Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triể trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử chinh phục vũ trụ đều là kết quả sáng tạo tuyệt vời của loài người. Hoạt động sáng tạo của loài người phát triển không ngừng và thăng hoa cùng với sự phát triển của xã hội. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy, tưởng tượng của con người. Chính quá trình tưởng tượng sáng tạo con người đã tạo ra vô vàn các giá trị vật chất và tinh thần, các thành tựu vĩ đại trong mọi phương diện của cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, số lượng các bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng vọt trong khi yêu cầu thời gian giải các bài toán đó phải được rút ngắn. Yêu cầu cấp thiết đòi hỏi con người cần phải tư duy liên tục và không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sáng tạo đòi hỏi con người phải bồi dưỡng khả năng tư duy tưởng tượng ngay từ khi còn nhỏ. Một trong các cách tối ưu nhất là phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trước tuổi đi học.

Thực tiễn cho thấy con người có khả năng sáng tạo từ rất sớm: Newton biết làm trò chơi cơ học khiến mọi người phải ngạc nhiên. Moza 3 tuổi đã tự mình hòa âm trên đàn, 5 tuổi đã sáng tác nhạc, 8 tuổi đã viết những bản xô nát và giao hưởng đầu tiên. Êđison khi 7 tuổi đã có phát minh đầu tiên về bóng đèn điện Như vậy các nhà giáo dục hoàn toàn có thể tin tưởng rằng con người tiềm ẩn khả năng sáng tạo từ rất sớm. Điều quan trọng là phải sớm phát hiện, động viên, khích lệ và có biện pháp tác động thích hợp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của mỗi con người.

Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất tạo điều kiện cho sự nảy nở và phát triển những ý tưởng sáng tạo đang còn ấp ủ trong trẻ nhỏ. Sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là một tiền đề quan trọng đặt nền móng cho khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động sau này của trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ học tập sáng tạo thông minh ở lứa tuổi học đường.

Đối với trẻ mẫu giáo trí tưởng tượng óc sáng tạo thể hiện trình độ phát triển trí tuệ nói riêng và tư duy nói chung. Điều này được cụ thể hóa trong mục tiêu giáo dục mầm non.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triể trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
4
1
Lý luận thực tiễn
4
2 
Thực trạng
6
a
Thuận lợi.
7
b
Khó khăn
7
3
Các biện pháp giải quyết vấn đề.
8
3.1
Biện pháp chung
8
3.2
Biện pháp cụ thể.
9
3.2.1Biện pháp 1 
Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng về thế giới xung quanh
9
3.2.2. Biện pháp 2
Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham được vẽ, cắt dán. 
10
3.2.3. Biện pháp 3
Tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán dưới nhiều hình thức phong phú để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được bọc lộ và phát triển.
11
3.2.4. Biện pháp 4
Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí bằng nhiều cách khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới, để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được kích thích phát triển.
12
3.2.5. Biện pháp 5
Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt
13
3.2.6. Biện pháp 6
Tuyên dương và tổ chức thi đua
14
3.2.7. Biện pháp 7
Tác động đến yếu tố tình cảm để kích thích trẻ sáng tạo
15
3.2.8. Biện pháp 8
Phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình dạy trẻ
16
4
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
17
PHẦN III
Kết luận và khuyến nghị
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
20
PHẦN III
Tài liệu tham khảo- phụ lục.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử chinh phục vũ trụ đều là kết quả sáng tạo tuyệt vời của loài người. Hoạt động sáng tạo của loài người phát triển không ngừng và thăng hoa cùng với sự phát triển của xã hội. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy, tưởng tượng của con người. Chính quá trình tưởng tượng sáng tạo con người đã tạo ra vô vàn các giá trị vật chất và tinh thần, các thành tựu vĩ đại trong mọi phương diện của cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, số lượng các bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng vọt trong khi yêu cầu thời gian giải các bài toán đó phải được rút ngắn. Yêu cầu cấp thiết đòi hỏi con người cần phải tư duy liên tục và không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sáng tạo đòi hỏi con người phải bồi dưỡng khả năng tư duy tưởng tượng ngay từ khi còn nhỏ. Một trong các cách tối ưu nhất là phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trước tuổi đi học.
