Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

“ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”

 Hồ Chí Minh

Giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng to lớn đến chất lượng ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Trẻ 5 tuổi là giai đoạn cuối cấp rất quan trọng vì vậy việc chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ 5 tuổi vào lớp một sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một được đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học!

 Nếu không chuẩn bị tốt sẽ là một thiếu sót rất lớn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, tự ti khi trẻ bước vào lớp một.

Là một giáo viên trẻ, mấy năm học liên tiếp tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở: Làm gì để trẻ mầm non 5 tuổi mạnh dạn, tự tin bước vào lớp một với một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có đủ kiến thức, những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp một?

=> Đó là một quá trình tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào!

=> Vì vậy, để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một đạt hiệu quả cao cần phải làm gì? Nhận thức được điều đó tôi đã thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1” mà tôi đã và đang thực hiện.

 

docx33 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI
 SẴN SÀNG VÀO LỚP 1”
 Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/ cấp học GDMN
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Mầm non Nghĩa Trung
 Nghĩa Trung, ngày 10 tháng 05 năm 2022
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI
 SẴN SÀNG VÀO LỚP 1”
Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/ cấp học GDMN
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ: Giáo viên	
Nơi công tác: Trường Mầm non Nghĩa Trung
Nam Định, ngày 20 tháng 05 năm 2021
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung
 PGD&ĐT huyện Nghĩa Hưng
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 
 1
Nguyễn Thị Hiền 
 27/02/1984
Trường mầm non xã Nghĩa Trung 
Giáo viên mầm non hạng III
Cao đẳng sư phạm mầm non 
 100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp” 
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp hoc GDMN
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 
Từ ngày 6 tháng 09 năm 2021
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ “một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1” mà tôi đã và đang thực hiện.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 5 tuổi, Phụ huynh giáo viên lớp mẫu giáo độ tuổi 5 tuổi. 
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập như : Bàn ghế, giá để các góc, chiếu chăn, 1 số đồ dùng tranh ảnh. Hơn nữa còn tích cực đóng góp nguyên vật liệu phế thải, làm đồ dùng đò chơi tự làm trong các hội thi: “Đồ dùng đồ chơi PTVĐ”, “Đồ dùng đồ chơi trí tuệ” cho trẻ => phụ huynh tích cực hơn trong việc tham gia phối hợp cùng giáo viên để chuẩn bị những điều kiện cần thiết giúp trẻ bước vào lớp một một cách tự tin, vững vàng.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
Nghĩa Trung, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Người nộp đơn
Nguyễn Thị Hiền

