khắc phục được những khó khăn của lớp, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay. Cụ thể tôi đã thực hiện những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Khảo sát giấc ngủ của trẻ.
 Đầu năm, tôi khảo sát giấc ngủ của 26 trẻ theo ba tiêu chí: Ngủ nhanh; Ngủ say; Ngủ đủ thời gian cần thiết.
Ngủ nhanh:
 + Trẻ ngủ sau 15 phút: 3 trẻ = 11,5%.
 + Trẻ ngủ sau 30 phút: 20 trẻ = 66,6 %.
 + Trẻ ngủ sau 45 phút: 5 trẻ = 19,2%.
Ngủ say:
 + Giấc ngủ không bị gián đoạn, không sảy ra hiện tượng bất thường, không xoay lật người nhiều lần: 5 trẻ =19,2%.
 + Giấc ngủ gián đoạn, xuất hiện những hiện tượng bất thường:20 trẻ = 66,6%.
 + Giấc ngủ bị gián đoạn, có xảy ra những hiện tượng bất thường:22 trẻ= 84,6%. 
Ngủ đủ thời gian cần thiết:
 + Thời gian ngủ đạt từ 120 đến 150 phút: 5 trẻ = 19,2%.
 + Thời gian ngủ đạt từ 60 đến 110 phút: 19 trẻ = 73%.
 + Thời gian ngủ đạt từ 60 phút trở xuống:23 trẻ = 88,4%.
 Chăm sóc giấc ngủ mùa đông cho trẻ
Kết quả là: Khi nắm được những kết quả về giấc ngủ của trẻ tôi ghi vào sổ kế hoạch tháng cụ thể từng cháu một rồi kết hợp cùng với giáo viên trong lớp 
để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Biện pháp 2: Khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động từ lúc đón trẻ đến giờ ngủ trưa:
- Khi tổ chức các hoạt động: Đón trẻ, thể dục sáng, tiết học, chuyển tiếp, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, ăn trưatôi luôn động viên, khuyến khích các con để các con hoạt động tích cực.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, tôi luôn trò chuyện và hướng trẻ đến nội dung mà trẻ đang học để trò chuyện. Ở tháng 10 tôi đi sâu vào các đề tài về “ Bản thân” tôi cho trẻ quan sát bức tranh bé tập thể dục, bé đánh răng, bé lau mặt, bé nằm ngủ, bé chơi các trò chơi , bé rửa tay...và các bạn mặc những bộ trang phục trông rất đẹp và hấp dẫn trẻ. 
Hình ảnh trẻ đang rửa tay
Do đó trẻ rất thích thú khi được quan sát và trả lời nhanh các câu hỏi của cô đưa ra. Chẳng hạn tôi sử dụng các câu hỏi như sau: 
+ Các con nhìn xem, bức tranh này các bạn làm gì?
+ Ai đây? Bạn đang làm gì?
+ Ai có ý kiến khác? + Làm như vậy để làm gì? 
 - Đúng rồi! Để cùng các bạn chơi được các trò chơi thì các con phải có một cơ thể khỏe mạnh. 
+ Để cơ thể khỏe mạnh các con sẽ làm gì?( rửa tay, lau mặt sạch sẽ, nằm ngủ ngoan...) 
Hoặc giờ thể dục sáng, tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu vui nhộn, phù hợp theo các sự kiện trong tháng và các ngày hội ngày lễ trong năm để các con hứng thú tập thể dục cùng cô. Tôi đã sử dụng một số bài hát để các con tập thể dục như sau: + Lại đây với cô – Tháng 9: Trường Mầm non.
 + Nắng sớm – Tháng 10: Bản thân.
 + Làm chú bộ đội – Tháng 12: Kỷ niêm ngày 22 - 12.
 + Sắp đến tết rồi - Tháng 1 : Ngày tết Nguyên Đán ...
Hình ảnh cô và trẻ tập thể dục sáng
- Trong mỗi hoạt động, tôi luôn đảm bảo thời gian, mật độ vận động cho trẻ. Đảm bảo cân bằng giữa hoạt động với nghỉ ngơi, cho trẻ vận động vừa sức, phù hợp với tâm sinh lý trẻ 24-36 tháng tuổi.
Ví dụ: Trong giờ kể chuyện “ Chú thỏ thông minh”, để các con ổn định tôi tổ chức cho các con đến thăm vườn Bách Thú, khi các con đi tôi bật nhạc nhẹ cho các con nghe. Đến vườn Bách Thú tôi cho các con quan sát một số con vật như chú thỏ đang ăn cỏ; Cá sấu đuổi bắt thỏ con; Cá sấu đang nằm im... thấy các con chăm chú nhìn vào các con vật và không hiểu tại sao Cá sấu lại đuổi bắt Thỏ tôi đã gợi ý để thảo luận cùng trẻ và làm những động tác tạo dáng thành các con vật. Tôi đã sử dụng một số câu hỏi kết hợp với những động tác như sau: 
 Con gì mắt hồng lông trắng
 Tai dài đuôi ngắn
 Ấy tình tính tang
 Ấy tang tính tình
 Đó là con gì?
+ Con thỏ có những bộ phận nào? Ai có ý kiến khác?