Thực tiễn cho thấy con người có khả năng sáng tạo từ rất sớm: Newton biết làm trò chơi cơ học khiến mọi người phải ngạc nhiên. Moza 3 tuổi đã tự mình hòa âm trên đàn, 5 tuổi đã sáng tác nhạc, 8 tuổi đã viết những bản xô nát và giao hưởng đầu tiên. Êđison khi 7 tuổi đã có phát minh đầu tiên về bóng đèn điệnNhư vậy các nhà giáo dục hoàn toàn có thể tin tưởng rằng con người tiềm ẩn khả năng sáng tạo từ rất sớm. Điều quan trọng là phải sớm phát hiện, động viên, khích lệ và có biện pháp tác động thích hợp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của mỗi con người.
Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất tạo điều kiện cho sự nảy nở và phát triển những ý tưởng sáng tạo đang còn ấp ủ trong trẻ nhỏ. Sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là một tiền đề quan trọng đặt nền móng cho khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động sau này của trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ học tập sáng tạo thông minh ở lứa tuổi học đường.
Đối với trẻ mẫu giáo trí tưởng tượng óc sáng tạo thể hiện trình độ phát triển trí tuệ nói riêng và tư duy nói chung. Điều này được cụ thể hóa trong mục tiêu giáo dục mầm non.
Ở trường mầm non trẻ em được tham gia vào rất nhiều các hoạt động phong phú, song có thể nói hoạt động thu hút được trẻ nhiều nhất là hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là sự liên kết của rất nhiều dạng hoạt động phong phú như vẽ, nặn xé dán, lắp ghép. Trong đó hoạt động có khả năng rèn luyện và phát triển óc tưởng tượng sáng tạo tốt nhất là hoạt động vẽ, cắt dán. Vì vẽ và cắt dán đòi hỏi trẻ phải phát huy một cách tích cực những biểu tượng và vốn hiểu biết của mình. Sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo thể hiện vốn kinh nghiệm mà trẻ có được qua sự tiếp xúc với thế giới xung quanh. Trẻ nhận biết thế giới như thế nào thì phản ánh vào trong sản phẩm tạo hình của mình như thế ấy. Sự đa dạng và hợp lí trong các sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào vốn biểu tượng vốn kinh nghiệm và biện pháp hướng dẫn của người lớn. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động vẽ, cắt dán.”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Lí luận- thực tiễn:
a. Cơ sở khoa học:
 a. 1: Khái niệm về hoạt động vẽ:
 Hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động vẽ nói riêng là một trong những hoạt động góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Đây là một hoạt động nghệ thuật và là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ. Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo. Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy xung quanh, những gì làm cho chúng rung động mạnh mẽ và gây cho chúng tình cảm xúc cảm tích cực. Hoạt động vẽ có đầy đủ diều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí thức, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người, như một thành viên trong xã hội. Qua hoạt động vẽ trẻ biết yêu lao động, tích cực sáng tạo, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng kĩ sảo, khả năng điều chỉnh hoạt động giữa mắt và tay. Như vậy hoạt động vẽ là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Còn như các dạng hoạt động khác, hoạt động vẽ là một hoạt động của con người nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Thông qua các hoạt động này các khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân bộc lộ ra ngoài, được phát hiện, bồi dưỡng và phát huy. 
	a. 2: Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Hoạt động vẽ là một hoạt động quan trọng trong giai đoạn tuổi mẫu giáo. Vẽ là một dạng hoạt động sáng tạo tạo ra sản phẩm, cùng với trò chơi nó có vai trò cơ bản trong sự phát triển tâm lý của tuổi mẫu giáo, không phải chỉ đến tuổi mẫu giáo trẻ em mới bắt đầu vẽ. Từ khi cầm được bút, trẻ đã có thể vạch ra được những đường nét xác định ra giấy, nhưng chỉ đến tuổi mẫu giáo hoạt động vẽ mới trở thành hoạt động đáng chú ý so với lứa tuổi trước. Vào tuổi mẫu giáo hoạt động vẽ bắt đầu được phát triển đáng kể do nhận thức, kĩ năng kĩ sảo và kinh nghiệm của trẻ ngày càng phong phú hơn. Trẻ mẫu giáo vẽ rất nhiều, vì chính quá trình vẽ đã làm trẻ ham thích, đồng thời kết quả của hoạt động vẽ gây thích thú cho trẻ. Trẻ vẽ với sự tự giác và với niềm say mê thực sự bởi điều đó làm thỏa mãn nhu cầu thực sự của trẻ.