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG
Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp hoc GDMN 
Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 1 tháng 09 năm 2021 đến ngày 13 tháng 5 năm 2022
Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền
Năm sinh: 1984
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên mầm non	
 Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
 Địa chỉ liên hệ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
Điện thoại: 0974751585
Đồng tác giả: Không có
Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định
Điện thoại: 0915781566
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
“ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”
 Hồ Chí Minh
Giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng to lớn đến chất lượng ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Trẻ 5 tuổi là giai đoạn cuối cấp rất quan trọng vì vậy việc chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ 5 tuổi vào lớp một sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một được đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học!
 Nếu không chuẩn bị tốt sẽ là một thiếu sót rất lớn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, tự ti khi trẻ bước vào lớp một. 
Là một giáo viên trẻ, mấy năm học liên tiếp tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở: Làm gì để trẻ mầm non 5 tuổi mạnh dạn, tự tin bước vào lớp một với một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có đủ kiến thức, những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp một?
=> Đó là một quá trình tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào!
=> Vì vậy, để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một đạt hiệu quả cao cần phải làm gì? Nhận thức được điều đó tôi đã thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1” mà tôi đã và đang thực hiện.
II: Mô tả giải pháp 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Hiện trạng:
1.1. Thuận lợi:
Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi A2. Lớp học là nhà mới kiên cố, diện tích rộng rãi, thoáng mát khang trang, có đủ đồ dùng trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của nghành, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt chương trình. 
Bản thân giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình công tác, yêu nghề mến trẻ, có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Đa số phụ huynh đã nhận thức được phần nuôi dạy trẻ theo khoa học, đã thấy được tầm quan trọng của bậc học mầm non nên đã đưa trẻ đến trường với tỷ lệ rất cao, tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%, trẻ chuyên cần 96 - 98%, 
 Đối tượng trẻ tôi trực tiếp chăm sóc, giáo dục là trẻ 5 tuổi, ngoan ngoãn, đa số đến trường từ các độ tuổi bé nên có một số kỹ năng nhất định và có nề nếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
1.2. Khó Khăn: 
- Nhiều phụ huynh vẫn còn quan niệm sai lệch cho rằng chuẩn bị cho con vào lớp 1 là chuẩn bị cho con biết đọc thông, viết thạo, biết làm toán, đã mua sách vở ép trẻ học viết, đọc và còn cho con đi học thêm chương trình lớp 1. Họ không biết lên làm gì, chưa thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp trẻ vào lớp một một cách vững vàng, tự tin, chưa phối hợp cùng với cô giáo trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.
- Một số trẻ trẻ chưa có hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về toán, khả năng vận động còn chậm chạp, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, một số trẻ chưa tự tin vào bản thân
=> Là một giáo viên mầm non biết được nội dung và yêu cầu học tập của học sinh ngày càng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại mới .
Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là vô cùng quan trọng, tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một một cách tự tin và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình giảng dạy tích luỹ kinh nghiệm tôi đã rút ra một số biện pháp để áp dụng vào thực tế lớp đang giảng dạy nhằm giúp trẻ có một tâm thế để bước vào lớp một một cách hoàn thiện nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1” để nghiên cứu tìm ra biện pháp hay giúp trẻ có hành trang tốt nhất bước vào lớp 1.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
Cụ thể các biện pháp như sau :
2.1. Biện pháp 1: Tự học, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
- Đọc tài liệu có sẵn có liên quan đến đề tài, sách báo, mạng Internet, nghiên cứu kỹ:
+ Chương trình giáo dục mầm non (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo 5 - 6 tuổi - Theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non
+ Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo thông tư 23/2010/TT-BGDĐT bọ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
- Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác giảng dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường sử dụng ƯDCNTT trong giảng dạy, chú trọng phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm để tìm ra đặc điểm tâm sinh lý của từng đứa trẻ trong lớp.
- Nâng cao nhận thức cho bản thân, đồng nghiệp, phụ huynh và toàn xã hội biết được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn khối, các lớp tập huấn của trường, của cấp trên để cập nhập bổ xung thêm những kiến thức mới.
- Khảo sát thực tế kiến thức, kỹ năng trẻ lớp mình dạy. Có ghi chép cụ thể từng cá nhân, bởi vì mỗi trẻ là 1 cá thể riêng biệt, có 1 nhận thức, cách tiếp cận khác nhau
2.2. Biện pháp 2: Công tác tuyên truyền với phụ huynh:
- Đối với độ tuổi 5 tuổi tâm lý chung là cha mẹ rất nôn nóng về việc học chữ, viết bài, làm toán của con em mình. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi. Hiểu được tâm lý đó tôi nghĩ mình phải tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ những gì cần nhất cho trẻ ở giai đoạn này và cần chuẩn bị những gì.
- Hàng ngày, vào giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình lúc ở trường và phối hợp với phụ huynh giáo dục cháu lúc ở nhà. Tôi đã lấy số điện thoại của từng phụ huynh, kết nối và lập nhóm zalo của lớp để thuận tiện hơn trong quá trình trao đổi, chăm sóc trẻ.