+ Tai nó dùng để làm gì? Nó có mấy cái tai?( Cho trẻ để hai tay lên trên đầu của mình làm tai của thỏ).+ Con thỏ dùng chân để làm gì?( Cô và trẻ cùng làm con thỏ đi ăn cỏ)
+ Ở vườn Bách thú còn có con gì? Cá sấu đang làm gì?) Tại sao Cá sấu lại nằm im?....( Cho trẻ để hai tay lên má, nghiêng đầu và nhắm mắt như đang ngủ)
Hình ảnh cô và trẻ nghiêng đầu, nhắm mắt như đang ngủ
- Khi cho trẻ hoạt động, tôi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho trẻ như chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ, tạo bầu không khí vui vẻ giúp trẻ có trạng thái phấn khởi, hứng thú và tự nguyện tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ: Để củng cố các kiến thức đã học trong câu chuyện “ Chú thỏ thông minh” tôi đã chuyển thể từ kể chuyện sang một vở kịch rối. Màn kịch rối như sau: Thỏ con: Làlá lalà lá lachào các bạn, các bạn có biết tôi là ai không?
Trẻ:Thỏ....!
Thỏ con: Đúng rồi, tôi là Thỏ con đấy, trời hôm nay đẹp quá, ở bờ sông chắc có nhiều cỏ non lắm. Tôi đi ra bãi cỏ ven sông để ăn cỏ thôi, làlá lalà lá laôi ngon quá, thích quá.
Cá sấu: Ta là Cá sấu đây bụng ta đang cồn cào vì đói, ta mệt quá, đói quá. Hình như có một chú thỏ đang ở bờ sông kìa. Các bạn ơi tôi sẽ làm gì để bắt được chú Thỏ kia?
Trẻ:..!
Cá sấu: Đúng rồi, tôi sẽ nằm im ở đây, nằm như là ngủ ấy có phải không các bạn? 
Trẻ:..!
Thỏ con: Ôi chỗ này có nhiều cỏ non quá, ngon quá, thích quá
Cá sấu: A.! Ta bắt được Thỏ rồi, đừng có mà thoát khỏi miệng của ta, ta sẽ kêu “HuHuHu” Thỏ đã sợ chưa hả Thỏ?
Thỏ con: Các bạn ơi, tôi sợ lắm nhưng làm thế nào để tôi thoát ra khỏi miệng Cá sấu bây giờ, các bạn ơi!
Trẻ:!
Thỏ con: Cá sấu thông minh ơi, Cá sấu mà kêu Huhuhu tôi chẳng sợ đâu, Cá sấu mà kêu Ha.ha.ha.thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất đấy Cá sấu ạ.
Cá sấu: Chú Thỏ này vẫn chưa sợ ta, lại còn khen ta thông minh nữa chứ. Được, ta sẽ kêu “ Ha.ha.ha.” để cho con Thỏ này thật là sợ. “ Ha .ha.ha.” Ôi Thỏ con chạy mất rồi, đuổi theo.đuổi theo.
Thỏ con: Làlá lalà lá laÊêê..Cá sấu, ê.ê.êCá sấu. Từ mai Cá sấu hãy chăm chỉ đi học nhé, Cá sấu ơi.
Cá sấu( khóc): HuhuhuCác bạn ơi, từ nay tôi sẽ chăm chỉ đi học. Thôi chào các bạn tôi đi học thôi.
Khi màn kịch rối kết thúc, một lời giáo dục nhẹ nhàng hướng trẻ đến sự thông minh
+ Các con có muốn thông minh như bạn Thỏ không? 
+ Muốn thông minh như bạn Thỏ, các con sẽ làm gì? 
Cuối cùng tôi bật nhạc “ Thỏ tắm nắng” để tôi là thỏ mẹ và các con là những chú thỏ con đi tắm nắng. Điều này đã giúp tôi và các con gần gũi nhau hơn.
Hình ảnh cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Thỏ tắm nắng”
Kết quả là: Thông qua các hoạt động, tôi đã gần gũi trẻ hơn, qua đó vừa giúp trẻ thích đến lớp vừa lồng được kỹ năng khi nằm ngủ cho trẻ. 
3. Biện pháp 3: Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ:
- Về trang thiết bị, cơ sở vật chất:
Vì lớp học và phòng ngủ còn sử dụng chung nên khi tổ chức cho các con ăn xong, tôi đã chuẩn bị nơi ngủ cho các con có ánh sáng dịu, phòng ngủ sạch sẽ, thanh tịnh. Khi tổ chức giấc ngủ cho các con điều quan trọng nhất là không để các con nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà.Vào mùa hè tôi trải chiếu,giác giường giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt cửa sổ, tắt đèn, kéo rèm và kiểm tra quạt, điều hòatrước khi cho các con ngủ. Mùa đông đến tôi chuẩn bị thêm chăn, đệm và thường xuyên phơi, giặt chăn, đảm bảo đồ dùng luôn luôn sạch sẽ, khô ráo. 
- Về phía cô:
+ Ngoài cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói dịu dàng, ngay từ đầu năm học, khi đón
trẻ vào lớp tôi đã quan sát và tìm hiều thật kỹ về tính nết cũng như khảo sát giấc ngủ của từng trẻ ở nhà và ở lớp để khi xếp chỗ nằm cho các con tôi dễ quan sát cũng như xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi các con ngủ.
+ Bên cạnh đó, tôi còn c

File đính kèm:

  • docxgiaoducnhatred1damtrangmndangxa_212202016(1).docx