Sản phẩm sáng tạo của trẻ mẫu giáo còn rất khác so vơi sản phẩm của một họa sĩ thực sự. Hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động vẽ nói riêng thể hiện rõ đặc điểm nhân cách của trẻ đang được hình thành. Hoạt động vẽ của các con không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo xã hội mà thông qua hoạt động này nhân cách của các em được hình thành và phát triển, tức là nhằm biến đổi và phát triển chính bản than trẻ. Chẳng hạn khi cho trẻ mẫu giáo vẽ tranh về chủ đề “Gia đình của em” bức tranh này không có gì mới đối với mọi người nhưng qua đó trẻ thể hiện thái độ tình cảm, nhận thức, và suy nghĩ của mình về những người thân trong gia đình. Đây là cơ sở để phát triển tư duy trí nhớ, tình cảm  của trẻ.
3: Khái niệm về hoạt động cắt dán:
	Cắt dán là cắt những mảnh giấy màu và xếp, dán các hình mảng đã được cắt rời tạo bố cục trên mặt phẳng 2 chiều. Mảng giấy ghép được cắt bằng kéo gọi là tranh cắt dán. Hoạt động cắt dán ở trường mầm non được bắt nguồn từ các thể loại tranh ghép nghệ thuật. loại hình cắt dán cũng đã có những tác phẩm nổi tiếng: chiếc ghế của Picaso, tĩnh vật với đĩa hoa của Braque, nỗi buồn của vua của Matise hay phong cảnh của Nguyễn Hồng Lam.Ở trường mầm non giáo viên dạy trẻ thể hiện từ những mảnh giấy màu dán trên nền giấy trắng hoặc giấy màu, hay dán ghép những mảnh cắt riêng chụm vào nhau tạo ra những khối khác nhau theo đề tài khác nhau.
4: Đặc điểm hoạt động cắt dán của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi:
 Trẻ mẫu giáo đặc biệt trẻ trong độ tuổi 4-5 đã có những vận động tinh tương đối tốt. Khi được sử dụng kéo trẻ đặc biệt hứng thú, say xưa thực hiện những nhát kéo cắt giấy thú vị. Tuy nhiên để trẻ cắt tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu đối với trẻ là một điều không đơn giản. Vì thế các hoạt động cắt dán với trẻ mầm non cần thực hiện theo đúng nguyên tắc hệ thống từ dền đến khó. Cho trẻ thực hiện cắt dán những hình cơ bản trước thậm chí cắt theo hình vẽ sẵn dần dần chuyển sang cắt những hình cơ bản theo tưởng tượng của trẻ sẽ giúp duy trì hứng thú, kích thích tò mò ham biết của trẻ. Khi trẻ tạo được sản phẩm trẻ rất vui mừng phấn khởi chính điều này là nền tảng cho trẻ tiếp tục tư duy sáng tạo trong những hoạt động cắt dán sau này.
 a. 5: Đặc điểm của tưởng tượng sáng tạo ở trẻ 4-5 tuổi.
Tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển nhanh ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ cả về số lượng và chất lượng. Ở thời kì này tưởng tượng của trẻ không những phong phú hơn thời kì trước mà còn mang tính tích cực và sáng tạo hơn. Muốn cho tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển tốt đòi hỏi phải có những điều kiện giáo dục nhất định, đúng đắn nếu không trí tưởng tượng của trẻ sẽ bị ngừng trệ hoặc phát triển theo hướng không mong muốn. Mà tưởng tượng, sáng tạo của trẻ chỉ phát triển trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình. Vì vậy việc tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán cho trẻ có ý nghĩa quyết định ngày càng mang tính chủ động và có ý thức.
b/ Cơ sở thực tiễn.