- Tôi còn liệt kê cụ thể những đồ dùng phục vụ cần thiết cho trẻ để có kế hoạch và kêu gọi phụ huynh ủng hộ cho lớp, đáp ứng các nhu cầu đồ dùng tối thiểu theo quy định.
- Ngay trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm của trường, nhóm lớp, tôi đã vận động phụ huynh đến họp đầy đủ và trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp, các hình thức tổ chức giáo dục theo chương trình đổi mới hiện nay: 
+ Về tình hình trường lớp: 
Đầu tiên tôi trao đổi với phụ huynh về những cảm nhận của cô thông qua bản nhận xét theo dõi mà cô đã quan sát, và trao đổi với phụ huynh về những thói quen, đặc điểm cá biệt nổi bật của trẻ hàng ngày (tính cách, ăn uống,) 
Đặc điểm, đặc trưng của lớp 5 tuổi là cháu chuẩn bị tập trung những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để lên lớp một (Chuẩn bị về thể lực. Chuẩn bị về trí tuệ. Chuẩn bị về ngôn ngữ. Chuẩn bị về mặt tình cảm- xã hội. Chuẩn bị về mặt thẩm mỹ. Chuẩn bị các kỹ năng cho hoạt động học tập,) (theo 5 mục tiêu phát triển của trẻ 5 tuổi)
+ Tôi giới thiệu rõ về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn, thống nhất phối hợp cùng với cô giáo chủ nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi đã phổ biến các chủ trương, chỉ đạo của ngành về việc không được cho trẻ viết vở ô li, học trước chương trình lớp một. Giải thích cặn kẽ tác hại của việc cho con học trước chương trình lớp một ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.
+ Tôi đã đưa ra các ví dụ minh họa của các hoạt động từng môn học để phụ huynh an tâm.
*Ví dụ: 
a, Môn LQVT: 
Dạy trẻ 5 tuổi học toán cần đi từ cơ bản đến nâng cao, mục đích chủ yếu là cho trẻ mầm non làm quen với các biểu tượng toán học hơn là yêu cầu trẻ giải toán chuẩn xác, cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học ở lứa tuổi mầm non chính là tiền đề giúp trẻ phát triển tư duy toán học sau này. Trẻ có đủ năng lực để học tập tốt tại môi trường tiểu học mà không gặp bất kỳ hạn chế nào.
(1)Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
– Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng, luyện đếm đến 10. Dạy trẻ nhận biết các con số trong phạm vi 10. Dạy trẻ nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10.
– Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng và đếm. Dạy trẻ tách 1 nhóm thành 2 nhóm bằng các cách.
(2) Xếp tương ứng, ghép đôi
– Luyện tập cách xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.
– Dạy trẻ tạo thành cặp, thành đôi 2 đối tượng có liên quan đến nhau 
(3) So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc
– Luyện tập cách so sánh kích thước giữa 2 đối tượng theo từng chiều đo kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh kích thước, như: đặt các đối tượng kề nhau, đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau, đặt trên cùng một mặt phẳng hoặc ước lượng bằng mắt.
– Dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước của từ 3 đối tượng trở lên, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ nhất, nhỏ hơn, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất, để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.
– Luyện tập cách so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1.
– Dạy trẻ sắp xếp theo 3 nhóm đối tượng theo sự tăng hay giảm dần về số lượng của các nhóm và sử dụng các từ: nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.
– Phân loại: Tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm khác. Luyện cho trẻ tạo nhóm theo 1-2 dấu hiệu cho trước, tự phân chia thành các nhóm theo dấu hiệu chung của nhóm, tự nhận ra dấu hiệu chung của nhóm cho trước, tìm ra 1 đối tượng không thuộc nhóm.
– Xếp theo quy tắc: Dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo 1 quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục sắp xếp theo quy tắc đó.
(4) Đo lường: Dạy trẻ đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo.
(5) Hình dạng: Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi các hình khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối hình chữ nhật theo khối mẫu và theo tên gọi. Dạy trẻ phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật, dạy trẻ tạo ra các khối này. Dạy trẻ sử dụng các hình hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật ở xung quanh trẻ.
(6) Định hướng trong không gian và định hướng thời gian
Củng cố xác định vị trí: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của trẻ và của người khác. Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác. Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác.Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai.
Cách dạy toán cho trẻ 5 tuổi thường đi liền với trò chơi toán học cho trẻ mầm non nhằm củng cố kiến thức – kỹ năng đã học, đồng thời tạo sự hứng khởi nhất định.
b, Môn LQCC: Không phải giáo viên chỉ dạy trẻ học thuộc chữ cái, viết chữ cái đó mà giáo viên dạy trẻ thông qua hình thức “học mà chơi, chơi bằng học” giúp trẻ nhận biết, phân tích chữ cái, nhận biết và phát âm chữ cái trong từ, trong tiếng, Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú với các nhóm chữ và nhớ các chữ cái 1 cách tự nhiên. 
=> Kết quả: Tôi thấy phụ huynh rất thoải mái tư tưởng và không còn lo lắng cho con học trước chương trình lớp một, tạo niềm tin cho phụ huynh và kết hợp với cô giáo như thế nào giúp cho trẻ học tập, sinh hoạt một cách tích cực nhất, góp phần giáo dục trẻ một cách toàn diện, tạo hành trang tốt nhất cho trẻ bước vào lớp 1. 
Và để phụ huynh nắm được chuẩn bảng chữ cái, số, các hình dạng toán tôi đã tặng cho mỗi trẻ 1 tranh để mang về nhà để cùng học với cha mẹ.
. 
 - Do điễn biến phức tạp của dịch bệnh covid trong năm học qua. Tôi đã quay nhiều video để gủi vào nhóm lớp cũng như trang wed của trường. Mạng facebook để hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Cũng như trò chuyện trao đổi trực tiếp trên tems Để giúp các con ôn tập kiến thức, luôn tích cực và ko nhàm chán khi nghỉ dịch ở nhà. 
2.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị về mọi điều kiện cho trẻ vào lớp 1(theo 5 mục tiêu phát triển của trẻ 5 tuổi)
2.3.1.Chuẩn bị về thể lực:
- Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với trạm y tế khám sức khỏe cho trẻ một năm 2 lần. Kết quả cụ thể ghi vào sổ và được trao đổi với phụ huynh về tình hình khám sức khỏe của trẻ để phụ huynh biết và có cách chăm sóc phù hợp.
- Chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ thường định kỳ theo lịch. Qua đó những trẻ nào tăng cân, giảm cân tôi trao đổi với với phụ huynh để giúp phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn. (Tôi trò chuyện với phụ huynh có con em suy dinh dưỡng, thừa cân đến để tư vấn cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Từ đó giúp phụ huynh hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng cần cho trẻ và cho trẻ ăn uống như thế nào để giúp trẻ phát triển một cách cân đối và hoàn thiện nhất.)
- Vào các hoạt động hàng ngày tôi chú ý đến việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe để giúp trẻ biết bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của mình.
Ví dụ: Chủ đề”Trương mầm non” tôi cho trẻ tham quan nhà bếp, giáo dục trẻ về giáo dục dinh dưỡng; 
Chủ đề“ Bản thân” tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn các bộ phận cơ thể sạch sẽ, tắm gội thường xuyên để phòng tránh một số bệnh cho cơ thể, tai nạn thương tích cần thiết
Chủ đề “Gia đình” tôi GD trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà của làm theo sức của mình cùng với bố mẹ, lao động tự phục vụ bản thân cũng như thu dọn đồ dùng đồ chơi đồ dùng cá nhân của trẻ