	Thực tế trẻ lớp tôi rất yêu thích môn học tạo hình, đặc biệt là hoạt động vẽ, cắt dán trẻ say mê khám phá và tích cực thể hiện những gì chúng nhìn thấy, sờ thấy, cảm nhận thấyqua sản phẩm tạo hình của mình, sản phẩm của trẻ rất trong sáng hồn nhiên và đôi khi rất ngờ nghệch, không quan tâm tới nguyên mẫu, không quan tâm tới màu sắc đã giống thật chưa, hình dáng có bình thường và gần gũi với thực tế không, mọi người nghĩ gì về sản phẩm của mình đang làm, trẻ say mê đi theo cảm xúc, ý nghĩ của riêng mình và thể hiện thế giới theo cảm nhận rất riêng của mình. Sản phẩm của trẻ rất phong phú về nội dung và đề tài, có khi là sự thể hiện tình cảm của mình với mẹ với cô, có khi là hình ảnh một nhân vật trong một câu chuyện nào đó mà trẻ thích, hoặc cũng có khi chỉ là một con bướm đang bay lượn bên khóm hoa, một con gà đang gáy sáng, một con giun đấtNhưng nhìn chung sản phẩm của trẻ còn đơn điệu, màu sắc thì giản đơn, bố cục chưa thật hợp lí. Những sản phẩm của trẻ cũng chưa có sự sáng tạo nhiều, hình ảnh còn quen thuộc chưa có sự mới mẻ, trí tưởng tượng của trẻ còn nghèo nàn. Kỹ năng vẽ tranh và tô màu, cắt dán của trẻ còn nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ nam và trẻ nữ có khoảng cách khá xa về mức độ sáng tạo và tưởng tượng do trẻ nam ít tham gia vào các hoạt động vẽ ở góc tạo hình, mặt khác cũng ít được cô khuyến khích vào chơi ở góc tạo hình. Từ những hạn chế về mức độ tưởng tượng và sáng tạo của trẻ lớp tôi dẫn tới trẻ có những hạn chế nhất định trong phát triển tư duy cũng như sự nhanh nhạy trong các dạng hoạt động khác điều đó càng thôi thúc tôi thử nghiệm và kiểm chứng các biện pháp trong đề tài của mình.
Để tìm hiểu thực trạng cuả hoạt động này ở trường tôi cũng như đưa ra một số đề suất, biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo của trẻ qua hoạt động vẽ tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động vẽ, cắt dán.”
2. Thực trạng vấn đề:
	- Trường mầm non Quang trung là một trường mầm non mới còn non trẻ thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, cơ sở vật chất còn hạn chế. 
	- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình với công việc, chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao nên thu hút được động đảo phụ huynh quan tâm, tin cậy gửi con vào trường.
	- Năm học 2018 - 2019 tôi cùng với hai giáo viên được phân công phụ trách lớp nhỡ B1 với tổng số trẻ là 45 cháu. Phần lớn các cháu đã có quá trình học tập tại trường từ các lớp bé nên có nề nếp ổn định khi đến trường.
2.1/ Thuận lợi:
- Phòng giáo dục huyện Gia Lâm luôn tạo điều kiện mở các lớp tập huấn hoặc các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các buổi kiến tập để chị em tham gia học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau để hoàn thành công việc, vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
- BGH trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như động viên tinh thần để chị em yên tâm công tác và cống hiến.
- Phụ huynh luôn đồng hành, ủng hộ nhiệt tình các hoạt động giáo dục ở tại lớp và có sự kết hợp một cách đều tay trong mọi hoạt động.
- Các cô giáo ở lớp có trình độ chuyên môn cao nhiệt huyết với công việc, luôn năng động sáng tạo linh hoạt trong mọi hoạt động, yêu nghề mến trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu. 
- Lớp có 3 cô giáo cùng độ tuổi nên có thể ủng hộ hỗ trợ nhau trong tất cả các hoạt động giáo dục.
- Trẻ ngoan, ham hiểu biết tìm tòi và sáng tạo, ủng hộ cô trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm.
- Tư duy tưởng tượng và sáng tạo ở từng trẻ trong từng thời điểm là khác nhau nên sức sáng tạo ở các cháu vô cùng phong phú và đa dạng.