- Rèn cho trẻ 1 số kỹ năng cần thiết: 
Tự vệ sinh cá nhân (tắm, chải tóc, đánh răng) 
Tự chuẩn bị quần áo đồ dùng trước khi đi học. 
Tự cất lấy đồ dùng khi đến lớp. 
Tự chuẩn bị đồ dùng khi ăn, khi ngủ. 
- Giờ thể dục: Khi tổ chức hoạt động tôi luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ thực hiện từ cuối buổi học ngày hôm trước. Tôi chú trọng phần làm mẫu kỹ và hướng dẫn trẻ nắm bắt các động tác và khuyến khích tinh thần xung phong làm mẫu cùng cô, gợi ý cho trẻ nói lên được kỹ năng cần chú ý khi thực hiện vận động, rùi từ đó khích lệ những trẻ khác để trẻ mạnh dạn khi thực hiện. Nội dung bài tập từ dễ đến khó, cho trẻ vận động theo nhóm để cô giáo dễ quan sát và đưa ra yêu cầu phù hợp với đối tượng trẻ giúp trẻ cảm thấy tự tin, không chán nản. Khích lệ tinh thần và cổ vũ cho trẻ
- Thể dục sáng: Trẻ thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi sáng thường là tập trung trên sân trường (nếu thời tiết không thuận lợi hoặc dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp tôi cho trẻ tập trong lớp) với các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp- tập với gậy, vòng, nơ, hoa kết hợp với nhạc được thay đổi theo từng chủ đề giúp trẻ rất thích thú tham gia luyện tập.
Bên cạnh đó trẻ còn được tắm nắng, hít thở không khí trong lành giúp cơ thể trẻ sảng khoái, tăng sức đề kháng giúp trẻ bước vào ngày học mới đầy tự tin. 
Trẻ còn được khiêu vũ tập thể, hát múa tập thểvới những bài hát sôi động, lôi cuốn (nhảy vũ điệu Chachacha, vũ điệu rửa tay, Việt Nam ơi đánh bay Covid,múa các bài hát: Gia đình nhỏ hạnh phúc to, vì sao chim hay hót, con gà trống, múa cho mẹ xem, bạn ơi có biết, 
Mỗi một chủ đề có những bài hát, bài múa phù hợp để tạo sự mới mẻ hứng thú cho trẻ: Ví dụ như chủ đề trường mầm non tập trên nền nhạc bài “Trường của cháu đây là trường mầm non”, chủ đề Bản thân bài “Nắng sớm”, chủ đề gia đình bài “Cả nhà thương nhau”, chủ đề Thế giớ động vật bé yêu bài hát “Gà trống mèo con và cún con”
	- Với mỗi bữa ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, chú ý tới những trẻ khảnh ăn, hay bị dị ứng món ăn, tạo cho trẻ hứng thú khi ăn, biết giữ vệ sinh ăn uống, hoà nhã Nắm được lợi ích của cả 4 nhóm thực phẩm từ đó dần dần giúp thích thú ăn đủ chất và không kén ăn
2.3.2. Chuẩn bị về mặt trí tuệ:
- Đặc trưng của trẻ mầm non là hay mất tập trung và sự chú ý cần thiết lâu dài vì vậy cần rèn kỹ năng cho trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học:
+ Tôi luôn chú ý thay đổi phương pháp giáo dục, luôn thực hiện các hoạt động theo hướng mở để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, hoạt động chủ đạo lấy trẻ làm trung tâm (là chủ thể của hoạt đông) để rèn luyện cho trẻ biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận thức luôn tạo điều kiện giúp trẻ chú ý từ không chủ định sang chú ý có chủ định.
+ Hoạt động học tập ở trường Tiểu học diễn ra trong thời gian khá dài khác với hình thức học mà chơi chơi mà học của độ tuổi mẫu giáo. Vì vậy cần cho trẻ biết duy trì sự tập trung chú ý của mình trong một thời gian cần thiết trong các hoạt động thực hiện sách hay các hoạt động tối đa 35 phút (khi thực hiện sách yêu cầu trẻ cầm bút,mở sách đúng cách, ngồi đúng tư thế). Bên cạnh đó tập cho trẻ hoàn thành dứt điểm công việc trong một thời gian nhất định: Chơi trong bao lâu, thực hiện công việc đó trong bao lâu thì kết thúc,điều này rất cần thiết cho trẻ khi lên lớp một, nó giúp cho trẻ tạo thói quen hoàn thành công việc của mình khi lên lớp một.
- Phát triển hoạt động cảm xúc: Để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tạo tiền đề cần thiết cho việc học tập của trẻ sau này, tôi 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_san.docx
Giáo Án Liên Quan