- Một số cháu có năng khiếu tạo hình, khả năng tưởng tượng sáng tạo và tư duy tốt như cháu Kim Giang, Nguyễn Khánh Huyền, Nguyễn Minh Châu, Xuân Tiến... 
2.2/ Khó khăn:
Tưởng tượng sáng tạo hình thành trong quá trình sống, trong hoạt động của trẻ dưới ảnh hưởng nhất định của điều kiện sống, giảng dạy và giáo dục. Do vậy muốn phát triển tưởng tượng sáng tạo cần tích lũy kinh nghiệm tương ứng, mở rộng biểu tượng về thực tại xung quanh. Kinh nghiệm được tích lũy thông qua những quan sát cá nhân của trẻ trong quá trình hoạt động, bên cạnh đó người lớn truyền đạt tri thức cho trẻ về sự vật và hiện tượng xung quanh. Tất cả những nhân tố đó mang trạng thái khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Chính vì sự ảnh hưởng của nhân tố chủ quan mang tính quyết định nên khi tiến hành nghiên cứu tôi gặp phải những khó khăn sau:
- Giáo viên còn tư tưởng chủ quan, quan tâm chưa đúng mực đến việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.
- Phụ huynh có chưa sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo của trẻ, đôi khi còn cho đó là những điều phi thực tế, nên việc phối hợp rèn luyện thêm tại gia đình đôi khi còn gặp khó khăn.
- Điều kiện về cơ sở vật chất đôi khi còn chưa cho phép cô tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, thăm quan, lễ hộiĐể cung cấp kiến thức cho trẻ.
- Do phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhận biết về thế giới xung quanh của trẻ nên mức độ và khả năng của trẻ rất khác nhau, không đồng đều.
- Một số trẻ đến lớp mầm non muộn hơn so với các bạn, vốn kinh nghiệm sống còn hạn chế, biểu tượng được hình thành đôi khi còn chưa chuẩn mực nên còn gây khó khăn cho quá trình thực hiện đề tài như cháu Công Thành, Quang Khôi, Đức Thắng.
- Có cháu Đức Thắng hạn chế về khả năng tưởng tượng sáng tạo, gặp vấn đề khó khăn trong môn học tạo hình đặc biệt là sử dụng màu sắc (Chỉ sử dụng màu trầm cho tất cả các sản phẩm tranh vẽ) 
- Với những kinh nghiệm và thực tế kiểm tra tại lớp mình trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau: 
3. Các biện pháp đã tiến hành:
3.1. Biện pháp chung:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện thực tế với giáo viên trong lớp và học sinh, tôi đã thực hiện các biện pháp chung như sau: 
1. Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng về thế giới xung quanh.
2. Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích được vẽ, cắt dán.
3. Tổ chức hoạt động vẽ, cắt dán dưới nhiều các hình thức phong phú để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát triển.
4. Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí bằng nhiều cách khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới, để khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ được kích thích phát triển
5. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt.
6. Tuyên dương trẻ và tổ chức thi đua.
7. Tác động đến yếu tố tình cảm để kích thích trẻ sáng tạo.
8. Phối hợp với phụ huynh cùng tác động đến trẻ.
3.2. Biện pháp cụ thể:
	3.2.1/ Biện pháp 1: Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng về thế giới xung quanh.
	Trong quá trình học tập ở trường mầm non trẻ sẽ được đi thăm quan, đi dạo, xem tranh hoặc ảnh, các bài vẽ, xem một số các sản phẩm của học sinh lớp lớn, sản phẩm của các cô...Đây chính là điều kiện thuận lợi để trẻ bộc lộ cảm xúc và hứng thú cá nhân với những gì chúng nhận thấy bằng "Mắt thấy tai nghe" điều này đóng vai trò quan trọng với chất lượng sản phẩm tạo hình của trẻ. Trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng của bản thân mình. Trẻ hứng thú say mê thể hiện cảm xúc riêng cá nhân. Chính lúc này việc tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ cần được tiến hành và tiến hành đồng thời song song với việc cung cấp biểu tượng đúng rõ ràng và phong phú.
Thực tế cho thấy thời gian một giờ học tạo hình có hạn, cô giáo không thể cung cấp cùng một lúc nhiều biểu tượng có chất lượng cho trẻ, nếu trẻ chỉ quan sát mẫu vào đầu giờ thì trẻ chỉ có thể phản ánh được những thuộc tính cơ bản những góc nhìn phiến diện chủ quan, không sâu sắc về đối tượng tạo hình. Do vậy sản phẩm tạo hình của trẻ sẽ đơn điệu, nghèo nàn về nội dung, dập khuôn máy móc theo mẫu của cô giáo hoặc theo sự bắt chước của bạn khác trong lớp. Để làm giàu ý tưởng tạo hình cho trẻ, tạo cho trẻ sự say mê, hứng thú với tác phẩm tạo hình của mình thì cần cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với đối tượng tạo hình trong cuộc sống xung quanh ở các góc nhìn các hoàn cảnh, các tư thế cũng như tạo cho trẻ nhiều ấn tượng phong phú về đối tượng tạo hình ở trong những môi trường thẩm mĩ cho các con.
Cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật như tranh, ảnh nghệ thuật, tranh dân gian, tượng gốm, tượng thạch cao, tượng đá, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ mây tre đan...dần dần làm cho trẻ nhận ra sự phong phú của cái đẹp, không những bởi hình dáng mà còn về vật liệu màu sắc, cách thể hiện. Việc cho trẻ ngắm các sản phẩm thật giúp ích rất nhiều cho việc dạy trẻ phương pháp thể hiện nội dung một cách mạch lạc, ý tưởng phong phú và bố cục rõ ràng của sản phẩm tạo hình. Trẻ có thể xem sản phẩm tranh vẽ, sản phẩm cắt dán vào mọi lúc mọi nơi, ngoài giờ học tạo hình hoặc đầu giờ học tạo hình. Khi phân tích vật phẩm mẫu cho trẻ tôi thường đặc biệt chú ý đến những phương tiện miêu tả nghệ thuật. Đó là cách sắp xếp bố cục một cách hợp lí, hình tượng nghệ thuật, màu sắc, song không nên gợi ý trẻ bắt chước mà cần gợi ý để trẻ tự nghĩ ra các phương pháp thể hiện nội dung khác.
	VD: Trước khi cho trẻ vẽ hoặc cắt dán tạo ra những bông hoa đẹp, tôi sẽ cho trẻ được đi thăm vườn hoa, gợi ý trẻ quan sát kĩ thân, lá, cánh hoa, nhụy hoa. Sau đó cho trẻ xem tranh ảnh vẽ, sản phẩm hoa mẫu cô đã cắt dán về hoa.
Như vậy để trẻ tự sáng tạo ra một sản phẩm là của riêng mình thì việc giáo viên cung cấp cho trẻ biểu tượng đầy đủ, có cảm xúc ấn tượng là điều vô cùng cần thiết. Điều này không có nghĩa là bắt trẻ phải mô tả giống y như thật mà tạo điều kiện cho các hình ảnh sáng tạo, có tính nghệ thuật sẽ ra đời ở tranh của trẻ, các vật thật với sự đa dạng và phong phú với những trạng thái khác nhau muôn màu muôn vẻ sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kích thích cảm xúc của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt các hình ảnh, tạo đà cho tưởng tượng của trẻ phát triển.
 3.3.2/ Biện pháp 2: Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích được vẽ, cắt dán.
Tưởng tượng nói chung và tưởng tượng sáng tạo nói riêng chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố tình cảm xúc cá nhân nên giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích được vẽ là biện pháp quan trọng để phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo ở trẻ. Trong quá trình cung cấp biểu tượng cô giáo giúp trẻ phân tích so sánh, tổng hợp, tìm ra những điểm riêng biệt, điểm chung của sự vật hiện tượng. Cần giáo dục cho trẻ cách nhìn và cách nghĩ, cách cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội được và thấy ham thích vì trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết của mình (tự tiếp thu, tự tìm hiểu, tự phát hiện ra những điều lí thú, mới mẻ) về thế giới xung quanh thì trẻ mới thực sự thấy sự ham thích. Muốn khơi gợi lòng ham thích của trẻ một cách tự nhiên,

File đính kèm:

  • doccsgdthomnquangtrungdoc_164202011.doc